HIỆN THỰC KỲ ẢO 159
(ĐC sưu tầm trên NET)
Dân trí Mặc dù được các y bác
sĩ Bệnh viện Bạch Mai tận tình cứu chữa, nhưng chàng trai Hoàng Việt
Tuấn đã không qua khỏi, nghi bị dị ứng với thuốc.
Thầy Shionuma nói rằng đây không phải là coi thường mạng sống mà là sự nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa với thần phật.
Bác sỹ kêu gọi khẩn cấp cưu tính mang nam thanh niên dị ứng thuốc người đỏ như tôm luộc
Bác sĩ kêu gọi khẩn cấp cứu tính mạng chàng trai người đỏ như "tôm luộc"
Dân trí Được chẩn đoán bị thủy đậu, Tuấn uống thuốc đến ngày thứ 2 thì toàn thân đỏ như "tôm luộc", bong tróc da, rơi vào nguy kịch và được chuyển viện cấp cứu, tính mạng em vô cùng nguy kịch.
Nhận thông tin
cầu cứu khẩn cấp từ phòng Công tác xã hội Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội),
PV báo Dân trí ngay lập tức có mặt tại khoa Cấp cứu, thăm cậu bé Hoàng
Việt Tuấn, bệnh nhân cực kì hi hữu nghi ngờ bị dị ứng thuốc, gây suy đa
tạng nghiêm trọng. Cậu bé hiện tại đang phải vận dụng nhiều loại máy móc
chuyên dụng hỗ trợ để cầm cự sự sống.
Chứng kiến cảnh cậu bé bị dị ứng người "đỏ như tôm luộc" khiến chúng tôi không khỏi rùng mình.
Tình trạng của Tuấn rất nặng và số tiền
gia đình phải chuẩn bị cho việc điều trị của em có thể lên đến cả tỉ
đồng, điều mà gia đình em đang loay hoay không biết bấu víu vào ai.
Suy sụp hoàn toàn và không còn giữ được
bình tĩnh, chị Nguyễn Thị Na (mẹ của Tuấn) khóc nấc, giọng nghèn lại,
chị bảo: “Bình thường con khỏe mạnh, chỉ sau 2 ngày mà giờ ra nông nỗi
này. Tuấn ơi, dậy mở mắt nhìn mẹ đi con….".
Nỗi đau xen trong sự bàng hoàng khiến chị
ngã gục bởi tình trạng bệnh con chuyển biến quá nhanh, không kịp trở
tay. Con uống thuốc đến ngày thứ 2 thì toàn thân bắt đầu đỏ lên và mọc
nhiều mụn nước nên gia đình nhanh chóng chuyển em lên tuyến trên. Chị
nghĩ đơn giản rằng thủy đậu rồi con sẽ khỏi nhanh chóng, nào ngờ giờ ra
nông nỗi này….
Nằm trên giường bệnh, Tuấn đang trong
trạng thái hôn mê sâu với sự sống hoàn toàn dựa vào các loại máy móc.
Bác sĩ cho biết, ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị, mỗi lần tắm cho em
cũng hết đến vài chục triệu đồng nên chi phí gia đình phải chuẩn bị là
rất lớn.
Chị Na cho biết, vợ chồng chị đều là giáo
viên, mức thu nhập trung bình. Bình thường con cái khỏe mạnh, anh chị
tiết kiệm cũng không thiếu ăn, thiếu mặc, nhưng đột ngột con đi cấp cứu,
phải chuẩn bị vài trăm triệu đồng đó là điều mà anh chị không tưởng.
Anh chị phân công nhau, chị ở lại theo dõi tình hình của con, còn anh vẫn đang lang thang các ngả để đi vay tiền.
Chị Na giọng run rẩy, “Chị sợ con có mệnh
hệ gì thì chị không sống nổi em ạ! Con mới học lớp 9 thôi, lúc con bắt
đầu bị thủy đậu, nó còn bảo “Mẹ cứ kệ con, con kiêng gió, kiêng nước là
sẽ khỏi nhanh thôi”. Vậy mà….!”, nói đến đây người mẹ bật khóc.
Bác sĩ Khương Phúc Đại là người điều trị
trực tiếp cho biết, "Tuấn được chuyển vào viện trong tình trạng nghi ngờ
dị ứng thuốc, và đây là 1 thể dị ứng thuốc rất nặng. Theo chẩn đoán ban
đầu, cậu bé bị thủy đậu và được sử dụng thuốc. Trong đó có 1 loại thuốc
nghi ngờ gây nên dị ứng, gây tổn thương toàn bộ da niêm mạc, miệng,
lưỡi… Cậu bé bị nhiễm trùng gây suy đa tạng, tình trạng rất nặng nề.
Ở đây, chúng tôi vận động mọi cách để cứu
tính mạng của cháu, tuy nhiên xác định rất gian nan. Những loại thuốc về
miễn dịch, cháu dùng rất là đắt, mỗi ngày hết vài chục triệu đồng. Đây
là dị ứng về thuốc, bản chất thuộc về cơ địa của từng người nên không
lường trước được”.
Vào gần giường bệnh thăm em, Tuấn thở khe
khẽ từng nhịp đầy khó khăn. Các bác sĩ và điều dưỡng xung quanh, nhưng
không ai cầm lòng được, giường như ai cũng cầu nguyện cho em thoát khỏi
lưỡi hái tử thần để được tiếp tục đến trường và trở về nhà trong vòng
tay yêu thương của mọi người.
Phạm OanhChàng trai nghi bị dị ứng với thuốc đã qua đời trong nỗi đớn đau vô cùng!
Dân trí Mặc dù được các y bác
sĩ Bệnh viện Bạch Mai tận tình cứu chữa, nhưng chàng trai Hoàng Việt
Tuấn đã không qua khỏi, nghi bị dị ứng với thuốc.
>>Bác sĩ kêu gọi khẩn cấp cứu tính mạng chàng trai dị ứng người đỏ rực
Theo thông tin
từ người thân cháu Hoàng Việt Tuấn, nhân vật trong bài viết “Bác sĩ kêu
gọi khẩn cấp cứu tính mạng chàng trai dị ứng người đỏ rực”, ở thôn 2,
xã Luận Thành, huyện Thường Xuân đã qua đời vào chiều tối ngày 16/5.
Sau khi hoàn thành các thủ tục, tối cùng
ngày, gia đình đã đưa thi thể Tuấn về quê để mai táng. Không chỉ người
thân mà cả bà con lối xóm, bạn bè và thầy cô không ai tin nổi sự việc
đau đớn này.
“Chỉ mấy ngày trước thôi, cháu nó còn khỏe
mạnh bình thường, không ai ngờ được sự việc lại diễn ra quá nhanh và
quá bất ngờ như thế này”, một người thân của Tuấn chia sẻ.
Tuấn là bệnh nhân cực kì hi hữu nghi ngờ
bị dị ứng với thuốc, gây suy đa tạng nghiêm trọng. Ngay sau khi được đưa
đến Bệnh viện Bạch Mai, Tuấn đã được vận dụng nhiều loại máy móc chuyên
dụng hỗ trợ để cầm cự sự sống.
Tình trạng bệnh của Tuấn diễn biến quá
nhanh khiến gia đình không kịp trở tay. Tuấn được chẩn đoán bị thủy đậu
và uống thuốc đến ngày thứ 2 thì toàn thân bắt đầu đỏ lên và mọc nhiều
mụn nước nên gia đình nhanh chóng chuyển em lên tuyến trên trong trạng
thái hôn mê sâu với sự sống hoàn toàn dựa vào các loại máy móc.
Hoàn cảnh của Tuấn sau khi được đăng tải
trên báo Dân trí đã nhận được nhiều sự động viên, chia sẻ và giúp đỡ của
đông đảo bạn đọc, các nhà hảo tâm.
Mặc dù được các y bác sĩ tận tình cứu
chữa, nhưng do tình trạng quá nặng nên Tuấn đã không qua khỏi. Hiện gia
đình đang tiến hành mai táng cho cháu theo phong tục của địa phương.
Trần Lê
Bí ẩn thử thách phép tu 1.000 ngày, suốt 1.300 năm chỉ 2 vị cao tăng vượt qua
Ở Nhật Bản có một nghi thức cầu nguyện
có tên Goma – tức hộ ma hoả cúng. Đây là hình thức đốt những thanh gỗ có
ghi lời cầu nguyện của mọi người để gửi đến thần phật qua ngọn lửa
thiêng.
Thầy Shionuma Ryojun, 51 tuổi, một trong
những người thực hiện nghi thức này là Dai-Ajari, giáo phẩm cao nhất
dành cho những vị cao tăng hoàn thành phép tu 1.000 ngày leo núi tại các
sườn núi ở Nara. Trong lịch sử 1.300 năm của phép tu đầy cam go, gian
khổ này chỉ có 2 vị cao tăng thành công.
“Sau 1 tháng tu khổ hành, ngón tay
ngón chân chỉ cần sờ nhẹ thì đã vỡ rồi, qua tháng thứ 3 thì cơ thể tôi
tiều tuỵ, thể lực sụt giảm rất nhiều. Tôi đi tiểu ra máu khoảng 1 tuần.
Mỗi ngày, tôi phải đi bộ 48km, có những đoạn đường rất nguy hiểm, hoặc
có khi phải lên gần đỉnh núi, đường rất xấu nếu mà lơ đễnh sẽ bị ngã lăn
xuống vực mấy chục mét, vô cùng gian khổ”, thầy Shionuma nói về 1.000 ngày tu khổ hạnh. Thầy bắt đầu phép tu này lúc 23 tuổi.
Tỉnh Nara cách Tokyo khoảng 400km về
phía Tây, tỉnh này có chùa Kinpusen-ji nơi thầy Shionuma tu khổ hạnh. Tu
khổ hạnh tiếng Nhật là Shugendo là phép tu đặc biệt của Nhật Bản phát
sinh từ sự kết hợp tín ngưỡng miền núi có từ xa xưa với thần đạo, phật
giáo…
Người tu khổ hạnh đi sâu vào núi và thực
hiện những phép tu nguy hiểm để được giác ngộ, thầy Shionuma tu tập ở
vùng núi Omine nơi chùa Kinpusen-ji.
Video: Thầy Shionuma vượt qua thử thách '1000 ngày leo núi'
Từ khoảng 1.300 năm trước vùng núi này
được tôn sùng như thánh địa, từ đó đến nay đa số những người tu khổ
hạnh, tiếng Nhật gọi là Shugenda khổ luyện tại vùng núi này.
Trong tu khổ hạnh, gian khổ nhất là phép
tu Sennichi Kaihogyo, tạm dịch là ‘1.000 ngày leo núi’, theo phép tu
này trong khoảng 16 tiếng/ngày, người tu phải hoàn thành chuyến khứ hồi
đường núi nguy hiểm 48km, kể cả chuyến leo lên đỉnh núi cao 1.300 mét và
phải đi 1.000 ngày như thế.
Núi này mỗi năm chỉ cho phép leo 120
ngày và trong thời gian này, người tu phải leo mỗi ngày, không được nghỉ
ngày nào. Như thế, phải mất 9 năm để hoàn thành thử thách vô cùng gian
khổ đó.
Người tu khổ hạnh thì nhiều, nhưng không
mấy ai dám đương đầu với thử thách 1.000 ngày leo núi, ly do là phép tu
này có giới luật rất nghiêm, nếu bỏ dở chừng sẽ không được tha thứ, có
nghĩa là sẽ phải chết.
“Theo phép tu 1.000 ngày leo núi,
nếu người tu quyết định bỏ dở nửa chừng thì phải thực hiện nghi thức
dùng đoản kiếm mổ bụng hoặc có thể chọn cách thứ 2 là treo cổ bằng dây
thừng do người tu mang theo, phải chọn 1 trong 2 cách này.
Luật nghiêm như thế là để mọi người
không dám coi thường phép tu này. Đoản kiếm ngắn được mang theo là để
khuyến cáo một cách mạnh mẽ”, thầy Shionuma chia sẻ.
Theo phép tu 1.000 ngày leo núi, nếu người tu quyết định bỏ dở nửa chừng thì phải thực hiện nghi thức dùng đoản kiếm mổ bụng hoặc có thể chọn cách thứ 2 là treo cổ bằng dây thừng do người tu mang theo.
Nhà sư Shionuma Ryojun
Thầy Shionuma nói rằng đây không phải là coi thường mạng sống mà là sự nhắc nhở về tầm quan trọng của việc giữ lời hứa với thần phật.
Vì hiểu luật này nên khi bắt đầu phép tu
1.000 ngày leo núi thầy khởi hành lúc 12h30 khuya để có thể trở về
trong ngày. Tới năm thứ 5 của phép tu này thầy có nguy cơ phạm giới
luật.
“Tôi khởi hành vào buổi sáng ngày
494 với tình trạng đầu óc chập chờn, nửa tỉnh nửa mê, tôi bị sốt cao và
hầu như không ăn được gì. Cứ đi vài trăm mét thì tôi phải ngồi xổm, sau
đó cứ đi vài chục mét thì tôi lại ngồi như thế.
Tôi nghĩ có lẽ cái ngày định mệnh đã
đến, cái ngày mà nếu tôi không tiến lên phía trước được nữa thì chỉ còn
con đường duy nhất là rút đoản kiếm mổ bụng, và thế là xong”, lúc đó mắt ông nhắm lại.
Thầy Shionuma thấy hàng loạt hình ảnh lạ
lùng và âm thanh của ký ức thời thơ ấu xuất hiện trong tâm trí, giống
như đang xem phim.
Đầu tiên, thầy thấy lối tu khổ hạnh mà
hồi nhỏ thầy xem trên TV và mong ước một ngày nào đó sẽ trở thành vị cao
tăng tuệ giác cao vời để cứu rỗi chúng sinh. Thế rồi khi lên 19 tuổi,
thầy rời gia đình quy y tại chùa Kinpusen-ji, ngôi chùa tu khổ hạnh nhiều nhất Nhật Bản với mục tiêu là trở thành cao tăng.
Từ những âm thanh trong tâm trí đó, thầy lại nghe lời mẹ dạy vào buổi sáng, khi thầy rời nhà quy y tại chùa Kinpusen-ji.
“Hãy nghĩ là con không còn nơi để
trở về, vì con theo phép tu 1.000 ngày leo núi trong lối tu khổ hạnh. Từ
giờ trở đi con phải trải qua gian khổ như thể đang ăn cát, hãy đứng
vững trên đôi chân của mình. Những lời của mẹ vẫn còn trong tâm trí và
tôi nghĩ, quả thật mình vừa nghe lại.
Tôi nhận ra mình vẫn chưa từ bỏ tất
cả, tôi vẫn chưa đối diện với gian khổ như là ăn cát vì vậy mà tôi bốc
ít cát cho vào mồm. Thế rồi thay vì nản chí khiến tôi bị vắt kiệt 99%
nghị lực, tôi quyết tâm đứng lên, không thể bỏ cuộc tại đây.
Tôi nhớ từ trước đến nay, nhiều
người giúp đỡ tôi và tôi có những ước mơ to lớn cho tương lai, tôi đứng
dậy và biết là mình phải tiến về hướng những mơ ước ấy. Tôi hét lớn và
lại nhắm mục tiêu là ngọn núi. Hôm đó, cơn sốt và những điều lạ lùng
trong đầu tôi giảm dần, thế rồi cơ thể tôi khoẻ mạnh trở lại”, thầy chia sẻ.
Năm 1999, thầy Shionuma vượt qua phép tu
cam go nhất và trở thành vị cao tăng thứ 2 trong lịch sử hoàn thành
phép tu 1.000 ngày leo núi, kéo dài 9 năm gian khổ. Lúc đó thầy 31 tuổi.
Qua phép tu 1.000 ngày leo núi, thầy
Shionuma xây dựng cho mình nghị lực phi thường, khi tu tập trên núi có
một giới luật là không được nói chuyện với ai, thầy cho biết trong 9 năm
tu tập, thầy cảm thấy vui khi sinh hoạt một mình. Nhưng một bài học của
vị sư phụ giúp thầy trở thành như hiện nay.
“Thầy tôi dạy rằng, tu trong xã hội
quan trọng hơn tu trên núi, tu trên núi không bị ngoại cảnh chi phối,
hành giả càng kiên trì tu tập, bản thân càng được khai sáng, tuệ giác
càng rộng mở, nhưng nếu chỉ ở mãi trên núi thì sẽ trở thành tiên, vì thế
điều quan trọng đối với một tu sĩ là hãy tái hội nhập vào xã hội để
tiếp tục cải thiện bản thân thông qua giao tiếp với đủ hạng người.
Trong quá trình giao tiếp với mọi
người, tôi nghĩ về những điều khiến chúng tôi vui nhất. Tôi nghĩ mọi
người cảm thấy thoả mãn nhất là sự hoà hợp của con tim thông qua sự
tương tác giữa người với người", thầy Shionuma nói.
Vì đã đạt đến trình độ này nên năm 2003,
thầy Shionuma xây ngôi chùa riêng Jigenji tại Sendai, quê hương thầy và
bắt đầu thuyết pháp trên khắp Nhật Bản. Thầy muốn truyền đạt đến mọi
người điểm đặc biệt mà thầy trải nghiệm trong 9 năm leo núi, đó là sự
nhận thức.
“Khi tâm trí tôi rối bời, nghĩ rằng
mình chắc không đi được nữa thì lúc đó một đoá hoa nhỏ chợt hiện ra
trước mắt tôi, đoá hoa tuyệt đẹp đó đã nở trong vô thức, có ai đó nhìn
thấy và dùng nó để cứu rỗi tâm thân rã rời của tôi.
Nhìn xung quanh, tôi thấy có nhiều
đoá hoa nhận thức khác. Những đoá hoa đó không ghen ghét, ganh tỵ nhau
vì nở thật đẹp lên không trung, tôi bỗng ngộ ra rằng, con người thấp kém
hơn những đoá hoa nhỏ bé này, bản thân cuộc sống vốn vui vẻ, vì thế
chúng ta phải sống tích cực, lạc quan, yêu đời. Nếu chúng ta xóa bỏ
những tư tưởng bi quan, tiêu cực, tiếp tục sống theo hướng tích cực thì
tương lai sẽ tươi sáng hơn”, thầy cho hay.
Trong 5 năm qua, thầy Shionuma tham gia
nhiều buổi thuyết pháp tại New York, Hawaii, Canada... Người nghe hầu
hết là dân địa phương, thầy hy vọng nhận thức mà thầy có được trong quá
trình tu khổ hạnh sẽ góp phần làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
“Nhiều người nói lời giảng của tôi
giúp họ tiếp tục suy nghĩ và hành động một cách tích cực, nhờ đó đời
sống tinh thần của họ được cải thiện. Chúng ta thường ghét nhau khi có
điều gì đó khiến mình không hài lòng, nhưng nếu chúng ta thay đổi phần
đó thì tính cách của chúng ta sẽ trở nên tốt hơn.
Ở nước ngoài, khi nghe tôi nói như
vậy thì mọi người thích thú vỗ tay. Nhiều nền văn hoá và tôn giáo sản
sinh từ những vùng khác nhau trên thế giới, mặc dù trong đó có nhiều
giáo lý và học thuyết khó nhưng tất cả đều dựa trên nền tảng lòng thương
người và cầu nguyện.
Vì thế tôi nghĩ nếu mọi người trên
thế giới đến với nhau trên cơ sở đó thì rất tốt. Chúng ta là một phần
trong thiên nhiên bao la nên phải cùng sống với thiên nhiên. Do đó,
chúng ta hãy suy nghĩ theo điểm nguyên thuỷ này”, thầy chia sẻ.
Nhận xét
Đăng nhận xét