Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 169

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Từ Hy Thái Hậu – Người Phụ Nữ Quyền Lực Làm Sụp Đổ Cả Một Thanh Triều

Vén màn bí ẩn chuyện Từ Hi Thái Hậu uống sữa người gần nửa thế kỷ và kết cục thê thảm của những "chiếc máy tạo sữa người"

YU |

Vén màn bí ẩn chuyện Từ Hi Thái Hậu uống sữa người gần nửa thế kỷ và kết cục thê thảm của những "chiếc máy tạo sữa người"

Mong muốn thể hiện quyền lực và nhu cầu giữ gìn nhan sắc của Từ Hi Thái Hậu gần như đã đến ranh giới của sự điên rồ.

Có thể nhiều người không biết được, trên thực tế Từ Hi Thái Hậu rất thích uống sữa người. Đấy là cách mà vị Thái hậu nổi tiếng bồi bổ sức khỏe của mình.
Trong lịch sử, quý tộc nhà Thanh uống sữa người là rất phổ biến nhưng Từ Hi Thái Hậu đặc biệt là người uống nhiều nhất và uống lâu nhất. Bà bắt đầu uống từ khi nhập cung lúc 26 tuổi đến khi qua đời ở tuổi 75.
Một trong bảy việc mà Từ Hi Thái Hậu thường xuyên làm sau khi rời khỏi giường là uống trà. Bà uống trà sữa được pha bằng sữa người và sữa bò mỗi ngày. Đặc biệt, Từ Hi Thái Hậu thích uống sữa mẹ đang cho con bú nhất.
Khi Từ Hi Thái Hậu lên nắm quyền, bà bắt đầu chú ý đến vấn đề nguồn sữa người để giữ gìn dung nhan của mình. Bà cho tìm những người phụ nữ đang nuôi con nhỏ và buộc họ phải "dâng" sữa cho mình.
Vén màn bí ẩn chuyện Từ Hi Thái Hậu uống sữa người gần nửa thế kỷ và kết cục thê thảm của những chiếc máy tạo sữa người - Ảnh 1.
Ngoài ra, Từ Hi Thái Hậu còn nuôi rất nhiều nhũ mẫu trong cung, đa số đều là dân nghèo ở các vùng nông thôn xung quanh kinh đô. Nhũ mẫu không những phải khỏe mạnh, xinh đẹp mà còn phải dưới 20 tuổi.
Những người này được cho ăn những món đặc biệt để đảm bảo chất lượng sữa vượt trội. Từ Hi Thái Hậu buộc nhóm nhũ mẫu phải liên tục ăn rất nhiều thịt gà, thịt vịt và thịt cá trong một ngày.
Tất cả thức ăn của họ đều được quy định bởi chuyên gia dinh dưỡng và đặc biệt là không được thêm muối vào món ăn, vì muối được cho là ảnh hưởng đến hương vị của sữa.
Mỗi ngày những nhũ mẫu này sẽ được thái giám đưa vào phòng của Thái hậu, quỳ xuống và đợi bà đến thưởng thức nguồn sữa.
Họ sẽ thay phiên nhau "tiếp sữa" cho Từ Hi Thái Hậu. Vào thời điểm ít nhất thì có 3 nhũ mẫu phục vụ 1 ngày, lúc nhiều nhất có đến 10 nhũ mẫu 1 ngày.
Trước khi phục vụ cho Thái hậu, nhóm nhũ mẫu luôn có sự chuẩn bị trước, họ tắm rửa sạch sẽ trước đó 3 ngày, sau đó phải giữ cho cơ thể không đổ mồ hôi và phải đảm bảo cơ thể không có bất kỳ mùi nào khác lạ trong ngày làm nhiệm vụ đặc biệt.
Những người phụ nữ này rất đáng thương bởi không chỉ cung cấp sữa cho Từ Hi Thái Hậu mà còn có khả năng vì nhiệm vụ đó mà hi sinh cuộc sống của con cái.
Thêm nữa, vì ngăn cản tin tức bản thân uống sữa người truyền ra ngoài, Từ Hi Thái Hậu đã nhẫn tâm ra lệnh giết chết từng người một.


Có công thống nhất Tam Quốc, sao vương triều của họ Tư Mã không được hậu thế coi trọng?

Trần Quỳnh |


Có công thống nhất Tam Quốc, sao vương triều của họ Tư Mã không được hậu thế coi trọng?
Ảnh minh họa.

Việc vương triều nhà Tấn của gia tộc Tư Mã không được hậu thế đánh giá cao thực chất xuất phát từ 3 nguyên nhân chủ đạo dưới đây.

Đánh giá về vương triều nhà Tấn của gia tộc Tư Mã Ý năm xưa, có ý kiến cho rằng triều đại này thực chất chính là một bộ sử soán vị.
Trên thực tế, lịch sử Trung Hoa cũng từng ghi nhận không ít những sự kiện soán ngôi đoạt vị đẫm máu. Thế nhưng ít có trường hợp nào lại nhận về nhiều chỉ trích như dòng họ Tư Mã.
Thậm chí có một số nhân vật bước lên ngai vàng nhờ việc cướp ngôi nhưng vẫn nhận về nhiều sự ca ngợi. Trường hợp của Đường Thái Tông Lý Thế Dân chính là minh chứng cho nhận định này.
Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho vương triều nhà Tấn của gia tộc Tư Mã Ý phải chịu nhiều chê trách như vậy?
Theo quan điểm của chuyên trang phân tích lịch sử Qulishi (Trung Quốc), sở dĩ đế nghiệp của gia tộc họ Tư Mã lại bị người đời không ngừng chỉ trích vốn xuất phát từ các nguyên nhân dưới đây.
Đánh giá về động cơ: Gia tộc Tư Mã lấy việc soán ngôi đoạt vị làm mục đích
Có công thống nhất Tam Quốc, sao vương triều của họ Tư Mã không được hậu thế coi trọng? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, có không ít nhân vật từng âm mưu soán vị. Tuy nhiên đa số họ buộc phải làm như vậy là do tình thế bức ép hoặc do bất đắc dĩ.
Năm xưa, Vương Mãn soán Hán cũng là bởi tới cuối thời Tây Hán, thiên hạ đã đại loạn, triều đình hủ bại, Hoàng đế nhu nhược, hoang dâm.
Lúc này, bách tính cần một đại thần có năng lực đứng ra để cứu vãn cục diện và dân chúng. Vương Mãn soán vị đúng ở vào thời điểm "hợp tình hợp lý" như vậy.
Cho nên mặc dù sau cùng, ông và vương triều mới của mình chẳng những không thể cứu vãn tình thế mà còn khiến thiên hạ thêm loạn, thế nhưng Vương Mãn ở vào thời điểm ban đầu lên ngôi cũng có thể xem là được dân chúng ủng hộ.
Tào Tháo khi còn nắm quyền cũng ở vào thời điểm Đông Hán đã mục ruỗng tới mức khó cứu vãn.
Tuy nói Tào Tháo lấy Thiên tử lệnh chư hầu, nhưng ông quả thực đã có công hiến không nhỏ trong việc cải thiện đời sống của bách tính. Hơn nữa, bản thân Tào Mạnh Đức lúc sinh thời chưa từng soán đoạt ngôi vị Hoàng đế.
Vì vậy, sau này khi Tào Phi kế thừa quyền lực và soán Hán, bất kể là họ Tào ép vua nhường ngôi hay Hán Hiến Đế tự nguyện dâng lên ngai vàng, thì đây cũng được xem là một bước đi quá độ hết sức hợp lý, hơn nữa nhà vua sau khi thoái vị cũng được hưởng đãi ngộ không tệ.
Có công thống nhất Tam Quốc, sao vương triều của họ Tư Mã không được hậu thế coi trọng? - Ảnh 2.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Thế nhưng trường hợp của gia tộc Tư Mã lại không hề giống như vậy. Động cơ ban đầu của dòng họ này cũng không hề đơn thuần.
Vì vậy mà giờ đây mỗi khi nhắc tới những nhân vật cốt cán của dòng họ ấy, người đời vẫn thường gắn cho họ những câu nói miêu tả về sự tâm cơ, thủ đoạn và ngoan độc.
Ví dụ như Tư Mã Ý với "lang cố chi tướng" (chỉ những người có dã tâm), hay "lòng dạ của Tư Mã Chiêu, người đi đường cũng biết".
Những câu này đều có ý nói rằng, gia tộc Tư Mã soán vị ở vào thời điểm vốn không loạn lạc, mục đích của họ cũng không xuất phát từ việc cứu rỗi thiên hạ hay thương xót chúng sinh.
Bởi lẽ ở vào thời điểm đó, chính quyền Tào Ngụy vẫn nhận được không ít sự ủng hộ. Mặc dù hậu nhân của gia tộc họ Tào đều tương đối vắn số, các đời Hoàng đế về sau năng lực càng lúc càng có hạn, nhưng cũng không có ai trong số họ là hoang dâm, loạn chính.
Cho nên động cơ soán ngôi đoạt vị của gia tộc Tư Mã thực chất vốn mang tính tư lợi nên mới gặp phải không ít sự lên án từ người đời.
Đánh giá về quá trình: Gia tộc Tư Mã lạm sát quá nhiều trong thời gian nắm quyền
Có công thống nhất Tam Quốc, sao vương triều của họ Tư Mã không được hậu thế coi trọng? - Ảnh 3.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Theo nhận định của Qulishi, mỗi bước đi trên con đường chiếm đoạt đế vị của gia tộc Tư Mã đều đạp lên xương máu của không ít người.
Tư Mã Ý năm xưa phát động chính biến lăng Cao Bình, đem gia tộc của Tào Sảng và toàn bộ đồng đảng giết sạch, tiếp đó lại tru diệt đảng phái của Tư không Vương Lăng. Có thể nói, triều thần nhà Ngụy lúc bấy giờ quá nửa đều chết trong tay Tư Mã Ý.
Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn mượn chuyện giết Vương Lăng để giam lỏng toàn bộ gia quyến họ Tào ở Nghiệp Thành.
Sau này, Tư Mã Sư khi còn nắm quyền cũng từng tru diệt Trung sách lệnh Lý Phong, Thái tường Hạ Hầu Huyền, Quang lộc Đại phu Trương Tập… Những người tỏ ý không phục thậm chí còn bị tru di tam tộc.
Nhìn từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy gia tộc Tư Mã ngay từ khi còn chưa nắm hoàng quyền đã tiến hành nhiều lần tắm máu triều đình, thậm chí còn thẳng tay phế bỏ Hoàng đế.
Sau đó, Tư Mã Chiêu khi còn nhiếp chính không chỉ giết hại đại thần mà còn sai khiến thuộc hạ tùy ý sát hại Hoàng đế Tào Mao. Cuối cùng, ông cũng là người phế bỏ Tào Hoán, tự mình lên làm Hoàng đế.
Như vậy, trong toàn bộ quá trình soán ngôi đoạt vị, gia tộc Tư Mã đã phế bỏ hai đời Hoàng đế, giết hại một vị vua, ngoài ra còn tàn sát vô số triều thần.
Với thủ đoạn bạo lực và đẫm máu như vậy, việc vương triều nhà Tấn của nhà Tư Mã sau này bị hậu thế lên án cũng là điều không hề khó hiểu.
Đánh giá về kết quả: Gia tộc Tư Mã là nguyên nhân mở ra một giai đoạn loạn lạc tiếp theo trong lịch sử Trung Hoa
Có công thống nhất Tam Quốc, sao vương triều của họ Tư Mã không được hậu thế coi trọng? - Ảnh 4.
Tranh minh họa: Nguồn Internet.
Có ý kiến cho rằng, nếu như sau khi soán ngôi đoạt vị, gia tộc của nhà Tư Mã có thể cai trị vương triều của mình một cách tốt hơn thì hậu thế sẽ không lên án họ nhiều tới vậy.
Trên thực tế, năm xưa Lý Thế Dân từng sát hại huynh đệ, bức ép cha ruột nhường ngôi. Tuy nhiên ông vẫn nhận được không ít lời khen ngợi vì đã mở ra thời kỳ "Trinh Quán chi trị", đem lại thịnh thế cho nhà Đại Đường.
Tương tự như vậy, khai quốc Hoàng đế Tống triều là Triệu Khuông Dận từng cướp lấy giang sơn từ nhà Hậu Chu. Mặc dù phương diện ngoại giao có điểm bình thường, nhưng ông lại gặt hái nhiều thành tựu về kinh tế, văn hóa nên cũng nhận được không ít lời khen ngợi.
Thế nhưng nhà Tư Mã sau khi cướp đoạt chính quyền từ tay Tào Ngụy lại tiến hành cổ động chế độ phân phong để giữ quyền lực trong tay dòng họ mình.
Năm xưa, Hán triều từng mất rất nhiều công sức mới có thể phế trừ chế độ phiên vương này. Tuy nhiên gia tộc Tư Mã lại vì tư lợi mà sẵn sàng đi vào vết xe đổ của tiền nhân.
Kết quả cho việc cổ động phân phong và sắc phong nhiều phiên vương  chính là "Loạn Bát vương" – khởi nguồn của "loạn Ngũ Hồ", khiến Trung Hoa lại tiếp tục rơi vào thời kỳ chia cách, phân tranh kéo dài tới hơn một thế kỷ.
Từ những minh chứng trên đây, không khó để nhận thấy việc vương triều nhà Tấn của dòng họ Tư Mã không được hậu thế đánh giá cao âu cũng là điều không mấy khó hiểu.
*Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc)


Làm 1 việc bị cho là sai lầm để đời, Càn Long vô tình biến con trai thành "thủ phạm" khiến Thanh triều suy vi

Trần Quỳnh |


Làm 1 việc bị cho là sai lầm để đời, Càn Long vô tình biến con trai thành "thủ phạm" khiến Thanh triều suy vi

Theo Qulishi, Thanh triều sở dĩ nhanh chóng trượt dài trên đà diệt vong từ sau khi Càn Long qua đời là bởi một quyết định bị cho là sai lầm để đời của vị Hoàng đế nổi tiếng này.

Sau khi làm chủ Trung Nguyên, Thanh triều chỉ trong vòng một thời gian ngắn đã có thể ổn định cục diện, bình định thiên hạ, lại mở ra một giai đoạn thịnh thế kéo dài tới hơn 100 năm trong lịch sử Trung Hoa.
Để có được những thành tựu nói trên, ngoài tài năng của các vị Hoàng đế nổi danh như Khang Hi, Ung Chính hay Càn Long thì việc lựa chọn đúng người kế vị để truyền lại cơ nghiệp cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Bởi lẽ, năng lực và phẩm chất của người kế thừa ngai vàng có liên quan trực tiếp và mật thiết với an nguy xã tắc sau này.
Cũng bởi sự lựa chọn kỹ lưỡng của những bậc tiên đế đi trước nên Thanh triều trong giai đoạn sơ kỳ mới có những vị vua nổi bật, mà tiêu biểu chính là một Ung Chính khét tiếng mạnh tay với tham quan hay một Càn Long có công mở rộng bờ cõi.
Thế nhưng chỉ tiếc rằng tới khi vị Hoàng đế thứ 6 của nhà Thanh là Càn Long chọn người kế vị, ông lại quyết định truyền ngai vàng cho một người con bị xem là có tư chất tầm thường hơn cả.
Người đó chính là Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm (sau đổi tên thành Ngung Diễm), tức Gia Khánh đế sau này.
Thậm chí theo quan điểm của Qulishi, lựa chọn sai lầm của Càn Long về người kế vị chính là khởi nguồn khiến cho vương triều Đại Thanh bắt đầu trượt dốc trên con đường suy vong.
Nguồn gốc sâu xa của quyết định chọn người kế vị và tham vọng quyền lực của Càn Long
Làm 1 việc bị cho là sai lầm để đời, Càn Long vô tình biến con trai thành thủ phạm khiến Thanh triều suy vi - Ảnh 2.
Ảnh chân dung vua Gia Khánh. (Nguồn Baidu).
Gia Khánh đế (1760 – 1820) tên thật là Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm, là con trai thứ 15 của Hoàng đế Càn Long và cũng là vị vua thứ 7 của vương triều nhà Thanh trong lịch sử Trung Hoa.
Nhận định về vua Gia Khánh, hầu hết những sử liệu chính thống đều khẳng định ông cả đời không hoang dâm, không mê muội, là một vị vua ôn hòa, hiền hậu, chuyên tâm cần chính, mộc mạc giản dị.
Đây cũng là một trong những lý do khiến cho các sử gia mỗi khi đánh giá về vị Hoàng đế ấy đều gói gọn trong hai chữ "bình thường".
Thậm chí, có không ít ý kiến còn cho rằng nếu so với các bậc cha ông như Ung Chính, Càn Long hay so sánh với những người huynh đệ tài hoa, nổi danh khác, Gia Khánh thuở thiếu thời còn bị cho là sở hữu "tư chất tầm thường".
Vậy lý do nào đã khiến cho một người đa mưu túc trí như Càn Long đem ngai vàng truyền lại cho ông?
Làm 1 việc bị cho là sai lầm để đời, Càn Long vô tình biến con trai thành thủ phạm khiến Thanh triều suy vi - Ảnh 4.
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet).
Càn Long lúc sinh thời hưởng thọ gần 90 tuổi, có tổng cộng 17 người con trai. Trong số đó, Gia Khánh đế Vĩnh Diễm chỉ đứng hàng thứ 15, hơn nữa lại là con của thứ thiếp.
Nếu xét theo quan niệm "lập trưởng không lập thứ" thời phong kiến, Vĩnh Diễm gần như không thể có khả năng kế thừa ngai vị. Trang Qulishi cũng cho rằng, ở vào thời điểm cân nhắc tới vấn đề truyền ngôi, Càn Long ban đầu cũng không hề để mắt tới người con trai này.
Thế nhưng điều mà ngay cả Càn Long cũng không ngờ lại nằm ở chỗ, trong số 14 vị hoàng tử trước Vĩnh Diễm thì có tới 8 người lần lượt qua đời khi còn rất trẻ. Người con trai mà ông vô cùng sủng ái là Ngũ a ca Vĩnh Kỳ cũng nằm trong số đó.
Như vậy, Càn Long đế sau này chỉ có thể xem xét những vị hoàng tử còn lại để chọn ra người kế thừa ngai vàng.
Trên thực tế, ông đã từng phân vân giữa hai nhân vật là Thập nhất a ca Vĩnh Tinh và Thập ngũ a ca Vĩnh Diễm.
Người con trai thứ 11 là Vĩnh Tinh vốn nổi tiếng với tinh thần quả cảm, làm việc hết sức có chủ kiến. Trong khi đó, người con đứng hàng thứ 15 là Vĩnh Diễm lại rất mực khoan hậu, tuy nhiên thiếu đi sự linh động khi hành xử.
Trên thực tế, người ở ngôi Thiên tử không phải chỉ dựa vào việc giữ hòa khí là có thể thu phục lòng người. Cũng bởi vậy cho nên năm xưa, rất nhiều đại thần trong triều đều ủng hộ Vĩnh Tinh làm người kế nghiệp.
Thế nhưng Càn Long vẫn kiên trì chọn Vĩnh Diễm làm Thái tử. Nguyên nhân của lựa chọn này đến từ ý tưởng hết sức đơn giản của vị vua ấy: Hoàng Thái tử phải là người không được gây ra trở ngại đối với việc ông tiếp tục nắm giữ quyền hành.
Làm 1 việc bị cho là sai lầm để đời, Càn Long vô tình biến con trai thành thủ phạm khiến Thanh triều suy vi - Ảnh 6.
Tranh chân dung vua Càn Long. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Mặc dù Càn Long lúc sinh thời từng tuyên bố rằng bản thân không dám cầm quyền quá 60 năm như Tổ phụ Khang Hi. Thế nhưng thực chất sau khi lui về làm Thái thượng hoàng, ông vẫn dùng đủ mọi biện pháp để thao túng quyền hành trong tay mình.
Trong mắt Càn Long, chỉ cần còn sống thêm được ngày nào, ông tuyệt đối sẽ không cho phép người khác làm lung lay quyền lực của bản thân, cho dù đó có là con trai ruột.
Đây cũng là lý do khiến Càn Long e ngại một người con trai đầy chủ kiến như Vĩnh Tinh và kiên định với việc truyền ngôi cho hoàng tử có tư chất bình thường là Vĩnh Diễm.
Quả nhiên không ngoài dự đoán của ông, Vĩnh Diễm sau khi trở thành Hoàng thái tử và ngay cả khi lên ngôi Hoàng đế thì vẫn luôn rất mực nghe lời phụ hoàng, không dám tự ý can dự triều chính.
Năm Gia Khánh thứ nhất, Vĩnh Diễm đã chính thức lên ngôi Hoàng đế. Tuy nhiên Càn Long dù đã thoái vị thì vẫn đường hoàng xưng "trẫm", đem ý chỉ của mình gọi là "sắc chỉ", quyết ở lại Dưỡng Tâm điện chứ không rời đi nơi khác.
Thậm chí vị Thái thượng hoàng này từng thản nhiên tuyên bố rằng:
"Nếu như quốc gia có đại sự hay việc bổ nhiệm chức quan có vấn đề, trẫm tuyệt đối sẽ không bỏ mặc".
Chưa dừng lại ở đó, khi sứ giả Triều Tiên tới bái kiến, Càn Long còn đắc ý tuyên bố:
"Trẫm mặc dù đã thoái vị, nhưng quốc gia đại sự vẫn phải tới tay trẫm lo liệu".
Và phải cho tới tháng 1 năm Gia Khánh thứ tư, Gia Khánh đế mới có thể bắt đầu tự mình chấp chính sau khi Thái thượng hoàng đã băng hà.
Càn Long - Gia Khánh: Cặp cha con đẩy Thanh triều vào con đường suy vi
Làm 1 việc bị cho là sai lầm để đời, Càn Long vô tình biến con trai thành thủ phạm khiến Thanh triều suy vi - Ảnh 8.
Tranh vẽ vua Gia Khánh. (Nguồn Baidu).
Ngay sau khi Càn Long qua đời, Gia Khánh đã nhanh chóng tiêu diệt Hòa Thân cùng đồng đảng, thi hành nhiều chính sách cải cách và chấn chỉnh nội bộ. Tuy nhiên những chỉnh đốn có hạn trong nội chính căn bản không thể thay đổi đại cục đang bắt đầu lụn bại của Thanh triều.
Trong suốt giai đoạn tại vị của mình, Gia Khánh mặc dù không có thành tựu gì lớn nhưng cũng chưa bao giờ bị xem là hôn quân. Thuở còn đi học, ông đã thông hiểu Tứ thư, Ngũ kinh khi mới 13 tuổi, có thể xem là nhân vật xuất sắc trong đám con em hoàng tộc khi ấy.
Thế nhưng nhược điểm của vị vua này lại nằm ở hai yếu tố: "Y án rập khuôn" và "giữ vững nhân hiếu".
Nếu ở vào giai đoạn giang sơn Đại Thanh còn đang thịnh trị, Gia Khánh chắc chắn sẽ là một vị quân chủ nhân hậu mà không có lấy nửa lời chê trách.
Thế nhưng từ cuối thời Càn Long, quốc gia đã bắt đầu xuất hiện nhiều vấn đề như quốc khố thâm hụt, quan lại hủ bại, nông dân khởi nghĩa…
Trong số này, bất kỳ một phương diện nào không được giải quyết ổn thỏa đều sẽ đưa tới hậu quả khó lường về sau.
Năm Gia Khánh thứ 15, nông dân ở ba vùng Xuyên – Sở - Thiểm đồng loạt khởi nghĩa. Dù đã bị quân triều đình trấn áp, nhưng sự kiện này cũng khiến cho lực lượng của giai cấp thống trị thời bấy giờ bị suy yếu nghiêm trọng.
Khi đó, ở phương Bắc còn nổ ra cuộc khởi nghĩa của Thiên Lý giáo. Bộ phận giáo đồ này dưới sự tiếp ứng của thái giám thậm chí đã thành công lọt vào hoàng cung làm loạn.
Từ những vấn đề nghiêm trọng kể trên, không khó để nhận thấy với tư chất và năng lực của Gia Khánh, việc giải quyết tất cả những rắc rối này dường như là điều không thể nào.
Đây cũng chính là lý do khiến một Đại Thanh vốn từng mạnh mẽ như mặt trời buổi ban trưa đã nhanh chóng lụn bại kể từ sau khi Gia Khánh lên cầm quyền.
Làm 1 việc bị cho là sai lầm để đời, Càn Long vô tình biến con trai thành thủ phạm khiến Thanh triều suy vi - Ảnh 10.
Ảnh minh họa.
Thế nhưng nguyên nhân sâu xa của sự lụn bại này không chỉ nằm ở năng lực có hạn của Gia Khánh mà còn liên quan mật thiết tới tham vọng quyền lực của người tiền nhiệm là Càn Long.
Vì muốn lập được nhiều chiến công để lưu danh sử sách, Càn Long năm xưa đã không ngừng phát động chiến tranh. Kết quả là sự hao hụt và tổn thương mà những trận chiến này để lại đã trở thành vô số hiểm họa đối với một Đại Thanh đang cường thịnh.
Thế nhưng Càn Long từ đầu tới cuối chưa bao giờ thừa nhận sai lầm của mình. Thậm chí tới thời điểm chọn người kế nghiệp, ông vẫn đặt quyền lực của bản thân lên trên cả an nguy xã tắc.
Hậu quả là những cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, Thanh triều bị phương Tây vượt mặt về kỹ thuật, công nghệ, nội bộ vương triều càng ngày càng hủ bại vì đám tham quan, nịnh thần.
Chỉ tiếc rằng hết thảy những điều này vẫn không đủ để Càn Long thức tỉnh. Vô số những tham vọng và mộng tưởng đã khiến ông tiếp tục đưa ra lựa chọn sai lầm trong việc chọn người kế nghiệp, đem cơ nghiệp tổ tông truyền lại cho một người con tư chất bình thường là Gia Khánh.
Cũng chính từ đây, cục diện suy vong của Thanh triều ngày càng hiện rõ. Và kết quả là vương triều này cũng chẳng thể nào tránh được kết cục diệt vong một cách nhanh chóng.
Bởi vậy cho nên có thể nói rằng, vương triều Mãn Thanh thực chất không phải bị hủy trên tay Gia Khánh mà bị hủy trong tay của một vị vua chỉ biết tới tư lợi và tham vọng là Càn Long.
*Theo quan điểm của Qulishi (Trung Quốc).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét