Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
(ĐC sưu tầm trên NET)
Gia
đình nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển cho biết sau hai năm chống chọi với căn
bệnh quái ác này, ông đã trút hơi thở cuối cùng trong sự thương tiếc của
gia đình.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, sinh ngày 12-2-1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông là nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo… với nhiều bút danh: Vũ Đức Sao Biển, Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại… Ông là tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng, đi vào lòng khán giả: "Thu hát cho người", "Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài Lang", "Đau xót lý chim quyên", "Trên đồi xưa", "Điệu buồn phương nam", "Trở về Bạc Liêu"… Và ông cũng là tác giả hàng chục đầu sách từ biên khảo, tiểu phẩm trào phúng, tiểu thuyết, bút ký…
Khi ca khúc "Thu hát cho người" tròn 50 năm tuổi (1968-2018), chương trình Sol Vàng đã vinh danh nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trong chương trình với chủ đề mang tên ca khúc. Đó là lần gần nhất hầu hết những sáng tác của ông được thể hiện qua tiếng hát nhiều thế hệ ca sĩ.
Ngày
22-4, ông Bùi Thanh Liêm, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động và ông
Hoàng Việt Cường, Phó Tổng Giám đốc NamABank, đại diện chương trình "Mai
Vàng nhân ái" đã đến thăm ông và trao tặng 5 triệu đồng.
Dù bệnh tật nhưng hằng ngày, nhạc sĩ Vũ Đức Sao biển vẫn sáng tác nhạc, viết sách, cộng tác với báo chí.
Hôm đó ông đã viết giấy tâm sự: "Tôi cảm ơn khán giả, những người đã luôn yêu mến ca khúc do tôi viết. Công chúng nhiều năm qua khi biết tôi bị bệnh đã quan tâm, theo dõi và ủng hộ. Cảm ơn Chương trình "Mai Vàng kết nối" đã đến thăm, đây là tình cảm quý giá mà tôi sẽ không thể quên".
Và kỷ niệm khó quên là nghệ sĩ Võ Minh Lâm cùng đi với chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã hát bài "Đêm Gành Hào nhớ điệu Hoài Lang" tặng nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển. Ông đã khóc vì xúc động khi nghe lại sáng tác của mình.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: Xuôi dòng Thu Bồn về Cửu Long giang
QUỲNH TRANG
Nhạc Sĩ Vũ Đức Sao Biển & Những Bài Hát Bất Hủ
Vĩnh biệt nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
(NLĐO) – Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã trút hơi thở cuối cùng vào 23 giờ 25 phút ngày 6-5 tại tư gia ở TP HCM do căn bệnh ung thư vòm họng.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển tên thật là Võ Hợi, sinh ngày 12-2-1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Ông là nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo… với nhiều bút danh: Vũ Đức Sao Biển, Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại… Ông là tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng, đi vào lòng khán giả: "Thu hát cho người", "Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài Lang", "Đau xót lý chim quyên", "Trên đồi xưa", "Điệu buồn phương nam", "Trở về Bạc Liêu"… Và ông cũng là tác giả hàng chục đầu sách từ biên khảo, tiểu phẩm trào phúng, tiểu thuyết, bút ký…
Khi ca khúc "Thu hát cho người" tròn 50 năm tuổi (1968-2018), chương trình Sol Vàng đã vinh danh nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển trong chương trình với chủ đề mang tên ca khúc. Đó là lần gần nhất hầu hết những sáng tác của ông được thể hiện qua tiếng hát nhiều thế hệ ca sĩ.
Đại diện chương trình "Mai Vàng nhân ái" đến thăm nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển ngày 22-4-2020
Dù bệnh tật nhưng hằng ngày, nhạc sĩ Vũ Đức Sao biển vẫn sáng tác nhạc, viết sách, cộng tác với báo chí.
Hôm đó ông đã viết giấy tâm sự: "Tôi cảm ơn khán giả, những người đã luôn yêu mến ca khúc do tôi viết. Công chúng nhiều năm qua khi biết tôi bị bệnh đã quan tâm, theo dõi và ủng hộ. Cảm ơn Chương trình "Mai Vàng kết nối" đã đến thăm, đây là tình cảm quý giá mà tôi sẽ không thể quên".
Và kỷ niệm khó quên là nghệ sĩ Võ Minh Lâm cùng đi với chương trình "Mai Vàng nhân ái" đã hát bài "Đêm Gành Hào nhớ điệu Hoài Lang" tặng nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển. Ông đã khóc vì xúc động khi nghe lại sáng tác của mình.
Nhạc
sĩ Vũ Đức Sao Biển mắc bệnh ung thư vòm họng hai năm qua. Vào giữa
tháng 10-2019 ông nhập viện điều trị khi bệnh tình trở nặng. Xuân 2020,
bút danh Đồ Bì chuyên bình về kiếm hiệp Kim Dung của ông vẫn xuất hiện
trên nhiều báo, tạp chí, giai phẩm Xuân.
- Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển qua đời vào 23 giờ 25 phút ngày 6-5 tại nhà riêng ở TP HCM.
- Lễ nhập quan sẽ diễn ra vào 13 giờ ngày 7-5.
- Linh cữu sẽ được di quan và an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương vào 6 giờ 30 phút ngày 10-5.
- Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển qua đời vào 23 giờ 25 phút ngày 6-5 tại nhà riêng ở TP HCM.
- Lễ nhập quan sẽ diễn ra vào 13 giờ ngày 7-5.
- Linh cữu sẽ được di quan và an táng tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương vào 6 giờ 30 phút ngày 10-5.
Thu hát cho người (Vũ Đức Sao Biển) - Elvis Phương
Tiễn đưa nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển ‘về trên bến xa’
(PLO)- Trong bài Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang, nhạc sĩ
Vũ Đức Sao Biển đã viết “xề u xế u liu phạn, đưa cung đàn về trên bến
xa”. Và sáng nay, dòng người đã đưa ông về một “bến xa” khác.
Sáng 10-5, khoảng 60 người đã đến nhà
riêng ở quận 12 của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển để tiễn đưa ông đến hoa viên
nghĩa trang Bình Dương.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã qua đời vào
23 giờ 25 ngày 6-5 tại nhà riêng (TP.HCM) ở tuổi 73. Ông được biết đến
như một tác giả viết đa dạng lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, xã hội: Ở
lĩnh vực âm nhạc, văn học đó là nhạc sĩ, tác giả Vũ Đức Sao Biển; ở lĩnh
vực báo chí, phiếm luận ông là Đồ Bì, Đinh Ba, Mạc Đại…
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển, Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng ban tổ chức lễ tang nhạc sĩ, nhà báo Vũ Đức Sao Biển, nhắc nhớ về nhạc sĩ trong điếu văn. Ảnh: NGUYỄN YÊN
“Nhớ đến Vũ Đức Sao Biển là nhớ đến một
nhạc sĩ tài hoa mà bình dị; một người Quảng Nam yêu quê hương tha thiết;
một con người luôn lạc quan, yêu đời, có nhiều cống hiến và khiêm
nhường; một nhà báo phản biện mạnh mẽ và biết tôn trọng, lắng nghe người
khác mình.
15 năm làm việc tại báo Pháp Luật TP.HCM,
ông đã cùng các đồng nghiệp đấu tranh cho nhiều vụ án oan, đứng về phía
người nghèo khổ, oan ức, góp phần tìm lại công lý cho nhiều số phận,
trong đó có người bị tuyên án tử hình oan” - nhà báo Nguyễn Đức Hiển,
Phó Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, Trưởng ban tổ chức lễ tang nhạc sĩ, nhà báo Vũ Đức Sao Biển, nhắc nhớ về nhạc sĩ trong điếu văn.
Bên cạnh một người nhạc sĩ của nhiều thế
hệ khán giả, một nhà báo của những án oan đến với hàng triệu độc giả,
một thầy giáo được nhiều học trò thương quý thì trên hết là tấm lòng ông
dành cho gia đình.
“Thời gian có thể phá đi những danh
xưng, làm phai mờ sự nổi tiếng nhưng không thể làm mờ hình bóng một
người cha, người chồng, người ông Vũ Đức Sao Biển trong tâm hồn những người ở lại” - nhà báo Nguyễn Đức Hiển, cũng là một người láng giềng của nhạc sĩ, chia sẻ.
Con trai, cháu nội... tiễn đưa ông, cha của mình. Một người đã tận tụy với gia đình trong suốt cuộc đời. Ảnh: QT
Thay mặt gia đình, anh Võ Triết Giang,
con trai của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, đã nói lời cảm tạ: “Ba chúng tôi
đã ra đi như “hoàng hạc bỏ trời mơ” sau khi đã dành thời gian tận hiến
cho xã hội và gia đình. Chúng tôi tự hào vì ba là nhạc sĩ tài năng, là
nhà giáo được nhiều học trò thương mến…
Ba không chỉ đau đáu về quê hương Quảng
Nam mà còn làm rạng danh những câu ca Nam bộ. Chúng tôi tin rằng nhiều
năm sau nữa người ta vẫn hát: Thu, hát cho người, Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang… của ba chúng tôi”.
Mộ phần của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển nằm
trong khuôn viên làng mộ nghệ sĩ ở hoa viên nghĩa trang Bình Dương cùng
soạn giả Viễn Châu, nhạc sĩ Thanh Sơn, soạn giả Nhị Kiều, nhà văn Sơn
Nam, nhà thơ Kiên Giang…
(PLO)- Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã theo “hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ” như trong ca khúc của ông vào khuya ngày 6-5.
Đêm Gành Hào nhớ điệu hoài lang - Phi Nhung
Những ca khúc gắn liền với tên tuổi nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển để lại hơn 300 bài hát, trong đó có những ca khúc nổi tiếng như Thu, hát cho người, Điệu buồn phương Nam, Đêm gành hào nhớ điệu hoài lang...
Thông tin nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển
qua đời hôm 6.5 khiến nhiều người yêu mến dòng nhạc quê hương không
khỏi tiếc nuối. Trong cuộc đời của mình, nam nhạc sĩ hoạt động ở nhiều
lĩnh vực, để lại hơn 2.000 bài báo, 50 quyển sách. Trong vai trò một
người nhạc sĩ, Vũ Đức Sao Biển sáng tác hơn 300 bản tình ca, trong đó
đáng chú ý là những ca khúc mang giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng gợi nhớ
quê hương như Điệu buồn phương Nam, Đêm gành hào nghe điệu hoài lang, Đau xót lý chim quyên, Trở lại Bạc Liêu...
Thu, hát cho người
Nhắc đến Vũ Đức Sao Biển, người ta nhớ ngay đến Thu, hát cho người.
Ca khúc sáng tác năm 1968 mà theo lời nhạc sĩ là lúc ông trong trạng
thái “lên đồng". Khi ấy nam nhạc sĩ ngồi một mình trong chiều thu vàng
ruộm với ngàn hoa sim tím đẹp mênh mông và viết nên bản nhạc này. “Theo
tôi, Thu, hát cho người có sức sống bền bỉ vì nó là một bài tình ca đẹp về giai điệu, giàu tính tư tưởng và tính nghệ thuật
về ca từ. Nó ra đời ở năm đôi mươi khi người ta còn rất trẻ, nỗi si
tình cũng mới tinh khôi. Âm nhạc là một trong bảy nghệ thuật nên ca từ
của ca khúc phải đẹp, nếu không đẹp thì không phải là âm nhạc ca khúc.
Tôi thích viết ca từ đẹp”, nam nhạc sĩ từng chia sẻ.
|
Điệu buồn phương Nam
Điệu buồn phương Nam là một trong những ca khúc nổi tiếng
khi nhắc đến nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển. Bài hát ra đời năm 1994 với giai
điệu buồn, khiến nhiều người thổn thức nhớ về quê hương với nhiều hình
ảnh quen thuộc như cung đàn, con sáo... Trong sáng tác này, nam nhạc sĩ
vận dụng ngũ cung nhằm tạo cảm giác gần gũi cho người nghe. Điệu buồn phương Nam từng được nhiều ca sĩ như Hương Lan, Thùy Trang thể hiện khá thành công.
Đau xót lý chim quyên
Vũ Đức Sao Biển sáng tác Đau xót lý chim quyên năm 1994
với giai điệu đậm chất dân ca Nam bộ. Trong đó, câu ca dao “Chim quyên
ăn trái nhãn lồng/Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi” được ông lồng
ghép khéo léo, giúp ca khúc gần gũi hơn với người dân Nam Bộ. Bài hát
được ca sĩ Hương Lan thể hiện thành công.
|
Đêm gành hào nhớ điệu hoài lang
Bài hát Đêm gành hào nhớ điệu hoài lang tiếp tục là một
thành công của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển khi theo đuổi dòng nhạc quê
hương. Ca khúc được viết dựa trên câu chuyện có thật, khi nam nhạc sĩ có
dịp trở về thăm lại Bạc Liêu, nơi ông từng sinh sống thời gian dài.
Theo lời kể của nam nhạc sĩ, trong một đêm trăng sáng, ông ngồi trên
sông và có nghe tiếng radio vọng lại bản Dạ cổ hoài lang nên lấy ý tưởng sáng tác. Bài hát mang giai điệu buồn nhưng gần gũi, ca từ đơn giản và có sự lồng ghép khéo léo ca khúc Dạ cổ hoài lang.
Mẹ Cửu Long
Ca khúc Mẹ Cửu Long được ông hoàn thành chỉ sau một đêm
với những cảm xúc dạt dào. Bài hát được ông viết dựa trên câu chuyện có
thật mà ông nghe được từ chuyến đi miền Tây vào năm 2001. “Khi tôi ghé
miền Tây tình cờ nghe được câu chuyện về người mẹ hi sinh lao xuống dòng
nước cứu con mình trong mùa nước nổi. Hình tượng người mẹ, người phụ nữ
Nam bộ lúc đó để lại dấu ấn sâu đậm trong cảm xúc của tôi nên khi đêm
đến tôi viết ngay ca khúc Mẹ Cửu Long này”, ông kể. Bài hát này được Phi Nhung thể hiện thành công và nhận được sự yêu mến của khán giả.
Trở lại Bạc Liêu
Theo lời của ca sĩ Thùy Trang, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từng có thời
gian dài sinh sống tại Bạc Liêu. Vì vậy trong các sáng tác mà ông viết
về Nam bộ thì Bạc Liêu là vùng đất được nam nhạc sĩ nhắc đến nhiều nhất.
Bài hát Trở lại Bạc Liêu bày tỏ tình cảm của tác giả dành cho vùng đất nơi đây trong dịp trở lại thăm.
THU HÁT CHO NGƯỜI - TUYỂN TẬP CA KHÚC CỦA NHẠC SĨ VŨ ĐỨC SAO BIỂN|phuong le tv
Nhận xét
Đăng nhận xét