CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 174
(ĐC sưu tầm trên NET)
Việt Nam và món nợ ân tình với Tổng thống Saddam Hussein
Ngày này năm xưa: Ly kì chiến dịch tìm bắt Saddam Hussein
13/12/2018
04:19
GMT+7
Sau
9 tháng triển khai một trong những chiến dịch truy lùng gắt gao nhất
trong lịch sử, lính Mỹ ngày 13/12/2003 đã bắt được nhà lãnh đạo Iraq bị
lật đổ Saddam Hussein.
Saddam
Hussein, cựu Tổng thống Iraq, bị phát hiện ở nơi ẩn nấp nằm giữa hai
ngôi nhà trang trại ở Adwar, cách quê hương Tikrit của ông này khoảng
16km, theo The Guardian.
Chiến
dịch bắt giữ Saddam Hussein mang tên Bình Minh Đỏ, được tiến hành sau
khi Mỹ nhận được mật báo từ một trong số những thành viên trong gia đình
cựu lãnh đạo Iraq này.
Ông Hussein, 63 tuổi khi bị
bắt, đã chạy trốn kể từ khi Baghdad sụp đổ và rơi vào tay quân Mỹ vào
ngày 9/4. Video ghi lại những gì diễn ra cho thấy, vụ bắt giữ cựu Tổng
thống Iraq không tốn một viên đạn nào, diễn ra lúc 8h30 tối giờ địa
phương.
Dỡ nắp che nơi Saddam Hussein trốn |
Nơi
ẩn nấp của nhà lãnh đạo Iraq bị lật đổ rất bé, chỉ đủ chỗ cho một người
ngả lưng, Trung tướng Ricardo Sanchez, chỉ huy quân đội Mỹ tại Iraq
thời điểm đó cho hay. Theo vị tướng này, để che chắn lối vào, gạch đá và
những món đồ nguỵ trang bẩn thỉu đã được sử dụng.
Khoảng
600 binh sĩ đã tham gia cuộc truy lùng, tướng Sanchez cho hay. Có hai
người Iraq bị bắt cùng Saddam Hussein, song kiểm tra ADN vẫn không chứng
minh được thân thế của họ. Nhà chức trách tìm thấy 2 khẩu súng
Kalashnikov, một khẩu súng ngắn và 750.000USD tiền mặt tại khu vực ẩn
nấp.
Tướng
Sanchez cho biết, chiến dịch truy bắt Saddam Hussein được triển khai
khoảng 2h sau khi nhận được mật báo. Binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm
21 đã bao vây ngôi nhà và tìm kiếm cựu lãnh đạo Iraq ở hai địa điểm cụ
thể được đặt tên là Wolverine One và Wolverine Two nhưng không tìm được
Saddam Hussein.
Việc lục soát ngôi nhà được tiếp tục và sau đó binh sĩ Mỹ đã tìm thấy nơi Saddam Hussein ẩn nấp.
Nói
về tình trạng của cựu Tổng thống Iraq ở thời điểm bị bắt, tướng Sanchez
cho hay: “Đó là một người đàn ông mệt mỏi, người cam chịu số phận”.
Saddam
Hussein sau đó bị kết án tử hình vào ngày 30/12/2006, một tháng sau khi
bị kết các tội ác chống loài người, gồm cả những tội danh liên quan tới
vụ xử 148 người Shiite năm 1982.
Hoài Linh
Ngày này năm xưa: Tội ác đáng sợ của 'sát thủ bom thư' Mỹ
11/12/2018
05:00
GMT+7
Ngày
11/12/1985, "sát thủ bom thư Mỹ" Theodore John Kaczynski đã giết nạn
nhân đầu tiên Hugh Scrutton, chủ một cửa hàng máy tính ở Sacramento,
California.
Theo
trang History, Theodore sinh tháng 5/1942 tại Evergreen Park, bang
Illinois. Ngay từ khi còn nhỏ, Theodore đã được coi như một thần đồng
với bảng thành tích học tập đáng nể. Mới học lớp 5, Theodore đã có chỉ
số IQ lên đến 167 và được lên thẳng lớp 7. Không những thế, Theodore đã
nhận được học bổng của Đại học Harvard khi mới 16 tuổi và trở thành một
trong những giáo sư toán học trẻ nhất tại Đại học California ở thành phố
Berkeley khi mới 25 tuổi. Tuy nhiên, hai năm sau đó (năm 1969),
Theodore bất ngờ thôi việc.
Theodore John Kaczynski khi còn làm giảng viên tại Đại học California. (Ảnh: George M. Bergman) |
Sau
khi nghỉ việc, Theodore đã dọn về nhà của cha mẹ ở Lombard, bang
Illinois. Năm 1971, ông ta lại chuyển đến một túp lều nhỏ ở ngoại ô
Lincoln, bang Montana. Tại đây, Theodore sống một cuộc sống không có
điện hay nước máy, làm những công việc lặt vặt và nhận hỗ trợ tài chính
từ gia đình. Tuy nhiên, nơi này cũng chính là địa điểm để thần đồng toán
học một thời thực hiện mong muốn lớn nhất là đánh bom thư. Theodore cho
rằng, một nơi hẻo lánh sẽ trở thành căn cứ tốt nhất cho việc tự chế bom
và không bị lộ hành tung.
Túp lều trong rừng của Theodore. (Ảnh: Daily Mail) |
Mục
tiêu ban đầu của Theodore là sống một cuộc sống tự cung, tự cấp. Ông ta
học các kỹ năng sinh tồn như nhận diện thực vật, côn trùng ăn được.
Theodore thường xuyên sử dụng một chiếc xe đạp cũ để đi khắp thị trấn.
Một tình nguyện viên tại một thư viện địa phương cho biết, ông ta thường
tới đọc các tác phẩm kinh điển.
Theo Theodore, các
dự án bất động sản và các nhà máy công nghiệp đã khiến ông ta không thể
sống một cách hòa bình với thiên nhiên vì chúng đã tàn phá đất đai, rừng
núi, sông hồ. Để đáp trả, Theodore bắt đầu có những hành động phá hoại
đối với các công trình gần đó vào năm 1975 rồi dành thời gian để tìm
hiểu về xã hội học, triết học và tìm cách chế tạo bom.
Một quả bom do Thodore chế tạo. (Ảnh: Word Press) |
Theodore
đã cho phát nổ quả bom đầu tiên vào tháng 5/1978 tại khuôn viên trường
Đại học Illinois, bang Chicago. Quả bom được đóng trong một bưu phẩm gửi
cho giáo sư Buckley Crist, chuyên ngành kỹ thuật vật liệu tại Đại học
Northwestern. Theodore cho rằng, nếu không có những nghiên cứu của
Buckley Crist thì không thể có những con đường đi xuyên qua những đầm
lầy, chịu được tải trọng của những loại xe hạng nặng. Tuy nhiên, lúc
nhận bưu phẩm, giáo sư Buckley Crist đã nghi ngờ và báo cảnh sát. Khi
Trung sĩ Terry Marker mở ra, quả bom phát nổ khiến ông nát bàn tay.
Từ
năm 1978 đến năm 1995, Theodore đã gửi đi hàng loạt quả bom ngày càng
tinh vi và giết chết tổng cộng 3 người, làm bị thương 23 người. Nạn
nhân đầu tiên thiệt mạng chính là Hugh Scrutton, chủ một cửa hàng máy
tính ở Sacramento, bang California. Ngày 11/12/1985, khi ra bãi đỗ xe,
Hugh Scrutton thấy một bưu phẩm mà ai đó đặt trên cốp xe của mình nhưng
khi vừa mở ra thì quả bom phát nổ.
Lần
này, Theodore đã nhồi thêm đinh vào bom, nên Scrutton đã chết ngay tại
chỗ. Hai nạn nhân khác thiệt mạng trong các vụ đánh bom thư của Theodore
gồm Thomas J. Mosser, Giám đốc công ty quảng cáo Burston-Marsteller ở
thành phố Caldwell, bang New Jersey (1994) và Gilbert Brent Murray, chủ
tịch ngành công nghiệp gỗ ở California (1995).
"Sát thủ bom thư Mỹ" bị bắt. (Ảnh: Nytimes) |
Năm
1995, ông ta gửi một bức thư tới tờ New York Times và hứa sẽ "từ bỏ
khủng bố" nếu báo này hoặc tờ Washington Post xuất bản bài luận của ông
với tiêu đề "Xã hội Công nghiệp và Tương lai của nó". Trong bài viết,
ông ta lập luận rằng: "Các vụ đánh bom của tôi là cực đoan nhưng tôi
thấy cần thiết vì sự xói mòn nhân phẩm của những người đang hoạch định
những chính sách công nghiệp hiện đại".
browser not support iframe.
Theodore
là nhân vật chính trong cuộc điều tra dài nhất và tốn kém nhất trong
lịch sử của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Trước khi biết tới danh
tính của ông ta, FBI đã sử dụng từ Unabom (kẻ đánh bom hàng không và các
trường đại học) để nhắc tới các vụ việc liên quan tới Theodore, sau đó,
truyền thông đã gọi ông ta là "Unabomber". FBI và Tổng chưởng lý Janet
Reno đã thúc đẩy việc xuất bản bài viết của "Unabomber", nhờ đó, họ đã
có được manh mối từ anh trai Theodore là David Kaczynski, người đã nhận
ra văn phong của em trai mình.
Theodore John Kaczynski ra hầu tòa. (Ảnh: AP) |
Tháng
4/1996, Theodore bị bắt tại túp lều của ông ta ở Lincoln. Ông ta đã
thừa nhận mọi tội lỗi của mình. Tuy nhiên, Theodore đã tìm cách từ chối
luật sư do tòa chỉ định vì họ muốn ông ta xin giấy chứng nhận tâm thần
để thoát án tử hình. Năm 1998, sau khi xem xét đơn kháng án của
Theodore, tòa án liên bang tuyên hủy án tử hình, giảm xuống còn tù chung
thân, không ân xá.
Sầm Hoa
Ngày này năm xưa: Kết cục buồn cho cuộc tình cổ tích của Công nương Diana
09/12/2018
03:57
GMT+7
Ngày
9/12/1992, sau một thời gian dài dư luận xôn xao đồn đoán, Thủ tướng
Anh John Major đã chính thức lên tiếng xác nhận việc vợ chồng Thái tử
Charles và Công nương Diana ly thân. Thông báo bất ngờ là tin buồn đối
với công chúng Anh cũng như những người từng ngưỡng mộ "cuộc hôn nhân cổ
tích" của họ ở khắp nơi trên thế giới.
Ngày 29/7/1981, gần một tỉ khán giả truyền hình ở 74 nước trên thế giới đã ngồi trước màn hình ti vi để theo dõi "đám cưới thế kỷ" giữa Thái tử Charles, người kế vị ngai vàng nước Anh 32 tuổi với Diana Spencer, cô tiểu thư xinh đẹp, 19 tuổi, xuất thân từ một gia đình quý tộc danh tiếng lâu đời bậc nhất ở đảo quốc sương mù.
Hôn
lễ hoành tráng với nhiều nghi lễ truyền thống, mang đậm màu sắc cổ tích
của họ diễn ra tại Nhà thờ St. Paul với sự hiện diện của 2.650 quan
khách.
Vào ngày trọng đại, cô dâu Diana mặc bộ váy cưới được may thủ công từ 40 mét lụa quý, có đuôi dài 7,6 mét đính hàng ngàn viên ngọc trai, đội mũ miện kim cương và mang giày lụa thêu. Cô dâu và chú rể di chuyển trên một chiếc xe bằng thủy tinh do ngựa kéo. Cặp đôi dùng nhẫn cưới 18 carat, đính kết 14 hạt kim cương và có giá trị lên đến 63.000 USD ở thời điểm đó.
Cặp đôi sau đó đã có một tuần trăng mật ngọt ngào với những hình ảnh tình tứ trên du thuyền sang trọng được các hãng truyền thông trên khắp thế giới đồng loạt cho đăng tải. Song, chỉ 1 năm sau đám cưới, cuộc hôn nhân của họ không còn màu hồng như lúc ban đầu. Bóng tối bắt đầu bao trùm gia đình họ, bất chấp sự ra đời của cậu con trai đầu lòng - Hoàng tử William vào 1982 và đứa con trai thứ hai - Hoàng tử Harry vào năm 1984.
Mãi
về sau, Diana mới tiết lộ một sự thật động trời, rằng ngay từ lúc cử
hành hôn lễ, bà đã phát hiện Thái tử Charles không thuộc về mình, vì
trong trái tim ông luôn có chỗ cho Camilla Parker Bowles. Trong suốt
những năm tháng chung sống, chồng Diana chưa bao giờ ngừng nhớ nhung
Camilla, người phụ nữ hơn 1 tuổi mà ông quen, rồi yêu say đắm từ năm
1971, dù hai người đều đã có gia đình riêng. (Camilla kết hôn với Thiếu
tá Andrew Parker Bowles, một người bạn của Thái tử Charles từ tháng
7/1973).
Thất vọng, đau khổ và ghen tuông khiến Diana từng bị khủng hoảng tinh thần nặng nề, trầm cảm, sụt cân và có lúc định tự tử. Trong khi đó, bất chấp các nỗ lực níu kéo của người vợ trẻ, Thái tử Charles vẫn đi theo "tiếng gọi trái tim" và công khai tìm đến người tình Camilla vào năm 1986, mặc những lời xì xào, đàm tiếu.
Chỉ sau 5 năm kết hôn, ông và Diana gần như sống ly thân. Hồi cuối năm 1987, truyền thông Anh đưa tin, Thái tử và Công nương đã không ở bên nhau suốt 37 ngày liên tiếp.
Cuộc
hôn nhân giữa họ sau đó trở nên hết sức căng thẳng. Tại một bữa tiệc
tối, Diana đã gặp riêng Camilla để yêu cầu bà chấm dứt quan hệ với chồng
mình, nhưng vô vọng. Diana cũng sốc nặng khi biết, bạn bè của chồng
thậm chí còn tạo điều kiện cho chồng bà bí mật gặp gỡ người tình thường
xuyên.
Mệt mỏi và dường như muốn trả thù chuyện chồng phản bội, Diana bắt đầu cuộc sống phóng túng. Theo tiết lộ của Michael Gibbins, cựu thư ký của Diana, Hoàng gia Anh vô cùng tức giận vì Công nương có quan hệ tình cảm với 5 người đàn ông, bao gồm đội trưởng đội bóng bầu dục Anh Will Carling, vệ sĩ Barry Manakee, sĩ quan kỵ binh James Hewitt, chuyên gia truyền thông James Gilbey và thương gia Oliver Hoare. Paul Burrell, cựu quản gia của Diana thậm chí quả quyết, bà đã cặp kè với tất cả 9 người, gồm cả ca sĩ Bryan Adams.
Năm
1991, Thái tử Charles và Công nương Diana thường xuất hiện trước công
chúng với tâm trạng chán chường, lạnh nhạt với nhau. Họ gần như không
tham gia các hoạt động ngoại giao chung hoặc nếu có, cũng ở riêng phòng.
Ngày 9/12/1992, sau một thời gian dài dư luận xôn xao đồn đoán, Thủ tướng Anh John Major đã chính thức lên tiếng xác nhận việc vợ chồng Thái tử Charles và Công nương Diana ly thân. Nhưng ông trấn an rằng, đây chỉ là "sự chia cắt tạm thời". Nữ hoàng Elizabeth II cũng bày tỏ sự thất vọng và nói bà luôn mong đợi sự tái hợp.
Tuy nhiên, không gì có thể hàn gắn được cuộc hôn nhân không hòa hợp và thiếu vắng tình yêu. Chính Thái tử Charles từng tiết lộ trong một bộ phim tài liệu năm 1994 rằng, ông vẫn đi lại với Camilla ngay sau đám cưới và chỉ chờ cho cuộc hôn nhân với Diana tan vỡ để đến với người tình.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1995, Diana cũng cay đắng thừa nhận: "Có đến ba người trong cuộc hôn nhân này và dường như thế là hơi đông".
4
năm sau đó, ngày 28/8/1996, cặp đôi chính thức ly hôn. Diana bị tước bỏ
tước hiệu Vương phi và chỉ còn được gọi là "Công nương xứ Wales". Vì là
mẹ của hai con trai có quyền kế vị ngai vàng, nên theo luật Hoàng gia
Anh, bà vẫn là thành viên trong Hoàng tộc.
Diana nhận được số tiền bồi thường lên đến 23 triệu USD sau ly hôn. Bà cũng được giữ lại toàn bộ nữ trang cùng 2 căn phòng ở cung điện Kensington, nơi bà từng sinh sống khi còn là vợ Thái tử Charles. Ngoài ra, bà vẫn được tiếp tục sử dụng 2 văn phòng trong cung điện St. James để quản lý hoạt động từ thiện.
Đối
với những cuộc phiêu lưu tình ái sau này, Diana chỉ công khai duy nhất
mối tình với tỷ phú Dodi Fayed. Hai người đã thiệt mạng trong một vụ tai
nạn giao thông kinh hoàng lúc rạng sáng ngày 31/8/1997 tại đường hầm
Pont de l'Alma ở Paris, Pháp. Cả thế giới sốc nặng và tiếc thương vô hạn
trước sự ra đi của vị công nương được mệnh danh là "bông hồng nước
Anh".
8 năm sau, vào ngày 9/4/2005, Thái tử Charles chính thức làm đám cưới với người tình Camilla.
Tuấn Anh
Ngày 29/7/1981, gần một tỉ khán giả truyền hình ở 74 nước trên thế giới đã ngồi trước màn hình ti vi để theo dõi "đám cưới thế kỷ" giữa Thái tử Charles, người kế vị ngai vàng nước Anh 32 tuổi với Diana Spencer, cô tiểu thư xinh đẹp, 19 tuổi, xuất thân từ một gia đình quý tộc danh tiếng lâu đời bậc nhất ở đảo quốc sương mù.
Đám cưới thế kỷ giữa Thái tử Charles và Diana năm 1981 là tâm điểm chú ý của thế giới lúc bấy giờ. Ảnh: Time |
Vào ngày trọng đại, cô dâu Diana mặc bộ váy cưới được may thủ công từ 40 mét lụa quý, có đuôi dài 7,6 mét đính hàng ngàn viên ngọc trai, đội mũ miện kim cương và mang giày lụa thêu. Cô dâu và chú rể di chuyển trên một chiếc xe bằng thủy tinh do ngựa kéo. Cặp đôi dùng nhẫn cưới 18 carat, đính kết 14 hạt kim cương và có giá trị lên đến 63.000 USD ở thời điểm đó.
Cặp đôi sau đó đã có một tuần trăng mật ngọt ngào với những hình ảnh tình tứ trên du thuyền sang trọng được các hãng truyền thông trên khắp thế giới đồng loạt cho đăng tải. Song, chỉ 1 năm sau đám cưới, cuộc hôn nhân của họ không còn màu hồng như lúc ban đầu. Bóng tối bắt đầu bao trùm gia đình họ, bất chấp sự ra đời của cậu con trai đầu lòng - Hoàng tử William vào 1982 và đứa con trai thứ hai - Hoàng tử Harry vào năm 1984.
Ảnh chụp gia đình Thái tử Charles - Diana năm 1986. Dù ngoài mặt tỏ ra hạnh phúc nhưng hai người đã bắt đầu sống ly thân. Ảnh: Marie Claire |
Thất vọng, đau khổ và ghen tuông khiến Diana từng bị khủng hoảng tinh thần nặng nề, trầm cảm, sụt cân và có lúc định tự tử. Trong khi đó, bất chấp các nỗ lực níu kéo của người vợ trẻ, Thái tử Charles vẫn đi theo "tiếng gọi trái tim" và công khai tìm đến người tình Camilla vào năm 1986, mặc những lời xì xào, đàm tiếu.
Chỉ sau 5 năm kết hôn, ông và Diana gần như sống ly thân. Hồi cuối năm 1987, truyền thông Anh đưa tin, Thái tử và Công nương đã không ở bên nhau suốt 37 ngày liên tiếp.
Ảnh: Mirror |
Mệt mỏi và dường như muốn trả thù chuyện chồng phản bội, Diana bắt đầu cuộc sống phóng túng. Theo tiết lộ của Michael Gibbins, cựu thư ký của Diana, Hoàng gia Anh vô cùng tức giận vì Công nương có quan hệ tình cảm với 5 người đàn ông, bao gồm đội trưởng đội bóng bầu dục Anh Will Carling, vệ sĩ Barry Manakee, sĩ quan kỵ binh James Hewitt, chuyên gia truyền thông James Gilbey và thương gia Oliver Hoare. Paul Burrell, cựu quản gia của Diana thậm chí quả quyết, bà đã cặp kè với tất cả 9 người, gồm cả ca sĩ Bryan Adams.
Ảnh: Marie Claire |
Ngày 9/12/1992, sau một thời gian dài dư luận xôn xao đồn đoán, Thủ tướng Anh John Major đã chính thức lên tiếng xác nhận việc vợ chồng Thái tử Charles và Công nương Diana ly thân. Nhưng ông trấn an rằng, đây chỉ là "sự chia cắt tạm thời". Nữ hoàng Elizabeth II cũng bày tỏ sự thất vọng và nói bà luôn mong đợi sự tái hợp.
Tuy nhiên, không gì có thể hàn gắn được cuộc hôn nhân không hòa hợp và thiếu vắng tình yêu. Chính Thái tử Charles từng tiết lộ trong một bộ phim tài liệu năm 1994 rằng, ông vẫn đi lại với Camilla ngay sau đám cưới và chỉ chờ cho cuộc hôn nhân với Diana tan vỡ để đến với người tình.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1995, Diana cũng cay đắng thừa nhận: "Có đến ba người trong cuộc hôn nhân này và dường như thế là hơi đông".
Diana nhận được số tiền bồi thường lên đến 23 triệu USD sau ly hôn. Bà cũng được giữ lại toàn bộ nữ trang cùng 2 căn phòng ở cung điện Kensington, nơi bà từng sinh sống khi còn là vợ Thái tử Charles. Ngoài ra, bà vẫn được tiếp tục sử dụng 2 văn phòng trong cung điện St. James để quản lý hoạt động từ thiện.
Diana và người tình Dodi Fayed. Ảnh: NYPost |
Ảnh: Daily Mail |
Tuấn Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét