Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

TT&HĐ I - 7/a


                               10 Nền Văn Minh Cổ Đại Biến Mất Bí Ẩn Nhất Trong Lịch Sử

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG VII: VÔ TỰ ĐẠI THƯ

Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm chút u sầu. Sắc vàng cam tươi thắm của nó không thể hiện sự ngây thơ của mùa xuân, hay cường lực của mùa hạ, mà nói lên những dịu dàng và sự khôn ngoan nhân hậu của tuổi tác. Mùa thu biết những giới hạn và ý nghĩa của cuộc đời.
I like spring, but it is too young. I like summer, but it is too proud. So I like best of all autumn, because its tone is mellower, its colours are richer, and it is tinged with a little sorrow. Its golden richness speaks not of the innocence of spring, nor the power of summer, but of the mellowness and kindly wisdom of approaching age. It knows the limitations of life and its content.


Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/466/sw/t © TuDienDanhNgon.vn
Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm chút u sầu. Sắc vàng cam tươi thắm của nó không thể hiện sự ngây thơ của mùa xuân, hay cường lực của mùa hạ, mà nói lên những dịu dàng và sự khôn ngoan nhân hậu của tuổi tác. Mùa thu biết những giới hạn và ý nghĩa của cuộc đời.
I like spring, but it is too young. I like summer, but it is too proud. So I like best of all autumn, because its tone is mellower, its colours are richer, and it is tinged with a little sorrow. Its golden richness speaks not of the innocence of spring, nor the power of summer, but of the mellowness and kindly wisdom of approaching age. It knows the limitations of life and its content.


Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/466/sw/t © TuDienDanhNgon.vn
"Tự nhiên không có tình, không thiên vị ai. Nó không phân biệt Thiện Ác, May Rủi. Chúng ta thấy thiện ác, may rủi trong cuộc sống thì chỉ là theo ý chúng ta thôi. Tín ngưỡng là sự tự lừa dối mình một cách ngọt ngào nhất của con người.".
NTT

Khoa học là cái quan trọng nhất, tốt đẹp nhất và cần thiết nhất trong cuộc sống con người, nó đã và sẽ luôn luôn là biểu hiện cao nhất của tình yêu, chỉ nhờ nó, con người mới chiến thắng được thiên nhiên và bản thân mình.

Khuyết danh

Có những thế lực bí ẩn trong thiên nhiên; khi chúng ta hoàn toàn trao mình cho nàng mà không ngần ngại, nàng sẽ đem cho chúng ta mượn, nàng chỉ cho chúng ta hình thái của những điều mà mắt ta không thấy và trí tuệ ta không hiểu hay ngờ tới." 

 Auguste Rodin

“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng Đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng Đế. Không nên tin một đấng thần linh nào khác… Chúng ta cần một tôn giáo tạo những con người cho ra người… Bạn nên bỏ những tôn giáo thần bí làm cho bạn suy nhược đi, và bạn nên cương cường… Chỉ có mỗi một đấng Thượng Đế có ý thức, là nòi giống của ta, đâu đâu cũng có bàn tay của Ngài, bàn chân của Ngài, cặp tai của Ngài; Ngài bao trùm hết thảy… Sự sùng bái chính đáng nhất là sự sùng bái vạn vật chung quanh ta… Chỉ người nào giúp đỡ vạn vật mới thực sự là thờ phụng Thượng Đế.”



Chúng ta đã “xả hơi” hết nhọc mệt và lại bừng bừng khí thế lên đường. Nhưng lên đường để lang bạt đến đâu? Đi đến đâu thì cũng chẳng quan trọng gì vì đối với chúng ta; điều quan trọng bậc nhất là được đi, được thấy và may tay nhặt được thêm những viên ngọc mà lịch sử đã đánh rơi, lẫn ở đâu đó trong cỏ cây, sỏi đá. 

Có người cho rằng lịch sử không đánh rơi ngọc mà lịch sử để đó, và kết tội chúng ta là những kẻ ăn cắp. Kể cũng đúng, nhưng phải nói thêm là những kẻ ăn cắp có tài! Vì suốt bao nhiêu ngàn năm trôi qua, kẻ trộm nhiều vô kể mà chẳng phát hiện ra sự quí giá của những viên lăn lóc ấy. 

Nhưng tài gì mà tài đến thế? Có thể sự thực đơn giản hơn nhiều: Chúng ta đã nhặt được toàn thứ mà lịch sử “vứt đi” nhưng trong hoang tưởng chúng ta hý hửng tưởng đó là những viên ngọc. Đúng thế chăng? 

Mặc lòng, chúng ta cứ lang thang giữa mênh mông không gian, giữa biền biệt thời gian và "ngoài… thực tại"! 

Không dứt lòng được, hình bóng Quỉ Cốc tiên sinh vĩnh viễn hiển hiện trong tâm khảm cùng với cái quá khứ đầy bi hùng của một đất nước đã từng có biết bao nhiêu văn hào, võ kiệt. Đâu đó, từ ngàn năm vọng về tiếng ngựa hí gươm khua, vang tiếng quân reo, gầm gừ chiến trận và rền rĩ âm hồn. 

Thôi, không lưỡng lự nữa, chúng ta đi, và lại đi về phía ấy: thời Xuân Thu - Chiến Quốc. 

* * * 

Tất cả mọi hiện thực, hiện hữu đều là sự tạo dựng! Do đó, con người không thể bỗng nhiên xuất hiện trên Trái Đất này, và nền văn minh nhân loại không thể đột khởi rực rỡ từ mông muội được, mà phải là những quá trình liên tục và hết sức dài lâu, tuân theo nguyên ý nhân quả. 

Những di chỉ khảo cổ học về đồ đá cũ và đồ đá mới được phát hiện hầu như khắp nơi trên thế giới, cùng với sự tương đồng nhau về hình dáng và kỹ năng chế tạo của chúng đã cho thấy rằng tổ tiên loài người thuở hồng hoang, về cơ bản là thiên di và những bộ phận, những bầy người thiên di ấy trong một chừng mực nhất định có mối liên hệ qua lại với nhau (trao đổi kinh nghiệm trong chế tác công cụ chẳng hạn). Những khai quật còn cho thấy rằng có mức độ ít nhiều tập trung về số lượng các hiện vật tại cùng một chỗ, và cùng một chỗ đôi khi có mặt cả đồ đá cũ lẫn đồ đá mới… Điều đó chứng tỏ trong quá trình thiên di vĩ đại đó còn có những quá trình ngụ cư dài ngắn về thời gian mà so với quá trình thiên di thì được gọi là tạm thời. Nhưng điều quan trọng hơn là trong suốt quá trình "lang thang" kiếm ăn đó, lối sống định cư lâu dài và qua đó hình thái quần cư xã hội cũng manh nha hình thành. 

Ngày nay chúng ta vẫn thấy được những tập tính thiên di và ngụ cư ở các loài chim, động vật trên cạn cũng như ở dưới nước, thậm chí là ở không ít loài thực vật nữa. Du cư và định cư là hai quá trình đan xen nhau của một quá trình thống nhất, có nguyên nhân từ sự biến động của môi trường (thiên tai, thời tiết, nguồn thức ăn theo mùa…) nhằm mục đích sinh tồn và thuộc về quá trình đấu tranh sinh tồn. Gần đây tương đối phổ biến hiện tượng một số người dân từ các nước nghèo đói, kém phát triển tìm cách nhập cư vào các nước phát triển, để mong kiếm sống tốt hơn cũng là một dạng của du cư. Tản cư chạy trốn chiến tranh cũng có thể gọi là di cư, thuộc về du cư. 

Tùy theo sự biến đổi có tính chu kỳ của thời tiết, khí hậu (tạo ra những nguồn thức ăn biến đổi theo mùa) mà cũng có những cuộc thiên di, theo chu kì, nghĩa là có đi có về, dần dần làm cho mối tương quan giữa ngụ cư và thiên di biến đổi theo hướng ngụ cư tăng lên. Lúc này, chúng ta có thể gọi khác đi: Thiên di được gọi là du cư, ngụ cư được gọi là (tạm) định cư. Gọi chung là quá trình du cư. Vì hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn thiên nhiên nên thuở hồng hoang, loài người chỉ có một lối sống là thiên di, du cư. Chính quá trình (tạm) định cư dần dà, đã cho con người phát hiện một phương thức kiếm ăn mới, tác động rất mạnh đến tốc độ phát triển lên văn minh của họ sau này, đó là trồng trọt và chăn nuôi. Trồng trọt và chăn nuôi cần có đất và nước và đặc biệt thuận lợi là ở những lưu vực sông, nơi có sẵn nguồn nước tưới tiêu và đất đai màu mỡ, phì nhiêu và luôn được bù đắp bởi phù sa. 

Khi trồng trọt và chăn nuôi đã đủ ăn và đủ tích lũy thì sự định cư lâu dài xuất hiện. Định cư được ưu tiên lựa chọn ở những lưu vực sông, nơi có điều kiện sống thuận lợi nhờ có nước tưới tiêu. Do đó mà xuất hiện hiện tượng qui tụ dân cư làm cho số lượng cá thể định cư dần đông đúc, trở thành quần cư có những mối quan hệ sinh sống nhất định giữa các thành viên. Điều đương nhiên, quần cư cũng là nơi tập trung được những kinh nghiệm, những sáng kiến trước đó, ở khắp nơi trong việc chế tạo công cụ, săn bắt, chăn nuôi và trồng trọt cũng như những hiểu biết nhất định về tự nhiên. 

Đó là những yếu tố cần nhưng chưa đủ để một quần cư trở thành một hình thái kinh tế - xã hội, một trung tâm văn minh nhân loại… 

Điều kiện để một quần cư phát triển rực rỡ lên thành trung tâm văn minh là điều kiện tự nhiên của khu vực phải đảm bảo được sự định cư ổn định tương đối lâu dài, đủ rộng lớn để thỏa mãn được sự phát triển về qui mô của cộng đồng quần cư (số lượng người). 

Tất cả những điều đó nói lên rằng không phải ngẫu nhiên mà vào buổi bình minh của lịch sử loài người, các trung tâm văn minh, hay thường gọi là các nền văn minh cổ đại đều xuất hiện ở các lưu vực sông. Chẳng hạn văn minh Ai Cập cổ đại ở lưu vực sông Nin, văn minh Lưỡng Hà ở giữa sông Tigrơ (Tigre) và sông Ơphơrát (Euphrate), văn minh Ấn Độ cổ đại ở lưu vực sông Ấn (kế tiếp là sông Hằng), văn minh Trung Hoa cổ đại ở giữa hai con sông là Hoàng Hà và Dương Tử... 

Việc xuất hiện hầu như cùng một lúc cả bốn nền văn minh cổ đại nêu trên và giữa chúng phảng phất những nét tương đồng nào đó (nét chung) quả là một điều lạ lùng! 

Có thể thấy rằng tất cả những khái niệm tạm cư, du cư hay định cư, du mục đều mang tính tương đối. Đó là những hiện tượng luôn tồn tại đồng thời, đan xen nhau, tùy điều kiện, hoàn cảnh sống của con người, ở từng khu vực, từng giai đoạn lịch sử mà “kiểu đi - ở” này nổi trội hơn “kiểu đi - ở” kia. Vì vậy khi nói loài người bước vào thời kỳ định cư, trồng trọt và chăn nuôi, thì chỉ có nghĩa đó là phương thức sống nổi trội, chứ không phải không còn du cư, du mục, không còn săn bắt, hái lượm. 

Ở thời kỳ xa xôi ấy, dân số loài người tăng dần theo chất lượng cuộc sống được cải thiện. Sự tăng trưởng một cách lạm phát số lượng cá thể dân cư trong điều kiện chất lượng cuộc sống được cải thiện tạo nên sức ép lan tỏa dân cư là một qui luật của lối sống định cư sinh vật. Do đó có thể phán đoán rằng phương thức sống định cư, trồng trọt chăn nuôi làm cho điều kiện sống được cải thiện vượt bậc cùng với lương thực thực phẩm trở nên dồi dào và từ đó dân số phát triển có tính chất bùng phát, tạo sức ép lên sự sống còn. Và đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho một bộ phận dân cư chuyển đổi vị trí định cư hoặc trở lại lối sống du cư, thiên di thành những  “đội quân lang thang” đi tìm miền đất hứa (chúng ta lang thang vì chuyện khác!). 

Nhờ có đội quân lang thang ấy mà mối liên hệ vốn có giữa các bầy người thời tiền sử không những được duy trì mà còn phát triển sâu rộng hơn giữa các khu vực quần cư với nhau (không phải chỉ có bốn quần cư văn minh!) về mọi mặt như kiến thức mới, kinh nghiệm mới, công cụ mới, giao lưu văn hóa… 

Trong suốt quá trình lịch sử của mình, loài người vừa học hỏi thiên nhiên, vừa tự học hỏi lẫn nhau, mà xét cho cùng là bắt chước tự nhiên, theo tự nhiên để tiến lên văn minh. Do đó mọi hoạt động sáng tạo, suy cho cùng, đều có nguồn gốc từ tự nhiên, đều do mẹ thiên nhiên mà ra. Cho nên, khi xét một nền văn minh nào đó, không thể coi thành quả mà nó tạo dựng được là hoàn toàn của riêng dân tộc nào, khu vực nào, mà là của chung nhân loại. 

Tìm trên mạng internet, chúng ta "nhặt" được bài này, xin mời quí vị cùng "nhâm nhi cho vui:

"Điểm giống nhau đến kinh ngạc giữa các nền văn minh cổ đại

2013 07 25 161519
Kim tự tháp, biểu tượng tâm linh chữ 卍, thể quả thông, luân hồi, Thần linh…nếu đều là tưởng tượng của người cổ đại, vậy vì sao lại có sự giống nhau đến khó tin như vậy giữa các nền văn minh cách nhau thậm chí nửa vòng Trái đất?
Trái đất này không rõ đã chứng kiến bao nhiêu nền văn minh cổ đại ra đời trên các khu vực địa lý khác nhau, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên kì lạ thay, thực tế là có tồn tại một sự trùng hợp đến khó tin, giữa những nền văn minh ấy với nhau. 
Một trong những câu hỏi mà hầu hết chúng ta từng băn khoăn về lịch sử cổ đại là tại sao bất kỳ nền văn minh cổ đại nào trên khắp thế giới cũng đều xây dựng Kim tự tháp? 
Có vô số câu hỏi vẫn còn là bí ẩn đối với các học giả ngày nay khi nhắc đến nền văn minh cổ đại, và sự phát triển của chúng. 
Tại sao người cổ đại trên khắp thế giới đều xây dựng Kim tự tháp? 
tinhhoa.net YxeM8L 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Chúng ta bắt đầu với việc xây dựng các Kim tự tháp. Di tích cổ xưa hùng vĩ này có thể tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, từ Kim tự tháp bậc thang đến Kim tự tháp tròn và cổ điển, gần như tất cả các nền văn hóa cổ đại trên thế giới đều xây dựng những Kim tự tháp phi thường, với trình độ kĩ thuật vượt trên nhận thức của khoa học nhân loại ngày nay. 
Những người Ai Cập cổ đại, Trung Quốc cổ đại, người Tiền-Inca, Inca, Aztec, Maya và vô số nền văn hóa cổ đại khác đều đã dựng lên các Kim tự tháp mà vẫn còn tồn tại cho tới tận ngày nay. 
Chưa ai từng hiểu rõ mục đích thực sự của các Kim tự tháp… Liệu chúng được sử dụng như các lăng mộ? Các phòng lưu trữ? Di tích để tôn kính các vị thần? Hay như nhiều người ngày nay nhận định rằng Kim tự tháp có khả năng được xây dựng để khai thác năng lượng tự nhiên của hành tinh và vũ trụ. 
Bí ẩn liên quan đến Kim tự tháp càng sâu hơn khi bạn nhận ra rằng một số kim tự tháp, như những Kim tự tháp nằm ở cao nguyên Giza được sắp xếp phù hợp với thiên văn. 
Sự thật là, mặc dù chúng ta đã cố gắng rất nhiều trong việc tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản của Kim tự tháp, nhưng chúng ta vẫn chưa biết được làm thế nào họ có thể tạo ra những kiến trúc hùng vĩ này và mục đích thật sự của họ là gì? 
Kim tự tháp và sự kết nối với bầu trời
tinhhoa.net EzqIUC 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Thực tế các nền văn hóa và văn minh cổ đại trên thế giới đã xây dựng những kiến trúc lớn phi thường là một điều gì đó thật hấp dẫn chúng ta. Gần như tất cả các Kim tự tháp đều có sự tương đồng về mặt kiến trúc một cách kinh ngạc, nhưng chúng ta cũng không thể quên sự kết nối với bầu trời của hầu hết các Kim tự tháp. 
Nếu nhìn vào các Kim tự tháp trên cao nguyên Giza, Kim tự tháp Teotihuacan và thậm chí cả các Kim tự tháp của Trung Quốc, chúng ta sẽ nhận ra rằng tất cả các Kim tự tháp này dường như được gắn kết với những chòm sao cụ thể. 
Ở đây chúng ta đang nhắc tới chòm sao Orion (Thiên lang), đây là chòm sao cực kỳ quan trọng không chỉ đối với người Ai Cập cổ đại, mà còn với cả người Aztec và tổ tiên của họ, nền văn minh Trung Quốc cổ đại và các nền văn minh cổ xưa khác trên thế giới. 
Làm thế nào mà người cổ đại có khả năng định vị những di tích mô phỏng một cách chính xác theo mô hình vũ trụ đến như vậy vẫn là bí ẩn lớn nhất cho đến tận bây giờ. 
Bàn kẹp kim loại cổ xưa… Bằng chứng của nền công nghệ cổ xưa đã mất?
 tinhhoa.net NRTPOa 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Liệu những chiếc bàn kẹp kim loại cổ xưa có phải là bằng chứng thực sự về một nền công nghệ tiên tiến đã mất đang chờ đợi được khám phá? Dấu vết của nền công nghệ được cho là đã mất này có thể tìm thấy trên các đền thờ đá cự thạch và nhiều di tích thời tiền sử khác trên thế giới.
 Mục đích thực sự của các bàn kẹp kim loại cổ đại là gì? Và những câu hỏi quan trọng hơn mà không ai có thể trả lời được là … công nghệ cổ đại này làm sao có thể lan truyền ra các nơi khác trên thế giới? 

Bằng chứng của các bàn kẹp kim loại cổ đại có thể tìm thấy trong các công trình xây dựng ở Ai Cập cổ đại, Hy Lạp cổ đại, Tiền-Inca, Inca và các nơi khác trên thế giới. 

Liệu có khả năng những người xây dựng các công trình cổ xưa này có cùng một nguồn chỉ dẫn? Liệu họ có làm theo một mô hình giống nhau khi họ bắt tay vào xây dựng Kim tự tháp? 

Những đường rãnh chữ T (T-Groove) bí ẩn đã được phát hiện tại Tiahuanaco, Ollantaytambo, Koricancha và vùng Yuroc Rumi, Vilcabamba. Những chiếc bàn kẹp này cũng được sử dụng trên đền Parthenon, các công trình xây dựng ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập và Campuchia. 

Trong khi các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về mục đích chính xác của các rãnh chữ T bí ẩn, một số người lại cho rằng chúng có thể được sử dụng cho một loại nghi lễ nào đó, cũng có những người chỉ ra rằng các bàn kẹp kim loại cổ xưa có thể đã được sử dụng để cố định những tảng đá lớn lại với nhau vào đúng vị trí. 

Biểu tượng chữ 卍 hiện hữu trong hầu hết mọi nền văn minh trong quá khứ

tinhhoa.net 3WDgkA 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Chữ 卍, hay còn biết đến là Thánh giá Gammadion, là một trong những biểu tượng lâu đời nhất và phổ biến nhất trên Trái đất. Nếu bạn nghĩ rằng nó là một biểu tượng đại diện cho cái ác và sự chết chóc thì bạn đã lầm. Nói một cách ngắn gọn và rõ ràng, biểu tượng chữ 卍 tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng, đồng thời là một biểu tượng rất tích cực. 
Nó được coi là một biểu tượng phổ quát và được sử dụng bởi nhiều nền văn hóa và văn minh cổ đại trong suốt lịch sử. 
Chữ 卍 thực chất là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “điều gì tốt” hoặc “tất cả đều tốt” nhưng một số người dịch nó thành “đối tượng may mắn hay tốt lành”, dù là cách dịch nào thì nó cũng là một biểu tượng rất tích cực. 
Trong Ấn Độ cổ, nó là một biểu tượng rất thiêng liêng kết nối sâu sắc với sự may mắn và thịnh vượng, và đúng là có rất nhiều điều cần tìm hiểu về biểu tượng cổ xưa này, thứ đã từng bị hiểu một cách sai lạc từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2. 
Các nhà khảo cổ lâu nay vẫn tranh luận về nguồn gốc và niên đại chính xác của biểu tượng chữ 卍. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng vật có họa tiết chữ 卍 là một con chim làm bằng ngà voi ma mút từ nơi định cư thời đá cũ ở Mezine, Ukraine cách đây trong khoảng năm 10.000 đến 12.000 TCN. 
Nền văn hóa Vinca là một trong những nền văn hóa sớm nhất sử dụng biểu tượng chữ 卍. Ở châu Á, nhiều tổ chức kinh doanh sử dụng một cách chính thức biểu tượng chữ 卍; Ví dụ như thị trường chứng khoán Ahmedabad và Phòng Thương mại Nepal đều sử dụng biểu tượng này. 
Biểu tượng trái thông: được thấy trong gần như mọi nền văn hóa trên toàn cầu.
tinhhoa.net AcyU9Y 20160305 diem giong nhau dang kinh ngac giua nhung nen van minh co dai
Từ La Mã cổ đại tới Lưỡng Hà cổ đại, biểu tượng trái thông được khẳng định là một trong những biểu tượng bí ẩn nhất được tìm thấy trong nghệ thuật và kiến ​​trúc cổ. Theo nhiều nhà nghiên cứu, biểu tượng trái thông hướng tới mức độ cao nhất của khả năng giác ngộ tâm linh, một điều đã được công nhận bởi hầu hết các nền văn hóa cổ đại trên toàn cầu, được gắn với các công trình và nghệ thuật của người Indonesia, Babylon, Ai Cập, Hy Lạp, và Rô-ma.
 Kỳ lạ thay, trái thông dường như có một ý nghĩa tương tự trong tất cả các nền văn hóa cổ đại, tượng trưng cho cơ quan vết tích bí mật: Tuyến Tùng, và cũng được gọi là “Con mắt thứ ba”. 

Tại sao những biểu tượng cổ xưa này lại lan truyền trên nhiều nền văn minh cổ đại vẫn là một bí ẩn khiến khoa học chưa thể giải thích nổi. Một số giả thuyết cho rằng đã tồn tại một thế lực thứ 3, chi phối vào quá trình lịch sử của nhân loại, truyền dạy cho con người không những khoa học kĩ thuật mà còn cả văn hóa, đạo đức và tu luyện. 
Theo Minh Báo" 

Tuy vậy cũng phải thừa nhận tính độc lập tương đối, tính đặc thù, tính riêng của mỗi nền văn minh do tính khác biệt tương đối về điều kiện địa lý, môi trường sống của mỗi khu vực cũng như do sự hạn chế của mối quan hệ (xa xôi, cách trở…) đem lại.
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét