BỘ MẶT CHIẾN TRANH 80

 
Hẹn Một Mùa Xuân (Tôi Sẽ Về) | Đăng Vũ | Nhạc Xuân bất hủ 2020
 
Quê Hương Bỏ Lại Duy Khánh

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 


Sabaton: No Bullets Fly
  
Sabaton - The Price Of A Mile (Cena míle) CZ text
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
War With Japan: Key Battles of The Pacific Theatre | Battles Won And Lost | Timeline

Bí ẩn vụ thống chế Anh lừa 'cáo sa mạc' nổi tiếng của phát xít Đức

Thứ hai, ngày 25/05/2020 16:33 PM (GMT+7)
Mở đầu chiến dịch Alamein trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, phía Anh đã tiến hành thành công một chiến dịch phản tình báo, đánh lừa được Thống chế Rommel, Tư lệnh quân Đức tại Bắc Phi.
Bình luận 0
Xóa sổ nhóm gián điệp Condor
Tháng 5/1942, quân Đức phái nhóm gián điệp Condor do John Epler chỉ huy đến khu vực Cairo (Ai Cập) để thu thập các thông tin tình báo quân sự. Nhóm này đặt văn phòng trên một con tàu neo trên sông Nile. Tại đây, Epler tìm được một cộng tác viên đắc lực – nữ vũ công người Ai Cập tên là Phami. Những tin tức mà Phami có được là từ người tình của cô - Thiếu tá Smith đang công tác tại Bộ Tư lệnh quân Anh.




Bí ẩn vụ thống chế Anh lừa 'cáo sa mạc' nổi tiếng của phát xít Đức - Ảnh 1.
Quân đội Anh tham gia trận El Alamein. Ảnh: Wikipedia
Một cộng tác viên khác của Epler là nữ tiếp viên Eved, nhưng anh ta không ngờ được rằng cô gái xinh đẹp này lại là điệp viên của một tổ chức tình báo Do Thái đang làm việc cho Tình báo Anh.
Một lần, Eved lên tàu và lợi dụng cơ hội khi Epler đang ngủ say sau một cuộc nhậu, nữ điệp viên hai mang này đã lục lọi trong đống tài liệu và phát hiện những cụm từ gồm sáu chữ cái ghi trong một cuốn sách, dường như đó là những khoá mã.
Liên hệ tới giọng nói của Epler, Eved cho rằng anh ta là một người Đức. Nghĩ vậy, cô vội sao chép toàn bộ các nhóm mật mã và rời khỏi con tàu.
Chiều ngày 10/8/1942, quân Anh bắt giữ nhóm gián điệp Đức. Thoạt đầu, Epler cùng đồng bọn một mực im lặng, nhưng sau khi Thống chế Montogomery - Tư lệnh quân Anh hứa miễn cho họ tội chết, các điệp viên Đức đã khai báo hết mọi bí mật.
Nhóm gián điệp Condor bị xoá sổ. Tuy nhiên Thống chế Đức Rommel, người được mệnh danh là "Cáo sa mạc" lại không hay biết gì về chuyện này.
Đánh lừa "Cáo sa mạc"
Đầu tháng 8/1942, Rommel bắt đầu chuẩn bị tấn công quân Anh. Ông ta tính toán, lực lượng phòng thủ của quân Anh ở phía Nam Alamein mỏng yếu, nếu tấn công vào đó sẽ dễ dàng chọc thủng tuyến phòng ngự này, từ đó sẽ có cơ hội tấn công tiếp lên phía Bắc cho đến vùng ven biển rồi đánh sang phía Đông đến vùng tam giác sông Nile.
Thế nhưng, "Cáo sa mạc" tinh khôn đã phạm phải hai sai lầm: Thứ nhất, để có được sự hỗ trợ của không quân, ông ta đã dùng vô tuyến điện để liên lạc với Trung tâm chỉ huy không quân Đức. Thứ hai, để yêu cầu sự chi viện về nhiên liệu từ Italia, ông ta đã gửi điện báo cho Rome và Berlin. Nhờ nắm được mật mã khai thác từ nhóm Condor, người Anh đã giải mã được những bức điện đó.




