CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 171
(ĐC sưu tầm trên NET)
Câu chuyện về Tử Cấm Thành
Ngày này năm xưa: Tang thương bao trùm nước Mỹ
14/12/2018
03:00
GMT+7
Ngày
14/12/2012, một vụ xả súng xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook ở bang
Connecticut (Mỹ) khiến 28 người thiệt mạng. Đây là một trong những vụ
xả súng trường học đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ.
Trang
Britannica cho hay, vụ tấn công bắt đầu khi Adam Lanza (20 tuổi) ra tay
sát hại mẹ mình, bà Nancy Lanza (54 tuổi) tại nhà riêng ở thị trấn
Newtown. Bà Nancy bị trúng 4 phát đạn từ một khẩu súng trường. Cách đó
vài năm, bà đã mua khẩu súng này cùng với một khẩu AR-15 bán tự động,
một khẩu súng trường tấn công M16 và một số vũ khí khác.
Trước
khi rời khỏi nhà, Lanza đã phá hủy ổ cứng máy tính cá nhân, một hành
động được cho là gây khó khăn cho các nhà điều tra trong việc thu thập
bằng chứng.
Ảnh hồi nhỏ của Adam Lanza. (Ảnh: Mirror) |
Hung
thủ cầm theo một khẩu AR-15, hai khẩu súng lục bán tự động, một khẩu
súng ngắn và vài trăm viên đạn rồi lái chiếc xe của bà Nancy tới trường
tiểu học Sandy Hook, một ngôi trường công ở Newtown có từ lớp mầm non
cho tới lớp 4.
Đến nơi, Lanza để khẩu súng ngắn trong
xe, rồi vừa đi vừa bắn vào cổng có khóa an ninh của trường vào lúc 9h30
sáng. Y lập tức gặp hiệu trưởng Dawn Hochsprung và chuyên gia tâm lý
Mary Sherlach. Lanza bắn chết cả hai người phụ nữ. Tiếng súng nổ đã
truyền qua loa phóng thanh tới từng lớp học.
Một em học sinh chưa hết bàng hoàng sau vụ tấn công. (Ảnh: Reuters) |
Theo
những khóa diễn tập từng được tổ chức, các giáo viên đã lập tức tập
trung các em học sinh tới phòng thay đồ hoặc nhà vệ sinh và chặn cửa
bằng đồ đạc hoặc bằng chính cơ thể họ.
Lanza bước vào
lớp học của giáo viên Lauren Rousseau, giết chết cô và 14 em học sinh.
Sau đó, y bước sang lớp học thứ hai, nơi cô Victoria Soto đã giấu các
học sinh trong một tủ đồ. Cô đã cố gắng đánh lạc hướng Lanza, nói rằng
các học sinh đang ở hội trường bên kia tòa nhà. Tuy nhiên, Lanza không
tin. Y bắn chết cô Soto và 6 em nhỏ chạy khỏi vị trí ẩn nấp.
Một phụ nữ òa khóc khi nghe tin về người thân của mình. (Ảnh: AP) |
Cảnh
sát đã nhận được cuộc gọi khẩn cấp đầu tiên từ trường học vào khoảng
9h35 sáng và đã lập tức triển khai để ứng phó. Những cảnh sát đầu tiên
vào tòa nhà trông thấy một người mặc đồ đen, sau đó nghe được một loạt
tiếng súng. Họ tìm thấy Lanza ở gần cửa lớp cô Soto và đã tự sát.
Một phụ huynh tới đón con sau vụ xả súng. (Ảnh: AP) |
Adam
Lanza (sinh năm 1992) từng là một học sinh giỏi tại trường trung học
Newtown và không có tiền án tiền sự. Cha mẹ y đã ly hôn vào năm 2009,
Lanza được tòa xử sống với mẹ. Hai mẹ con Lanza sống cách trường tiểu
học Sandy Hook khoảng 8km. Theo các giáo viên và bạn học cũ, Lanza
"thông minh, nhưng thần kinh bất ổn, ngồi không yên".
browser not support iframe.
Hàng
chục cảnh sát địa phương và liên bang đã được điều tới trường học và
phong tỏa hiện trường vô thời hạn. Trường học đã được tháo dỡ vào năm
2014 và được thay thế bằng một tòa nhà mới vào năm 2016.
Quang cảnh trường Sandy Hook nhìn từ trên cao. (Ảnh: AP) |
Kết
quả pháp y cho thấy, nạn nhân nào cũng bị bắn nhiều phát đạn. Vụ thảm
sát đã gây ra một cuộc tranh luận mới về kiểm soát súng đạn.
Ông Obama gạt nước mắt khi gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân. (Ảnh: Obamawhitehouse) |
Các
nhà lập pháp cam kết đưa ra một số hình thức kiểm soát súng sau
vụ việc. Tổng thống Mỹ khi đó Barack Obama đã khóc trên sóng truyền hình
quốc gia khi ông gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân.
Sầm HoaNgày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
08/12/2018
05:51
GMT+7
Ngày
8/12/1980, ca sĩ John Lennon, người sáng lập kiêm thủ lĩnh của ban nhạc
huyền thoại The Beatles, đã bị Mark David Chapman bắn chết bên ngoài
căn hộ của anh ở thành phố New York (Mỹ), theo trang History.
Mark
David Chapman (25 tuổi) là người có vấn đề về thần kinh và bị ám ảnh
bởi nhân vật Holden Caulfield trong tiểu thuyết " Bắt trẻ đồng xanh -
The Catcher in the Rye" của J. D. Salinger. Hắn đã lên kế hoạch ám sát
Lennon khi nghe những bài hát của The Beatles trong thời gian làm bảo vệ
ở Hawaii.
Danh ca John Lennon. (Ảnh: Spud Murphy © Yoko Ono) |
Chapman
mua một khẩu súng ở Hawaii rồi di chuyển đến New York. Chapman đã gọi
điện cho vợ thông báo rằng hắn tới New York để bắn Lennon, nhưng vợ
Chapman đã không để ý tới. Sau khi không thể mua được đạn tại New York
vì luật khắt khe, Chapman đã bay tới Atlanta và mua những viên đạn rỗng
đầu rồi quay lại New York.
Một cảnh quay trong phim "The Killing Of John Lennon" tái hiện lại khoảnh khắc nam ca sĩ bị bắn chết.
browser not support iframe.
Vào
ngày xảy ra vụ ám sát, Chapman mua thêm một cuốn "The Catcher in the
Rye" và cùng những người hâm mộ đợi bên ngoài The Dakota, tòa nhà căn hộ
của Lennon ở khu Manhattan. Đêm đó, khi Lennon vừa trở về từ phòng thu
của Record Plant và chuẩn bị bước vào tòa nhà, Chapman đã bắn anh từ
phía sau và bắn thêm hai viên đạn nữa vào vai nam ca sĩ. Yoko Ono, người
vợ thứ hai của Lennon, chạy tới gần chồng và yêu cầu bảo vệ gọi cấp
cứu.
Vợ chồng Lennon chụp ảnh trước tòa nhà The Dakota hai tuần trước khi nam ca sĩ bị ám sát. (Ảnh: Word Press) |
Lennon
không chết ngay lập tức. Một số báo cáo cho biết, anh đã cố leo lên bậc
thềm của tòa nhà để tìm sự giúp đỡ nhưng đã gục xuống. Khi cảnh sát tới
nơi, Lennon nằm sấp mặt trong vũng máu. Sĩ quan cảnh sát Tony Palma
cùng với đồng nghiệp Herb Frauenberger đã khiêng Lennon vào xe tuần tra
của họ rồi chở tới bệnh viện. Trong khi đó, Chapman vẫn bình tĩnh bỏ áo
khoác ra và đợi bị bắt.
Hiện trường vụ án mạng. (Ảnh: NYTimes) |
Các
bác sĩ tại Bệnh viện St. Luke's-Roosevelt đã mất 15 phút để giúp Lennon
hồi tỉnh, nhưng do vết thương quá nặng nên anh đã không thể qua khỏi
vào lúc 23h giờ cùng ngày.
Ngày 9/12, tin tức về vụ ám
sát John Lennon xuất hiện trên trang nhất của các báo ở Mỹ và châu Âu.
Các đài phát thanh và đài truyền hình cũng nhanh chóng đưa tin trong bản
tin sáng sớm. Nhiều báo thậm chí còn coi đó là một trong những vụ ám
sát chấn động nhất lịch sử thế giới.
Người hâm mộ tiếc thương huyền thoại âm nhạc. (Ảnh: Daily Mail) |
Lễ
truy điệu John Lennon được tổ chức ngày 10/12/1980 tại nghĩa trang
Ferncliff, Hastdale, New York. Khoảng hơn 225.000 người cùng với khoảng
7.000 nhân viên an ninh đã có mặt quanh nghĩa trang. Buổi lễ có sự tham
gia của rất nhiều nhân vật nổi tiếng và những người ảnh hưởng vô cùng
lớn tới sự nghiệp của anh. Vợ cũ của Lennon, Cynthia và con trai Julian
Lennon cũng đến dự. Yoko Ono quyết định hỏa táng Lennon thay vì chôn
cất, nên lễ truy điệu chỉ mang tính tượng trưng và không ai biết lý do
thực sự đằng sau quyết định này.
