Tôm tích - hay bề bề - có lẽ đã rất quen thuộc với chúng ta rồi.
Nhưng bên cạnh việc là một... món hải sản tuyệt vời khi lên đĩa, loài
vật này còn một sự thật cực kỳ bất ngờ mà rất ít người trong chúng ta
biết đến, liên quan đến cặp mắt của chúng.
Sự thật là, đôi mắt của
bề bề là một cặp mắt... vô lý nhất lịch sử, có thể khiến con người phải
hổ thẹn vì tầm nhìn hạn hẹp của mình. Sinh vật này không những cảm nhận
được sóng ánh sáng thường thấy, mà sóng cực tím lẫn ánh sáng phân cực
cũng nhìn được. Chúng thậm chí còn thấy cả sóng ánh sáng phát ra từ tế
bào ung thư. Nghe bá đạo chưa.
Vấn
đề nằm ở chỗ khả năng bá đạo này lại được xử lý bằng một bộ não cực kỳ
nhỏ, thậm chí được coi là tí hon. Đây chính là điểm vô lý đùng đùng mà
khoa học không thể lý giải được, cho đến một nghiên cứu gần đây. Bằng
việc sử dụng nhiều phương pháp kỹ thuật tinh vi, các chuyên gia từ Thụy
Điển, Mỹ và Úc đã phân tích được cấu trúc trong hệ thần kinh của tôm
tích, và hiểu được bằng cách nào sinh vật này lại có cặp mắt đỉnh của
đỉnh như vậy. Cặp mắt vô lý nhất mọi thời đại
Dành
cho những ai chưa biết, tôm tít thuộc chi Stomatopoda với 450 loài khác
nhau và đủ loại kích cỡ. Dù có tên như vậy nhưng chúng không thực sự là
tôm, mà có họ gần với cua hơn. Chúng có tên gọi như vậy là vì hình dạng
quá giống mà thôi.
Lý do chính xác vì sao cặp mắt của tôm tích vô
lý như vậy thì chưa hoàn toàn được làm rõ. Các chuyên gia đặt ra giả
thuyết rằng nó liên quan đến khả năng cảm nhận giới tính, hoặc để nhận
biết những thông điệp của riêng chúng mà con người vẫn chưa tìm ra.
Nhưng dù vì lý do gì, vẫn cần đến các phân tích chi tiết hơn.
Trên
thực tế, mắt của con người không tệ, thậm chí còn tốt là đằng khác.
Nhưng hầu hết chúng ta chỉ có vài loại tế bào cảm nhận ánh sáng, chia
thành 3 phổ điện từ trường. Chỉ với 3 phổ này, chúng ta có thể phân biệt
được tới 10 triệu màu.
Với tôm tích thì khác. Dựa theo phân tích
của khoa học, chúng có 2 cặp mắt kép với cả chục thụ thể cảm nhận ánh
sáng, đủ để thấy được cả tia cực tím và tia phân cực. Ngoài ra, mỗi con
mắt lại hoạt động một cách riêng lẻ, cho thấy hình ảnh 3 chiều trên gần
như mọi góc độ.
Nhưng
làm cách nào bộ não giản đơn của chúng có thể xử lý được ngần ấy thông
tin phức tạp? Để tìm ra lý do, các chuyên gia quyết định tập trung vào
khối tế bào thần kinh nơi cuống mắt của tôm tích, được gọi là
"reniform". Cấu trúc này vốn được phát hiện ở các loài vật không xương
sống từ cách đây cả trăm năm, nhưng chưa bao giờ nhận được sự quan tâm
đúng mực.
Các chuyên gia dõi theo con đường dẫn truyền thần kinh
nối giữa reniform đến các khu vực khác trong não bộ, tạo ra một bản đồ
liên quan đến hệ thống thị giác của tôm tích.
Một
đường dẫn đã nối với khu vực gọi là "lobula" (thùy não). Với các loài
không xương sống khác, khu vực này chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ thông
tin liên quan đến thị giác, rồi biến nó thành thứ ý nghĩa đối với từng
sinh vật. "Cấu trúc này cho phép tôm tích thu thập thông tin bậc cao hơn bình thường," - Nicholas Strausfeld từ ĐH Arizona, tác giả nghiên cứu chia sẻ.
Một
đường dẫn khác nối với cấu trúc thần kinh giống với nấm, có dạng chữ T.
Khu vực này chịu trách nhiệm cho quá trình học hỏi và cảm nhận mùi
hương ở các loài vật khác. Nói một cách chính xác, khoa học vẫn tin rằng
động vật giáp xác không có khu vực này, nhưng riêng tôm tích thì có thứ
từa tựa như thế. Nhờ cấu trúc này, chúng có thể xử lý thông tin hình
ảnh từ vùng thùy não, sau đó chuyển đến các khu vực khác để tạo ra ký
ức.
Vài năm trước, Strausfeld và các cộng sự đã chứng minh
reniform có tồn tại ở loài cua, và chịu trách nhiệm cho quá trình hình
thành ký ức. Với tôm tít, có thể chức năng cũng tương tự. Nghiên cứu như vậy để làm gì?
Việc
từ khi nào các loài thuộc chi Stomatopod có thể phát triển hệ thần kinh
phức tạp như vậy vẫn còn là một dấu hỏi. Vậy nên, bước tiếp theo các
chuyên gia sẽ tìm hiểu ở các loài vật khác, xem chúng hoạt động như thế
nào để có cái nhìn chính xác hơn.
Hàng trăm triệu năm tiến hóa đã
qua, rất khó để cho rằng não bộ của tôm tích sẽ giúp chúng ta hiểu hơn
về con người. Tuy nhiên, cặp mắt của tôm tích có thể góp phần hiện thực
hóa nhiều ý tưởng, từ thiết bị phát hiện ung thư, đến những cảm biến
camera chất lượng hơn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Comparative Neurology.
Những sự thật khoa học ít được biết đến sẽ khiến bạn không khỏi hoài nghi
Dân trí Tắc kè uống nước từ
chính mắt của chúng; gấu koala con ăn phân của mẹ để xây dựng hệ vi sinh
đường ruột, loài cú có thể ngồi xếp bằng, và còn nhiều sự thật khoa học
thú vị khác đang chờ bạn khám phá.
Hạt dâu tây giống với… quả xoài?
Không phải loài động vật bị bạch tạng nào cũng chỉ có mỗi màu trắng
Khả năng đầy thú vị của loài cú
Điều gì mang đến khả năng đàn hồi tuyệt vời cho dây nhảy bungee
Cách uống nước đặc biệt của tắc kè
Loại “sữa chua” đặc biệt của gấu koala con
Cơ thể của cá voi khổng lồ đến mức nào?
Con số đầy ấn tượng về đại văn hào Shakespeare
Minh Nhật
Theo BS
Các quy luật vật lý đằng sau cú sút bóng
Thiện Tâm |
6
Hình minh họa
Bóng đá là môn thể thao đòi hỏi tốc độ, sức mạnh, sức bền và
chiến lược, nhưng hẳn là việc kiểm soát trái bóng tốt cũng đòi hỏi sự am
tường về vật lý.
Bài viết này sẽ phân tích các quy luật
vật lý được phản ánh như thế nào trong bóng đá. Một số việc có vẻ rất
tầm thường, nhưng những logic vật lý của chúng lại rất thú vị. Các định luật chuyển động của Newton
Theo
định luật 1 của Newton, nếu không có lực nào tác động vào một trái
bóng, nó sẽ tiếp tục chuyển động với cùng vận tốc và hướng như cũ.
Khi
chúng ta đặt trái bóng trên cỏ, nó sẽ nằm yên ở đó (chuyển động bằng
không) vì không có lực nào tác động. Tuy nhiên, sau khi chúng ta đá
bóng, nó sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng ta đá nó. Tốc độ của nó sẽ
giảm dần do ma sát, nhưng hướng chuyển động sẽ vẫn như cũ.
Theo
định luật 2 của Newton, một lực tác động lên một vật thể sẽ thay đổi gia
tốc của vật thể đó – tức tỷ lệ thay đổi tốc độ của vật thể. Khi chúng
ta đá vào trái bóng, lực tác động lên bóng sẽ tạo ra gia tốc từ vận tốc
bằng 0 đến hàng chục km/h.
Khi bóng rời khỏi chân, nó bắt đầu giảm tốc (gia tốc âm) vì lực ma sát được sinh ra đang cố gắng chống lại chuyển động của nó.
Nếu
chúng ta đá vào một trái bóng trong không gian vũ trụ, ở đó không có
lực ma sát, nó có thể tăng tốc trong thời gian của cú đá, và sau đó tiếp
tục chuyển động ở vận tốc không đổi theo hướng ta đã sút bóng cho đến
khi nó chạm phải các vật thể khác hoặc một lực khác tác động lên nó.
Khác biệt giữa cú sút bằng má bàn chân và bằng mũi bàn chân
Hai
điều sẽ xuất hiện khi chúng ta đá trái bóng bằng má trong. Thứ nhất,
động năng lên trái bóng là khá hạn chế, điều này khiến cho bóng không đi
được xa. Thứ hai, chúng ta điều khiển trái bóng với cả bản chân, vì thế
trái bóng sẽ đi đúng quỹ đạo mà cầu thủ đã nhắm tới. Khi cầu thủ sút
bóng bằng mũi bàn chân, bóng sẽ đi mạnh hơn nhưng sẽ kém chính xác hơn.
Vấn
đề xảy ra với cú sút bóng bằng mũi bàn chân, đó là cầu thủ cung cấp cho
trái bóng một lực rất mạnh ở diện tích tiếp xúc nhỏ – đó là đầu các
ngón chân. Thêm nữa, nếu bạn đá bóng trên bãi biển bằng chân trần, bạn
sẽ bị đau khi chạm bóng bằng mũi bàn chân do lực tác động bị tập trung
vào một điểm nhỏ.
Ngược lại, lực tác động vào trái bóng trong cú
sút bằng má bàn chân được phân bổ trên diện tích rộng hơn khiến cho
người sút bóng không bị đau. Nhắm vào đâu trên trái bóng khi sút bằng mũi bàn chân?
Khi
sút bóng bằng mũi bàn chân, nếu điểm va chạm nằm ở chính giữa trái
bóng, nó sẽ đi theo quỹ đạo thẳng và mạnh, và bóng sẽ lăn trên sân cỏ
cho đến khi lực ma sát khiến nó dừng lại.
Ngược lại, nếu điểm
chạm không ở tâm trái bóng, nó sẽ tự quay quanh trục, tùy vào điểm tác
động. Va chạm ở phía trên trái bóng sẽ khiến bóng quay tròn về phía
trước. Chạm ở phía đáy của bóng sẽ biến nó về phía sau. Tuy vậy, trong
cả hai trường hợp, sau một khoảng thời gian ngắn, lực ma sát gây ra với
trái bóng bởi mặt cỏ sẽ khiến cho bóng quay tròn về phía trước.
Điều
thú vị hơn là khi cầu thủ sút bóng ở bên cạnh trái bóng, trái bóng bắt
đầu quay tròn trong không trung tùy thuộc vào điểm sút bóng. Khi điểm
chạm bóng là phía ngoài bóng và xuống thấp một chút gần đáy trái bóng,
điều tuyệt vời sẽ xuất hiện: trái bóng sẽ bay lên không trung trong khi
tự quay quanh trục của nó.
Lúc đầu, bóng sẽ bay chính xác theo
hướng sút bóng, và nó sẽ chậm dần do lực ma sát của không khí, chuyển
động quay của bóng sẽ khiến không khí ở một bên của bóng chuyển động
nhanh hơn bên còn lại, vì thế sau đó bóng sẽ chuyển hướng sang trái hoặc
phải, tùy thuộc vào điểm tác động của lực vào trái bóng.
Điều
này được gọi là hiệu ứng Magnus, tên thường được gọi hơn là cú sút "hình
quả chuối. (như cú sút phạt hình quả chuối nổi tiếng của Roberto Carlos
– đội tuyển Brazil).
Sơ đồ minh họa cú sút không thể tin nổi của Roberto Carlos vào đội tuyển Pháp 22 năm trước.
Một
ví dụ khác trong một trận đấu, trái bóng được sút ở phía điểm phạt góc,
ở một góc 1800 với khung thành, nhưng bóng vẫn bay vào lưới. Trong
trường hợp này, giống như phía trên, cầu thủ chạm bóng rất mạnh, với sự
tự quay tròn, trái bóng đã đổi hướng gần như hoàn toàn thành quỹ đạo
hình trái chuối vào bay vào khung thành. Liệu cú sút hình trái chuối đủ mạnh có khiến trái bóng bay ngược trở lại?
Rất
tiếc là không. Không kể là cú sút mạnh ra sao và chính xác thế nào, vì
trái bóng bay trong không khí và ma sát của không khí sẽ làm cho nó bay
chậm lại, khiến cho bán kính quay của trái bóng trở lên nhỏ dần.
Trái
bóng về lý thuyết có bay thành hình tròn nhỏ hơn dần, nhưng để có thể
làm như thế, nó cần phải tự quay cực nhanh xung quanh trục, nhanh hơn
rất nhiều so với trường hợp cầu thủ có thể tạo ra bằng cú sút của mình. Vì sao các cầu thủ sút bóng bổng để ghi bàn trong trường hợp cách xa khung thành?
Theo
định luật 2 Newton, một lực tác động vào vật thể sẽ khiến cho nó tăng
tốc. Khi lực tác động không còn và có 1 lực theo hướng ngược lại, sẽ
khiến cho đối tượng giảm tốc. Khi một cầu thủ sút bóng, anh ta tác động
một lực vào trái bóng khiến nó tăng tốc thành tốc độ cao.
Tại
thời điểm bóng rời khỏi chân cầu thủ, nó sẽ dừng tăng tốc, và từ thời
điểm đó trở đi, chỉ có 2 lực tác động vào nó: lực ma sát của không khí
khiến bóng đi chậm lại và trọng lực kéo bóng rơi xuống.
Khi bóng
đang bay, nó bay chậm dần và rơi xuống thấp dần, để khiến cho trái bóng
có thể bay gọn vào khung thành thay vì rơi xuống quá sớm, nó cần được
sút đủ cao. Do đó lần sau khi bạn thấy một cầu thủ sút bóng từ nửa sân
vào lưới, một hiện tượng vật lý rất phức tạp đã được thực hiện.
Nếu bạn muốn sút bóng đang bay chuyền cho đồng đội, bạn cần nhắm hướng như thế nào?
Khi
một cầu thủ B nhận đường chuyền từ đồng đội A, điều gì xảy ra nếu anh
ta sút trái bóng đang bay thẳng về phía cầu thủ C mà không làm bóng dừng
lại? Hướng của trái bóng sẽ tạo thành do 2 vectơ lực, từ cú sút của A
và B, theo sơ đồ sau (mũi tên đậm: hướng đá; mũi tên gạch: hướng bóng di
chuyển):
Một lựa chọn khác đơn giản hơn, đó là dừng trái bóng lại rồi tiếp tục sút đi. Sự khác biệt giữa việc phá bóng và bắt bóng ở cầu môn
Năng
lượng có thể tạo thành công hoặc lực, tạo ra chuyển động hoặc sinh
nhiệt… Năng lượng không bao giờ mất đi, mà chuyển từ đối tượng này sang
đối tượng khác, và từ dạng này sang dạng khác (từ động năng sang nhiệt
năng…) Khi một trái bóng bay đến thủ môn với tốc độ cao, anh ta có 2 lựa
chọn: bắt bóng bằng 2 tay hoặc phá bóng ra.
Trái bóng bay tới
khung thành với một động năng rất lớn. Theo định luật bảo toàn năng
lượng, năng lượng không thể bị mất đi, mà cần chuyển hóa từ đối tượng
này sang đối tượng khác, từ dạng này sang dạng khác.
Vì năng
lượng của trái bóng là cao, phá bóng bằng tay có thể gây chấn thương cho
thủ môn vì năng lượng của trái bóng bị hấp thụ hoàn toàn vào lòng bàn
tay của thủ môn (một diện tích nhỏ), và một phần năng lượng phản xạ vào
trái bóng khi nó được đẩy sang hướng khác. Vì thế, rất nhiều thủ môn
chọn cách phá bóng thay vì bắt bóng vì nó khiến anh ta đỡ phải chịu lực
lớn.
Ngược lại, khi thủ môn bắt bóng, anh ta dừng trái bóng trong
tay và hấp thụ năng lượng của trái bóng, với cú sút đủ mạnh, anh ta sẽ
bị đẩy lùi về phía sau. Vì vậy, thủ môn thường nằm đè lên bóng hoặc xoay
tròn với trái bóng – điều này sẽ khiến anh ta kiểm soát tốt năng lượng
lớn đi cùng trái bóng, ngăn cản bóng đi vào khung thành. Vì sao cầu thủ đi giày đinh?
Khác
với các môn thể thao khác, bóng đá được chơi trên sân cỏ. Cỏ có bề mặt
rất trơn, nhưng nó cũng tạo ra rất nhiều ma sát với trái bóng. Khi bóng
lăn trên cỏ, cỏ chà xát trái bóng và khiến nó chậm lại.
Tuy
nhiên, các cầu thủ bị ảnh hưởng khá ít bởi mặt cỏ, thậm chí là hoàn toàn
ngược lại: họ có thể bị trượt trên mặt cỏ. Những chiếc đinh trên giày
giữ cầu thủ đứng trên mặt cỏ và giữ họ không bị trượt đi.
Nhưng
đó không phải là vai trò duy nhất của đôi giày đinh. Nhờ những chiếc
đinh đứng trên mặt sân cỏ thay vì cả bàn chân dẫm lên mặt cỏ, các cầu
thủ có thể chạy nhanh hơn.
Điều này giống như những chú báo săn,
với bộ vuốt cắm trên mặt đất, khi chúng chạy, hoàn toàn chạy trên bộ
vuốt của mình. Điều này giảm đi ma sát giữa báo săn với mặt đất, giúp
chúng chạy nhanh hơn để săn mồi.
Cuối cùng, theo định luật thứ 3
của Newton, bất kể lực tác động nào cũng tạo một phản lực có hướng ngược
lại và độ lớn tương đương. Những đôi giày đinh cũng giúp hấp thụ các
phản lực từ các trái bóng khi các cầu thủ sút bóng, khiến cho họ không
bị đau khi sút. Tiến sỹ Erez Garty Viện nghiên cứu Khoa học Giáo dục Davidson
Nỗi Buồn Hoa Phượng - Ý Linh (Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] NGẬM SẦU Sầu ta chẳng biết sầu gì Cứ như cơn sốt li bì mê man Lê la đã khắp trần gian Mà nào gặp thuốc uống tan nỗi sầu... Sầu ta chẳng biết tại sao Càng cười ha hả càng đau thấu tình Đã từng trải hết phiêu linh Tưởng là bệnh khỏi, hóa trên đỉnh sầu. Ai ơi cứu được ta nào Ta xin hậu tạ một chầu sầu riêng... Trần Hanh Thu Hạ Thương - Hồ Phương Liên (Á Quân Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] 【Top】Những Hình Ảnh Buồn Về Tình Yêu Hay Và Ý Nghĩa Nhất By Hoàng Trung Văn Nghĩa - 26 Tháng Mười, 2019 0 1595 Share ...
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm...
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên ...
Nhận xét
Đăng nhận xét