TỰ NHIÊN TỒN TẠI 15
(ĐC sưu tầm trên NET)
Vào ban đêm khi nhìn lên bầu trời sao, bạn thường suy nghĩ về điều
gì? Liệu chúng ta có thực sự cô đơn trong vũ trụ này? Rốt cuộc biên giới
của vũ trụ nằm ở đâu?
Sự thật là khoảng không gian mênh mông bên ngoài hành tinh của chúng ta ẩn chứa rất nhiều bí mật mà khoa học chưa thể biết. Nhưng ngược lại, cũng có một số bất ngờ thú vị mà sau hàng ngàn năm nghiên cứu thiên văn, con người đã sử dụng trí tuệ của mình để quan sát, suy luận và đúc kết được.
Đâu là những điều bất ngờ nhất mà bạn có thể tự nhủ mình khi nhìn lên bầu trời đêm?
1. Sao neutron có thể quay với tốc độ 600 vòng/giây
Khi một ngôi sao đi đến giai đoạn sao neutron, nó đã đạt tới một trong những điểm cuối cùng của hành tình tiến hóa. Những ngôi sao có khối lượng lớn này được sinh ra trong vụ nổ sao siêu tân tinh, nhưng chúng đã tự sụp đổ vào lõi của mình bởi một lực hấp dẫn hướng tâm, sau đó quay tròn cực kỳ nhanh như một hệ quả vật lý của quá trình ấy.
Thông thường, những ngôi sao neutron có thể quay tối đa 60 vòng mỗi giây sau khi được sinh ra. Nhưng trong một trường hợp đặc biệt, tốc độ này có thể tăng lên tới hơn 600 vòng/giây.
2. Không gian vũ trụ hoàn toàn tĩnh lặng
Sóng
âm để có thể đi đến tai và dội vào màng nhĩ của bạn, nó cần một môi
trường để lan truyền. Nhưng vì trong không gian chân không của vũ trụ
không hề có không khí, ở ngoài đó luôn có một sự im ắng kỳ lạ đến đáng
sợ.
Ngược lại, trên Trái Đất có khí quyển và áp suất không khí cho phép âm thanh truyền đi được. Điều đó giải thích tại sao dưới mặt đất lại có nhiều tiếng ồn đến vậy.
3. Số lượng sao trong vũ trụ là một con số không đếm được
Về cơ bản, chúng ta không biết có chính xác bao nhiêu ngôi sao trong vũ trụ. Nhưng các nhà khoa học có thể sử dụng ước tính để trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, Milky Way? Sau đó, họ nhân con số đó với dự đoán tốt nhất về số lượng thiên hà trong vũ trụ.
Sau tất cả những phép toán đó, NASA chỉ có thể tự tin nói rằng số lượng ngôi sao trong vũ trụ này nhiều vô kể, nhiều đến nỗi không thể đếm được.
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc đưa ra ước tính trong vũ trụ có 70.000 triệu triệu triệu ngôi sao.
4. Dấu chân mà các phi hành gia trong sứ mệnh Apollo để lại trên Mặt Trăng có lẽ sẽ tồn tại ít nhất 100 triệu năm nữa.
Mặt Trăng không có bầu khí quyển, không có gió hay nước để cuốn trôi hay xóa mờ dấu ấn của các phi hành gia Apollo. Điều đó có nghĩa là dấu chân, vết bánh xe rover, những vết tích mà tàu vũ trụ của con người để lại sẽ được lưu giữ trên mặt trăng trong một thời gian rất dài.
Điều duy nhất có thể xóa mờ các dấu vết này là sự lắng đọng của bụi vũ trụ bị hút lên bề mặt Mặt Trăng. Đó là các "thiên thạch micromet" liên tục tấn công Mặt Trăng, nhưng quá trình này sẽ diễn ra rất rất chậm.
5. Mặt Trời chiếm tới 99% khối lượng của Hệ Mặt Trời
Ngôi
sao của chúng ta, Mặt Trời, dày đặc đến nỗi nó chiếm tới 99% khối lượng
của toàn bộ Hệ Mặt Trời. Khối lượng là thứ cho phép Mặt Trời thống trị
tất cả các hành tinh, hút chúng quay quanh mình.
Về mặt kỹ thuật, Mặt Trời của chúng ta là một ngôi sao loại G trong dãy chính (G-type main-sequence star), có nghĩa là mỗi giây, nó sẽ hợp nhất khoảng 600 triệu tấn hydro với helium. Nó cũng chuyển đổi khoảng 4 triệu tấn vật chất thành năng lượng như một sản phẩm phụ.
Khi Mặt Trời chết, nó sẽ trở thành một sao khổng lồ đỏ, phình ra và nuốt trọn lấy Trái Đất cùng mọi thứ trên đó. Nhưng đừng lo lắng: Điều đó sẽ chưa thể xảy ra trong vòng 5 tỷ năm nữa.
6. Tổng năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất mỗi giờ nhiều hơn tổng năng lượng cả hành tinh sử dụng trong cả năm
Trong một thế kỷ rưỡi trở lại đây, con người đang ngày càng khai thác được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn để phục vụ cuộc sống của mình. Theo Tạp chí Môi trường Yale 360 độ, năm 2017, cả thế giới đã tăng thêm 30% công suất năng lượng Mặt Trời, tương đương với 98,9 gigawatt năng lượng Mặt Trời đã được sản xuất.
Mặc dù vậy, lượng điện này chỉ mới bằng 0,7% lượng điện sử dụng hàng năm của cả thế giới.
7. Nếu hai mảnh kim loại cùng nguyên tố chạm vào nhau trong không gian, chúng sẽ tự liên kết và dính chặt lấy nhau mãi mãi
Hiệu ứng tuyệt vời này được gọi
là hàn lạnh. Nó xảy ra bởi vì các nguyên tử ở hai rìa của hai mảnh kim
loại nguyên chất (không pha tạp) không còn phân biệt được nơi chúng
thuộc về. Do đó, các nguyên tử này tự động liên kết với các nguyên tử
bên cạnh, thuộc về mảnh kim loại bên cạnh khiến chúng gắn chặt vào với
nhau.
Điều thú vị là hàn lạnh không bao giờ xảy ra trong điều kiện khí quyển Trái Đất, vì ở đó luôn có các phân tử nước và không khí ngăn cách giữa hai mảnh kim loại, dù bạn để chúng sát nhau thế nào đi chăng nữa.
Hàn lạnh xảy ra trong chân không vũ trụ là một hiệu ứng có rất nhiều ý nghĩa đối với việc chế tạo, sửa chữa tàu vũ trụ và tương lai của ngành xây dựng trong chân không.
8. Tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta là một mảnh đá không gian khổng lồ có tên là Ceres
Tiểu hành tinh Ceres - đôi khi được gọi là một hành tinh lùn – có đường kính khoảng 950 km. Cho đến nay, Ceres được biết đến là tiểu hình tinh lớn nhất trong Vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Một mình nó đã chiếm tới một phần ba khối lượng của vành đai. Diện tích bề mặt của Ceres xấp xỉ diện tích của Ấn Độ hoặc Argentina.
Có một tàu vũ trụ của con người đã tiếp cận và bay quanh Ceres, giúp chúng ta khám phá những bí ẩn của nó. Dawn, hay tàu Bình minh được phóng lên không gian vào năm 2007 và phải mất tới 8 năm để bay tới được Ceres.
9. Một ngày trên Sao Kim dài hơn một năm trên Trái Đất
Sao Kim có tốc độ quay quanh trục cực kỳ chậm, mất khoảng 243 ngày trên Trái Đất để nó hoàn thành hết toàn bộ một chu kỳ. Hài hước thay, một năm trên Sao Kim lại ngắn hơn chu kỳ quanh quanh trục của chính nó. Sao Kim chỉ mất 226 ngày Trái Đất để quay vòng quanh Mặt Trời.
Nếu bạn sống trên Sao Kim, bạn sẽ thấy Mặt Trời mọc sau mỗi 117 ngày Trái Đất. Điều đó có nghĩa là Mặt Trời sẽ chỉ mọc 2 lần trong năm Sao Kim. Thêm nữa, bởi Sao Kim quay theo chiều kim đồng hồ, Mặt Trời sẽ mọc ở phía tây và lặn ở phía đông.
10. Vết Đỏ Lớn của Sao Mộc đang thu hẹp
Cơn bão khổng lồ trên Sao Mộc, có thể được nhìn thấy qua kính thiên văn từ Trái Đất như một Vết Đỏ Lớn đang thu hẹp dần. Với đường kính gấp gần 11 lần Trái Đất, Sao Mộc có thể có những cơn bão nuốt chửng được ba Trái Đất trong lòng nó. Vết Đỏ Lớn từng là một cơn bão như vậy, nhưng cho tới nay, kích thước của nó đã thu hẹp xuống chỉ còn một phần ba.
11. Một trong những mặt trăng của Sao Thổ có hai tông màu riêng biệt
Iapetus, một trong 62 mặt trăng của Sao Thổ, thực sự là một thiên thể khá độc đáo. Mặt trăng này có hai tông màu rất riêng, với một bên tối hơn nhiều so với mặt kia. Đặc điểm này không hề xuất hiện trên bất kỳ mặt trăng nào khác trong Hệ Mặt Trời.
Màu sắc của Iapetus phải liên quan đến vị trí của nó so với phần còn lại của các mặt trăng của Sao Thổ. Iapetus nằm ngoài vành đai Sao Thổ và vì vậy, nó phải hứng chịu rất nhiều mảnh vụn không gian bắn tới bề mặt, làm nên màu tối ở một phía của nó.
12. Vị trí của Sao Bắc Đẩu sẽ thay đổi
Sẽ thật kỳ lạ khi Sao Bắc Đẩu không còn là Sao Bắc Đẩu nữa. Nhưng trong khoảng 13.000 năm tới, các nhà khoa học dự đoán điều này sẽ xảy ra. Trong trường hợp bạn chưa biết, trục Trái Đất đã trải qua một chuyển động gọi là "tuế sai", nghĩa là nó sẽ dần bị nghiêng đi để vẽ ra một hình nón, giống với con quay khi sắp đổ.
Khi điều này xảy ra, vị trí thiên kiến của Sao Bắc Đẩu từ Trái Đất sẽ lệch đi, khiến nó không còn đứng yên một chỗ trên bầu trời đêm ở bán cầu bắc nữa. Khi đó, chúng ta sẽ có một Sao Bắc Đẩu mới.
Khuôn mặt trên sao Hỏa
Một trong những ảo ảnh mang tính biểu tượng nhất xuất hiện vào năm 1976 khi tàu thăm dò Viking 1 của NASA chụp được hình ảnh giống như khuôn mặt trên sao Hỏa ở khu vực Cydonia. NASA mô tả nó là một khối đá khổng lồ có tạo hình giống như đầu người, được hình thành bởi các góc tối tạo ra ảo giác về mắt, mũi và miệng.
Và nó khó có thể là gương mặt người bởi có chiều dài lên tới gần 3,2 km. Nếu có thế, nó giống như một tượng đài từ một nền văn minh đã mất trên sao Hỏa. Tuy nhiên, các hình ảnh khác chụp địa điểm này cho thấy nó chỉ là một quả đồi với nhiều chỗ lồi lõm mà thôi.
Cái thìa bỏ đi
Đây là một cái thìa (muỗng) nằm vất vơ trên sao Hỏa, hay chỉ là một tảng đá có hình dạng ngẫu nhiên? Và điều kỳ lạ là đây không phải là "chiếc thìa" đầu tiên được phát hiện trên Hành tinh Đỏ.
Một ánh sáng ở nơi xa
Vào năm 2016, xe tự hành Curiosity đã chụp một bức ảnh về khu vực Gale Crater, nhưng một số người đã nhận thấy có một ánh sáng kỳ lạ ở phía xa, như bằng chứng về một nền văn minh ngoài hành tinh sống bên dưới bề mặt sao Hỏa. Trong thực tế, đốm sáng có khả năng gây ra bởi một tia vũ trụ, tạo ra ảo ảnh thị giác trên bức ảnh.
Vàng trên sao Hỏa
Hoặc ít nhất đó là những gì trông giống như một thỏi vàng, khi xe tự hành Curiosity tình cờ phát hiện ra tảng đá sáng bóng này vào tháng 11/2018. Vật thể có khả năng là một thiên thạch gồm sắt-niken. Trước đó nó cũng đã phát hiện một thiên thạch chứa kim loại lớn vào năm 2015 và một thiên thạch nhỏ tương tự như thế này vào năm 2016.
Quả việt quất trên sao Hỏa
Vào năm 2004, xe tự hành Opportunity của NASA đã khám phá một khu vực tại Meridiani Planum trên sao Hỏa, nơi bề mặt được phủ bằng những viên sỏi xám tròn đầy bất thường. Các nhà khoa học NASA nhìn thấy các "đối tượng tròn kỳ lạ", thứ mà họ gọi là 'spherules', trông như những quả việt quất. Chúng có kích thước khác nhau, đường kính từ 100 micromet đến 602 mm.
Khoảng 16 năm sau, các nhà khoa học vẫn bất đồng ý kiến về những thứ được gọi là quả việt quất này. Các lý thuyết đưa ra bao gồm một loại bê tông hematit được hình thành từ nước, các khối cầu được tạo ra bởi các tác động của thiên thạch hay các quả bóng hình thành từ các khoáng vật canxit.
Xương đùi
Không có gì để xem ở đây, ngoại trừ phần còn lại của một thứ giống con người. Hoặc chỉ là một tảng đá. Tùy bạn quyết định.
Một con sóc sao Hỏa đang ngụy trang
Vào ngày 28/9/2012, xe tự hành Curiosity đã chụp ảnh một cụm đá đen có tên Rocknest. Các nhà khoa học đã không mất nhiều thời gian để nhận ra có thứ gì giống một con sóc trong bức ảnh, ví von nó là một loài gặm nhấm dễ thương trên sao Hỏa, với các chi tiết giống mí mắt trên và dưới, mũi và vùng má, tai, chân trước... Tuy nhiên, có người cho rằng đó chỉ là một tảng đá nhỏ mà thôi.
Một cái túi nhựa
Ngay sau khi đến Hành tinh Đỏ, xe tự hành Curiosity đã tìm thấy một mảnh nhựa rõ ràng trên bề mặt. Sau một số khoảnh khắc gây... đau đầu, các nhà khoa học đã kết luận rằng mảnh nhựa này đến từ chính tàu thăm dò, cụ thể hơn là phần nhựa bọc từ một sợi cáp, có khả năng đã bị lỏng khi hạ cánh.
Vào năm 2018, một vật thể giống như nhựa khác cũng đã được nhìn thấy trên Sao Hỏa, nhưng hóa ra đó chỉ là một mảnh đá mỏng.
Người phụ nữ trên sao Hỏa
Xe tự hành Spirit của NASA đã thu được một cái nhìn toàn cảnh trong miệng núi lửa Gusev vào ngày 5/9/2007, dẫn đến sự xuất hiện ma quái của một nhân vật nữ mặc váy, với cánh tay của cô ta đang đưa ra theo chiều ngang. Tuy nhiên, giống như con sóc trên sao Hỏa, một góc nhìn khác cho thấy người phụ nữ chỉ là một hòn đá có hình dạng và vị trí ngẫu nhiên.
Một cảnh tượng tương tự đã xảy ra vào năm 2015, khi xe tự hành Curiosity phát hiện ra một thực thể giống hình người trong các tảng đá.
Tượng của một vị thần cổ đại
Một bức ảnh được chụp vào năm 2010 tại khu vực Concepción Crater mang một nét tương đồng với một tác phẩm điêu khắc của người Mesopotamian cổ đại, cụ thể là một vị thần Neo-Assyrian.
15 Bí Ẩn Về Vũ Trụ Chưa Bao Giờ Được Tiết Lộ
12 sự thật kỳ lạ và thú vị về vũ trụ: Bạn đã biết bao nhiêu trong số đó?
Dấu chân mà các phi hành gia trong sứ mệnh Apollo để lại trên Mặt Trăng có lẽ sẽ tồn tại ít nhất 100 triệu năm nữa.
Sự thật là khoảng không gian mênh mông bên ngoài hành tinh của chúng ta ẩn chứa rất nhiều bí mật mà khoa học chưa thể biết. Nhưng ngược lại, cũng có một số bất ngờ thú vị mà sau hàng ngàn năm nghiên cứu thiên văn, con người đã sử dụng trí tuệ của mình để quan sát, suy luận và đúc kết được.
Đâu là những điều bất ngờ nhất mà bạn có thể tự nhủ mình khi nhìn lên bầu trời đêm?
1. Sao neutron có thể quay với tốc độ 600 vòng/giây
Khi một ngôi sao đi đến giai đoạn sao neutron, nó đã đạt tới một trong những điểm cuối cùng của hành tình tiến hóa. Những ngôi sao có khối lượng lớn này được sinh ra trong vụ nổ sao siêu tân tinh, nhưng chúng đã tự sụp đổ vào lõi của mình bởi một lực hấp dẫn hướng tâm, sau đó quay tròn cực kỳ nhanh như một hệ quả vật lý của quá trình ấy.
Thông thường, những ngôi sao neutron có thể quay tối đa 60 vòng mỗi giây sau khi được sinh ra. Nhưng trong một trường hợp đặc biệt, tốc độ này có thể tăng lên tới hơn 600 vòng/giây.
2. Không gian vũ trụ hoàn toàn tĩnh lặng
Ngược lại, trên Trái Đất có khí quyển và áp suất không khí cho phép âm thanh truyền đi được. Điều đó giải thích tại sao dưới mặt đất lại có nhiều tiếng ồn đến vậy.
3. Số lượng sao trong vũ trụ là một con số không đếm được
Về cơ bản, chúng ta không biết có chính xác bao nhiêu ngôi sao trong vũ trụ. Nhưng các nhà khoa học có thể sử dụng ước tính để trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, Milky Way? Sau đó, họ nhân con số đó với dự đoán tốt nhất về số lượng thiên hà trong vũ trụ.
Sau tất cả những phép toán đó, NASA chỉ có thể tự tin nói rằng số lượng ngôi sao trong vũ trụ này nhiều vô kể, nhiều đến nỗi không thể đếm được.
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc đưa ra ước tính trong vũ trụ có 70.000 triệu triệu triệu ngôi sao.
4. Dấu chân mà các phi hành gia trong sứ mệnh Apollo để lại trên Mặt Trăng có lẽ sẽ tồn tại ít nhất 100 triệu năm nữa.
Mặt Trăng không có bầu khí quyển, không có gió hay nước để cuốn trôi hay xóa mờ dấu ấn của các phi hành gia Apollo. Điều đó có nghĩa là dấu chân, vết bánh xe rover, những vết tích mà tàu vũ trụ của con người để lại sẽ được lưu giữ trên mặt trăng trong một thời gian rất dài.
Điều duy nhất có thể xóa mờ các dấu vết này là sự lắng đọng của bụi vũ trụ bị hút lên bề mặt Mặt Trăng. Đó là các "thiên thạch micromet" liên tục tấn công Mặt Trăng, nhưng quá trình này sẽ diễn ra rất rất chậm.
5. Mặt Trời chiếm tới 99% khối lượng của Hệ Mặt Trời
Về mặt kỹ thuật, Mặt Trời của chúng ta là một ngôi sao loại G trong dãy chính (G-type main-sequence star), có nghĩa là mỗi giây, nó sẽ hợp nhất khoảng 600 triệu tấn hydro với helium. Nó cũng chuyển đổi khoảng 4 triệu tấn vật chất thành năng lượng như một sản phẩm phụ.
Khi Mặt Trời chết, nó sẽ trở thành một sao khổng lồ đỏ, phình ra và nuốt trọn lấy Trái Đất cùng mọi thứ trên đó. Nhưng đừng lo lắng: Điều đó sẽ chưa thể xảy ra trong vòng 5 tỷ năm nữa.
6. Tổng năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất mỗi giờ nhiều hơn tổng năng lượng cả hành tinh sử dụng trong cả năm
Trong một thế kỷ rưỡi trở lại đây, con người đang ngày càng khai thác được nhiều năng lượng Mặt Trời hơn để phục vụ cuộc sống của mình. Theo Tạp chí Môi trường Yale 360 độ, năm 2017, cả thế giới đã tăng thêm 30% công suất năng lượng Mặt Trời, tương đương với 98,9 gigawatt năng lượng Mặt Trời đã được sản xuất.
Mặc dù vậy, lượng điện này chỉ mới bằng 0,7% lượng điện sử dụng hàng năm của cả thế giới.
7. Nếu hai mảnh kim loại cùng nguyên tố chạm vào nhau trong không gian, chúng sẽ tự liên kết và dính chặt lấy nhau mãi mãi
Điều thú vị là hàn lạnh không bao giờ xảy ra trong điều kiện khí quyển Trái Đất, vì ở đó luôn có các phân tử nước và không khí ngăn cách giữa hai mảnh kim loại, dù bạn để chúng sát nhau thế nào đi chăng nữa.
Hàn lạnh xảy ra trong chân không vũ trụ là một hiệu ứng có rất nhiều ý nghĩa đối với việc chế tạo, sửa chữa tàu vũ trụ và tương lai của ngành xây dựng trong chân không.
8. Tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta là một mảnh đá không gian khổng lồ có tên là Ceres
Tiểu hành tinh Ceres - đôi khi được gọi là một hành tinh lùn – có đường kính khoảng 950 km. Cho đến nay, Ceres được biết đến là tiểu hình tinh lớn nhất trong Vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Một mình nó đã chiếm tới một phần ba khối lượng của vành đai. Diện tích bề mặt của Ceres xấp xỉ diện tích của Ấn Độ hoặc Argentina.
Có một tàu vũ trụ của con người đã tiếp cận và bay quanh Ceres, giúp chúng ta khám phá những bí ẩn của nó. Dawn, hay tàu Bình minh được phóng lên không gian vào năm 2007 và phải mất tới 8 năm để bay tới được Ceres.
9. Một ngày trên Sao Kim dài hơn một năm trên Trái Đất
Sao Kim có tốc độ quay quanh trục cực kỳ chậm, mất khoảng 243 ngày trên Trái Đất để nó hoàn thành hết toàn bộ một chu kỳ. Hài hước thay, một năm trên Sao Kim lại ngắn hơn chu kỳ quanh quanh trục của chính nó. Sao Kim chỉ mất 226 ngày Trái Đất để quay vòng quanh Mặt Trời.
Nếu bạn sống trên Sao Kim, bạn sẽ thấy Mặt Trời mọc sau mỗi 117 ngày Trái Đất. Điều đó có nghĩa là Mặt Trời sẽ chỉ mọc 2 lần trong năm Sao Kim. Thêm nữa, bởi Sao Kim quay theo chiều kim đồng hồ, Mặt Trời sẽ mọc ở phía tây và lặn ở phía đông.
10. Vết Đỏ Lớn của Sao Mộc đang thu hẹp
Cơn bão khổng lồ trên Sao Mộc, có thể được nhìn thấy qua kính thiên văn từ Trái Đất như một Vết Đỏ Lớn đang thu hẹp dần. Với đường kính gấp gần 11 lần Trái Đất, Sao Mộc có thể có những cơn bão nuốt chửng được ba Trái Đất trong lòng nó. Vết Đỏ Lớn từng là một cơn bão như vậy, nhưng cho tới nay, kích thước của nó đã thu hẹp xuống chỉ còn một phần ba.
11. Một trong những mặt trăng của Sao Thổ có hai tông màu riêng biệt
Iapetus, một trong 62 mặt trăng của Sao Thổ, thực sự là một thiên thể khá độc đáo. Mặt trăng này có hai tông màu rất riêng, với một bên tối hơn nhiều so với mặt kia. Đặc điểm này không hề xuất hiện trên bất kỳ mặt trăng nào khác trong Hệ Mặt Trời.
Màu sắc của Iapetus phải liên quan đến vị trí của nó so với phần còn lại của các mặt trăng của Sao Thổ. Iapetus nằm ngoài vành đai Sao Thổ và vì vậy, nó phải hứng chịu rất nhiều mảnh vụn không gian bắn tới bề mặt, làm nên màu tối ở một phía của nó.
12. Vị trí của Sao Bắc Đẩu sẽ thay đổi
Sẽ thật kỳ lạ khi Sao Bắc Đẩu không còn là Sao Bắc Đẩu nữa. Nhưng trong khoảng 13.000 năm tới, các nhà khoa học dự đoán điều này sẽ xảy ra. Trong trường hợp bạn chưa biết, trục Trái Đất đã trải qua một chuyển động gọi là "tuế sai", nghĩa là nó sẽ dần bị nghiêng đi để vẽ ra một hình nón, giống với con quay khi sắp đổ.
Khi điều này xảy ra, vị trí thiên kiến của Sao Bắc Đẩu từ Trái Đất sẽ lệch đi, khiến nó không còn đứng yên một chỗ trên bầu trời đêm ở bán cầu bắc nữa. Khi đó, chúng ta sẽ có một Sao Bắc Đẩu mới.
Tham khảo Mashable
Những hình ảnh kỳ lạ nhất từng được chụp trên sao Hỏa
Từ cái thìa, con sóc, bóng người phụ nữ cho tới những quả việt quất... các nhà khoa học đã thấy rất nhiều thứ kỳ lạ trên sao Hỏa, nhưng không ai dám chắc chúng có phải là thật hay không.
Một trong những ảo ảnh mang tính biểu tượng nhất xuất hiện vào năm 1976 khi tàu thăm dò Viking 1 của NASA chụp được hình ảnh giống như khuôn mặt trên sao Hỏa ở khu vực Cydonia. NASA mô tả nó là một khối đá khổng lồ có tạo hình giống như đầu người, được hình thành bởi các góc tối tạo ra ảo giác về mắt, mũi và miệng.
Và nó khó có thể là gương mặt người bởi có chiều dài lên tới gần 3,2 km. Nếu có thế, nó giống như một tượng đài từ một nền văn minh đã mất trên sao Hỏa. Tuy nhiên, các hình ảnh khác chụp địa điểm này cho thấy nó chỉ là một quả đồi với nhiều chỗ lồi lõm mà thôi.
Cái thìa bỏ đi
Đây là một cái thìa (muỗng) nằm vất vơ trên sao Hỏa, hay chỉ là một tảng đá có hình dạng ngẫu nhiên? Và điều kỳ lạ là đây không phải là "chiếc thìa" đầu tiên được phát hiện trên Hành tinh Đỏ.
Một ánh sáng ở nơi xa
Vào năm 2016, xe tự hành Curiosity đã chụp một bức ảnh về khu vực Gale Crater, nhưng một số người đã nhận thấy có một ánh sáng kỳ lạ ở phía xa, như bằng chứng về một nền văn minh ngoài hành tinh sống bên dưới bề mặt sao Hỏa. Trong thực tế, đốm sáng có khả năng gây ra bởi một tia vũ trụ, tạo ra ảo ảnh thị giác trên bức ảnh.
Vàng trên sao Hỏa
Hoặc ít nhất đó là những gì trông giống như một thỏi vàng, khi xe tự hành Curiosity tình cờ phát hiện ra tảng đá sáng bóng này vào tháng 11/2018. Vật thể có khả năng là một thiên thạch gồm sắt-niken. Trước đó nó cũng đã phát hiện một thiên thạch chứa kim loại lớn vào năm 2015 và một thiên thạch nhỏ tương tự như thế này vào năm 2016.
Quả việt quất trên sao Hỏa
Vào năm 2004, xe tự hành Opportunity của NASA đã khám phá một khu vực tại Meridiani Planum trên sao Hỏa, nơi bề mặt được phủ bằng những viên sỏi xám tròn đầy bất thường. Các nhà khoa học NASA nhìn thấy các "đối tượng tròn kỳ lạ", thứ mà họ gọi là 'spherules', trông như những quả việt quất. Chúng có kích thước khác nhau, đường kính từ 100 micromet đến 602 mm.
Khoảng 16 năm sau, các nhà khoa học vẫn bất đồng ý kiến về những thứ được gọi là quả việt quất này. Các lý thuyết đưa ra bao gồm một loại bê tông hematit được hình thành từ nước, các khối cầu được tạo ra bởi các tác động của thiên thạch hay các quả bóng hình thành từ các khoáng vật canxit.
Không có gì để xem ở đây, ngoại trừ phần còn lại của một thứ giống con người. Hoặc chỉ là một tảng đá. Tùy bạn quyết định.
Một con sóc sao Hỏa đang ngụy trang
Vào ngày 28/9/2012, xe tự hành Curiosity đã chụp ảnh một cụm đá đen có tên Rocknest. Các nhà khoa học đã không mất nhiều thời gian để nhận ra có thứ gì giống một con sóc trong bức ảnh, ví von nó là một loài gặm nhấm dễ thương trên sao Hỏa, với các chi tiết giống mí mắt trên và dưới, mũi và vùng má, tai, chân trước... Tuy nhiên, có người cho rằng đó chỉ là một tảng đá nhỏ mà thôi.
Một cái túi nhựa
Ngay sau khi đến Hành tinh Đỏ, xe tự hành Curiosity đã tìm thấy một mảnh nhựa rõ ràng trên bề mặt. Sau một số khoảnh khắc gây... đau đầu, các nhà khoa học đã kết luận rằng mảnh nhựa này đến từ chính tàu thăm dò, cụ thể hơn là phần nhựa bọc từ một sợi cáp, có khả năng đã bị lỏng khi hạ cánh.
Vào năm 2018, một vật thể giống như nhựa khác cũng đã được nhìn thấy trên Sao Hỏa, nhưng hóa ra đó chỉ là một mảnh đá mỏng.
Người phụ nữ trên sao Hỏa
Xe tự hành Spirit của NASA đã thu được một cái nhìn toàn cảnh trong miệng núi lửa Gusev vào ngày 5/9/2007, dẫn đến sự xuất hiện ma quái của một nhân vật nữ mặc váy, với cánh tay của cô ta đang đưa ra theo chiều ngang. Tuy nhiên, giống như con sóc trên sao Hỏa, một góc nhìn khác cho thấy người phụ nữ chỉ là một hòn đá có hình dạng và vị trí ngẫu nhiên.
Một cảnh tượng tương tự đã xảy ra vào năm 2015, khi xe tự hành Curiosity phát hiện ra một thực thể giống hình người trong các tảng đá.
Tượng của một vị thần cổ đại
Một bức ảnh được chụp vào năm 2010 tại khu vực Concepción Crater mang một nét tương đồng với một tác phẩm điêu khắc của người Mesopotamian cổ đại, cụ thể là một vị thần Neo-Assyrian.
Tham khảo Gizmodo
Nhận xét
Đăng nhận xét