Bí ẩn vụ thống chế Anh lừa 'cáo sa mạc' nổi tiếng của phát xít Đức - Ảnh 2.
Thống chế Đức Erwin Rommel (trái) và Adolf Hitler. Ảnh: Wikipedia
Trong khi đó, khi tìm giải pháp đối phó với cuộc tấn công của quân Đức, Thống chế Montogomery phát hiện một vùng sa mạc trống trải không được chú thích rõ trên tấm bản đồ của quân Đức, cho thấy quân Đức không nắm chắc địa hình khu vực này. Ông liền đặt ra yêu cầu phải nhử bằng được quân Đức đi vào vùng sa mạc ấy.
Thực hiện chỉ thị của Montogomery, Thiếu tá tình báo Clark liền lấy danh nghĩa nhóm gián điệp Condor gửi cho Rommel một bức điện, thông báo rằng lực lượng phòng thủ của quân Anh ở phía Nam Alamein rất mỏng, nên tấn công vào đó. Rommel không hề nghi ngờ gì về nội dung bức điện, thậm chí còn biểu dương, khen ngợi các điệp viên Đức.
Để nhử con mồi chui sâu hơn vào cạm bẫy, Montogomery lệnh cho làm một tấm bản đồ giả, trên đó chú thích rõ vùng sa mạc là vùng đất cứng. Sau đó, ông sử dụng viên thiếu tá Smith (đã bị bắt giữ vì tội phản bội) lái một chiếc xe trinh sát tiến về phía doanh trại quân Đức. Chiếc xe được bí mật gài thuốc nổ, và đã phát nổ khi bị quân Đức phát hiện, truy đuổi.
Quân Đức đến hiện trường kiểm tra và thu tấm bản đồ trong cặp của Smith. Tấm bản đồ lập tức được chuyển lên cho Rommel, ông ta mừng như vớ được một báu vật, liền lấy bút vạch đường hành quân qua vùng đất cứng được chú thích trên bản đồ.
Đêm 30/8/1942, Rommel ra lệnh tấn công với ý định chọc thủng tuyến phòng ngự của quân Anh trong thời gian ngắn nhất. Vừa hành quân được một quãng đường, quân Đức đã phải hứng những đợt không kích dữ dội của không quân Anh, hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau trên bãi mìn, bị thương vong rất nhiều. Mờ sáng 31/8, họ lại bị công kích bởi lực lượng thiết giáp Anh - có tới 3 sư đoàn chứ không phải là 1 sư đoàn như tin điệp báo.
Rommel đành phải lệnh cho lực lượng của mình tiếp tục tiến về phía trước bất chấp bom đạn của quân Anh. Thế rồi, vùng "đất cứng" trên tấm bản đồ dần dần biến thành một vùng cát, các chiến xa của quân Đức lần lượt bị mắc kẹt và chôn chân trong sa mạc, phơi mình cho không quân Anh ném bom dữ dội suốt ngày đêm. Trong khi đó, 3 chiếc tàu tiếp liệu từ Italy đi qua Địa Trung Hải cũng bị quân Anh đánh chìm.
Sáng sớm ngày 4/9, Rommel ra lệnh rút quân, kết thúc một cuộc hành quân kinh hoàng với 4.800 binh lính bị thương vong, 50 xe tăng, 78 khẩu pháo bị phá hủy. Còn Montogomery thì quay trở về sở chỉ huy để chuẩn bị cho chiến dịch Alamein (23/10 – 11/11/1942). Đây được coi là sự khởi đầu đánh dấu sự sụp đổ của quân Đức tại Bắc Phi dưới quyền Thống chế Rommel.
Nguyên Phong (Theo Vietnamnet)

Hé lộ trận đấu căng thẳng tái thiết lập hòa bình thế giới sau Thế chiến 2

Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của Liên Xô, hội nghị Yalta đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần củng cố sức mạnh và sự thống nhất của các nước Đồng minh.

Bước sang năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã sang được bờ Tây sông Oder. Berlin, hang ổ cuối cùng của phát xít Đức, đã nằm ngay trước đội hình tiến công của các binh đoàn Xô-viết. Trong khi đó ở mặt trận phía Tây, liên quân Anh-Mỹ cũng tiến nhanh về phía Đông.
Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vấn đề quốc tế mới nảy sinh, từ ngày 4 đến 12/2/1945 tại lâu đài Livandiya, ngoại ô thành phố Yalta nằm trên bán đảo Crưm đã diễn ra Hội nghị cấp cao Xô - Anh - Mỹ. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa Stalin, Churchill và Roosevelt.
Hé lộ trận đấu căng thẳng tái thiết lập hòa bình thế giới sau Thế chiến 2
Yalta là cuộc gặp thứ hai giữa lãnh đạo ba nước Liên Xô, Anh và Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Nội dung tranh cãi gay gắt nhất vẫn là vấn đề nước Đức. Anh, Mỹ đòi chia cắt nước Đức thành nhiều quốc gia, còn Liên Xô một mực phản đối ý đồ này và chủ trương diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. Cuối cùng, hội nghị thông qua tuyên bố chung nêu rõ: “Chỉ có tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt mới có hi vọng về một vị trí xứng đáng của nhân dân Đức trong cộng đồng các dân tộc thế giới”.
Hội nghị một lần nữa thảo luận việc trả lại cho Ba Lan những vùng đất ở phía Tây và vấn đề biên giới Liên Xô - Ba Lan; thông qua tuyên bố công nhận quyền của các quốc gia châu Âu được giải phóng khỏi ách phát xít và xây dựng một thể chế chính trị mà họ tự lựa chọn. Các nhà lãnh đạo 3 cường quốc cũng quyết định thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để đảm bảo hoà bình, an ninh cho các dân tộc.
Liên Xô tái khẳng định cam kết của mình tại hội nghị Tehran về việc tham chiến chống Nhật.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của Liên Xô, hội nghị Yalta đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần củng cố sức mạnh và sự thống nhất của các nước Đồng minh. Tuy nhiên, Anh, Mỹ trên thực tế đã không thực hiện nghiêm chỉnh những điều họ đã cam kết. Họ vẫn không từ bỏ mưu đồ “đi đêm” với Đức. Quân Đức hầu như chuyển toàn bộ lực lượng tinh nhuệ sang phía Đông để kháng cự các đơn vị Liên Xô.
Trước khí thế tiến công của Liên Xô, ngày 1/4/1945, Thủ tướng Anh Churchill gửi thư cho Tổng thống Mỹ đề nghị quân đội hai nước này “tiến về phía Đông nước Đức càng xa càng tốt, và nếu Berlin nằm trong tầm tay thì phải chiếm lấy nó”.
Sau khi Đức đầu hàng, từ 17/7 đến 2/8/1945, tại thành phố Postdam, gần Berlin đã diễn ra hội nghị các nhà lãnh đạo Liên Xô, Anh, Mỹ lần thứ 3 để giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ lần này là H. Truman, vừa lên thay Roosevelt. Còn về phía Anh, từ ngày 28/7 thay vị trí của Churchill là tân Thủ tướng Edly.
Tại Hội nghị, Mỹ một lần nữa đưa ra đề nghị chia cắt nước Đức làm 3 quốc gia: Nam Đức, thủ đô là Viên và gồm 3 tỉnh Bavie, Vistemberg, Bader, nước Áo và nước Hung; nước Bắc Đức với thủ đô là Berlin; và nước Tây Đức gồm vùng Roa và hạt Sars, được đặt dưới sự kiểm soát quốc tế (thực chất là dưới sự kiểm soát của Mỹ).
Lập trường này của Mỹ đã bị Liên Xô phản đối kịch liệt. Liên Xô chủ trương tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, song cũng phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Đức, tạo điều kiện để nhân dân Đức xây dựng một nước Đức thống nhất, hoà bình và dân chủ.
Cuối cùng, hội nghị thống nhất: 1. Thành lập một ủy ban gồm Bộ trưởng Ngoại giao 5 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc với nhiệm vụ làm các công tác chuẩn bị để kí hoà ước với các nước bại trận; 2. Xác định những nguyên tắc mà các nước đồng minh sẽ tuân thủ khi thực hiện quyền chiếm đóng nước Đức.
Theo đó, phải giải giáp nước Đức, loại bỏ hoặc khống chế các ngành công nghiệp quốc phòng của Đức, tiêu diệt đảng Quốc xã và mọi tổ chức phụ thuộc của nó, cấm hoàn toàn sự phục hồi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, bắt giam và xét xử tất cả tội phạm chiến tranh, dân chủ hoá đời sống nước Đức, tiêu diệt tiềm lực chiến tranh của Đức, làm cho kinh tế Đức phát triển theo hướng nông nghiệp và công nghiệp hoà bình...
Ngoài ra, hiệp định còn quy định việc nước Đức bồi thường chiến tranh, trả lại cho Liên Xô một phần lãnh thổ Đông Phổ (trong đó có thành phố Kenisberg, nay là Kaliningrad); phần còn lại của Đông Phổ và thành phố Gdansk trả lại cho Ba Lan, biên giới phía tây của Ba Lan chạy theo tuyến Oder-Neisse, v.v...
Kết quả các hội nghị Yalta, Postdam là thắng lợi mới của nền ngoại giao Liên Xô, góp phần vào sự nghiệp củng cố hoà bình và an ninh ở châu Âu và trên thế giới.
Thế nhưng, trong khi Liên Xô tuân thủ mọi điều khoản của hiệp định thì Mỹ, Anh, Pháp lại thực hiện chính sách ngược lại, ngăn cản quá trình dân chủ hoá nước Đức, cản trở quá trình xây dựng một nước Đức thống nhất, hoà bình và dân chủ. Chính sách này đã dẫn đến việc nước Đức bị chia cắt và tình trạng Chiến tranh Lạnh kéo dài.
Nguyên Phong


Hàng nghìn quân Liên Xô tử trận sau Ngày Chiến thắng: Nỗi khiếp sợ khiến quân Đức quyết "mở đường máu"

Thúy |


Hàng nghìn quân Liên Xô tử trận sau Ngày Chiến thắng: Nỗi khiếp sợ khiến quân Đức quyết "mở đường máu"

Cho đến khi Thế chiến II thực sự kết thúc, khoảng vài nghìn binh sĩ Hồng quân Liên Xô đã thiệt mạng.

Khi Hồng quân tiến công vào Berlin trong Thế chiến II, một phần của Liên Xô vẫn chịu sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.
Thượng sĩ Vladimir Vostrov thuộc Trung đoàn Pháo tự hành Novgorod thứ 1433 hồi tưởng lại: "Trung đoàn của chúng tôi tiếp tục chiến đấu ở vùng núi của Séc trong khoảng 5 ngày sau khi quân đội Đức Quốc xã đầu hàng. Sau Ngày Chiến thắng, người của chúng tôi vẫn còn phải hy sinh…".
Cho đến khi trận chiến chính thức kết thúc, khoảng vài nghìn binh sĩ Hồng quân đã thiệt mạng.
Điều gì khiến người Đức vẫn tiếp tục chiến đấu khi tất cả dường như đã kết thúc và cố gắng chọc thủng vòng vây Xô Viết?
Theo tư liệu của Russia Beyond (RBTH), do khiếp sợ trước Hồng quân Liên Xô, tàn dư của quân Đức Quốc Xã đã quyết chiến để "mở đường máu" về phía đây, với hy vọng có thể đầu hàng với người Anh hoặc Mỹ.
01.
Bornholm
Theo RBTH, một ngày sau khi Đức đầu hàng, một lực lượng bộ binh khoảng 200 người của Liên Xô đã đổ bộ lên đảo Bornholm của Đan Mạch – khu vực bị chiếm giữ bởi hơn 11.000 binh sĩ đồn trú của Đức.
Người Đức ngay lập tức tuyên bố rằng họ chỉ đầu hàng quân Đồng minh phương Tây, quân Xô Viết hoặc là rời khỏi đây, hoặc là hãy sẵn sàng bị tiêu diệt.
Hàng nghìn quân Liên Xô tử trận sau Ngày Chiến thắng: Nỗi khiếp sợ khiến quân Đức quyết mở đường máu - Ảnh 2.
Hồng quân ở Bornholm (Ảnh: RBTH)
Đáp lại thách thức, các đặc công Liên Xô đã bao vây khu vực và chiếm được đường kết nối, cắt đứt mọi liên lạc trên đảo. Sau đó, một tối hậu thư đã được gửi đến cho Tướng chỉ huy đồn trú, Rolf Wuthmann, với nội dung rằng: nếu người của ông không hạ vũ khí, Không quân Liên Xô sẽ sẵn sàng nổ súng trên hòn đảo.
Quân Đức đã đầu hàng vài giờ sau đó tuy nhiên việc giải phóng Bornholm đã phải trả giá bằng mạng sống của 30 binh sĩ Liên Xô.
Cùng ngày hôm đó (9/5/1945), các trận không chiến và thủy chiến đã diễn ra trên khắp hòn đảo. Các đoàn quân Đức tuyệt vọng chiến đấu để tiến về phía Tây. Tổng cộng có 10 tàu Đức bị đánh chìm và 16 máy bay bị bắn hạ.
02.
Prague
"Chúng tôi tiếp tục đổ máu ở Prague. Tất cả các con đường đã được gài mìn. Quân Đức tấn công chúng tôi từ mọi phía," RBTH trích lời Trung úy Ivan Maslov - chỉ huy Trung đội xe tăng của Lữ đoàn xe tăng cận vệ 52 - hồi tưởng.
Nguyên soái Ferdinand Schoerner lên kế hoạch sẽ biến Bohemia - nơi tàn quân Đức hội tụ - thành một "Berlin thứ hai". Nhiệm vụ của quân Đức lúc này chỉ là cầm chân Hồng quân đủ lâu, đợi đầu hàng quân Đồng minh từ phương Tây đang tiến đến rất gần.
Trong thời gian diễn ra chiến dịch Prague (bắt đầu từ ngày 5/5), những người Tiệp Khắc yêu nước, chống phát xít đã nổi dậy khởi nghĩa, đứng lên chống lại quân đồn trú Đức. Sau đó, với mục đích muốn nhận được sự khoan hồng từ phía đồng minh, Sư đoàn bộ binh số 1 của Quân đội Giải phóng Nga (RLA) - vốn chống lại Liên Xô - đã tham gia hỗ trợ những người dân này.
Khi Phương diện quân Ukraine 1 tiếp cận thành phố vào ngày 8/5, RLA đã bỏ vị trí và tiến thật nhanh về phía Tây, theo chân quân đội Mỹ.
Nhiệm vụ bảo vệ Prague khỏi Hồng quân được giao lại cho các đơn vị Wehrmacht và các Sư đoàn SS (Wallenstein, Das Reich, Viking) – những đội ngũ đã không kịp rút quân.
Trận chiến tại Prague kéo dài từ sáng sớm đến 16h chiều ngày 9/5, trước khi quân Đức chính thức đầu hàng. Những mất mát của Hồng quân được ước tính rất khác nhau ở các nơi: theo số liệu từ phía Nga, quân đội Xô Viết đã thiệt hại hơn 1.000 người; theo số liệu từ các nhà sử học Séc, con số này chỉ khoảng vài chục.
Hàng nghìn quân Liên Xô tử trận sau Ngày Chiến thắng: Nỗi khiếp sợ khiến quân Đức quyết mở đường máu - Ảnh 4.
(Ảnh: Sputnik)
Sau khi giải phóng thành phố, quân đội Liên Xô đã tiến về phía Tây, thiết lập đường dây liên lạc với Mỹ vào đêm ngày 11/5. Cùng ngày hôm đó, Hồng quân và các phái đoàn Tiệp Khắc, với hỏa lực yểm trợ của Lục quân Mỹ, đã phát động một cuộc tấn công vào các vị trí cuối cùng của quân đội Đức ở trung tâm Châu Âu.
Phía quân Đức lúc này còn khoảng 7.000 người, dưới quyền chỉ huy của tướng Carl Friedrich von Pückler-Burghauss. Đây là đội quân còn sót lại của các Sư đoàn SS Wallenstein và Das Reich.
Trận chiến kéo dài gần một ngày, phía quân Đức thiệt hại khoảng hơn 1.000 người, Hồng quân và các phái đoàn Tiệp Khắc thiệt hại khoảng 70 người. Khoảng 6.000 quân Đức bị bỏ tù và Pückler-Burghauss đã tự sát sau khi kí thỏa thuận đầu hàng.
03.
Courland
Vào giữa tháng 10/1944, trong cuộc tấn công quy mô lớn của Hồng quân ở Baltic, Cụm Tập đoàn quân Bắc của Đức Quốc Xã đã bị cắt đứt ở Courland, phía tây Latvia. Khoảng 400.000 binh sĩ bị cầm chân ở Courland Pocket - nơi được người Liên Xô hài hước gọi là "trại tù binh vũ trang" ("camp for armed POWs.").
Người Đức vẫn nắm quyền kiểm soát cảng Libava (nay là Liepaja), và một số đội quân đã được sơ tán tới Reich qua đường biển. Điều này có nghĩa là vào đầu năm 1945, đội quân dự trữ của Liên Xô đã phải di chuyển từ Courland sang Pomerania qua bờ biển Baltic. Quá trình này ngăn cản Phương diện quân Belarus 1 tiến hành một cuộc tấn công Berlin vào tháng Hai.
Cuộc chiến khốc liệt nhằm loại bỏ Tập đoàn quân Bắc của Đức với quân số khoảng 250.000 người bắt đầu từ đầu tháng Năm, đã kéo dài cho đến khi Đức chính thức đầu hàng.
"Quá trình đào hào đã cày xới khu vực Courland. Khi chúng tôi bắt được một chiến hào, chúng tôi sẽ bắt được cả một dãy chiến hào dẫn tiếp," binh sĩ Yakov Karasin thuộc Trung đoàn Súng trường dự bị 140 nhớ lại.
Hàng nghìn quân Liên Xô tử trận sau Ngày Chiến thắng: Nỗi khiếp sợ khiến quân Đức quyết mở đường máu - Ảnh 6.
(Ảnh: RBTH)
Mặc dù quân Đức bắt đầu đầu hàng hàng loạt (khoảng hơn 60.000 người) vào tối ngày 8/5/1945, cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Những quân lính tuyệt vọng bám theo những đoàn xe cuối cùng tiến về phía tây; quân khác cố gắng chạy sang đông Phổ bằng đường bộ.
"Cuộc chiến tại Courland không kết thúc vào ngày 8/5 mà vào ngày 13/5. Bốn ngày sau Ngày Chiến thắng, chúng tôi vẫn tiếp tục phải đổ máu. Đến cuối trận chiến, quân số Đại đội tôi chỉ còn 11 người, tính cả tôi….," Thượng úy Mikhail Levin hồi tưởng.
Trận chiến lớn cuối cùng ở Courland diễn ra vào ngày 22/5, khi tàn quân 300 người của Quân đoàn SS 6 cố gắng trốn chạy. Khi những nỗ lực đổ bể, chỉ huy Walter Krueger đã tự sát.

Các đội quân Đức rời rạc khác đã tiếp tục chiến đấu chống lại Hồng quân đến tận cuối tháng 7/1945. Sau khi Courland Pocket bị vô hiệu hóa, hàng ngàn người từng làm việc cho Đức ở Baltic đã nhập nhóm vũ trang có tên Forest Brothers và tổ chức các cuộc du kích nhằm vào lực lượng Liên Xô cho đến tận thập niên 1950.
Hàng nghìn quân Liên Xô tử trận sau Ngày Chiến thắng: Nỗi khiếp sợ khiến quân Đức quyết mở đường máu - Ảnh 7.
Một số thành viên nhóm du kích Forest Brothers chống lại Liên Xô (Ảnh: RBTH)
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH