CHUYỆN ÍT BIẾT 88
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguyên soái Zhukov ký Đạo luật đầu hàng tại Berlin; Nguồn: freecity.lv
Wilhelm Keitel đã làm gì? Trước sức mạnh tấn công vũ bão của Hồng Quân Liên Xô Trong Thế Chiến 2
Những chiến sĩ Hồng quân Việt Nam trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
Thứ bảy, ngày 09/05/2020 21:30 PM (GMT+7)
Ít ai biết rằng, trong trận chiến bảo vệ
thủ đô Moscow có cả xương máu của những chiến sĩ Hồng quân Việt Nam
tham gia cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Nga.
Bình luận
0
Sự tình việc văn bản đầu hàng của Đức Quốc xã được ký hai lần
Lê Ngọc |
Toan tính chính trị khác nhau của Mỹ và Liên Xô đã khiến các tướng Đức bại trận phải ký văn bản đầu hàng hai lần.
Lần thứ nhất
Ở Đức, sau khi Đô đốc Dönitz lên nắm quyền, Tư lệnh mới Hải quân - Đô đốc Hans-Georg von Friedeburg - có ý muốn đàm phán với quân Đồng minh. Ngày 5/5/1945, có mặt tại Trụ sở của Tướng Mỹ Dwight Eisenhower - Tư lệnh các lực lượng Đồng minh - ở Reims (Pháp), viên Đô đốc thông báo đã sẵn sàng và đề xuất tổ chức bàn giao dần quân đội Đức ở Mặt trận phía Tây, nhưng đã bị khước từ.
Quan điểm của Đồng minh là Đức phải đầu hàng ngay lập tức và vô điều kiện; Friedeburg được gợi ý đề nghị chính phủ Đức đầu hàng hoàn toàn. Một bức điện của Friedeburg được mã hóa bằng mật mã của Mỹ và được gửi đến Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 của Anh, từ đó, được giải mã và chuyển đến Văn phòng của Dönitz.
Dönitz
cho rằng Friedeburg không đủ hùng biện nên phái Thượng tướng Alfred
Jodl - Tổng tham mưu trưởng Quân đội Đức (vốn được trùm phát xít nể
trọng) - đi đàm phán, hòng thuyết phục Eisenhower.
Ngày 6/5, lúc sáu giờ tối, Jodl được đưa đến Trụ sở của bộ chỉ huy quân Đồng minh ở Reims. Eisenhower yêu cầu đầu hàng ngay lập tức và cho Jodl nửa giờ để suy nghĩ. Người Đức vì đã gây ra các tội ác khủng khiếp ở Mặt trận phía Đông với binh sĩ và thường dân Slavơ và Nga nên luôn sợ bị Liên Xô trả thù. Tướng Jodl hy vọng việc ký kết có thể cứu mạng sống của cả các đơn vị quân Đức đang chống cự Hồng quân ở chiến trường phía Đông.
Viên tướng Đức xin phép liên lạc vô tuyến và đã báo cáo với với Dönitz rằng, Eisenhower “khăng khăng ký văn bản đầu hàng vào ngày hôm nay ... Tôi thấy không có phương án dự bị khả dĩ nào. Yêu cầu Tổng thống xác nhận ngay lập tức qua đài phát thanh rằng, tôi có toàn quyền ký kết đầu hàng”.
Dönitz hiểu rằng kháng cự là vô ích và Jodl nhận được ủy quyền. Eisenhower đã cho mời người đứng đầu phái bộ quân sự Liên Xô, Thiếu tướng Pháo binh Ivan Susloparov, đến văn phòng mình và thông báo rằng, người Đức đã đầu hàng, Tướng Jodl đã sẵn sàng ký kết văn bản đầu hàng của quân đội Đức. Không nên chậm trễ, nếu không, sẽ có thêm đổ máu. Eisenhower cũng yêu cầu Susloparov chuyển văn bản của Đạo luật đầu hàng của Đức về Moscow và thay mặt cho Liên Xô ký; việc ký kết được lên kế hoạch vào 2h30 phút ngày 7/5.
Tướng Susloparov đã gửi một bức điện khẩn về Moscow. Sau khi giải mã, điện mật được chuyển đến Văn phòng chiến dịch đặc biệt phụ trách các hoạt động quân sự của Liên Xô ở nước ngoài, sau đó - đến lãnh đạo của Bộ Tổng tham mưu để báo cáo Stalin - người đưa ra quyết định cuối cùng. Thời gian trôi qua, nhưng vẫn không có ý kiến phản hồi. Đến ngày giờ ký, vẫn chưa có hồi âm từ Moscow. Susloparov quyết định ký Đạo luật đầu hàng; nếu không, quân đội Đức sẽ tiếp tục chiến đấu chỉ chống lại quân đội Liên Xô.
Văn bản đầu hàng (Instrument of Surrender) được ký kết lúc 2h41 ngày 7/5 bởi hai người - Tổng tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao của lực lượng Đồng minh - Tướng Mỹ Walter Bedell Smith, và Tướng Ivan Susloparov; Tướng Pháp Francois Sevez chứng thực chữ ký của họ. Tướng Susloparov đã lưu ý rằng có thể ký một văn bản đầu hàng khác, nếu một trong những chính phủ Đồng minh mong muốn; ông viết tên theo tiếng Pháp "Sousloparov' chứ không bằng tiếng Nga. Văn bản có hiệu lực từ 23h01 ngày 8/5 (giờ Trung Âu) đã cứu mạng hàng vạn người; người Đức có thể bỏ vùng chiến sự bị Liên Xô tiến đánh chạy sang vùng do Đồng minh Phương Tây đóng.
Nhưng sau khi ký, Susloparov nhận được điện từ Moscow với chỉ thị: không ký bất cứ văn bản nào! Ông chột dạ nghĩ mình không thể thoát khỏi bị trừng phạt, vì ký và không có ủy quyền chính thức của Stalin. Trên thực tế, tướng Susloparov được lãnh đạo Hồng quân Liên Xô, Alexei Antonov cử đến buổi lễ cùng một trợ lý và phiên dịch, chứ không phải là hành động tự ý. Nhiệm vụ chính của ông là báo cáo lại tình hình, chuyển nội dung văn bản đầu hàng của Đức về cho cấp trên và chờ lệnh.
Lý do Stalin cấm tướng Susloparov ký văn bản Đức đầu hàng
Như Dmitry Petrov viết trong cuốn sách “John Kennedy. Hoàng tử đỏ của Mỹ” của mình, Stalin đã phẫn nộ vì sự vội vàng trong việc soạn thảo một tài liệu quan trọng như vậy. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng, văn bản lịch sử đó nên được ký bởi đại diện của Bộ Chỉ huy Tối cao của các quốc gia trong liên minh chống phát xít, và tại Berlin, chính nơi hành động xâm lược của Hitler xuất phát.
Nhiều
người, kể cả các nhà lãnh đạo của Anh và Mỹ, đã đồng ý với Stalin. Theo
một số nhà phân tích, vấn đề Susloparov không thể liên lạc với Moscow
kịp thời là đáng ngờ; Susloparov sẽ không thể ký một tài liệu quan trọng
như vậy nếu không có ý kiến của Bộ Chỉ huy Tối cao; ngoài ra,
Eisenhower đã báo cáo về mọi thứ với Stalin. Khi biết rằng bức điện của
mình cấm ký văn bản đã đến muộn, Stalin nói rằng cá nhân ông không có
vấn đề đối với Susloparov. Có thể, Stalin đơn giản chỉ cần một cái cớ để
sắp xếp cho việc ký kết văn kiện ở Berlin bởi Nguyên soái Zhukov.
Thực tế là sau Chiến thắng, Susloparov đã được về Moscow và nhận được một vị trí đáng ghen tị - phụ trách các khóa đào tạo tình báo cao cấp của Hồng quân và sau đó ít lâu, nhận chức vụ tương tự tại Học viện Ngoại giao Quân sự, nhưng sự thăng tiến trong sự nghiệp đã dừng lại ở đó. Năm 1955, Thiếu tướng Ivan Alekseevich Susloparov được chuyển sang ngạch dự bị vì lý do sức khỏe và mất ngày 16/12/1974. Chữ ký mà vị tướng ký trong văn bản đầu hàng của quân đội Đức khiến ông ta phải trả giá cho sự nghiệp, nhưng mãi mãi giữ được tên tuổi trong lịch sử...
Lần thứ hai
Sau khi Đạo luật đầu hàng vô điều kiện của phát xít Đức được ký tại Reims, Tổng thống Mỹ Harry Truman và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đề xuất đồng thời tuyên bố về việc Đức đầu hàng vào ngày 8/5, lúc 9h sáng. Stalin yêu cầu Đồng minh hoãn tuyên bố chấm dứt chiến tranh một ngày vì không chắc chắn lệnh của Đức về đầu hàng vô điều kiện sẽ được quân đội Đức ở Mặt trận phía Đông, chấp hành... Bộ chỉ huy Quân đội Liên Xô muốn đợi cho đến khi việc quân đội Đức đầu hàng có hiệu lực, và sẽ công bố vào ngày 9/5, lúc 19h tối (giờ Moscow).
Truman và Churchill trả lời rằng không thể giữ bí mật việc nước Đức đầu hàng. Theo đề nghị của Tướng Eisenhower, Stalin đã xem xét thủ tục sơ bộ và yêu cầu việc ký kết Đạo luật đầu hàng phải được thực hiện dưới hình thức đầy đủ tại Berlin; London và Washington háo hức đồng ý. Bây giờ, cây vĩ cầm chính đã được chơi bởi một đại diện của Hồng quân, những người đã có công lớn hạ knock-out Đức Quốc xã. Nguyên soái Georgy Zhukov nhận được chỉ thị từ Moscow: "Bộ tư lệnh tối cao ủy quyền cho đồng chí phê chuẩn hiệp ước về sự đầu hàng vô điều kiện của các lực lượng vũ trang Đức".
Buổi lễ ký kết Đạo luật đầu hàng được tổ chức tại một trong số ít các tòa nhà còn lại ở Berlin hoang tàn do chiến tranh - câu lạc bộ sĩ quan của trường kỹ sư quân sự ở Karlshorst. Văn bản được ký với sự hiện diện của Nguyên soái Liên Xô G. K. Zhukov, đại diện Bộ Tư lệnh tối cao của Lực lượng viễn chinh Đồng minh - Nguyên soái Không quân A. Tedder (Anh), cũng như Tướng Không quân Mỹ C. Spats và Tư lệnh Quân đội Pháp - Tướng J. Latra de Tassigny, có mặt với tư cách nhân chứng; phía Đức - Tham mưu trưởng của Bộ tư lệnh tối cao Quân đội Đức - Thống chế Wilhelm Keitel (về sau bị treo cổ bởi bản án của Tòa án Nicheberg), Tham mưu trưởng Không quân - Đại tướng Hans Jürgen Stumpf (thi hành án hai năm và được thả tự do) và Đô đốc Friedeburg (về sau tự sát bằng thuốc độc).
Phe
Đồng minh tranh cãi nhau ai đặt bút ký và các văn bản phải soạn đi soạn
lại, dịch ra ba bản tiếng Đức, Anh và Nga (không có Pháp) nên tới sáng
9/5/1945, lễ ký thực sự mới xong, nhưng vẫn đề ngày 8/5. Buổi lễ kết
thúc khi đã là ngày 9/5 - lúc 0h43. Ở Moscow, khi đó đã là ngày 9/5 nên
Liên Xô sau này lấy 9/5 làm ngày kỷ niệm Chiến thắng phát xít Đức. Cho
đến nay vẫn có những nhận định khác nhau về công lao đóng góp và sự hy
sinh của các nước thuộc phe Đồng minh.
Đạo luật được ký lần thứ hai không khác nhiều so với văn bản đã ký tại Reims, vì chỉ là buộc Đức đầu hàng vô điều kiện trên tinh thần Hội nghị Yalta từ tháng 1/1945. Phía Liên Xô đã thực hiện hai sửa đổi: các đơn vị của quân đội Đức không chỉ chấm dứt chiến sự, mà còn phải giải giáp và chuyển tất cả vũ khí và thiết bị quân sự cho bộ chỉ huy Đồng minh; người Đức bị cấm vô hiệu hóa bất kỳ tài sản nào phải chuyển cho bên chiến thắng.
Đáng nói, văn bản này không phải là cuối cùng, trong nội dung Đạo luật có nói rằng, nó sẽ được thay thế bằng “một tài liệu chung khác về đầu hàng”. Văn kiện cuối cùng được ký ngày 4/6/1945 mà không có sự tham gia của đại diện quân đội Đức. Bốn chỉ huy của quân đội Đồng minh đã thông qua "Tuyên bố về sự thất bại của Đức và tiếp nhận chính quyền tối cao bởi chính phủ của bốn cường quốc Đồng minh". Đây là một tài liệu chính trị thuần túy về cách các quốc gia chiến thắng có ý định cai trị nước Đức./.
Ở Đức, sau khi Đô đốc Dönitz lên nắm quyền, Tư lệnh mới Hải quân - Đô đốc Hans-Georg von Friedeburg - có ý muốn đàm phán với quân Đồng minh. Ngày 5/5/1945, có mặt tại Trụ sở của Tướng Mỹ Dwight Eisenhower - Tư lệnh các lực lượng Đồng minh - ở Reims (Pháp), viên Đô đốc thông báo đã sẵn sàng và đề xuất tổ chức bàn giao dần quân đội Đức ở Mặt trận phía Tây, nhưng đã bị khước từ.
Quan điểm của Đồng minh là Đức phải đầu hàng ngay lập tức và vô điều kiện; Friedeburg được gợi ý đề nghị chính phủ Đức đầu hàng hoàn toàn. Một bức điện của Friedeburg được mã hóa bằng mật mã của Mỹ và được gửi đến Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 của Anh, từ đó, được giải mã và chuyển đến Văn phòng của Dönitz.
Tướng Susloparov tại buổi ký Đạo luật đầu hàng của Đức Quốc xã; Nguồn: russian7.ru
Ngày 6/5, lúc sáu giờ tối, Jodl được đưa đến Trụ sở của bộ chỉ huy quân Đồng minh ở Reims. Eisenhower yêu cầu đầu hàng ngay lập tức và cho Jodl nửa giờ để suy nghĩ. Người Đức vì đã gây ra các tội ác khủng khiếp ở Mặt trận phía Đông với binh sĩ và thường dân Slavơ và Nga nên luôn sợ bị Liên Xô trả thù. Tướng Jodl hy vọng việc ký kết có thể cứu mạng sống của cả các đơn vị quân Đức đang chống cự Hồng quân ở chiến trường phía Đông.
Viên tướng Đức xin phép liên lạc vô tuyến và đã báo cáo với với Dönitz rằng, Eisenhower “khăng khăng ký văn bản đầu hàng vào ngày hôm nay ... Tôi thấy không có phương án dự bị khả dĩ nào. Yêu cầu Tổng thống xác nhận ngay lập tức qua đài phát thanh rằng, tôi có toàn quyền ký kết đầu hàng”.
Dönitz hiểu rằng kháng cự là vô ích và Jodl nhận được ủy quyền. Eisenhower đã cho mời người đứng đầu phái bộ quân sự Liên Xô, Thiếu tướng Pháo binh Ivan Susloparov, đến văn phòng mình và thông báo rằng, người Đức đã đầu hàng, Tướng Jodl đã sẵn sàng ký kết văn bản đầu hàng của quân đội Đức. Không nên chậm trễ, nếu không, sẽ có thêm đổ máu. Eisenhower cũng yêu cầu Susloparov chuyển văn bản của Đạo luật đầu hàng của Đức về Moscow và thay mặt cho Liên Xô ký; việc ký kết được lên kế hoạch vào 2h30 phút ngày 7/5.
Tướng Susloparov đã gửi một bức điện khẩn về Moscow. Sau khi giải mã, điện mật được chuyển đến Văn phòng chiến dịch đặc biệt phụ trách các hoạt động quân sự của Liên Xô ở nước ngoài, sau đó - đến lãnh đạo của Bộ Tổng tham mưu để báo cáo Stalin - người đưa ra quyết định cuối cùng. Thời gian trôi qua, nhưng vẫn không có ý kiến phản hồi. Đến ngày giờ ký, vẫn chưa có hồi âm từ Moscow. Susloparov quyết định ký Đạo luật đầu hàng; nếu không, quân đội Đức sẽ tiếp tục chiến đấu chỉ chống lại quân đội Liên Xô.
Văn bản đầu hàng (Instrument of Surrender) được ký kết lúc 2h41 ngày 7/5 bởi hai người - Tổng tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao của lực lượng Đồng minh - Tướng Mỹ Walter Bedell Smith, và Tướng Ivan Susloparov; Tướng Pháp Francois Sevez chứng thực chữ ký của họ. Tướng Susloparov đã lưu ý rằng có thể ký một văn bản đầu hàng khác, nếu một trong những chính phủ Đồng minh mong muốn; ông viết tên theo tiếng Pháp "Sousloparov' chứ không bằng tiếng Nga. Văn bản có hiệu lực từ 23h01 ngày 8/5 (giờ Trung Âu) đã cứu mạng hàng vạn người; người Đức có thể bỏ vùng chiến sự bị Liên Xô tiến đánh chạy sang vùng do Đồng minh Phương Tây đóng.
Nhưng sau khi ký, Susloparov nhận được điện từ Moscow với chỉ thị: không ký bất cứ văn bản nào! Ông chột dạ nghĩ mình không thể thoát khỏi bị trừng phạt, vì ký và không có ủy quyền chính thức của Stalin. Trên thực tế, tướng Susloparov được lãnh đạo Hồng quân Liên Xô, Alexei Antonov cử đến buổi lễ cùng một trợ lý và phiên dịch, chứ không phải là hành động tự ý. Nhiệm vụ chính của ông là báo cáo lại tình hình, chuyển nội dung văn bản đầu hàng của Đức về cho cấp trên và chờ lệnh.
Lý do Stalin cấm tướng Susloparov ký văn bản Đức đầu hàng
Như Dmitry Petrov viết trong cuốn sách “John Kennedy. Hoàng tử đỏ của Mỹ” của mình, Stalin đã phẫn nộ vì sự vội vàng trong việc soạn thảo một tài liệu quan trọng như vậy. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Liên Xô cho rằng, văn bản lịch sử đó nên được ký bởi đại diện của Bộ Chỉ huy Tối cao của các quốc gia trong liên minh chống phát xít, và tại Berlin, chính nơi hành động xâm lược của Hitler xuất phát.
Thực tế là sau Chiến thắng, Susloparov đã được về Moscow và nhận được một vị trí đáng ghen tị - phụ trách các khóa đào tạo tình báo cao cấp của Hồng quân và sau đó ít lâu, nhận chức vụ tương tự tại Học viện Ngoại giao Quân sự, nhưng sự thăng tiến trong sự nghiệp đã dừng lại ở đó. Năm 1955, Thiếu tướng Ivan Alekseevich Susloparov được chuyển sang ngạch dự bị vì lý do sức khỏe và mất ngày 16/12/1974. Chữ ký mà vị tướng ký trong văn bản đầu hàng của quân đội Đức khiến ông ta phải trả giá cho sự nghiệp, nhưng mãi mãi giữ được tên tuổi trong lịch sử...
Lần thứ hai
Sau khi Đạo luật đầu hàng vô điều kiện của phát xít Đức được ký tại Reims, Tổng thống Mỹ Harry Truman và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đề xuất đồng thời tuyên bố về việc Đức đầu hàng vào ngày 8/5, lúc 9h sáng. Stalin yêu cầu Đồng minh hoãn tuyên bố chấm dứt chiến tranh một ngày vì không chắc chắn lệnh của Đức về đầu hàng vô điều kiện sẽ được quân đội Đức ở Mặt trận phía Đông, chấp hành... Bộ chỉ huy Quân đội Liên Xô muốn đợi cho đến khi việc quân đội Đức đầu hàng có hiệu lực, và sẽ công bố vào ngày 9/5, lúc 19h tối (giờ Moscow).
Truman và Churchill trả lời rằng không thể giữ bí mật việc nước Đức đầu hàng. Theo đề nghị của Tướng Eisenhower, Stalin đã xem xét thủ tục sơ bộ và yêu cầu việc ký kết Đạo luật đầu hàng phải được thực hiện dưới hình thức đầy đủ tại Berlin; London và Washington háo hức đồng ý. Bây giờ, cây vĩ cầm chính đã được chơi bởi một đại diện của Hồng quân, những người đã có công lớn hạ knock-out Đức Quốc xã. Nguyên soái Georgy Zhukov nhận được chỉ thị từ Moscow: "Bộ tư lệnh tối cao ủy quyền cho đồng chí phê chuẩn hiệp ước về sự đầu hàng vô điều kiện của các lực lượng vũ trang Đức".
Buổi lễ ký kết Đạo luật đầu hàng được tổ chức tại một trong số ít các tòa nhà còn lại ở Berlin hoang tàn do chiến tranh - câu lạc bộ sĩ quan của trường kỹ sư quân sự ở Karlshorst. Văn bản được ký với sự hiện diện của Nguyên soái Liên Xô G. K. Zhukov, đại diện Bộ Tư lệnh tối cao của Lực lượng viễn chinh Đồng minh - Nguyên soái Không quân A. Tedder (Anh), cũng như Tướng Không quân Mỹ C. Spats và Tư lệnh Quân đội Pháp - Tướng J. Latra de Tassigny, có mặt với tư cách nhân chứng; phía Đức - Tham mưu trưởng của Bộ tư lệnh tối cao Quân đội Đức - Thống chế Wilhelm Keitel (về sau bị treo cổ bởi bản án của Tòa án Nicheberg), Tham mưu trưởng Không quân - Đại tướng Hans Jürgen Stumpf (thi hành án hai năm và được thả tự do) và Đô đốc Friedeburg (về sau tự sát bằng thuốc độc).
Đạo luật được ký lần thứ hai không khác nhiều so với văn bản đã ký tại Reims, vì chỉ là buộc Đức đầu hàng vô điều kiện trên tinh thần Hội nghị Yalta từ tháng 1/1945. Phía Liên Xô đã thực hiện hai sửa đổi: các đơn vị của quân đội Đức không chỉ chấm dứt chiến sự, mà còn phải giải giáp và chuyển tất cả vũ khí và thiết bị quân sự cho bộ chỉ huy Đồng minh; người Đức bị cấm vô hiệu hóa bất kỳ tài sản nào phải chuyển cho bên chiến thắng.
Đáng nói, văn bản này không phải là cuối cùng, trong nội dung Đạo luật có nói rằng, nó sẽ được thay thế bằng “một tài liệu chung khác về đầu hàng”. Văn kiện cuối cùng được ký ngày 4/6/1945 mà không có sự tham gia của đại diện quân đội Đức. Bốn chỉ huy của quân đội Đồng minh đã thông qua "Tuyên bố về sự thất bại của Đức và tiếp nhận chính quyền tối cao bởi chính phủ của bốn cường quốc Đồng minh". Đây là một tài liệu chính trị thuần túy về cách các quốc gia chiến thắng có ý định cai trị nước Đức./.
Nhận xét
Đăng nhận xét