Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

TỰ NHIÊN TỒN TẠI 14

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
#97 Bức Ảnh Hố Đen Vũ Trụ "Thật 100%" ĐẦU TIÊN Trong Lịch Sử Nhân Loại!!!

Lý thuyết mới về cách lỗ đen to nhanh gấp 1000 lần gây "sốc"

(Kiến Thức) - Các nhà thiên văn học đưa ra một lý thuyết mới về lý do tại sao các lỗ đen trở nên cực kỳ to lớn trong vũ trụ sơ khai. Họ cho rằng các dòng chảy khí hỗn loạn là cách rất dễ nuôi sống lỗ đen.

Các nhà nghiên cứu từ Anh và Úc nghiên cứu cách một số lỗ đen phát triển nhanh đến mức chúng nặng hơn hàng tỷ lần so với Mặt trời, trả lời câu hỏi xem làm thế nào các lỗ đen trở nên lớn quá nhanh.
Giáo sư Andrew King từ Khoa Vật lý và Thiên văn học, Đại học Leicester cho biết: "Hầu hết mọi thiên hà đều có một lỗ đen cực lớn ở trung tâm của nó. Thiên hà Milky Way của chúng ta có một lỗ đen nặng gấp bốn triệu lần so với Mặt trời. Nhưng một số thiên hà có lỗ đen nặng hơn gấp ngàn lần. Chúng tôi biết rằng chúng phát triển rất nhanh sau Vụ nổ Big Bang'.
Ly thuyet moi ve cach lo den to nhanh gap 1000 lan gay
Nguồn ảnh: Popular Mechanics 
"Những lỗ đen khổng lồ này đã phát triển đầy đủ khi vũ trụ còn rất trẻ, chưa đến một phần mười so với tuổi hiện tại của nó".
Lỗ đen phát triển bằng cách hút khí. Điều này tạo thành một vành đĩa xung quanh lỗ đen và xoắn ốc.
Nixon, King và đồng nghiệp Daniel Price ở Úc đã thực hiện một mô phỏng trên máy tính của hai vành đĩa khí quay quanh một lỗ đen ở các góc khác nhau.
Sau một thời gian ngắn, các vành đĩa lỗ đen lan rộng và va chạm, và một lượng lớn khí rơi vào lỗ. Theo tính toán của họ, lỗ đen có thể phát triển nhanh hơn 1.000 lần khi điều này xảy ra.
Điều này có thể giải thích làm thế nào những lỗ đen này lớn quá nhanh. "Chúng tôi không biết chính xác làm thế nào khí chảy vào bên trong các thiên hà trong vũ trụ sơ khai", King nói.
"Nhưng tôi nghĩ các dòng chảy khí hỗn loạn thì rất dễ để nuôi sống lỗ đen".
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Smithsonian Magazine)

Lỗ đen "ma" bằng 800 triệu mặt trời hé lộ điều lạ

Nghiên cứu mới từ Canada đã tìm ra bằng chứng về những siêu lỗ đen có nguồn gốc khác thường bằng cách nhìn xuyên thời gian vào các vật thể "ma" tuổi đời trên 13 tỉ năm.

Sử dụng dữ liệu về lỗ đen 83 SMBHs cách chúng ta 13,05 tỉ năm ánh sáng được phát hiện qua Kính viễn vọng Subaru đặt tại Hawaii - Mỹ, nhóm nghiên cứu từ Đại học Western (Canada) đã tìm ra những bằng chứng về cách ra đời khác thường của lỗ đen chỉ tồn tại trong buổi bình minh vũ trụ.

Lo den
Mô phỏng về "quái vật" sơ khai của vũ trụ - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp 
Khoảng cách này đồng nghĩa với việc những gì quan sát được đã xảy ra tận hơn 13 tỉ năm trước nhưng đến tận bây giờ, ánh sáng từ nó mới đi được đến đôi mắt người trái đất và tạo ra hình ảnh chúng ta thấy. Thời điểm đó, vũ trụ còn trong giai đoạn sơ khai. Vì vậy, lỗ đen siêu khối 83 SMBHs chính là một trong những vật thể đầu tiên được sinh ra trong vũ trụ. Nó có khối lượng lên tới 800 triệu mặt trời và đã hình thành hoàn toàn lúc 690 triệu năm sau vụ nổ Big Bang.
Trước đây, các lý thuyết cho rằng lỗ đen được hình thành khi một ngôi sao siêu lớn sụp đổ. Tuy nhiên, với lỗ đen siêu khối cổ xưa này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng không hề có một ngôi sao nào chết đi và sinh ra nó. Lỗ đen này xuất hiện sau một sự "sụp đổ trực tiếp", tức nó và nhiều lỗ đen đồng trang lứa khác dường như sinh ra từ hư không trong khoảng 800 triệu năm đầu tiên sau vụ nổ Big Bang.
Lỗ đen siêu khối chính là thứ mà giới yêu thiên văn gọi là các lỗ đen "quái vật", chỉ những lỗ đen cực to với nguồn năng lượng cực mạnh.
Tuy nhiên, thế hệ "quái vật" sơ khai này đã ngừng tăng trưởng sau một thời gian hoành hành. Theo giáo sư vật lý thiên văn Shantanu Basu, một trong các tác giả, họ đã phát triển một mô hình toán học và tìm ra lời giải: giới hạn Eddington. Đó là khi vũ trụ đông đúc thêm, bức xạ từ các ngôi sao và lỗ đen khác dần ảnh hưởng và chế ngự được những "quái vật" cổ xưa.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal Letters.
Theo A.Thư/Người Lao Động

Lỗ đen - con quái thú hung tợn nhất vũ trụ

Lỗ đen thường được miêu tả như những kẻ hủy diệt toàn năng luôn tóm lấy và nghiền nát mọi thứ xung quanh. Nhưng thật may mắn cho vũ trụ nói chung, điều này không hoàn toàn đúng.
Lỗ đen làm dấy lên vô vàn tò mò cũng như bối rối cho các nhà khoa học. Khái niệm này nảy sinh từ những phương trình trong thuyết tương đối rộng của Eistein nhưng mãi gần đây mới thu hút được sự quan tâm đặc biệt.
Lỗ đen thường được miêu tả như những kẻ hủy diệt toàn năng luôn tóm lấy và nghiền nát mọi thứ xung quanh. Nhưng thật may mắn cho vũ trụ nói chung, điều này không hoàn toàn đúng.

Lỗ đen: Một sức hút không thể thoát được

Lỗ đen luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với giới khoa học và cả công chúng. Những con quái vật vô hình này thi thoảng lại xé toạc các ngôi sao và làm vương vãi phần tàn dư ra không gian xung quanh. Nhưng lỗ đen ra đời từ đâu và bằng cách nào? Điều gì tạo nên khả năng hủy diệt ghê gớm đó? Trước khi bàn tới những câu hỏi trên, chúng ta phải giải đáp điều cơ bản nhất: Lỗ đen là gì?
Lo den - con quai thu hung ton nhat vu tru hinh anh 1 7.jpg
Mô phỏng lỗ đen.
Về căn bản, đó là một vật hay một điểm trong không gian mà lực hấp dẫn mạnh đến mức không gì thoát ra được. Hãy tưởng tượng xác của một ngôi sao đậm đặc đến mức chọc thủng cả kết cấu không - thời gian, ngấu nghiến bất kỳ vật chất nào dám bén mảng tới quá gần. Ngay cả thứ nhanh nhất vũ trụ là ánh sáng cũng phải chịu chung số phận.
Chính vì không có tia sáng nào từ bề mặt nó tới được với quan sát viên bên ngoài nên “lỗ” này mới được coi là “đen”. Thậm chí cả trí tò mò của nhân loại cũng không thể thoát được sức hút của lỗ đen, nên các nhà khoa học mới sẵn sàng bỏ bao công sức để tìm hiểu nó.

Những tiên đoán lý thuyết về lỗ đen

Vì sức hủy diệt của lỗ đen tới từ lực hấp dẫn cực mạnh của nó nên sẽ thật thiếu sót nếu nói về lỗ đen mà không đề cập tới lực hấp dẫn. Đây là lực được phát hiện sớm nhất trong bốn lực cơ bản của tự nhiên, là lực làm cho các vật có trọng lượng. Và nhà vật lý vĩ đại Isaac Newton là người đầu tiên đưa ra công thức để lượng hóa nó trong Định luật vạn vật hấp dẫn.
Theo Newton, lực hấp dẫn là lực hút hai vật về phía nhau, khiến quả táo rơi xuống đất và làm các hành tinh quay quanh mặt trời. Một vật có khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn càng mạnh.
Lo den - con quai thu hung ton nhat vu tru hinh anh 2 8.jpg
Albert Einstein công bố thuyết tương đối rộng, tiên đoán về sự tồn tại của lỗ đen.
Tuy nhiên, Albert Einstein lại không đồng ý với cách diễn giải này của Newton. Einstein thậm chí còn không coi “hấp dẫn” là một “lực”. Ông xem nó là sự uốn cong của bản thân không - thời gian. Một thiên thể nặng cỡ mặt trời của chúng ta sẽ tạo ra vùng trũng trong không - thời gian quanh nó, và chuyển động tự nhiên của Trái đất là do di chuyển quanh không gian bị cong xuống ấy.
Einstein đã công bố Thuyết tương đối rộng với thế giới trong một loạt bài giảng ở Berlin vào tháng 11/1915, và chính thuyết này đã tiên đoán về sự tồn tại của lỗ đen.
Thuyết tương đối rộng đã thay thế phương trình duy nhất trong Định luật vạn vật hấp dẫn bằng mười phương trình. Do đó, việc tìm nghiệm (tức tìm ra hình dạng của không-thời gian do một phân bố vật chất cho trước tạo ra) là cực kỳ khó khăn. Quả thực, điều này khó tới mức mà bất cứ ai tìm ra được một nghiệm thì tên người đó sẽ được đặt luôn cho nó. Điều cực kỳ ấn tượng là nghiệm đầu tiên đã được tìm ra sau khi Einstein công bố thuyết này chỉ vài tháng.
Người làm được điều kỳ diệu này là nhà toán học người Đức Karl Schwarzschild. Ông đã xem xét một khối lượng đối xứng cầu (như một ngôi sao), thực hiện các giả thuyết đơn giản hóa để giảm bớt nhiều phương trình của Einstein, và sửng sốt khi tìm ra phương thức tính chính xác độ cong của không - thời gian quanh vật đó. Ông đã gửi công trình của mình tới cho Einstein ở Berlin, và cha đẻ của Thuyết tương đối rộng cũng kinh ngạc không kém.
Nghiệm mà Schwarzschild đưa ra rất kỳ lạ. Cả hai nhà khoa học đều để ý rằng: Nếu khối lượng bị nén trong một thể tích cực nhỏ, không-thời gian sẽ bị uốn cong tới cực hạn, tạo ra một “cái giếng” không đáy mà không thứ gì (ngay cả ánh sáng) có thể thoát ra nổi. Để cái giếng đó xuất hiện, cần nén mặt trời vào một không gian có bán kính chỉ 3 km (trường hợp Trái đất còn nhỏ hơn rất nhiều, chỉ khoảng… 9 mm). Họ đều thấy điều này là rất vô lý nên đã bỏ qua tiên đoán về lỗ đen.
Về sau, nghiệm đầu tiên này được gọi là “nghiệm Schwarzschild” hay “bán kính tới hạn Schwarzschild”. Và tại một hội nghị ở New York năm 1967, nhà vật lý John Wheeler đã trình làng thuật ngữ “lỗ đen” để thay cho những tên gọi không đồng nhất trước đó.

Quá trình hình thành lỗ đen và cách tìm ra chúng

Khi các sao có khối lượng lớn lâm chung, nguồn hydro mà chúng dùng để hợp hạch thành heli gần như đã cạn kiệt. Trong cơn thèm khát năng lượng để duy trì sự sống, chúng điên cuồng hợp hạch heli thành những nguyên tử của những nguyên tố nặng hơn. Quá trình này cứ thế tiếp diễn cho đến sắt.
Lúc này, năng lượng cần để thực hiện phản ứng lớn hơn năng lượng do phản ứng sinh ra, nên không còn cung cấp đủ năng lượng để duy trì những lớp vỏ ngoài của ngôi sao nữa. Những lớp ngoài cùng này sụp đổ vào trong và rồi phát nổ ra ngoài dưới dạng một vụ nổ mạnh và sáng rực gọi là siêu tân tinh.
Nhưng một phần nhỏ của ngôi sao vẫn còn lại. Các phương trình của thuyết tương đối rộng dự đoán rằng nếu phần tàn dư này gấp khoảng ba lần khối lượng mặt trời của Trái Đất, thì vật chất tạo nên ngôi sao sẽ bị nén vào một điểm vô cùng nhỏ với mật độ vô hạn. Nói hoa mỹ một chút, lỗ đen là hình ảnh hoàn hảo của một con phượng hoàng lửa hồi sinh từ đống tro tàn (những ngôi sao chết).
Lo den - con quai thu hung ton nhat vu tru hinh anh 3 3.JPEG
Sách Stephen Hawking - Một trí tuệ không giới hạn cho biết thêm nhiều thông tin về lỗ đen.
Lỗ đen có một chân trời sự kiện, điểm một đi không trở lại mà khi vượt qua đó thì không gì có thể quay đầu. Con người nhìn thấy một vật khi mắt ta nhận được ánh sáng từ vật đó truyền tới; và bởi ngay cả ánh sáng cũng bị chân trời sự kiện nuốt chửng nên ta không thể trực tiếp nhìn thấy một lỗ đen.
Nhưng điều đó không có nghĩa là không có cách phát hiện ra chúng. Các nhà khoa học có thể phát hiện ra lỗ đen bằng cách quan sát chuyển động của các sao và chất khí lân cận, cũng như vật chất bồi tụ từ vùng xung quanh nó.
Vật chất chuyển động xoắn ốc quanh lỗ đen, tạo thành đĩa bồi tụ. Vật chất này mất dần năng lượng, giải phóng tia X và các bức xạ điện từ khác trước khi vượt qua chân trời sự kiện.
Nhà vật lý người Mỹ John Wheeler đã đưa ra một hình ảnh rất trực quan về hệ sao đôi gồm một phần hữu hình và một vô hình (lỗ đen) là: Lỗ đen và bạn đồng hành khả kiến của nó giống như một đôi nam nữ đang khiêu vũ trong ánh đèn mờ tỏ của dạ tiệc. Tuy không thể thấy chàng trai mặc đồ đen (lỗ đen), nhưng cô gái đang xoay theo điệu nhạc (ngôi sao khả kiến) khiến ta nhận ra rằng họ đang được điều gì đó níu lại.
Đây là cách mà các nhà thiên văn học nhận ra Cygnus X-1 năm 1971. Cygnus X-1 là một bộ phận của một hệ sao đôi, trong đó sao siêu khổng lồ xanh HDE 226868 cực nóng và sáng (độ sáng cấp 9) đã tạo ra một đĩa bồi tụ quanh một thiên thể không nhìn thấy. Hệ sao đôi ấy phát ra tia X, bức xạ không thường được tạo ra bởi các sao siêu khổng lồ xanh.
Bằng cách tính toán tốc độ chuyển động và khoảng cách từ HDE 226868 tới Trái đất, các nhà thiên văn đã tính được khối lượng của thiên thể bất khả kiến. Mặc dù thể tích nhỏ hơn Trái đất, nhưng nó lại nặng gấp sáu lần mặt trời của chúng ta. Đây là bằng chứng thông qua quan sát đầu tiên về lỗ đen.

Người mẹ siêu mẫu tiết lộ sự ‘dậy thì’ ngoạn mục của tỷ phú Tesla

Siêu mẫu quốc tế Maye Musk - mẹ của tỷ phú Elon Musk - đã ra mắt một cuốn sách chia sẻ những câu chuyện và bài học cá nhân của bà sau nhiều thăng trầm trong cuộc đời.



Bí ẩn hồ trữ nước lớn nhất vũ trụ trôi nổi quanh 1 chuẩn tinh xa xôi

Kiều Anh |



Bí ẩn hồ trữ nước lớn nhất vũ trụ trôi nổi quanh 1 chuẩn tinh xa xôi

Hồ trữ nước khổng lồ cách chúng ta 12 tỷ năm ánh sáng có lượng nước gấp 140.000 tỷ lần lượng nước trên Trái Đất, trôi nổi quanh 1 chuẩn tinh xa xôi.

Sự thật về phát hiện vũ trụ song song "nơi trái là phải, âm là dương và thời gian chạy ngược"

Hôm qua, Internet lan truyền câu chuyện xuất phát từ các tờ báo lá cải Mỹ (sau đó các báo Việt Nam dịch lại) như New York Post, Express và Daily Star Star, chủ yếu trích dẫn lẫn nhau về việc các nhà khoa học NASA có bằng chứng chứng minh sự tồn tại của vũ trụ song song.
Theo tạp chí Forbes, tất cả đều là những thông tin thổi phồng và diễn đạt sai những gì nghiên cứu đưa ra. Các nhà khoa học thực sự tìm thấy bằng chứng về các hạt cơ bản thách thức sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về vật lý. Nó thậm chí có thể là một vấn đề với cách các hạt tương tác với băng.
Nói thẳng ra, không có bằng chứng nào về những gì mà các báo lá cải đưa tin là có tồn tại một vũ trụ song song ngay bên cạnh chúng ta, nơi tất cả các quy tắc vật lý dường như đang hoạt động ngược lại.
Nhận xét về tin tức "vũ trụ song song", ông Ibrahim Safa, Đại học Wisconsin-Madison ngao ngán: "NASA đã phát hiện ra rằng tất cả chúng ta không nên đọc tin từ New York Post (một trong những báo lá cải đưa tin về vũ trụ song song)".

Sự thật về phát hiện vũ trụ song song "nơi trái là phải, âm là dương và thời gian chạy ngược"
Không, NASA không tìm ra vũ trụ song song. Đó chỉ là sự suy diễn của các báo lá cải dựa trên các bài báo khoa học chưa có cơ sở
Rất nhiều, rất nhiều bài báo trên mạng dường như xuất phát từ một bài báo đã đăng cách đây 6 tuần trên trang New Scientist có tiêu đề "Chúng ta có lẽ đã phát hiện ra một vũ trụ song song ngược thời gian" dựa trên thông tin từ một bài báo về một số kết quả khó hiểu từ các nghiên cứu tia vũ trụ (các hạt tích điện năng lượng cao) đến từ bên ngoài bầu khí quyển Trái đất được thực hiện ở Nam Cực. Cùng với một số giả định "giá như" xa xôi còn có suy luận về nguồn gốc khó giải thích của các hạt này. Tất cả chỉ gợi ý tranh luận về vũ trụ song song.
Cụ thể:
Tài liệu nghiên cứu ban đầu từ thí nghiệm dựa trên khinh khí cầu xung động ANtarctic (ANITA), trong đó tìm thấy các sự kiện giống như tia vũ trụ hướng lên trên.
Một bài báo nghiên cứu được công bố để phản hồi các kết quả ANITA có thể cung cấp bằng chứng cho vũ trụ đối xứng CPT, mà nơi thời gian sẽ chạy ngược từ Big Bang và nơi phản vật chất sẽ thống trị. Đây là nơi khởi phát về vũ trụ song song bởi bài báo viết: "Trong kịch bản này, vũ trụ trước Vụ nổ lớn (Big Bang) và vũ trụ sau Vụ nổ lớn được diễn giải lại thành một cặp vũ trụ / phản vũ trụ được tạo ra từ hư vô".
Một bài báo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn từ Đài thiên văn IceCube Neutrino cho thấy rằng chúng ta cần xem xét các giải thích thay thế để giải thích cơ sở dữ liệu ANITA.
Tuy nhiên, kết luận thực sự duy nhất là Mô hình Chuẩn liên quan đến các hạt cơ bản neutrino không giải thích việc ANITA phát hiện một loại sự kiện hiếm gặp.
Ông Safa nói các sự kiện này chắc chắn rất thú vị, nhưng chúng ta cách đó rất xa để thậm chí tuyên bố rằng có bất kỳ vật chất mới nào, chứ đừng nói đến toàn bộ vũ trụ.
ANITA là gì?
Có một thí nghiệm dựa trên khinh khí cầu ở Nam Cực có ăng ten vô tuyến quay ngược về Trái đất để phát hiện sóng vô tuyến phát ra từ các neutrino năng lượng rất cao (và rất hiếm) nếu chúng tấn công một nguyên tử trong băng. Một kính viễn vọng vô tuyến, ANITA là đài quan sát đầu tiên của NASA về neutrino dưới mọi hình thức. Do đó nó có liên quan đến NASA.

Sự thật về phát hiện vũ trụ song song "nơi trái là phải, âm là dương và thời gian chạy ngược"
Đài quan sát IceCube
ANITA đã tìm thấy gì?
Năm 2016, ANITA đã phát hiện ra một số tín hiệu được mô tả là "anomalous", bằng chứng về một hạt neutrino năng lượng cao cực mạnh có nguồn gốc từ bề mặt Trái đất, nhưng không có nguồn. Điều đó dường như là không thể, theo bài báo của New Scientist và nó giải thích:
"Giải thích tín hiệu này đòi hỏi sự tồn tại của một vũ trụ lộn xộn được tạo ra trong cùng một vụ nổ lớn như của chúng ta và tồn tại song song với nó. Trong thế giới gương này, dương là âm, trái là phải và thời gian chạy ngược lại".
Có lẽ một vũ trụ làm bằng phản vật chất hơn là vật chất.
Hoặc có lẽ không.
Thông cáo báo chí về bài báo nghiên cứu cũng đề cập rằng những lời giải thích khác về các tín hiệu dị thường có thể liên quan đến vật chất kỳ lạ.
Các nhà khoa học tại Đài thiên văn IceCube Neutrino sau đó đã cố gắng tìm kiếm nguồn gốc của những tín hiệu neutrino mãnh liệt này.
Đài thiên văn IceCube Neutrino là gì?
Nằm gần Nam Cực, nó được tạo thành từ 5.160 máy dò quang được chôn trong băng để phát hiện neutrino đi qua và phản ứng với các nguyên tử hydro hoặc oxy trong băng.
Quá trình này làm cho IceCube trở thành một công cụ đáng chú ý để theo dõi các quan sát của ANITA, bởi vì đối với mỗi sự kiện dị thường mà ANITA phát hiện ra, IceCube đã phát hiện ra nhiều, nhiều hơn nữa. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể loại trừ ý tưởng rằng những sự kiện này đến từ một nguồn điểm mạnh mẽ nào đó, bởi vì tỷ lệ ANITA nhìn thấy một sự kiện và IceCube không thấy bất cứ điều gì là quá mong manh.
Bài báo học thuật đã kết luận điều gì?
Các kết quả từ việc kiểm tra các phát hiện ANITA bằng IceCube được công bố trong bài báo kết luận với các cụm từ như "không phù hợp với cách giải thích vũ trụ, vật chất mới và năng lượng mới", và được tóm tắt như vậy:
"Một giải thích vật lý thiên văn về các sự kiện dị thường này theo các giả định mô hình chuẩn bị hạn chế nghiêm trọng bất kể phổ nguồn".
Mời bạn tham gia Group Cộng đồng VnReview để thảo luận và cập nhật tin tức công nghệ, sản phẩm.
Tuấn Phan
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét