TT&HĐ I - 6/a
Tiểu Sử QUỶ CỐC TỬ - Nhân Vật Bí Ẩn, Ông Tổ Của Tử Vi Lý Số Có Thật Trong Cổ Sử TRUNG QUỐC
PHẦN I: CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ
“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”
CHƯƠNG VI: ĐÓNG - MỞ
Tôi để ý rằng kể cả những người khẳng định là mọi thứ đã được định sẵn và chúng ta không thể làm gì để thay đổi điều đó, họ vẫn luôn quan sát trước khi sang đường.
Stephen Hawking
Động mà không động, Không động mà động, Không tức thị Có, Có tức thị Không, Có có, Không không, Không không, Có có, Có rồi lại Không, Không rồi lại Có, Có cũng như không, Không tốt hơn có, Không có mà Có,Có vẫn hơn Không
Có Không, Không Có
Lão Tử
“Và thật vô nghĩa khi đánh giá tư duy của một dân tộc nào đó là có tính triết lý hay không nếu chỉ dựa vào các tiêu chuẩn được định sẵn, đặc biệt những tiêu chuẩn truyền thống riêng của một dân tộc. Triết lý của bất cứ dân tộc nào đều là tinh hoa của nền văn hóa và là sự diễn tả trọn vẹn các phong cách tư duy, cảm nghĩ và sinh hoạt của dân tộc đó. Do đó, triết lý của từng dân tộc là sản phẩm của môi trường tạo ra nó và những cách thức riêng về nhận thức, tri thức, thẩm mỹ, luân lý và tôn giáo. Như vậy đánh giá triết lý của người khác theo những chuẩn mực và tiêu chí của một nền văn hóa nào đó quả là một hành vi tự phụ mù quáng để có thể hiểu các dân tộc khác. Để hiểu biết một dân tộc và nền văn hóa của dân tộc đó chính là hiểu cách thức dân tộc đó nhìn thế giới, nhìn chính nó và nhìn các dân tộc khác. Chỉ khi các thành viên của từng nền văn hóa tiếp cận các nguồn triết lý của các nền văn hóa khác bằng một đầu óc phóng khoáng và nghiêm túc nghiên cứu chúng, lúc ấy người ta mới hiểu được các dân tộc khác hoặc mới khai sáng và phong phú hóa triết học và văn hóa của chính họ..."
(R. Puligandla)
Tại
sao lại lấy đầu đề chương này là “Đóng - mở”? Vì đó là cặp khái niệm
tương phản được chúng ta cho là thuộc hàng cơ bản. Trong Vũ Trụ tổng thể
các sự vật - hiện tượng, nếu quan sát, đâu đâu chúng ta cũng thấy hiện
diện sự đóng - mở. Khi triết học đặt một câu hỏi lớn (mà đến nay vẫn
chưa có lời giải đáp): “Vũ Trụ là hữu hạn hay vô hạn?", thì đó cũng
chính là câu hỏi: Vũ Trụ là đóng hay mở? Cách hỏi thứ hai thoạt nhìn có
thể cho là chưa tổng quát, chưa đầy đủ vì trong toán học đã xuất hiện
những khái niệm vô hạn nhưng bị chặn (số vô tỷ), nhỏ vô cùng nhưng khác
không (điểm hình học, số vi phân...), hay trong vật lý là khái niệm hữu
hạn nhưng vô biên (qui mô Vũ Trụ theo quan niệm của S. Hawking). Ngẫm kỹ
lại, đó chính là câu hỏi trực diện, dễ hiểu nhất mà cũng hàm súc nhất
và có thể gợi ra được câu trả lời “hay nhất”. Vũ Trụ vô hạn nhưng bị
chặn hay hữu hạn nhưng vô biên, xét cho cùng là một Vũ Trụ có tính duy
nhất: tuyệt đối kín nhưng cũng... hở(!). Nếu đi từ vô cùng lớn đến vô
cùng nhỏ thì theo chúng ta hình dung, vượt qua vô cùng nhỏ sẽ trở về vô cùng lớn và ngược lại. Nghĩa là Vũ trụ phải hữu hạn trong vô hạn và ngược lại. Đối
với chúng ta, đó là điều vô cùng khó tưởng tượng vì cực kỳ phi lý.
Đúng thật là cực kỳ phi lý, không thỏa mãn bất cứ lý lẽ nào của con
người; nhưng chỉ với con người! Đối với nhận thức, đó thực sự là một
quan niệm phi thường theo đúng nghĩa đen! Theo chúng ta, chỉ khi đã thấm nhuần nguyên lý "nước đôi" thì mới hiểu được Vũ Trụ. Vì Tự Nhiên Tồn Tại “nằm
ngoài" tất cả mọi khái niệm siêu hình, ngoài tất cả mọi lý lẽ logic nên
bất cứ khái niệm “có lý cực đoan” nào gán cho Nó đều không đúng. Tự
Nhiên Tồn Tại là một vô lý vĩ đại vì Nó...chí lý tuyệt đối! Muốn hiểu đích
xác Vũ Trụ thì không thể không chấp nhận điều đó. Và người đầu tiên
chấp nhận điều đó (nên cũng là người đầu tiên, về cơ bản và một cách đơn sơ biết được Vũ
Trụ vốn dĩ thế và không thể mô tả chính xác được), có lẽ là...Lão Tử! Trong kiệt tác "Đạo đức kinh" ông viết: "Có một vật hỗn độn mà thành trước cả Trời Đất. Nó yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay đổi (vĩnh viễn bất biến), vận hành khắp Vũ Trụ mà không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên nó là Đạo, miễn cưỡng gọi nó là (vô cùng) lớn", và: "Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là Đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó (Đạo) được thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến".
Câu hỏi Vũ Trụ đóng hay mở cũng phi lý không kém và không chừng là “dở
hơi” nữa. Nếu Vũ Trụ là kín thì nó phải đóng. Nhưng ai đóng? Thượng Đế
chăng, và nếu đó đúng là có Thượng Đế để đóng Vũ Trụ thì đóng để làm gì?
Còn nếu Vũ Trụ là mở thì mở ra trước cái gì và cái gì đó là cái gì, có phải là một Tồn Tại khác không? Nói
thêm rằng nếu Vũ Trụ là hở (vì mở) thì tất cả những định luật bảo toàn
trong khoa học tự nhiên phải bị vứt vào sọt rác vì không biết bảo toàn
bằng cách nào và bảo toàn để làm gì?
Để đạp bằng tất cả mọi mâu thuẫn phát sinh trên con đường nhận thức Tồn
Tại, cách tốt nhất là không nên… đạp bằng mà nên tránh khỏi chúng với
câu trả lời theo nguyên lý nước đôi vô tiền khóang hậu của các thánh triết Ấn Độ. Và
như vậy, trong trường hợp buộc phải trả lời câu hỏi “dở hơi”: Vũ Trụ là
đóng hay mở? Chúng ta sẽ trả lời một cách cũng..."dở hơi": Vũ Trụ vừa đóng vừa mở,cũng không đóng không mở, là cả hai mà cũng
không phải cả hai! (He,he...he!)
Những điều nói trên thực ra là nhắc lại những quan niệm mà chúng ta đã
“kể lể”, nhấn mạnh để thêm vững niềm tin trong cuộc hành trình đầy đam
mê, mộng mị và có lẽ là rất dài lâu của chúng ta. Đó cũng là một duyên
cớ nhưng không phải là nguyên nhân chính để đặt tên cho chương này là
“Đóng - mở”.
Nguyên nhân quan trọng là thế này: chúng ta muốn “kiểm kê” lại tất cả
những gì được cho là quan trọng, quí giá mà chúng ta đã lượm lặt, lựa
chọn được trong cái bao la bát ngát, có đủ mọi thứ, “đủ mọi đồ chơi” của
triết học trên chặng đường mà chúng ta đã đi qua để cố kết lại như một
hành trang phục vụ trong bước đường tiếp theo, đi tìm những cái còn chưa
biết là cái gì, nghĩa là chúng ta “đóng” lại cuộc hành trình này để
“mở” màn cuộc hành trình khác, rồi "đóng" cuộc hành trình khác để "mở"
ra cuộc hành trình khác nữa, cứ như thế mãi cho đến khi chúng ta lại
"mở"... cuộc hành trình đầu tiên. Số phận của chúng ta là thế, đã an
bài. Chúng ta đã cạn niềm vui thú trần thế; thành những kẻ lang thang
đến cuối đời để đi tìm những nguồn vui sống ngoài… trần thế, trong cõi
hoang đường. Chẳng còn ai chữa được chứng hoang tưởng đã trở nặng của
chúng ta nữa vì bác sĩ, Sigmund Freud, người sáng lập Phân tâm học, đã
nói: “Chỉ thi thoảng, trong những cái đựợc gọi là phép lạ thì các thần
thánh mới can thiệp vào qui trình thiên nhiên, như thể cho thấy rõ ràng
họ không từ bỏ những gì thuộc phạm vi quyền lực nguyên thủy của họ. Về
việc phân chia các số phận thì vẫn có sự nghi nan khó chịu cho rằng tình
trạng rối ren và tính bất lực của loài người là vô phương cứu chữa.
Chính tại đây các thần thánh dễ bị thất bại nhất. Nếu chính các vị thần
đã tạo ra Số phận, thế thì các ý định của thần thánh hẳn là khó hiểu.
Những con người tài ba thời xưa đã nảy ra ý niệm cho rằng Số phận
(Moira) đứng trên thần thánh và chính thần thánh cũng có số phận riêng
của họ”.
Nhưng nguyên nhân chính để đặt đề mục: “Đóng - mở” lại chỉ đơn giản là điều này: chúng ta rất khoái Quỉ Cốc Tử!
* * *
Quỉ Cốc Tử
Quỉ Cốc Tử là nhân vật hết sức lạ lùng đậm màu sắc thần thoại trong lịch sử Trung Quốc. Trung Hoa cổ xưa có rất nhiều nhân vật thần bí, nhưng kể đến
nhân vật thần bí nhất thì dân gian thường kể đến Quỷ Cốc Tử. Quỷ Cốc Tử
là bậc thần bí kỳ tài, tiếng tăm lừng lẫy thời Chiến Quốc của Trung Hoa
cổ đại. Ông không chỉ được biết đến là nhà chính trị, ngoại giao, mưu
lược tài giỏi mà còn là người tinh thông đoán mệnh, “trên thông thiên
văn, dưới tường địa lý”. Ngoài ra ông còn bồi dưỡng ra nhiều người kỳ
tài nên cũng được thế nhân xưng là chuyên gia giáo dục nổi danh. Ông được hậu thế gọi là Thiên Cổ Kỳ Nhân.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc xác định Quỉ Cốc Tử sống trong
khoảng cuối đời Xuân Thu, (770 – 476 TCN), đầu thời Chiến Quốc (475 –
221 TCN). Trong các sách sử đều đề cập đến ông nhưng rất ngắn gọn và mơ
hồ. Có thuyết cho rằng ông là một người kỳ tài của phái Tung Hoành gia
thời Chiến Quốc; họ Vương tên Hủ, tự là Danh Lợi, dân gian gọi là Vương
Thiền Lão Tổ.
Theo truyền thuyết, mẹ của Quỉ Cốc ăn nhiều thức ăn đựng trong cái bát
làm bằng xương quỉ (quỉ cốc), thụ thai, sau ba năm sáu tháng thì sinh ra
ông. Bà mẹ sinh xong thì mất. Ông được con cọp già cho bú và nuôi nấng.
Ông lớn dần lên, theo cọp rình vồ kiếm ăn nên rất tinh khôn, linh hoạt.
Theo sách “Đông Chu liệt quốc”, ở đất Dương Thành thuộc địa phận nhà Chu
có một vùng núi cao rừng rậm, âm khí nặng nề, hoang vắng u tịch. Trong
đó có một hang núi được dân địa phương gọi là hang Quỉ Cốc. Sau này ông
vào ở ẩn trong đó và tự đặt tên mình là Quỉ Cốc.
Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về
Quỷ Cốc Tử. Có truyền thuyết nói rằng, Quỷ Cốc Tử là người có tư chất
thông minh thiên bẩm. Từ 2 tuổi đã bắt đầu đọc sách, 5 tuổi bắt đầu học
tập toán quái (xem bói), hơn 10 tuổi đã trở thành thầy xem bói mà mọi
người ở xa gần đều biết. Vì vậy, dân gian cũng cho rằng ông là ông tổ
của mệnh lý.
Trong Đạo Giáo, Quỷ Cốc Tử được công
nhận là “Cổ chi Chân Tiên”, được tôn xưng là “Huyền đô Đạo Trường”. Tác
phẩm được lưu lại cho đời sau, có “Bản kinh âm phù thất thuật “, nội
dung nói về đạo lý nghỉ ngơi dưỡng sức. Ngoài ra còn có “Bãi hạp
sách”(còn gọi là “Quỷ Cốc Tử”), nội dung nói về các kỹ xảo trong sách
lược và biện luận. Tác phẩm thể hiện rõ tài hùng biện cao thâm và tinh
diệu của Quỷ Cốc Tử. Trong Tứ khố hoàn thư, cuốn sách này được xếp
vào Tử Bộ Tạp Giao (Tứ khố hoàn thư là bộ sưu tập sách biên soạn trong
suốt triều đại nhà Thanh. Tử bộ là 4 loại: kinh, sử, tử, tập theo sự
phân loại của người xưa. Tạp Giao là một học phái thời Tiên Tần, dung
hợp các học thuyết thành một). Nhưng bởi vì, tư tưởng đàm luận và chỉ
đạo của Tung Hoành Gia (các học giả Trung Quốc xưa nay cho rằng Quỷ Cốc Tử là thủy tổ của Tung Hoành Gia) khác xa so với tư tưởng của Nho Gia, cho nên các
học giả đời sau không sùng bái cuốn sách này.
Ban đầu ông không biết chữ nhưng đã sáng tạo ra được “60 giáp tý” như
thuật bói toán để đoán vận mệnh gọi là “vô tự đại thư” (quyển sách lớn
không chữ) và chuyên dạy cho người cách ăn nói lưu loát, khoa trương;
cách sử dụng mưu kế. Người đời rất khâm phục kính trọng; tôn ông là Quỉ
Cốc thần sinh.
Cũng theo “Đông Chu liệt quốc” (tác giả Phùng Mộng Long) thì Quỉ Cốc
tiên sinh là một ẩn sĩ thông hiểu mọi lẽ trong trời đất, có mấy môn học
vấn ít người theo kịp, là:
- Số học: nhật nguyệt tượng vĩ đều thu ở bàn tay, xem việc trước, đoán việc sau, nói gì cũng linh nghiệm.
-Binh học: Lục thao tam lược biến hóa vô cùng, bày trận hành binh, quỉ thần không biết.
- Du thuyết học: nhớ rộng biết nhiều, hiểu rõ lý thế, buông lời hùng biện, muôn miệng không đương.
- Xuất thế học: giữ toàn chân tính, luyện thuốc nuôi mình, không ốm không chết, đắc đạo thành tiên.
Tương truyền Quỉ Cốc tiên sinh là bạn thân của Mặc Tử (một hiền triết
chủ trương “Kiêm ái”, tức là yêu thương con người); từng quan hệ mật
thiết với Lão Tử (một hiền triết được tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, ở
Hàm Cốc), mặc dù học thuyết có khác nhau nhưng đàm luận rất tương đắc
và cùng nhau du sơn ngoạn thủy nhiều nơi.
Thường người ta còn gọi Quỉ Cốc tiên sinh là Quỉ Cốc tử. Tử có nghĩa là
thầy, là bậc thầy, chữ này xuất hiện vào đời Tần, tỏ lòng kính trọng.
Cũng tương truyền rằng Quỉ Cốc Tử đương thời thu nhận rất nhiều người
theo học. Học trò rất đông, ai thích đến học thì học, ai muốn bỏ đi thì
cứ đi, ông không nề hà, tùy theo tư chất từng người để dạy, ai muốn học
thuật gì thì truyền thụ thuật ấy. Học trò của ông sau khi xuống núi,
hành nghề, truyền đạo, viết sách đã phong ông là tổ sư của các học phái:
Âm Dương gia, Tung Hoành gia, Du Thuyết gia, Pháp gia…
Trong số học trò của Quỉ Cốc Tử, có bốn người về sau nổi danh thiên hạ,
lẫy lừng cổ kim, đã tung hoành ngang dọc, khuynh đảo thời cuộc, góp phần
làm nên cuộc tranh hùng dữ dội, khốc liệt của bảy nước thời Chiến Quốc
(Tần, Tề, Sở, Yên, Hán, Ngụy, Triệu). Bốn người đó là: Tôn Tẫn và Bàng
Quyên chuyên về binh pháp, Tô Tần và Trương Nghi chuyên về du thuyết. Họ
đều là những nhà thao lược đại tài.
Tương truyền rằng: Một hôm, Quỷ Cốc Tử
ngồi đả tọa trong hang, bỗng nhiên nghe được tin tức từ trong luồng gió
rào rào thổi tới. Ông đưa ngón tay lên bấm và mừng rỡ khó hiểu. Hóa ra
ông đã đoán ra rằng chư hầu các nước sẽ đem sự thịnh và vong đặt vào tay
hai cao thủ hiếm có. Hai vị này là hai danh tài có một không hai. Quỷ
Cốc Tử quyết định thu nhận hai vị thanh niên có đầy đủ tiên cốt mà chưa
trải qua mài giũa này cho nên đã xuất hang đi tìm kiếm họ.
Trương Nghi ở An ấp, nước Ngụy và Tô Tần
ở Lạc Dương, nhà Đông Chu đều là người ôm chí lớn trong lòng, muốn dựng
lập sự nghiệp vĩ đại. Vì vậy, họ cùng nhau đàm luận, cùng nhau đi chu
du bốn phương, bái phỏng bậc hiền đức. Họ còn miệt mài đọc các kinh sách
cổ của các bậc hiền nhân rồi giúp nhau tìm ra những điều tâm đắc trong
đó.
Hôm ấy, hai người họ cùng ngồi dưới một
gốc cây nghỉ ngơi. Trong bóng tối mờ ảo, Tô Tần nhìn thấy một lão nhân
có diện mạo kỳ lạ tiến lại về phía mình. Ông lão hỏi hai người họ vì sao
lại phải vất vả như vậy? Sau đó ông tự giới thiệu bản thân là Quỷ Cốc
Tử đến từ Quỷ Cốc. Đồng thời, ông cũng lấy từ ngực ra hai cuốn “Âm Phù”
và “Sủy Ma” đưa cho Tô Tần đọc. Tô Tần lướt qua xem thử mấy dòng thì
chợt hiểu ra đây là cuốn sách mà mình đang cần tìm.
Đúng lúc này, đột nhiên ông lão có tên Quỷ Cốc Tử ấy thu hồi cuốn sách và chỉ để lại một câu: “Muốn lấy sách thì đến Quỷ Cốc!”
Ngay sau câu nói ấy thì ông lão kia cũng biến mất. Tô Tần thất thanh la
lớn và chợt tỉnh giấc, lúc này ông mới phát hiện là mình vừa gặp mộng.
Đang lúc trong lòng buồn bực thì lại nghe thấy Trương Nghi đang nằm ngủ
say bên cạnh nói câu: “Lão trượng! Ngài đi thong thả…”
Tô Tần kinh ngạc, lập tức gọi Trương Nghi dậy hỏi:
“Vừa rồi có phải huynh mơ thấy một ông lão tên là Quỷ Cốc Tử không? Ông
lão ấy có phải đã đưa cho huynh hai cuốn sách để đọc qua không?”
Hai người họ sau khi đối chiếu với nhau
thì phát hiện quả nhiên họ vừa đều trải qua cùng một giấc mơ giống hệt
như nhau. Hai người vui mừng đến cực điểm, thầm nghĩ trong lòng rằng
thành tâm thành ý của họ đã làm ông trời cảm động mà phái Thần Tiên đến
báo mộng điểm hóa. Thế là, Tô Tần và Trương Nghi cùng trải qua nhiều
ngày tháng cay đắng khổ sở để đến Quỷ Cốc tìm ông già có tên Quỷ Cốc Tử.
Hai người họ đi vào Quỷ Cốc tưởng chừng
như đang đi giữa chốn bồng lai tiên cảnh. Họ bị hấp dẫn bởi núi xanh
nước biếc, hoa thơm cỏ lạ ở hai bên đường. Đang lúc mắt họ còn nhìn cảnh
vật xung quanh thì ông lão trong mộng hiện ra trước mặt họ. Tô Tần và
Trương Nghi lập tức quỳ xụp xuống lễ bái vị Tiên mà họ gặp trong mộng và
cũng lên tiếng xin được ông thu nhận làm đồ đệ. Thấy hai người họ sớm
đến như vậy lại khẩn thiết xin làm đồ đệ, Quỷ Cốc Tử lòng tràn đầy vui
mừng mà thu nhận. Sau đó, hai người đồ đệ này của Quỷ Cốc Tử lại viết
tiếp ra những trang sử và truyền thuyết mới!
Tóm lại, Quỉ Cốc tử là một cao sĩ ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc nhưng hiểu biết, uyên thâm mọi sự và có lối sống dân dã như người làng kẻ chợ. Ông được dân chúng kính phục và lưu truyền trong lịch sử những câu chuyện huyền thọai về cuộc đời ông. Chính vì vậy mà hình tượng Quỉ Cốc Tử hiện lên vừa chất phác dung dị vừa lung linh kỳ ảo và có sức hấp dẫn lạ lùng.
Quỉ Cốc Tử là tên một con người kỳ lạ đến mức được gọi là thiên cổ kỳ nhân nhưng đồng thời cũng là tên của một cuốn sách kỳ lạ không kém, được gọi là thiên cổ kỳ thư.
Riêng việc xác định Quỉ Cốc Tử có phải là cuốn sách do chính Quỉ Cốc Tử viết không đã là đề tài tranh luận suốt dọc lịch sử, tốn không biết bao nhiêu giấy mực, hàng trăm cuốn sách nghiên cứu ra đời với bao nhiêu là giả thuyết, đến tận ngày nay vẫn chưa ngã ngũ. Có thể qui về ba giả thuyết chính:
- Cuốn Quỉ Cốc Tử do chính Quỉ Cốc Tử viết (sách: Trung hưng thư mục, Đàm thư chí…)
- Cuốn Quỉ Cốc tử do Tô Tần viết (sách: Tân Đường thư, Nghệ văn chí…). Nhạc Đoài viết: “Tô Tần muốn “thần kỳ hóa” thuyết của mình, cho nên mượn danh Quỉ Cốc Tử”.
- Cuốn Quỉ Cốc Tử do người đời Lục Triều viết rồi gán cho Quỉ Cốc tiên sinh (sách: Cổ ngụy kim thư khảo).
Điều nói trên đã là “kỳ thư” rồi. Thêm một “kỳ thư” nữa là cuốn Quỉ Cốc Tử không phải là không có người chê. Liễu Tôn Ngươn trong bài “Biện Quỉ Cốc Tử” đã chê là: “Lời nói kỳ dị mà “đạo” lại càng tầm thường”. Sách “Chư tử biện” của Tống Liêm thì phê phán nó “là cái tôi nhỏ nhoi của loài rắn, chuột, nếu đem dùng trong gia đình thì gia đình tan nát, đem dùng trong nước thì nước hư, đem dùng trong thiên hạ thì mất thiên hạ, các bậc đại phu, học sĩ nên phỉ nhổ bỏ đi mà đừng bàn đến…”. Hồ Ứng Lân cũng viết: “Quyển sách rất quê mùa nông cạn, nếu là bậc thầy của Trương Nghi, Tô Tần thì đạo thuật đâu có thấp kém đến mức ấy…”.
Nghĩ mà vui, theo ý chúng ta, chê đấy, nhưng hóa ra là khen. Nếu cuốn Quỷ Cốc Tử “không ra gì” thì sao nó có thể làm tan cửa nát nhà, “hư nước”, “mất thiên hạ” được? Nó phải có một nội lực nào đó rất “ghê gớm”. Với nội lực “ghê gớm” như thế mà lại được trình bày một cách “quê mùa, nông cạn” hay có thể nói là mộc mạc, dân dã thì cha đẻ của nó phải là bậc siêu quần chứ không thể tầm thường được. Nói về những điều cao xa vời vợi của trời xanh, thâm sâu thăm thẳm của lòng người mà hồn nhiên như nước chảy bèo trôi, bằng ngôn ngữ đại chúng và được đại chúng tin yêu thì phải là tiên hiền, thánh triết. Tiện đây, xin nói về một chuyện, “hàng ngày” nhưng rất kỳ bí. Như một “truyền thống”, chữ viết của bác sĩ thường là “đố mày đọc được”. Một bác sĩ kê toa thuốc cho bệnh nhân mà đến bác sĩ khác đôi khi cũng phải “đoán mò” thì đã xứng đáng được gọi là lương y chưa chứ chưa cần phải nói đến danh xưng “cứu nhân độ thế”?
“Nông cạn” mà tồn tại ngót nghét 25 thế kỷ thì chỉ có thể là “kỳ thư”!
Nhưng “kỳ thư” nhất của cuốn “Quỷ Cốc Tử” chính là ở nội dung cực kỳ thâm hậu của nó.
Có thể là do đặc tính của chữ tượng hình Trung Hoa và lối văn gọn, chắc thời Xuân Thu - Chiến Quốc mà cũng tương tự như các trước tác thời đó, cuốn “Quỷ Cốc Tử” được viết rất cô đọng nhưng uyên thâm, hàm chứa nhiều vấn đề rộng lớn, sâu sắc. Nó được nhiều học giả đánh giá rất cao và được chú giải từ rất sớm. Người ta cho rằng người chú giải “Quỷ Cốc Tử” đầu tiên là Lạc Phong (khoảng thời Ngụy - Tấn), kế đến là Hoàng Phủ Thụy (khoảng 215-282), rồi đến Doãn Tri Chương và người thứ tư là Đào Hoàng Cảnh (452-536).
“Quỷ Cốc Tử” được phân chia (theo Đào Hoàng Cảnh) thành 3 quyển: thượng, trung, hạ. Quyển Thượng có 4 thiên: Bãi hạp, Phản ứng, Nội kiện, Để hí; Quyển trung gồm 8 thiên: Phi kiềm, Ngỗ hợp, Soái, Ma, Quyền, Mưu, Quyết, Phù ngôn; Quyển Hạ gồm: Bản kinh âm phù và Trì khu.
Trong “47 Quỷ kế” (Trần Sáng biên dịch, NXB thanh niên, 2002) chúng ta đọc được những ngợi ca hết lời như thế này:
“ … cuốn Quỷ Cốc Tử dù của Quỷ Cốc hay không cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Là cuốn bách khoa đặc sắc về tâm lý học, ngôn ngữ học, thuật hùng biện, khoa học quân sự…”.
“ Cái kỳ lạ nhất của cuốn sách Quỷ Cốc Tử là chứa lắm mưu nhiều kế, quỉ cốc thần kinh, thiên biến vạn hóa và dùng mãi không hết”.
“Trong đời sống có bao nhiêu hiện tượng thì có bấy nhiêu mưu kế, người ta gọi trăm phương nghìn kế không phải là không có căn cứ.
Quỷ Cốc Tử là cuốn sách đã hệ thống những hiện tượng, những qui luật trong đời sống thực tiễn thành những mưu kế độc đáo, thông minh và cô đọng nhất”
“Quỷ Cốc Tử được viết rất cô đọng súc tích, uyên thâm, phải thực hành mới thấy cái huyền diệu và sức mạnh của mưu kế.
Nếu đúng theo tương truyền, thì thông minh như Tô Tần cũng phải đóng cửa, lấy dùi đâm vế, thức đêm để học ròng rã mới hiểu được quyển “Âm phù”. Sau khi học xong, đi du thuyết mới thành công”.
“Đáng quí là cái tâm của tác giả đối với nhân dân. Tác giả khuyên các vua chúa phải dùng con mắt của nhân dân (thiên hạ) để nhìn, dùng tai của nhân dân để nghe, lấy cái tâm của mình để che chở cho nhân dân và lấy cái tâm của nhân dân để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Mắt như vậy được gọi là “thiên lý nhãn”. Tai được như vậy gọi là “thuận phong nhĩ”. Tâm được như vậy gọi là “vạn linh tâm”. Trong sách nhắc nhiều lần, thông qua các kế mưu giáo hóa nhân dân.
Chứng tỏ tác giả khổ công và dùng cả cái tâm của mình để viết sách, gửi gắm ước mơ vào từng trang sách. Đó là mong nhân dân được hạnh phúc, no ấm và được giáo hóa trở thành những người văn minh.
Cái quý nữa là luôn cầu tiến bộ. Sách Quỷ Cốc Tử cho rằng “phản” là hiểu quá khứ, “ứng” là hiểu hiện tại. Có biết quá khứ mới hiểu hiện tại, có hiểu hiện tại mới biết tương lai. Cái gì không còn thích hợp thì bỏ, cái gì còn thích hợp thì gìn giữ và áp dụng.
Hiểu mình là trí, hiểu người là sáng suốt. Có sáng suốt mới có trí, có trí mới có sáng suốt.
“Ôn cố tri tân”, ôn cũ biết mới; “Tri kỉ tri bỉ”, biết người biết ta là chìa khóa vàng mở cánh cửa đời sống của người thông minh.
Hai ngàn năm, biết bao nhiêu khôn ngoan đã áp dụng thành công. Nhưng chiếc chìa khóa vàng vẫn còn nguyên vẹn giá trị, dành cho những người sáng suốt. Đó cũng là nét độc đáo của cuốn Quỷ Cốc Tử”.
(Còn tiếp)
Tóm lại, Quỉ Cốc tử là một cao sĩ ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc nhưng hiểu biết, uyên thâm mọi sự và có lối sống dân dã như người làng kẻ chợ. Ông được dân chúng kính phục và lưu truyền trong lịch sử những câu chuyện huyền thọai về cuộc đời ông. Chính vì vậy mà hình tượng Quỉ Cốc Tử hiện lên vừa chất phác dung dị vừa lung linh kỳ ảo và có sức hấp dẫn lạ lùng.
Quỉ Cốc Tử là tên một con người kỳ lạ đến mức được gọi là thiên cổ kỳ nhân nhưng đồng thời cũng là tên của một cuốn sách kỳ lạ không kém, được gọi là thiên cổ kỳ thư.
Riêng việc xác định Quỉ Cốc Tử có phải là cuốn sách do chính Quỉ Cốc Tử viết không đã là đề tài tranh luận suốt dọc lịch sử, tốn không biết bao nhiêu giấy mực, hàng trăm cuốn sách nghiên cứu ra đời với bao nhiêu là giả thuyết, đến tận ngày nay vẫn chưa ngã ngũ. Có thể qui về ba giả thuyết chính:
- Cuốn Quỉ Cốc Tử do chính Quỉ Cốc Tử viết (sách: Trung hưng thư mục, Đàm thư chí…)
- Cuốn Quỉ Cốc tử do Tô Tần viết (sách: Tân Đường thư, Nghệ văn chí…). Nhạc Đoài viết: “Tô Tần muốn “thần kỳ hóa” thuyết của mình, cho nên mượn danh Quỉ Cốc Tử”.
- Cuốn Quỉ Cốc Tử do người đời Lục Triều viết rồi gán cho Quỉ Cốc tiên sinh (sách: Cổ ngụy kim thư khảo).
Điều nói trên đã là “kỳ thư” rồi. Thêm một “kỳ thư” nữa là cuốn Quỉ Cốc Tử không phải là không có người chê. Liễu Tôn Ngươn trong bài “Biện Quỉ Cốc Tử” đã chê là: “Lời nói kỳ dị mà “đạo” lại càng tầm thường”. Sách “Chư tử biện” của Tống Liêm thì phê phán nó “là cái tôi nhỏ nhoi của loài rắn, chuột, nếu đem dùng trong gia đình thì gia đình tan nát, đem dùng trong nước thì nước hư, đem dùng trong thiên hạ thì mất thiên hạ, các bậc đại phu, học sĩ nên phỉ nhổ bỏ đi mà đừng bàn đến…”. Hồ Ứng Lân cũng viết: “Quyển sách rất quê mùa nông cạn, nếu là bậc thầy của Trương Nghi, Tô Tần thì đạo thuật đâu có thấp kém đến mức ấy…”.
Nghĩ mà vui, theo ý chúng ta, chê đấy, nhưng hóa ra là khen. Nếu cuốn Quỷ Cốc Tử “không ra gì” thì sao nó có thể làm tan cửa nát nhà, “hư nước”, “mất thiên hạ” được? Nó phải có một nội lực nào đó rất “ghê gớm”. Với nội lực “ghê gớm” như thế mà lại được trình bày một cách “quê mùa, nông cạn” hay có thể nói là mộc mạc, dân dã thì cha đẻ của nó phải là bậc siêu quần chứ không thể tầm thường được. Nói về những điều cao xa vời vợi của trời xanh, thâm sâu thăm thẳm của lòng người mà hồn nhiên như nước chảy bèo trôi, bằng ngôn ngữ đại chúng và được đại chúng tin yêu thì phải là tiên hiền, thánh triết. Tiện đây, xin nói về một chuyện, “hàng ngày” nhưng rất kỳ bí. Như một “truyền thống”, chữ viết của bác sĩ thường là “đố mày đọc được”. Một bác sĩ kê toa thuốc cho bệnh nhân mà đến bác sĩ khác đôi khi cũng phải “đoán mò” thì đã xứng đáng được gọi là lương y chưa chứ chưa cần phải nói đến danh xưng “cứu nhân độ thế”?
“Nông cạn” mà tồn tại ngót nghét 25 thế kỷ thì chỉ có thể là “kỳ thư”!
Nhưng “kỳ thư” nhất của cuốn “Quỷ Cốc Tử” chính là ở nội dung cực kỳ thâm hậu của nó.
Có thể là do đặc tính của chữ tượng hình Trung Hoa và lối văn gọn, chắc thời Xuân Thu - Chiến Quốc mà cũng tương tự như các trước tác thời đó, cuốn “Quỷ Cốc Tử” được viết rất cô đọng nhưng uyên thâm, hàm chứa nhiều vấn đề rộng lớn, sâu sắc. Nó được nhiều học giả đánh giá rất cao và được chú giải từ rất sớm. Người ta cho rằng người chú giải “Quỷ Cốc Tử” đầu tiên là Lạc Phong (khoảng thời Ngụy - Tấn), kế đến là Hoàng Phủ Thụy (khoảng 215-282), rồi đến Doãn Tri Chương và người thứ tư là Đào Hoàng Cảnh (452-536).
“Quỷ Cốc Tử” được phân chia (theo Đào Hoàng Cảnh) thành 3 quyển: thượng, trung, hạ. Quyển Thượng có 4 thiên: Bãi hạp, Phản ứng, Nội kiện, Để hí; Quyển trung gồm 8 thiên: Phi kiềm, Ngỗ hợp, Soái, Ma, Quyền, Mưu, Quyết, Phù ngôn; Quyển Hạ gồm: Bản kinh âm phù và Trì khu.
Trong “47 Quỷ kế” (Trần Sáng biên dịch, NXB thanh niên, 2002) chúng ta đọc được những ngợi ca hết lời như thế này:
“ … cuốn Quỷ Cốc Tử dù của Quỷ Cốc hay không cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. Là cuốn bách khoa đặc sắc về tâm lý học, ngôn ngữ học, thuật hùng biện, khoa học quân sự…”.
“ Cái kỳ lạ nhất của cuốn sách Quỷ Cốc Tử là chứa lắm mưu nhiều kế, quỉ cốc thần kinh, thiên biến vạn hóa và dùng mãi không hết”.
“Trong đời sống có bao nhiêu hiện tượng thì có bấy nhiêu mưu kế, người ta gọi trăm phương nghìn kế không phải là không có căn cứ.
Quỷ Cốc Tử là cuốn sách đã hệ thống những hiện tượng, những qui luật trong đời sống thực tiễn thành những mưu kế độc đáo, thông minh và cô đọng nhất”
“Quỷ Cốc Tử được viết rất cô đọng súc tích, uyên thâm, phải thực hành mới thấy cái huyền diệu và sức mạnh của mưu kế.
Nếu đúng theo tương truyền, thì thông minh như Tô Tần cũng phải đóng cửa, lấy dùi đâm vế, thức đêm để học ròng rã mới hiểu được quyển “Âm phù”. Sau khi học xong, đi du thuyết mới thành công”.
“Đáng quí là cái tâm của tác giả đối với nhân dân. Tác giả khuyên các vua chúa phải dùng con mắt của nhân dân (thiên hạ) để nhìn, dùng tai của nhân dân để nghe, lấy cái tâm của mình để che chở cho nhân dân và lấy cái tâm của nhân dân để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Mắt như vậy được gọi là “thiên lý nhãn”. Tai được như vậy gọi là “thuận phong nhĩ”. Tâm được như vậy gọi là “vạn linh tâm”. Trong sách nhắc nhiều lần, thông qua các kế mưu giáo hóa nhân dân.
Chứng tỏ tác giả khổ công và dùng cả cái tâm của mình để viết sách, gửi gắm ước mơ vào từng trang sách. Đó là mong nhân dân được hạnh phúc, no ấm và được giáo hóa trở thành những người văn minh.
Cái quý nữa là luôn cầu tiến bộ. Sách Quỷ Cốc Tử cho rằng “phản” là hiểu quá khứ, “ứng” là hiểu hiện tại. Có biết quá khứ mới hiểu hiện tại, có hiểu hiện tại mới biết tương lai. Cái gì không còn thích hợp thì bỏ, cái gì còn thích hợp thì gìn giữ và áp dụng.
Hiểu mình là trí, hiểu người là sáng suốt. Có sáng suốt mới có trí, có trí mới có sáng suốt.
“Ôn cố tri tân”, ôn cũ biết mới; “Tri kỉ tri bỉ”, biết người biết ta là chìa khóa vàng mở cánh cửa đời sống của người thông minh.
Hai ngàn năm, biết bao nhiêu khôn ngoan đã áp dụng thành công. Nhưng chiếc chìa khóa vàng vẫn còn nguyên vẹn giá trị, dành cho những người sáng suốt. Đó cũng là nét độc đáo của cuốn Quỷ Cốc Tử”.
Nhận xét
Đăng nhận xét