Mark Chapman. (Ảnh: Sky News) |
Sau
khi bị bắt, Chapman đã thừa nhận đã bán một bức tranh của họa sĩ Norman
Rockwell để lấy tiền thực hiện kế hoạch của mình. Y khai muốn giết John
Lennon để được nổi tiếng. Trong mắt Chapman, Lennon là một thần tượng,
một người thành công, một người được cả thế giới trọng vọng và ngưỡng
mộ, còn hắn ta không có gì là nổi bật.
Yoko Ono không
tham dự các phiên xét xử, song tuyên bố sẽ chỉ đồng ý ký vào đơn làm
chứng khi tòa tuyên án mức cao nhất với kẻ sát nhân. Với hàng loạt tội
danh nghiêm trọng, Chapman bị kết án tù chung thân, bị quản thúc tại Khu
Phục hồi nhân phẩm ở Attica và Wende, New York từ năm 1981 và chỉ được
ân xá dưới sự chấp thuận của Yoko Ono. Kể từ năm 2000, Chapman nộp đơn
xin ân xá 7 lần và lần gần nhất là vào 8/2012 nhưng đều bị Yoko Ono từ
chối.
Bức ảnh chụp gia đình Lennon không lâu trước khi anh bị bắn chết. (Ảnh: Camera Press) |
John
Lennon (sinh năm 1940) là nhạc sĩ, ca sĩ người Anh và là người sáng
lập, kiêm thủ lĩnh của ban nhạc huyền thoại The Beatles, một trong những
ban nhạc thành công và được ngưỡng mộ nhất lịch sử âm nhạc thế giới.
Năm 2002, Lennon được khán giả đài BBC bầu chọn ở vị trí số 8 trong danh
sách "100 người Anh vĩ đại nhất", và tới năm 2008, anh được tạp chí
danh tiếng Rolling Stone chọn là ca sĩ vĩ đại thứ 5 của mọi thời đại.
Sầm Hoa
Ngày này năm xưa: Máy bay ném bom Mỹ mất tích bí ẩn
05/12/2018
04:00
GMT+7
Ngày
5/12/1945, phi đội gồm 5 máy bay ném bom và ngư lôi Grumman TBM Avenger
của Hải quân Mỹ cất cánh từ căn cứ Ft. Lauderdale ở bang Florida, để
tham gia một sứ mệnh huấn luyện định kỳ kéo dài 3 giờ. Tuy nhiên, chúng
biến mất bí ẩn ở Tam giác Bermuda.
Theo
lịch trình, Phi đội 19 xuất phát từ Ft. Lauderdale lúc 14h10 ngày
5/12/1945. Cả 5 oanh tạc cơ dự kiến sẽ bay 193km về phía đông, 117,5km
về phía bắc và sau đó thực hiện chặng bay 193km cuối cùng để trở
về căn cứ hải quân. Song, mọi chuyện rốt cuộc đã không xảy ra như kế
hoạch.
browser not support iframe.
Hai
tiếng sau khi cất cánh, chỉ huy Phi đội 19, người đã bay ở khu vực này
suốt hơn 6 tháng, thông báo cả la bàn chính lẫn la bàn dự phòng trên
máy bay ném bom của anh đều bị hỏng, khiến anh không thể xác định
vị trí của mình. Các oanh tạc cơ còn lại cũng báo cáo gặp sự cố
thiết bị tương tự.
5 chiếc oanh tạc cơ thuộc Phi đội 19. Ảnh phục dựng: Wikimedia |
Các
cơ sở thu phát vô tuyến trên mặt đất đã cố gắng liên lạc để xác
định vị trí của họ, nhưng không thành công. Sau hơn 2 tiếng nhận được
các thông điệp lộn xộn từ Phi đội 19, nhà chức trách dưới mặt đất đã bắt
được một tin nhắn vô tuyến bị méo tiếng từ phi đội trưởng lúc 18h20
phút tối. Trong đó, anh dường như yêu cầu các thành viên trong phi
đội chuẩn bị thoát khỏi các máy bay của họ cùng lúc vì thiếu nhiên
liệu.
Các phi công thuộc Phi đội 19. Ảnh: History.com |
Vào
thời điểm đó, nhiều trạm radar mặt đất cuối cùng xác định, Phi đội
19 đang có mặt đâu đó ở phía bắc Bahamas và phía đông bờ biển Florida.
Vì vậy, lúc 19h27 tối cùng ngày, một chiếc máy bay tìm kiếm và cứu nạn
PBM-5 Mariner với 13 thành viên phi hành đoàn được lệnh cất cánh truy
tìm dàn oanh tạc cơ mất tích. Ba phút sau, máy bay báo cáo về căn cứ là
đang thực hiện sứ mệnh.
Máy bay PBM-5 Mariner được cử tìm kiếm Phi đội 19 cũng mất tích ở khu vực Tam giác Bermuda. Ảnh: San Diego Air and Space Museum Archive |
Tuy
nhiên, đó cũng là lần cuối người ta nhận được tin từ chiếc máy
bay này. Về sau, một tàu chở dầu đang di chuyển ngoài khơi Florida
thông báo đã chứng kiến một vụ nổ trên không vào khoảng 19h50 tối
5/12/1945.
Sự
biến mất khó hiểu của 14 phi công thuộc Phi đội 19 và 13 thành viên
máy bay Mariner đã dẫn tới một trong những chiến dịch tìm kiếm trên
không và trên biển lớn nhất thời bấy giờ. Hàng trăm tàu thuyền và
máy bay tham gia rà quét hàng ngàn km2 ở vùng biển Đại Tây Dương, Vịnh
Mexico cũng như những vùng xa xôi hẻo léo nằm sâu trong nội địa của
bang Florida. Song, họ chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của
những con người hay dàn máy bay mất tích.
Mặc dù các
quan chức hải quân quả quyết, việc không tìm thấy dấu vết của 6 chiếc
máy bay cùng 27 người có mặt trên đó là do mưa bão đã hủy hoại mọi manh
mối, nhưng những gì xảy ra với “phi đội mất tích” càng khiến công
chúng tin vào huyền thoại về Tam giác Bermuda.
Vị trí "Tam giác quỷ" Bermuda. Ảnh: NBC |
Tam
giác Bermuda thực tế là một khu vực tọa lạc ở phía tây bắc Đại Tây
Dương, bao quanh bờ biển phía đông bang Florida (Mỹ) và Puerto Rico. Một
phần của tam giác này còn kéo dài tới khu vực lân cận bang Nam
Carolina, Mỹ. Sở dĩ vùng biển này có tên là Bermuda là vì nó được đô đốc
người Tây Ban Nha Huan Bermuda lần đầu tiên khám phá ra năm 1503.
Nhìn
chung, Tam giác Bermuda là một khu vực đầy nắng, gió và không có các
mùa phân chia rõ rệt. Đây là một trong hai địa điểm trên Trái đất mà la
bàn sẽ không chỉ đúng về hướng bắc. Rất nhiều người còn nói, các quy
luật vật lý cũng không còn đúng ở nơi này.
Đáng
chú ý, thống kê cho thấy, hơn 100 máy bay và các tàu thuyền đã bị "nuốt
chửng" một cách bí ẩn khi di chuyển qua Tam giác Bermuda, trong đó phải
kế đến một số tàu thủy khổng lồ như tàu vận tải USS Cyclops của Mỹ (mất
tích không để lại dấu vết cùng 306 thành viên thủy thủ đoàn và hành
khách vào năm 1918) hay tàu chở nhiên liệu SS Marine Sulphur Queen (biến
mất bí ẩn cùng 39 thành viên thủy thủ đoàn và 15.000 tấn lưu huỳnh lỏng
năm 1963), khiến khu vực này còn được mệnh danh là Tam giác quỷ, khơi
dậy cả sự tò mò và sợ hãi.
Các chuyên gia nghiên cứu
và nhiều đoàn phim tài liệu về "Tam giác quỷ" lừng danh đã công bố vô
số giả thuyết, "bằng chứng" nhằm cố gắng lí giải bí ẩn. Trong một báo
cáo nghiên cứu công bố hồi tháng 8 năm nay, các chuyên gia thuộc Đại học
Southampton (Anh) tin rằng, những đợt sóng sát thủ, cao tới 30m có thể
là nguyên nhân gây ra các vụ mất tích kỳ bí tại Tam giác quỷ Bermuda.
Song, giả thuyết này cũng như nhiều lời giải thích trước đó vẫn chưa
được đông đảo công chúng chấp nhận.
Tuấn Anh
Nhận xét
Đăng nhận xét