Thứ Năm, 14 tháng 5, 2020

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 316/a

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
❌Vụ án Hồ Duy Hải mới nhất | Tin tức Hồ Duy Hải ngày 1305
  
Người đàn ông mang "án oan" nhiễm HIV suốt 19 năm - Phía sau bản án mới nhất 2016

3 cụ ông ở Vĩnh Phúc mang án oan giết người gần 40 năm

10 Thanh Niên Online
Sáng 9.10, sau gần 40 năm mang án oan giết người, 3 cụ ông (1 người đã mất trong thời gian giam giữ) đã được cơ quan chức năng minh oan, xin lỗi và đính chính công khai trước toàn xã hội.
Ông Trần Ngọc Chinh, 1 trong 3 người chịu án oan giết người suốt gần 40 năm qua
Ảnh Trần Cường
Trong căn nhà 5 gian đã cũ nằm trên lưng chừng đồi, ông Trần Ngọc Chinh (78 tuổi, trú tại thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc) nhớ lại như in ngày ông và em trai bị lực lượng chức năng bắt đi vì cáo buộc có liên quan đến việc sát hại bí thư thôn Vạn Thắng.
Tâm sự cay đắng của “chủ mưu” vụ giết người được giải án oan sau 40 năm
Tưởng chừng được sống cuộc sống bình dị bên gia đình sau khi hoàn thành nghĩa vụ với đất nước, sáng 28.12.1979 (âm lịch), trong lúc đi làm mộ cho nhà người quen về, ông Chinh (thượng úy quân đội) nghe mọi người xôn xao bàn tán về việc có người thắt cổ trên đồi gần nhà. Sẵn bản tính tò mò, ông Chinh theo mọi người đến xem, nhưng do sợ nên ông chỉ đứng ở vòng ngoài mà không vào trực tiếp xem.

3 cụ ông ở Vĩnh Phúc mang án oan giết người gần 40 năm - ảnh 1
Theo ông Trần Ngọc Chinh, mắt trái của ông đã bị hỏng trong quá trình chịu án tù giam
Ảnh Trần Cường
Khi biết thông tin người tử vong là ông Chu Văn Quản, Bí thư Chi bộ thôn Vạn Thắng, thì ông Chinh ra về.
Đến sáng 17.1.1980 (âm lịch), khi ông Chinh đang trồng lạc ở đồng thì lãnh đạo xã cùng Công an tỉnh Vĩnh Phú (nay tách ra 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) tới đọc lệnh bắt ông về tội giết người, đồng thời đưa ông về nhà để thi hành lệnh khám xét.
“Trong lúc tôi còn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì ông chủ tịch xã đọc lệnh “Trần Ngọc Chinh cùng đồng bọn giết người”, sau đó trói tôi bằng dây thừng đưa về nhà để khám xét. Trong nhà tôi không có một thứ gì là vũ khí giết người, công an khám xét hồi lâu rồi lấy đi đôi giày Liên Xô cũ và cây bút kim tinh”, ông Chinh kể.
“Trong lúc tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì bị dẫn giải lên đồn, và đưa tới trại giam Phủ Đức (Phú Thọ) ngay trong chiều cùng ngày”, ông Chinh nhớ lại.

Những ngày chịu án oan

Tại trại giam, ông Chinh phát hiện ngoài ông, công an còn bắt thêm em ruột ông là Trần Trung Thám, ông Khổng Văn Đệ (trú cùng thôn) và ông Nguyễn Đình Ký, với cùng cáo buộc.
Những ngày đầu, ông Chinh bị công an lấy cung 2 lần. Tuy nhiên, trong những lần lấy cung, ông một mực khẳng định không giết người và không hề liên quan đến vụ án. 8 tháng sau, ông bị cùm chân trong phòng biệt giam chỉ vừa 1 người ngồi và có 1 ô sáng.
“Sau những trận đòn, màn hỏi cung tôi vẫn một mực khẳng định mình không giết người thì có một tù nhân khác tên Sơn, mà tôi nghĩ do công an "cài" vào, khuyên tôi nhận tội thì sẽ được hưởng khoan hồng.
“Tội giết người phải chịu chung thân hoặc tử hình, mày nhận tội thì chỉ đi 3 năm mà thôi”, tù nhân tên Sơn nói. Tôi thốt lên: "Trời ơi! Tôi có giết ông Chu Văn Quản đâu mà tôi nhận". Khoảng 2 ngày sau đó, tên Sơn này biến mất khỏi buồng giam”, ông Chinh kể.

3 cụ ông ở Vĩnh Phúc mang án oan giết người gần 40 năm - ảnh 2
Ông Chinh tự xăm lên ngực mình về việc chịu cảnh oan sai
Ảnh Trần Cường
Sau đó, quá trình điều tra xác định chỉ một mình ông Nguyễn Đình Ký phạm tội giết ông Chu Văn Quản. Ngày 15.6.1983, ông Ký bị tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phú tuyên án tù chung thân.
Về phía 3 người chịu án oan, ông Thám, em trai ông Chinh, qua đời vào ngày 24.5.1980 tại Bệnh viện thị xã Phú Thọ với lý do mắc bệnh kiết lỵ, chuyển tới viện điều trị nhưng không qua khỏi. Ông Thám được Công an tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định đình cứu (đình chỉ điều tra bị can) vì không phạm tội giết người.
Ông Chinh, ông Đệ cũng được thả tự do vào tháng 10.1982.

Gần 40 năm gánh chịu sự ghẻ lạnh

Được trả tự do, người thượng úy oai phong ngày nào giờ đây hốc hác, chỉ còn khoảng 39 kg, mắt lồi ra vì gầy, vượt hơn 13 km từ trại giam để trở về với gia đình.
“Trở về nhà, gặp bố mẹ, tôi hét lên vì sung sướng: Bố ơi, mẹ ơi, con là Chinh đây! Con được ra tù rồi bố mẹ ạ! Nhưng bố tôi trố mắt nhìn và hỏi: Mày là thằng nào chứ không phải Chinh. Vợ tôi chạy lại ôm tôi, chỉ biết gục đầu xuống và khóc”, ông Chinh nén nước mắt khi kể lại.
Chứng kiến cảnh gia đình ông Chinh hạnh phúc trong ngày đoàn tụ, dân làng chỉ đứng xa dè bỉu và cho rằng “thằng giết người mãn hạn tù, được thả rồi”, không một ai lui tới hỏi thăm, chia vui.
Thời điểm ông Chinh bị bắt, một mình vợ ông phải nuôi 4 đứa con nhỏ và bố mẹ già, phải chịu sự ghẻ lạnh của làng xóm, cho đến khi ông về, và tới tận bây giờ, nhiều người vẫn chưa hiểu chuyện ông bị oan.
“Thời bao cấp, vợ tôi phải đi vay từng củ sắn, củ khoai để lo bữa ăn cho gia đình. Các con thì phải nghỉ học, không ai chơi cùng vì bị bạn bè kỳ thị có bố giết người. Cho đến tận bây giờ, bên thông gia vẫn chửi con gái tôi “thằng bố mày là kẻ giết người”, giọng ông Chinh nghẹn lại.

3 cụ ông ở Vĩnh Phúc mang án oan giết người gần 40 năm - ảnh 3
Ngày 10.10.1980, ông Chinh nhận quyết định đình cứu và được trả tự do
Ảnh Trần Cường
Không cam chịu sự ghẻ lạnh, mang án oan giết người, ông Chinh bắt đầu viết đơn gửi lên các cơ quan chức năng đề nghị đính chính thông tin và minh oan cho bản thân, em trai và hàng xóm để có thể hòa nhập với cộng đồng trở lại, nhưng không được hồi âm.
“Tay tôi viết hàng trăm lá đơn gửi đi, các cơ quan chức năng từ cấp xã, huyện, tỉnh,... cho đến trung ương, nhưng đều không được hồi âm, hoặc chỉ nhận lại thông báo đã chuyển đơn lên cấp trên”, ông Chinh nói.
Anh Trần Văn Mạnh (43 tuổi, con trai ông Thám) cho hay từ ngày bố bị bắt rồi tử vong, cả 3 anh em đều phải nghỉ học vì gia đình không có tiền, bạn bè xa lánh, mấy anh em “có bố giết người” chỉ biết lủi thủi chơi với nhau.
Tới năm anh Mạnh lên 19 tuổi, biết suy nghĩ, thấy bố chết oan, đã đi khắp nơi để minh oan cho bố.
“Vì lúc xảy ra sự việc, tỉnh Vĩnh Phú bao gồm cả Phú Thọ và Vĩnh Phúc, nên tôi tới Vĩnh Phúc thì họ lại đẩy về Phú Thọ vì họ nói bị bắt đâu thì giải quyết ở đó. Khi tôi về Phú Thọ thì họ lại chỉ tôi về Vĩnh Phúc vì cho rằng xảy ra ở đâu thì giải quyết ở đó”, anh Mạnh kể.
Sau đó, anh Mạnh cùng ông Chinh và gia đình ông Đệ đi khắp nơi để gửi đơn kêu oan, nhưng cũng chỉ nhận lại sự im lặng.

3 cụ ông ở Vĩnh Phúc mang án oan giết người gần 40 năm - ảnh 4
Anh Mạnh thắp nhang, thông báo với bố về việc gia đình sắp được minh oan
Ảnh Trần Cường
Đến khoảng tháng 3.2019, anh Mạnh đăng tải câu chuyện của gia đình lên mạng xã hội thì được luật sư Nguyễn Văn Hưng, Trưởng Văn phòng luật sư Thái Hưng và cộng sự (Đoàn luật sư Vĩnh Phúc), tới gặp trực tiếp trao đổi và giúp đỡ đi tìm công lý cho gia đình.
“Ngày 9.10, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Công an tỉnh Vĩnh Phúc cùng các bên liên quan tổ chức buổi xin lỗi trực tiếp và đính chính công khai về việc bố tôi, bác tôi và ông Đệ phải chịu án oan, sai về tội giết người suốt gần 40 năm qua. Tuy nhiên, gia đình tôi sẽ yêu cầu cơ quan chức năng phải bồi thường danh dự, kinh tế tổn thất cho các gia đình trong suốt thời gian chịu oan sai”, anh Mạnh nói.

Vụ án oan Hàn Đức Long: Truy tố sai nhưng không xin lỗi

06/08/2017 08:30 GMT+7

TTO - Sau 3 lần gửi đơn, 6 tháng chờ đợi, ông Hàn Đức Long vừa nhận được văn bản trả lời của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc từ chối xem xét việc xin lỗi, bồi thường vì truy tố oan cho ông tội danh hiếp dâm.

Ông Hàn Đức Long và luật sư Vũ Thị Nga - trưởng văn phòng luật sư Công Lý Việt - Ảnh: GIANG LONG
Ông Hàn Đức Long và luật sư Vũ Thị Nga - trưởng văn phòng luật sư Công Lý Việt - Ảnh: GIANG LONG
Ngày 5-8, ông Hàn Đức Long (ngụ thôn Yên Lý, xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cho biết khá bất ngờ khi Viện KSND tỉnh Bắc Giang đưa ra câu trả lời: “Đơn yêu cầu Viện KSND tỉnh Bắc Giang công khai xin lỗi là không có căn cứ”.
Trước đó, ông Long được các cơ quan tố tụng xin lỗi vì bị kết án tử hình oan cho hai tội “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”, còn tội “hiếp dâm” mà ông được xác định không phạm chưa được xin lỗi.
Hai lần bị truy tố oan tội hiếp dâm
Ông Long cho biết mình bị Viện KSND tỉnh Bắc Giang truy tố oan sai về tội hiếp dâm hai mẹ con người cùng làng là bà N.T.Kh. và con gái là T.T.N. từ hơn 10 năm trước.
Theo nội dung vụ án, tối 26-6-2005, thi thể một bé gái ở xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, Bắc Giang được tìm thấy. Sau 4 tháng không tìm ra thủ phạm, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang quyết định tạm đình chỉ vụ án, đồng thời phát động nhân dân tố giác các đối tượng có hành vi sàm sỡ, cưỡng bức phụ nữ trên địa bàn.
Cơ quan điều tra nhận được đơn của bà N.T.Kh. và con dâu tố cáo người cùng thôn là ông Hàn Đức Long hiếp dâm hai người này. Từ đó, cơ quan điều tra bắt tạm giam ông Hàn Đức Long.
Đầu năm 2006, Viện KSND tỉnh Bắc Giang ra cáo trạng truy tố ông Long với ba tội danh gồm: “hiếp dâm” đối với hai mẹ con bà Kh. và “giết người”, “hiếp dâm trẻ em” đối với cháu N.T.Y..
Tháng 3-2007, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án và tuyên ông Long không phạm tội “hiếp dâm”. Với hai tội danh còn lại ông Hàn Đức Long bị tuyên án tử hình.
Không đồng tình với bản án sơ thẩm, Viện KSND tỉnh Bắc Giang ra quyết định kháng nghị theo hướng buộc ông Long phải chịu cả ba tội. Dù bị kháng nghị nhưng tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội vẫn tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm đối với mẹ con bà Kh. và y án sơ thẩm.
Sau phiên tòa, ông Long tiếp tục có đơn kêu oan vì bị tuyên án tử hình với hai tội danh giết người, hiếp dâm trẻ em nên TAND tối cao ra kháng nghị và ra quyết định giám đốc thẩm hủy toàn bộ hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm trên để điều tra lại theo thủ tục chung.
Sau khi vụ án được trả hồ sơ để điều tra lại, tháng 6-2011, Viện KSND tỉnh Bắc Giang tiếp tục ra cáo trạng truy tố, đề nghị xét xử ông Long với ba tội danh hiếp dâm, giết người và hiếp dâm trẻ em.
Tháng 9-2011, TAND tỉnh Bắc Giang mở phiên sơ thẩm lần 2 xét xử vụ án và một lần nữa tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm như cáo trạng truy tố. Với bản án này, cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang thừa nhận hai lần truy tố oan cho ông Long tội hiếp dâm.
Đùn đẩy trách nhiệm
Sau 11 năm bị tạm giam, tử tù Hàn Đức Long được trả tự do và xác định bị oan. Ngày 25-4, TAND cấp cao tại Hà Nội tổ chức xin lỗi công khai ông Hàn Đức Long vì bị kết án tử hình oan với hai tội danh “giết người” và “hiếp dâm trẻ em”.
Tuy nhiên, ông Long vẫn khẳng định việc Viện KSND tỉnh Bắc Giang truy tố ông với tội danh “hiếp dâm” là sai nhưng đến nay chưa thực hiện tổ chức xin lỗi công khai. Ông Long nhiều lần gửi đơn yêu cầu Viện KSND tỉnh Bắc Giang phải xin lỗi và bồi thường.
Sau 6 tháng với 3 lần thụ lý đơn, ngày 3-8 Viện KSND tỉnh Bắc Giang mới có văn bản trả lời ông Hàn Đức Long. Viện KSND tỉnh Bắc Giang cho rằng tháng 11-2011, TAND tối cao xét xử phúc thẩm tuyên ông Hàn Đức Long không bị xét xử tội hiếp dâm nhưng do ông này bị tuyên tử hình với hai tội danh còn lại nên tại thời điểm này ông Long không thuộc trường hợp được xác định là bị oan.
Viện KSND tỉnh Bắc Giang còn cho biết tháng 11-2014, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm tuyên hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Quá trình điều tra lại do không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự nên Viện KSND tỉnh Bắc Giang ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Long về cả ba tội danh hiếp dâm, giết người và hiếp dâm trẻ em.
“Thời điểm này ông Long được xác định thuộc trường hợp bị oan về cả 3 tội danh đã khởi tố, truy tố, xét xử trong cùng vụ án... nên việc giải quyết khôi phục danh dự và bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa phúc thẩm TAND tối cao (nay là TAND cấp cao tại Hà Nội). Đây là cơ quan gây oan sai cuối cùng cho ông Long” - văn bản trả lời của Viện KSND tỉnh Bắc Giang nêu rõ và yêu cầu ông Long liên hệ với TAND cấp cao để được giải quyết.
Không đồng ý với quan điểm trên, luật sư Vũ Thị Nga - trưởng văn phòng luật sư Công Lý Việt - cho rằng Viện KSND tỉnh Bắc Giang phải là cơ quan tổ chức xin lỗi vì truy tố oan ông Long tội danh hiếp dâm. Cả hai lần Viện KSND ra cáo trạng truy tố thì cả hai lần xét xử sơ thẩm tòa án đều tuyên ông Long không phạm tội hiếp dâm. Bản án sơ thẩm lần 2 không có kháng nghị, kháng cáo nên có hiệu lực pháp luật.
“Căn cứ theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì Viện KSND tỉnh Bắc Giang phải bồi thường và xin lỗi công khai là điều hiển nhiên”, luật sư Nga nói.
Theo luật sư Nga, việc Viện KSND tỉnh Bắc Giang yêu cầu ông Long tìm đến TAND cấp cao là đang “đá bóng trách nhiệm”. Tòa phúc thẩm chỉ xét xử ông Long về hai tội danh giết người, hiếp dâm trẻ em chứ không xem xét tội hiếp dâm.
Cơ quan nào sai phải xin lỗi
Trao đổi với Tuổi Trẻ, trung tướng Trần Văn Độ, nguyên phó chánh án TAND tối cao, cho biết theo hồ sơ vụ án trong giai đoạn xét xử phúc thẩm cũng như giám đốc thẩm, cơ quan tố tụng chỉ xem xét ông Long hai tội danh giết người, hiếp dâm trẻ em. Còn tội danh hiếp dâm mà Viện KSND tỉnh Bắc Giang truy tố thì TAND cấp sơ thẩm tuyên không phạm tội.
“Trong vụ án ông Long, giai đoạn sơ thẩm tuyên bị cáo không phạm tội hiếp dâm nên cơ quan tố tụng truy tố ông Long sai ở cấp này phải chịu trách nhiệm xin lỗi và bồi thường”, ông Độ nói.
THÂN HOÀNG 

Cụ ông 'tử tù' 44 năm gửi đề nghị bồi thường hơn 8 tỷ đồng

Gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm mang thân phận tử tù) đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai với số tiền hơn 8,3 tỷ đồng.
Ngày 1/9, ông Trần Văn Được, đại diện gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm mang thân phận tử tù) cho biết đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, với số tiền hơn 8,3 tỷ đồng.
cu-ong-tu-tu-44-nam-gui-de-nghi-boi-thuong-hon-8-ty-dong
Cụ Thêm (thứ hai, từ trái qua) trong thời điểm được minh oan.
Gia đình và luật sư được thuê tính toán những ngày tháng oan khuất của cụ Thêm thành hai giai đoạn. Khoảng thời gian cụ Thêm bị giam giữ và thụ án ở trại Phủ Đức là 2.010 ngày. Sau đó, thời gian cụ Thêm được tha tù, tại ngoại nhưng chưa được minh oan là 14.530 ngày.
Tổng cộng các khoản bồi thường cho cả hai giai đoạn được luật sư xác định ban đầu là hơn 12 tỷ đồng, sau đó gia đình "chốt" lại còn hơn 8,3 tỷ đồng.
"Mong các cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường oan sai, xem xét sớm để giúp cụ Thêm cùng các con cháu phần nào được bù đắp lại những tổn thất trong suốt hơn 40 năm phải sống trong khổ cực", ông Được nói.
Năm 1970, ông Trần Văn Thêm và em họ đang ngủ trong lều thì bị đập búa vào đầu. Em họ ông Thêm mất tại bệnh viện, ông Thêm bị thương. Cơ quan chức năng điều tra, kết luận ông Thêm phạm tội giết người, cướp của. Trong cả hai cấp toà sơ thẩm và phúc thẩm lần lượt vào các năm 1973 và 1974, ông Thêm đều bị kết án tử hình. Ông liên tục kêu oan.
Năm 1976, ông Thêm được thả ra tù khi một đối tượng bị bắt đã khai là thủ phạm của vụ án nêu trên. Tự do sau gần 6 năm ngồi tù, ông Thêm chỉ có duy nhất tờ giấy miễn lao động nặng và không có tài liệu nào khác liên quan đến án oan của mình. Ông Thêm và người nhà đã nhiều lần mang đơn kêu oan gõ cửa các cơ quan chức năng, tuy nhiên đến trước ngày 8/8/2016 thì chưa một cơ quan có thẩm quyền nào kết luận ông vô tội.
- Ngày 23/6/1970, ông Nguyễn Khắc Văn trong lúc cùng ông Trần Văn Thêm đi mua hàng đã bị đánh khiến tử vong. Ông Thêm bị quy kết là thủ phạm.
- Năm 1973, TAND tỉnh Vĩnh Phú xử sơ thẩm, tuyên ông Thêm án tử hình về tội Giết người, Cướp tài sản.
- Năm 1974, cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm.
- Năm 1976, ông Thêm được ra tù khi một người nhận là thủ phạm thực sự.
- Năm 1984, nghi can này tử vong khi vụ án chưa xét xử.
- Năm 1997, ông Thêm có đơn đề nghị TAND Tối cao xem xét lại vụ án.
- Ngày 6/12/2004, ông Thêm tiếp tục có đơn đề nghị bồi thường thiệt hại, nhưng không còn giữ giấy tờ liên quan vụ án ngoài chứng nhận bị thương mất sức lao động.
- Năm 2015, cơ quan chức năng thu thập được một số tài liệu cơ bản liên quan.
- Ngày 13/4, các cơ quan tố tụng họp bàn về vụ án.
- Ngày 8/8, TAND Tối cao xác định ông Thêm không thực hiện hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra bị can.
- 11/8, tòa án công khai xin lỗi ông Thêm.
Việt Dũng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét