Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

TT&HĐ I - 5/e


                                          
Triết Học Bà La Môn (BRAHMANISM)

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”
Lepnit.



CHƯƠNG V: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

"Thời gian là gì? Chẳng là gì cả! Nếu Tồn Tại là không gian thì thời gian là cái bóng của không gian chuyển hóa".
NTT

"Sự khác biệt giữa quá khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một ảo tưởng dai dẳng đến ngoan cố."
 Albert Einstein 

"Này Anadda, tất cả những người nào, hoặc ngay bây giờ, hoặc sau khi ta chết, tự làm ngọn đèn soi sáng cho mình, tự làm chỗ nương tựa cho mình, không tìm một chỗ nương tựa nào khác ngoài chính mình ra, mà can đảm coi chân lý là ngọn đuốc … không tìm một chỗ nương tựa nào ở người khác - những người đó sẽ lên được tới các bậc tối cao! Nhưng những người đó phải lo học hỏi hoài mới được!”. 
(Đức Phật Thích Ca)



(tiếp theo)

                                                                * * *

Có thể phán đoán rằng khi chưa có ngôn ngữ, con người đã có ấn tượng rồi biểu tượng. Nhờ có biểu tượng và hồi ức mà con người vạch vẽ được. Vạch vẽ là cách đầu tiên mà con người biết đến nhằm mô tả sự vật: để mô tả cái cây, người ta vẽ hình tượng giống cái cây; để mô tả mặt trời, người ta vẽ hình tượng giống mặt trời; muốn cho đồng loại biết mình nghĩ về cái núi, người ta vẽ hình tượng cái núi … Để nhắc lại những cái đã vẽ thì người ta sẽ vẽ lại nhưng có những lúc, trong những hoàn cảnh, không thể vẽ lại được hoặc khó vẽ lại được, người ta phải “ú ớ” dùng cử chỉ động tác để mô tả và rồi cùng với điệu bộ động tác, những âm tiết đặc thù ra đời, những ngôn từ đơn giản nhất, đầu tiên ra đời, mang ý nghĩa như đó, đây, kia, cái này, cái đó … 

Nhưng trong cái thế giới được quan sát thấy, được cảm nhận thấy đâu phải chỉ là những đơn vị rời rạc như thế, đâu phải bất động như thế; đâu phải chỉ có một cái đó, cái này, cái kia mà còn là những cái đó, những cái này và những cái kia; cái núi có thể thấy bất động một chỗ lâu dài nhưng mặt trời thì lúc ở đây lúc ở kia; con thú thì lúc hiện lúc mất, cái cây ngày hôm nay khác với cái cây ngày hôm qua, lúc trổ bông đơm trái khác với lúc đâm chồi nảy lộc. Vì vậy mà cùng với quá trình lặp đi lặp lại hái lượm, săn bắt, phân công, chia phần… dần dần các khái niệm định lượng và định lượng có tính so sánh được hình thành như: có, không, ít, nhiều, cao, thấp, xa, gần, hơn, kém… Hệ thống các cặp khái niệm tương phản cũng bắt đầu được xây dựng nên một cách “ vô tình” để từ đó mà cặp sơ khai nhất và cốt lõi nhất, mang bản chất đơn vị xây dựng cơ bản là cặp khái niệm "có – không có". Khó có thể khác được! 

Trong cuộc sống đời thường, nếu chúng ta viết lên tờ giấy dòng chữ: “có – không có”, đưa cho ai đó xem và hỏi rằng có thấy gì không thì tất nhiên, nếu đã đọc “Hoàng Tử Bé”, và là người vui tính, anh ta sẽ mỉm cười trả lời: “Lại con voi trong con trăn chứ gì?”; còn vô phúc gặp phải anh chàng đang cáu bẳn thì sẽ nhận được một đốp chát: “Lũ dở hơi!”. Không sao, vì đó chỉ là một sự nghịch ngợm, vui đùa. Vả lại, đúng thực chúng ta là những kẻ thất thế trong cuộc sống, không còn biết làm gì mới “rỗi hơi” đi tìm cái ý nghĩa của một điều chẳng ăn nhập, ích lợi gì đối với những cuộc đời nặng trĩu những vấn đề quan trọng hơn nhiều, cần phải giải quyết để mưu cầu danh lợi. Chỉ khi chúng ta cầm tờ giấy ấy hỏi lầm phải một ngài triết gia “xôi thịt” hay tệ hơn, ngài triết gia “cao ngạo”, chúng ta mới thấy buồn bã tủi lòng. Các vị ấy sẽ đột nhiên trở thành đui, điếc, câm trước cái vẻ ngô ngố, trước hình hài quê mùa của chúng ta. Và nếu chúng ta có cố gắng van nài thì sẽ nhận được một câu nhát gừng của vị “cao ngạo”: “Triết học không phải của các cậu. Đừng ảo tưởng!”, hoặc một yêu cầu tế nhị của vị “xôi thịt”: “Nếu các cậu muốn biết thì sao không mời tớ… ra quán? Chúng mình lai rai trò chuyện mới vỡ lẽ được, bởi vì phạm trù triết học là một câu chuyện dài!”. Nhưng phải nói rằng tệ hại nhất là gặp phải ngài triềt gia “cuồng tín”, gặp phải vị này thì ôi thôi… tai bay vạ gió tức thì! 

"Có – không có" là cặp khái niệm tương phản đầu tiên mang tính hạt giống của mọi cặp khái niệm tương phản. Vì thế mà nó đơn sơ, thuần phác như một chàng nhà quê: dễ mến và dễ hiểu đến mức tầm thường. Tầm thường tới mức ngày nay, không phải ai cũng cảm nhận được điều đó. Ngày xưa khi chưa lê bước làm cuộc hành trình này, chúng ta cũng thấy như thế thôi. Còn bây giờ, khi đã mắc chứng hoang tưởng đến mức độ khá trầm trọng rồi, chúng ta mới đột ngột cảm nhận được có cái gì đó hết mức thiêng liêng ẩn giấu trong cái bề ngoài giản dị bậc nhất ấy. Hình như mọi thể hiện của Tự Nhiên Tồn Tại, nói cô đọng lại, chỉ là có, không và sự chuyển hóa giữa chúng (dấu gạch ngang) mà thôi. Khi chúng ta ngủ sâu không mơ mộng, chúng ta là không, cái không ấy thấy gì? Thấy Hư Vô, cũng là Không thôi! (Có lẽ chỉ người ngủ sâu hay đã chết mới thấy được Hư Vô - hư vô tuyệt đối mà thôi!). Khi chúng ta thức tỉnh, chúng ta là có, cái có ấy thấy gì? Thấy Tồn Tại, thấy hiện hữu, thấy đâu đâu cũng là Có, cái trống không của một khoảng trời đêm cũng là Có, dù rằng có thể gọi là “không” để phân biệt với những khoảng trời chứa đựng những vì sao, hay so với chính nó khi lúc khác ở đó xuất hiện vì sao. Còn bản thân chúng ta cũng vậy thôi, lúc là có, lúc là không, có có không không, mê mê tỉnh tỉnh. Là bộ phận của Tồn Tại: chúng ta bất tử, là “tiểu tồn tại”: chúng ta chỉ chợt lóe lên và vụt tắt như một ánh sao băng để vĩnh viễn hư vô (hay có thể còn lóe lên nhiều lần nữa(?); đó là bí mật của Tạo Hóa(!); nếu Vũ Trụ là giới hạn thì xác xuất để có chúng ta phải khác không và chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự lặp lại, dù là phải chờ đợi dài lâu; nhưng có sao đâu, vì đối với một giấc ngủ sâu thì thời gian là vô nghĩa!). 

Có thể gọi cặp tương phản có – không là một sự TẦM THƯỜNG VĨ ĐẠI! Ở đời, có mấy ai đồng thuận với điều đó; với chân lý này: cái được coi là vĩ đại, là tuyệt mỹ thì bao giờ cũng tỏa ra sự giản dị sáng ngời, bởi vì chỉ có cái giản dị trong sáng mới hàm chứa được cái vĩ đại, tuyệt mỹ!... 

Cặp tương phản đối ứng có – không tầm thường ở chỗ trong đời sống, nó có mặt ở khắp nơi nơi, người ta có thể thỏa thích sử dụng nó như một thứ có sẵn, thừa mứa đến độ chẳng ai thèm quan tâm đến nó, thậm chí là quên bẵng nó. Nó tầm thường hơn cả không khí! Nhưng cũng như không khí, nó lại là thứ vô cùng quan trọng. Nếu sống không thể thiếu không khí được thì sống có suy nghĩ không thể thiếu cặp có – không được. Không thể tưởng tượng nổi con người từ mông muội hành trình đến văn minh mà hành trang lại thiếu cặp tương phản cốt lõi đó. Nó là hơi thở sống còn của nhận thức con người (hay của bất cứ thực thể biết tư duy lý tính nào khác) về Thực Tại. Chính vì vậy mà nó đồng thời là vĩ đại và trở nên thiêng liêng. Bây giờ có ai hỏi rằng, thế giới này Có hay Không (?), chúng ta dứt khoát khẳng định rằng, Có. Cũng như có ai hỏi rằng Vũ Trụ này Tồn Tại hay không Tồn Tại (?), chúng ta trả lời rằng, Tồn Tại! 

Loài người đã biết tính tương phản của thế giới khách quan từ lâu. Triết học Hi Lạp cổ đại đã bàn đến vấn đề đó và Aristote là người đã đề cập đến mối tương phản đó. Xưa hơn nữa phải là các hiền triết của Trung Hoa cổ đại với cặp tương phản đối ứng âm - dương vô cùng độc đáo của mình và sau này là Hữu - Vô (chính là Có - Không!?). Theo quan niệm của các nhà hiền triết Trung Hoa cổ đại thì âm - dương là mối quan hệ đối ứng, tương khắc mà cũng tương thành; là hai trạng thái của vật chất (gọi là khí) chuyển hóa cho nhau không ngừng mà làm xuất hiện các sự vật - hiện tượng biến hóa một cách vô thường đến vô cùng. 

Nhiều người phán đoán rằng cặp khái niệm âm - dương có nguồn gốc hay ít ra là có sự gợi mở từ triết học Ấn Độ cổ đại. Điều đó không biết đúng sai thế nào. Nhưng theo chúng ta phán đoán thì có lẽ con người phát hiện ra đặc tính tương phản của thế giới khách quan trước cả thời kỳ Vêđa ở Ấn Độ khá lâu, từ một nền văn minh nào đó đã từng tồn tại ở vùng đông-nam Châu Á và lưu lại đến thời kỳ này bằng từ AUM. 

Để biện minh cho sự phán đoán “liều mạng” và rặt màu hoang tưởng trên, chúng ta sẽ dẫn lời người khác nói về cái từ AUM kỳ lạ này cho nó khách quan và… miễn bình luận. Trong quyển “Hỏi đáp triết học - Triết học Ấn Độ” (NXB Trẻ, TP.HCM 2006) viết: 

“AUM (Sau này các triết gia đều cho rằng tiếng AUM có điều gì đó giống như tiếng AMEN của Thiên chúa giáo, hay tiếng ÚM – theo nghĩa dịch tiếng Việt - của Phật giáo tây tạng) được gọi là âm thanh linh thiêng huyền bí. Lần đầu tiên được ghi trong Taitiruya của Kinh Yajur Vêđa và được giải thích là tiếng cuối cùng của pháp sư chủ tế thốt lên sau khi hát xong bản thánh ca. Trong Brahmana, tiếng ấy được dùng làm lời phụ họa của các pháp sư ở mỗi câu thơ Rig – veda do vị chủ tế xướng lên như bài thánh ca xưng tụng các thần linh:
“AUM, kính chào Chí tôn Mặt Trời, kính chào ánh sáng của thiên nhiên
AUM, kính chào Mặt Trời
AUM, kính chào Mahasena
AUM, kính chào Tamar (Tĩnh tính)
AUM, kính chào Rajas (Động tính)
AUM, kính chào Aatwa (Hòa tính)”
.

AUM được coi là một âm vận huyền bí tượng trưng cho bản chất của các bộ Vêđa và toàn thể Vũ Trụ. Đó là biểu hiện của Brahaman ở cả hai trạng thái thể hiện và không thể hiện.
 

Trong Katha Upanishad có ghi câu chuyện về Nachiketas và Tử thần như sau: 

"Vâjashravasa là một tín đồ Bàlamôn nghèo nhưng rất sùng đạo. Trong một cuộc lễ lớn, ông ta cúng hết tài sản cho các vị pháp sư, một tài sản chỉ vỏn vẹn mấy con bò già yếu. Con trai ông là Nachiketas thấy thế bèn tự nguyện đem thân làm lễ vật cúng dâng. Cậu hỏi:
- Còn con đây cha sẽ hiến dâng cho ai?

Nghe cậu nài nỉ mãi, cha cậu giận quá bèn nói:
- Ta sẽ dâng con cho Tử Thần.

Nachiketas tới tìm Tử Thần Yama nhưng không gặp, phải nằm chờ trước cửa mất ba ngày ba đêm. Khi trở về, Yama muốn đền bù sự khó nhọc của Nachiketas, một người thuộc đẳng cấp Brâhmana, nên cho chàng thỏa mãn ba điều ước. Điều thứ nhất, Nachiketas xin được sống sót về với phụ thân. Điều thứ hai, Nachiketas xin được giảng dạy về cách làm thế nào có thể hưởng phúc Thiên Đàng. Điều thứ ba, Nachiketas xin được giảng dạy về đời sống của linh hồn sau khi chết.

Sau khi nghe Nachiketas xin điều mong ước thứ ba, Yama nói:
- Ngay cả đến các thần linh cũng còn ngờ vực chuyện ấy. Quả thực điều đó không dễ gì mà hiểu được vì chân lý này tinh tế quá. Hỡi Nachiketas! Con hãy chọn một điều ước khác! Đừng có ép ta! Hãy tránh cho ta điều ước đó!

Nhưng Nachiketas vẫn khẩn cầu và Yama đưa ra những cám dỗ với hy vọng Nachiketas sẽ ham muốn mà quên đi chân lý này. Cuối cùng khi thấy chàng cương quyết từ chối mọi cám dỗ, Yama vui lòng giảng dạy cho chàng về giải thoát. Yama nói:
- Tiếng mà mọi kinh Vêđa đều phát biểu, mọi công cuộc tu trí đều tuyên dương, tiếng mà những ai sống cuộc đời tu học cũng đều mong ước thực hiện, tiếng ấy ta sẽ nói cho con nghe: đó là AUM. Tiếng ấy chính là tinh thần hằng cửu; tiếng ấy chính là cứu cánh cùng tột. Người nào thấu triệt được tiếng ấy thì muốn gì cũng sẽ thực hiện được. Trụ cột này hoàn hảo nhất. Trụ cột này là cái tối cao. Biết được trụ cột ấy, con người sẽ sáng danh trong cõi Phạm Thiên. Tiếng ấy khi được phát ra từ Tự ngã, nó trở thành vô thanh, vô cảm, vô hình, vô vị, vô lương, vô thủy, vô chung hơn cái lớn nhất. Nhận biết được điều ấy con sẽ thoát được Tử Thần”.
Còn trong “Lịch sử triết học Phương Đông” - Tập 3 của Nguyễn Đăng Thục (NXB TP.HCM, 2001) thì bàn về AUM như sau: 
“Sự tìm tòi cứu xét thực tại chân thật phải ngừng mất một thời gian khá lâu vào những hiện tượng ở tại ngoại giới như Mặt trời (Mitra) trong đại Vũ Trụ là nguồn đầu tiên của ánh sáng đem lại sự sống cho tất cả chúng sinh, rồi ngừng vào chính cái nguồn sống là sinh lực hay sinh khí, thần Prana ở tại trong tiểu Vũ trụ nội giới là nguồn đầu tiên của sự sống, rồi lại ngừng ở tại chính cái điệu của hơi thở, của vận động có điều lý mà chữ AUM, một nghi thức của Tế lễ đã tượng trưng. Sau cùng người ta mới can đảm vượt cái bước chót, ngưỡng cửa của Đạo để nhập vào cái tuyệt đối siêu nhiên. 
Trong khu vực của ý thức nhân loại có ba giai tầng hay trình độ mà người ta kinh nghiệm hàng ngày, ấy là 
1.Trạng thái thức, trong khi ấy tất cả năng khiếu của giác quan đều quay ra bên ngoài, khu vực nhận thức thể thô 
2. Trại thái mộng, trong ấy khu vực nhận thức là thể tế vi tột nhiên sáng và biến ảo. 
3. Trạng thái khoan khoái của thụy miên không mộng. 
Ba trạng thái ấy đều là những thực kiện sống cho nền tư tưởng. Từ Vêđa đến Upanishad, người ta đều lấy làm đề tài của triết học cả bởi vì triết học phải bao hàm toàn thể thực nghiệm của nhân loại. 
Trong ba trạng thái thực nghiệm ấy, thì trạng thái mộng thường được các thi sĩ phương Đông lý tưởng hóa làm một cảnh giới mỹ miều hơn là cảnh giới lúc thức, nhưng sự thực thì về phương diện tâm lý nhiều khi trong mộng người ta còn lo sợ, kinh hoảng hơn là cảnh thức. Về phương diện nhận thức thực tại, tư tưởng Upanishad vốn tìm cái trạng thái bất biến động của thực tại, khi quay về nội hướng người ta đã từ chối cảnh thức và cảnh mộng để đồng nhất cái Atman là bản ngã tồn tại với cảnh thụy miên vì ở đấy ý thức đã hầu như tắt hẳn, trở về yên tĩnh, bất biến, khác nào cảnh mặt nước sóng động khi bão táp đã trở về mặt nước yên tĩnh, phẳng lặng lúc bình minh không gió. Đấy là thể tĩnh của tâm, hay là ít ra cũng gợi lên hình ảnh của trạng thái thuần nhất trong nội giới; biểu thị lý tưởng cùng tột và điều kiện của đời sống tâm linh quân bình vậy. 
Sự thực ở trạng thái thụy miên mà Trang Tử bên Trung Hoa lấy làm trạng thái lý tưởng, mục đích của cuộc đời thực hiện tâm linh như nói rằng: 
“Cổ chi chân nhân, tẩm nhi bất mộng” 
 (Người chân thật cổ xưa, ngủ không mộng), 
thì chúng ta nghiệm thấy vẫn còn ý thức thoi thóp, bởi vì sau khi tỉnh dậy, người ta nối được ngay với cái ý thức trước khi người ta ngủ say, và người ta còn mang máng nhớ rằng người ta vừa ngủ một giấc ngon lành. Như vậy thì ba trạng thái của một cái thực tại nội giới không phải hoàn toàn cách biệt bằng vực thẳm bất khả xâm phạm mà sự thực vẫn còn một sợi dây, cộng thông miên tục ẩn đàng sau những hiện tượng tâm lý. Do đấy mà người ta đã lấy cái công thức AUM để đại diện hai phương diện động và tĩnh của một thực tại tâm linh (…) 
(……) 
(……) 
IX – Cái thành phần là trạng thái thức (vaicvanara) lấy địa bàn là trạng thái thức thì cũng là chữ A, đứng đầu tiếng AUM, hoặc vì nó có khả năng thâm nhập vào tất cả, hoặc vì nó là chữ bắt đầu. Ai biết sự đồng nhất ấy, thấy tất cả vật sở thích và ở đâu nó cũng được đứng đầu. 
X – Taijasa, cái Đức sáng mà trường hoạt động là trạng thái mộng thì đồng nhất với tiếng thứ hai U, bởi vì đây là một kết tinh và chứa phẩm tính của hai chữ kia. Ai biết thế thì bắt nguồn vào dòng tri thức và trở nên quân bình; ở trong nhà nó không có ai sinh ra mà không biết về Brahman. 
XI – Prajina, Người biết mà trường hoạt động là ngủ say, đấy là tiếng thứ ba M, bởi vì đấy là mực thước và tất cả nhập vào đấy. Ai biết như thế có thể đo đạc tất cả và tham gia vào tất cả. 
XII - Phần thứ tư thì không có âm thanh: Không đọc lên được, yên lặng tất cả những biểu hiện phân hóa, an hóa sung sướng, không đối đãi. Cái AUM ấy sự thực là Atman. Kẻ nào biết thế thì thu hút tự thể của mình vào Tự tại - phải, kẻ nào biết như thế ! 
A là trạng thái thức, U là mộng, M là ngủ say, sau hết là yên lặng, Turiya, phần thứ tư. Tất cả bốn phần là toàn thể sự biểu hiện của Atman - Brahman như là tự âm. Cũng như hiện tượng AUM biểu hiện; thì bốn trạng thái tiềm tại của thực tại cũng vậy. Đấy là những biến hóa của cuộc sinh tồn độc nhất, là toàn thể các cách thức của nó, nhìn ở phương diện tiểu Vũ Trụ cũng như đại Vũ Trụ. A và U cũng cốt yếu cho chữ M hay là yên lặng mà âm thanh dựa vào đấy mà sinh ra. AUM vẫn có trong khi yên lặng, nó ở trong tiềm thế. Một bên thì biến, một bên bất biến. Sự thực tịch tĩnh vẫn tồn tại ở khắp cả trong khi đọc lên tiếng Aum, tương tự về phương diện siêu nhiên như trong sự sáng tạo, biểu hiện và sát nhập vào Vũ Trụ vậy. 
(……) 
(……) 
Nhưng sự đồng nhất là một thực tại linh động, đầy đủ, một tâm linh sống động, sinh thành biến hóa, cho nên tất cả thiên sai đặc thù, hóa thành đổi dạng ở trong cái thực tại tối cao ấy! Để tỏ rằng tất cả hình danh và phân biệt chỉ là tưởng tượng, phương tiện hơn là cứu cánh cho cái sự đồng nhất ấy, tư tưởng Veda - Upanishad còn dùng chữ Phạn Aumhara, với ba thành phần A - U - M để đại diện bản tính tuyệt đối Brahman đồng nhất với Atman, bởi vì mỗi phần cấu tạo đại diện cho một trạng thái ý thức: thức, mộng và ngủ say, cả ba hợp lại thành một tiếng AUM là tượng trưng cho cái tối cao, vừa cụ thể vừa viên mãn. 
Cái tinh thần tượng trưng truyền thống ấy còn nhìn qua chữ AUM như là thần linh tuyệt đối, nhân cách hóa ba ngôi: 
A: Ngôi sáng tạo (Brahman) 
U: Ngôi bảo vệ (Visnu) 
M: Ngôi hủy diệt (Siva).” 
Chúng ta đã nói là miễn bình luận, nhưng để “thỏa chí bình sinh”, chúng ta có thể bịa thêm thế này: 
A, U, M là ba trạng thái của sự vật. Cái phần thứ tư nêu ở trên, cái “không đọc lên được” ấy chính là sự vật. Biểu trưng của tất cả các sự vật và của chính Tồn tại là thể thống nhất của mối quan hệ tương phản có - không hay có thể cho là AUM hay cũng có thể là âm - dương. 
Bịa ra như thế, chúng ta sẽ có được một khám phá “phi thường”:
AUM = Âm ๏ Dương = Có – Không
(với U, ๏, - : trạng thái thứ ba, lưỡng cực, vô cực, vô thủy vô chung.)
Vì: AUM= Atman và Brahman
Âm ๏ Dương = Nhân và Thiên
Có- Không= Sự vật và Tồn Tại

Nên: Atman = Nhân = Sự vật
Và: Brahman = Thiên = Tồn tại
Cuối cùng: Tồn Tại>>Sự vật>>Tồn Tại>>...= Vĩnh Cửu
 

Thế là cuộc hành trình của chúng ta đã lập nên được một chiến công “hiển hách’ nữa, mà đến hiệp sĩ lừng danh mọi thời đại, ngài Đônkihôtê xứ Mantra cũng phải ganh tị! (He,he...he!)


                                              ***

Nói không ngoa, có thể tưởng tượng được, một hệ thống ngôn ngữ-chữ viết nào đó cũng chính là một sự vật - hiện tượng, mang đầy đủ những đặc tính mà mọi sự vật - hiện tượng khác đều có: cũng sinh ra, tồn tại và tiêu vong. Nó vừa là sự biểu hiện của Tồn Tại, vừa chính là một tồn tại, tồn tại nó cũng có tính vật chất, cũng vận động không ngừng trong không gian và thời gian. Nó cũng có một nội tại được cấu tạo bởi những khái niệm và những khái niệm này luôn xuất hiện, biến hóa mất đi; khái niệm cũ, lỗi thời nhường chỗ cho khái niệm mới phù hợp hơn; cùng với mối quan hệ, liên kết giữa chúng. Nó là một tồn tại ảo (có lẽ phải nói chính xác là giữa thực và ảo).  

Tính vật chất của một ngôn ngữ-chữ viết thể hiện ở chỗ mọi khái niệm cấu thành nên nó không thể hiện diện ở đâu đó trong khoảng không Vũ Trụ mà chỉ có thể ở trên mặt giấy (sách báo), mặt đá, tường, đài phát thanh, TV… hoặc trong não người (khi ta nghĩ một điều gì đó thì các khái niệm lần lượt hiện ra rồi lần lượt mất đi, nhường chỗ cho những khái niệm mới!). Nghĩa là không có vật chất thì không thể có chúng! 

Nhưng hệ thống ngôn ngữ-chữ viết cũng có tính phi vật chất. Tính phi vật chất thể hiện ở chỗ bản thân nó không phải thực thể, không có thể tích, không có khối lượng!  

Một khi đã cho rằng ngôn ngữ-chữ viết có tính vật chất thì buộc phải công nhận luôn rằng ý niệm cũng mang tính vật chất, và tất cả không loại trừ bất cứ điều gì trong thế giới tâm linh cũng phải có tính vật chất! Những tồn tại ảo "loại này" có đặc biệt là may ra chỉ thể hiện khi chúng ta có cảm giác về chúng! (He,he...he!)  

Quan niệm như thế chắc chắn là sẽ gây ra nhiều phiền toái, nhiều sự phản đối “quyết liệt” vì hiện nay nhiều người vẫn đặt tinh thần đối lập với vật chất; là cái gì đó phi vật chất. Nhưng nếu không quan niệm như thế, chúng ta sẽ không giải thích nổi những hiện tượng về tiên tri, hiện hồn, nói chuyện với người đã khuất, báo mộng… và nghiêm trọng hơn là vĩnh viễn chúng ta không bao giờ nhận thức được thế giới như nó vốn dĩ. (Trong khi chúng ta lại hết sức tin tưởng điều đó cho nên mới có cuộc hành trình này!)  
Chúng ta sẽ nhắc lại thí dụ soi gương vì một ngôn ngữ-chữ viết cũng tương tự như hình trong gương thôi. Khi ta soi gương thì hình trong gương của chúng ta có mang tính vật chất không? Rõ ràng câu trả lời phải là có. Cái “tôi” trong gương phải được coi như là một sự vật - hiện tượng, ngay lúc ấy nó tồn tại. Sự xuất hiện cái tôi trong gương là nhờ có cái tôi ngoài gương đứng soi; nhờ có ánh sáng tác động vào, cái tôi ngoài gương phản ứng, tiếp tục tác động vào gương, gương vận động (nội tại) phản ứng và phản ánh ngược trở lại (phần ánh sáng bị hấp thụ không đáng kể) và cái tôi bên ngoài thấy mình trong gương. Nếu không có tất cả những quá trình, những vận động, những tác động qua lại của ánh sáng, của cái tôi ngoài gương, của gương hay nói là của các sự vật - hiện tượng ấy với nhau và nói chung là vật chất thì làm sao có cái tôi trong gương được? Cái tôi trong gương không thể hiện lên từ phi vật chất được, nó là biểu hiện của một kiểu vận động nào đó của vật chất của nội tại gương, là kết quả vận động vật chất. Nhưng cái tôi trong gương vì là hình ảnh của cái tôi ngoài gương, được gương thể hiện một cách không đầy đủ và phiến diện nên không phải là cái tôi ngoài gương: chúng là hai sự vật - hiện tượng khác nhau có mối quan hệ nhân quả. Cái tôi trong gương không những là “nô lệ” của cái tôi ngoài gương mà còn phải phục tùng “ý chí” chủ quan của gương nữa. Nếu gương không phẳng, không trong hay gồ ghề nhám nhúa thì cái tôi trong gương sẽ biến dạng méo mó, xấu xí không giống cái tôi ngoài gương hoặc thậm chí là không thể hiện ra được. Chúng ta có thể nói, có thể qui ước cái tôi trong gương là một tồn tại ảo của cái tồn tại thực: cái tôi ngoài gương; giữa chúng có mối quan hệ tương phản ở cấp độ nào đó. 

Lại một câu hỏi đặt ra là cái tôi trong gương có bao giờ phản ánh đúng “y xì” cái tôi ngoài gương không, hay nói cách khác chúng ta có thể “thấy” chính xác bản thân mình (kể cả vận động nội tại) khi “nguyên cứu” cái tôi của mình trong gương không? Có thể và không thể! Ngày hôm nay thì chưa nhưng trong tương lai, ở một trình độ khoa học siêu việt nào đó, nhờ những thiết bị dụng cụ siêu tiên tiến, chúng ta sẽ có khả năng thấy rõ được chính mình(!?). Đối với Tự Nhiên Tồn Tại, cũng gần giống như thế vì Tồn Tại đã qua nhận thức chính là Tồn Tại ảo, trong gương tư duy của một Tồn Tại thực. I Kant nói rồi, và đúng thôi, làm sao mà thấy được thế giới "vật tự nó", Chúng ta không bao giờ thấy được đích xác Tự Nhiên Tồn Tại như nó vốn dĩ!  

Kết lại, người xưa nói “tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”; và chúng ta bắt chước nói: chúng ta tư duy có nghĩa là chúng ta tồn tại và tư duy không phải về bất cứ một cái gì khác ngoài Tồn Tại, mà chỉ có thể tư duy về tồn tại và Tồn Tại.  

Như vậy, khi chúng ta huyên thuyên, cà kê dê ngỗng về cặp khái niệm có – không có, thì cũng là chúng ta đang nói một cách “triết học” về tồn tại để thông qua đó mà nói về Tồn Tại; tìm một con đường minh chứng cho tư duy thấu đạt được chân lý tối thượng: nhận thức được Tự Nhiên Tồn Tại như nó vốn dĩ thế.  

Lịch sử triết học thế giới là một cuộc tranh luận vĩ đại chưa dứt của con người với nhau về Thực Tại. Lịch sử ấy là sự bao gồm những ngày tháng tươi sáng rực rỡ cũng như những ngày tháng u ám, ảm đạm, là sự bao gồm biết bao nhiêu những trăn trở ưu tư, dằn vặt; những nỗi niềm, ước vọng, khao khát của biết bao nhiêu cuộc đời may mắn, ra đời trong vinh quang cũng như rủi ro, kết thúc theo bi phẫn. Nó đã để lại một di sản khổng lồ mà ngày nay có bậc cao minh nào đó tinh tường sẽ lượm lặt được những viên bích ngọc nằm rải rác trong đó đủ để đúc kết lại thành một pho tượng tổng quan mô tả xác đáng về Tự Nhiên Tồn Tại. Ấy vậy mà… Tồn Tại là hồn nhiên, Nó chẳng ưu tư mà cũng không suy ngẫm, cứ thế tự thân vận hành tối ưu mà không tính toán, theo cách duy nhất nên cũng chẳng phải ‘nhức đầu” lựa chọn. Vì vậy Tồn Tại phải là tối giản. Thật lạ lùng là trước cái tối giản ấy, cho đến nay loài người vẫn chưa nhận chân được tại sao lại có tình trạng như thế? Có phải tính tối giản ấy đã bị che khuất bởi sự thể hiện đa tạp đến mức choáng ngợp làm cho con người không ngờ được nên cứ hướng tầm mắt về phía cao siêu, huyền hoặc? Hay sự tối giản của Tồn Tại lại chính là nguyên nhân làm cho nó trở nên phức tạp trước nhận thức, hoặc cũng có khi là vì tối giản nhưng không được đơn điệu nên phải thể hiện ra như một sự phức tạp đến cùng cực và không thể nhận thức được? Không, trong thực tại, chúng ta thấy rằng, xét cho đến tận cùng thì chẳng có cái phức tạp nào lại không được hình thành nên từ cái đơn giản, cái đơn vị, hay ta gọi là “cái một” cả. Thí dụ như bộ não người không thể được cấu thành nên từ cái nào đó phức tạp hơn nó. Một tam giác hình học phải phức tạp hơn một cạnh của nó, một cạnh của nó phải phức tạp hơn một điểm. Một cục sắt phải phức tạp hơn nguyên tử góp mặt làm nên nó, dù hạt nguyên tử ấy là một hệ thống cũng phức tạp “ghê người”, bởi vì cục sắt không những hàm chứa cái phức tạp của nguyên tử mà còn cả những mối quan hệ chằng chịt giữa các nguyên tử với nhau nữa, và nếu có quan sát sâu đến tận cùng của sự nhỏ (nếu quan sát được!), thì như trường hợp thực nghiệm về cái cây, chúng ta sẽ thấy thành phần đơn vị vật chất làm nên bộ não người và cục sắt đều “cùng loại”, thành phần mà tuy có thể phân biệt được về trạng thái “lúc đó” nhưng sẽ không phân biệt được về “lượng” và “chất” (nếu không thế, Tồn Tại sẽ không thể hiện được tính thống nhất, duy nhất của nó!)  

Thực tình mà nói, chúng ta vẫn đặt cược vào tính khả tri đối với Tồn Tại, và phải có một con đường riêng dành cho chúng ta, lũ thèm hiểu biết, hoang tưởng, chất phác đã mạo danh “triết gia” để lảm nhảm đủ thứ chuyện mà chẳng chuyện nào ra chuyện nào. Con đường đó nhất thiết phải tránh được khu vực rậm rạp âm u nhất, siêu hình nhất, ảo tưởng nhất với vô vàn những khái niệm “khủng hoảng” nhất của vương quốc toán học, cái khu vực mà với tốc độ “phát phì” của nó thì chẳng bao lâu mà cũng, trở nên bất khả tri ngay đối với nhà toán học may mắn nhất… Nghĩ đến toán học mà phát sợ nhưng vô cùng khâm phục những bộ não vĩ đại!  

Trong Katha Upanishad có ghi câu chuyện về Nachiketas và Tử thần như sau: 

"Vâjashravasa là một tín đồ Bàlamôn nghèo nhưng rất sùng đạo. Trong một cuộc lễ lớn, ông ta cúng hết tài sản cho các vị pháp sư, một tài sản chỉ vỏn vẹn mấy con bò già yếu. Con trai ông là Nachiketas thấy thế bèn tự nguyện đem thân làm lễ vật cúng dâng. Cậu hỏi:
- Còn con đây cha sẽ hiến dâng cho ai?

Nghe cậu nài nỉ mãi, cha cậu giận quá bèn nói:
- Ta sẽ dâng con cho Tử Thần.

Nachiketas tới tìm Tử Thần Yama nhưng không gặp, phải nằm chờ trước cửa mất ba ngày ba đêm. Khi trở về, Yama muốn đền bù sự khó nhọc của Nachiketas, một người thuộc đẳng cấp Brâhmana, nên cho chàng thỏa mãn ba điều ước. Điều thứ nhất, Nachiketas xin được sống sót về với phụ thân. Điều thứ hai, Nachiketas xin được giảng dạy về cách làm thế nào có thể hưởng phúc Thiên Đàng. Điều thứ ba, Nachiketas xin được giảng dạy về đời sống của linh hồn sau khi chết.

Sau khi nghe Nachiketas xin điều mong ước thứ ba, Yama nói:
- Ngay cả đến các thần linh cũng còn ngờ vực chuyện ấy. Quả thực điều đó không dễ gì mà hiểu được vì chân lý này tinh tế quá. Hỡi Nachiketas! Con hãy chọn một điều ước khác! Đừng có ép ta! Hãy tránh cho ta điều ước đó!

Nhưng Nachiketas vẫn khẩn cầu và Yama đưa ra những cám dỗ với hy vọng Nachiketas sẽ ham muốn mà quên đi chân lý này. Cuối cùng khi thấy chàng cương quyết từ chối mọi cám dỗ, Yama vui lòng giảng dạy cho chàng về giải thoát. Yama nói:
- Tiếng mà mọi kinh Vêđa đều phát biểu, mọi công cuộc tu trí đều tuyên dương, tiếng mà những ai sống cuộc đời tu học cũng đều mong ước thực hiện, tiếng ấy ta sẽ nói cho con nghe: đó là AUM. Tiếng ấy chính là tinh thần hằng cửu; tiếng ấy chính là cứu cánh cùng tột. Người nào thấu triệt được tiếng ấy thì muốn gì cũng sẽ thực hiện được. Trụ cột này hoàn hảo nhất. Trụ cột này là cái tối cao. Biết được trụ cột ấy, con người sẽ sáng danh trong cõi Phạm Thiên. Tiếng ấy khi được phát ra từ Tự ngã, nó trở thành vô thanh, vô cảm, vô hình, vô vị, vô lương, vô thủy, vô chung hơn cái lớn nhất. Nhận biết được điều ấy con sẽ thoát được Tử Thần”.

Lịch sử triết học đã cho ra đời bao nhiêu triết thuyết? Ối! Sao mà đếm được! Chỉ biết rằng có bao nhiêu triết thuyết thì có bấy nhiêu quan niệm về Tự Nhiên Tồn Tại, dù có thể là kế thừa nhau, hao hao nhau, sai biệt nhau hoặc đối lập nhau một trời một vực. Thế đấy, nhưng có một hiện tượng kỳ lạ mà phổ biến là bất cứ triết thuyết nào cũng mang hơi thở “hầm hập” của chân lý, cũng có những lý giải tương hợp với sắc màu cuộc sống thường nhật và nếu “luận chiến” thì chả “bác” nào thua “bác” nào. Nếu chúng ta không bị “ghim chặt” vào bất cứ quan niệm nào về Tồn Tại (là một đám nhẹ dạ, hoang mang lưỡng lự) thì đọc bất cứ tác phẩm triết học nào chúng ta cũng thấy có lý. Cho nên mới có chuyện mọi triết thuyết đều có người theo và mọi tín ngưỡng tồn tại đến ngày nay đều phải có nền tảng triết lý và đều có lý. Phải chăng là không có chân lý tuyệt đối nào cả, hay có một chân lý tối thượng tuyệt đối nhưng “thiên cơ bất khả lậu”, còn chân lý tương đối là nhiều vô kể?!  

Một chân lý tương đối thì chỉ là chân lý trong một phạm vi nào đó thôi, không thể sử dụng nó như một bảo bối vạn năng để giải quyết mọi vấn đề được. Do đó mọi triết thuyết cho đến nay đều đúng dù ít dù nhiều nhưng không đúng tuyệt đối, vẫn hàm chứa những sai lầm.  

Lại còn một hiện tượng kỳ lạ mà cũng khá phổ biến là các triết gia, với bộ não tư duy lý luận sắc sảo, kể cả những bậc được cho là kiệt xuất nhất, những thiên tài đều thường không phát hiện được những sai lầm trong học thuyết của mình mà phải “nhường” cái công việc đó cho những triết gia đời sau, có trí lực đôi khi không bằng về nhiều mặt. Các triết gia đời sau vừa kế thừa vừa không thỏa mãn với thế hệ đi trước, không thừa nhận học thuyết mà họ cho là sai lầm nên họ lập nên những trường phái triết học mới. Những học thuyết triết học mới, phục hồi những tư tưởng đã có trước đó nữa và mở rộng hoặc luận giải theo cách khác, “phù hợp với thời cuộc” hơn. Đến lượt bản thân họ cũng chẳng thấy được sai lầm trong lý thuyết của mình và lại phải chờ đến mai sau… Nhìn chung các triết thuyết phương Tây sau này, như một tiền định, không mang âm hưởng của triết thuyết Platon thì cũng mang âm hưởng của triết thuyết Aristote, hai trường phái tương phản của nền triết học Hi Lạp cổ đại.  

Lý giải những hiện tượng kỳ lạ ấy, nhiếu người tìm nguyên nhân từ sự phát triển của khoa học chuyên ngành như toán, lý, hóa và sự phát triển của trình độ văn minh xã hội loài người. Đối với nhận thức triết học về Tự Nhiên Tồn Tại nói riêng, nhận định như thế thì lầm to. Tất nhiên là có ảnh hưởng, thậm chí là ảnh hưởng không ít, nhưng không trọng yếu. Quan niệm về vật chất, thực thể nền tảng cấu thành nên tất cả sự vật - hiện tượng đa dạng đã có từ thời cổ đại ở cả phương Đông lẫn phương Tây, không cần đợi đến sự xuất hiện của vật lý nguyên tử sau này. Bộ não của người hiện tại có thể biết nhiều hơn nhưng, chẳng thông minh hơn bộ não người cổ đại, nếu không nói là có phần “lú” hơn vì bị nô lệ bởi những phương tiện hiện đại. Tự Nhiên Tồn Tại lúc nào cũng biểu hiện ra như thế, những biến đổi khí tượng trên Trái Đất vẫn tuần hoàn như thế, không phụ thuộc vào sự vận động, biến đổi của xã hội loài người từ trước tới nay. Có thể là nhãn quan của con người thay đổi nhưng cũng không thể là nguyên nhân chủ đạo của những hiện tượng kỳ lạ trên mà đôi khi là ngược lại. Quá khứ đã chứng minh rằng thành tựu của vật lý học đều được các quan niệm triết học trái ngược nhau vận dụng để luận giải và đều “thành công mỹ mãn”. Thậm chí trong chừng mực nào đó phải nói rằng nhiều thành tựu vật lý học đã được triết học Đông Tây “chiêm nghiệm” từ rất sớm và sự bế tắc của vật lý học hôm nay trong việc lý giải những hiện tượng Vũ Trụ đã được báo trước bởi chính sự bế tắc của triết học thế giới (biểu hiện ở sự phân ly đến phát phì của nó và sự giảm niềm tin đối với triết học Mác). Suy tư triết học về Tồn Tại là bạn chung thủy, sinh tử của con người. Nó có con đường riêng của nó, không lệ thuộc vào bất cứ khoa học chuyên ngành nào. Nó đóng vai trò tiên phong trong buổi đầu và cũng sẽ đóng vai trò tiên phong trong những bước đi cuối cùng của công việc tìm hiểu Tự Nhiên Tồn Tại để có cơ sở trả lời được những trăn trở về thân phận con người: chúng ta từ đâu đến đây, đến đây để làm gì, và đi về đâu?  

Vật lý, sau khi vượt thoát “tai biến tử ngoại”, chạy những bước dài ngoạn mục, đã bắt đầu bước vào cuộc khủng hoảng mới, trầm trọng không kém. Toán học, một cơ thể dư thừa khổng lồ, đầy hoang tưởng trên đôi chân khuyết tật, đang lê những bước mệt nhọc đến bế tắc. Con người hình như đang đứng trước một cuộc biến động vô tiền khoáng hậu về nhận thức mà kẻ chịu trách nhiệm không phải là ai khác mà chính là “gã” bạn đời sinh tử của nó: suy tư toán học.  

Chúng ta vô cùng tâm đắc với dự đoán của A. Whitehead, nếu nó xảy ra trong tương lai, sẽ phải gọi là tiên tri của tiên tri: “Nói chung khoa học không thể đi tới cùng của mọi vấn đề mà nó đặt ra. 

Đến một lúc nào đó, những vấn đề ấy không còn thực nghiệm nào cho phép giải quyết được, hẳn sẽ rơi vào mây mù. Trong những điều kiện không thuận lợi, triết học là gan góc nhất, sẽ ra sức suy nghĩ”.  

Vậy thì chỉ còn một giải thích mà theo chúng ta là hợp lý nhất về sự vận động kỳ lạ của triết học.


* * *
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét