Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 77

 
Người Nhập Cuộc - Nhạc Lính VNCH - Hình Ảnh Trận Ấp Bắc 1963
  
Trên Bốn Vùng Chiến Thuật - Nhạc Lính VNCH 1975

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ khi con người thoát ra khỏi vòng tham muốn danh lợi, thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, thấu hiểu về sự vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại, mới có thể loại trừ được gây hấn và chiến tranh ra khỏi đời sống xã hội!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Swedish Anti-Vietnam War Communist Song (English Subtitles)
  
Vietnam war music video wild horses opps
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phong tỏa Leningrad

Giải mã vũ khí siêu lạ của quân La Mã cổ đại: "Lợn diệt voi"

Thứ ba, ngày 19/05/2020 16:33 PM (GMT+7)
Sử dụng "vũ khí" là một loài động vật ít ai ngờ tới, đội quân La Mã cổ đại đã khiến những “cỗ xe tăng” uy lực như tượng binh cũng phải kinh hãi chịu thua.
Bình luận 0
La Mã cổ đại luôn khiến nhiều người bất ngờ về đế chế uy dũng, khả năng sáng tạo và có những chiến tích quân sự tuyệt vời trong lịch sử thế giới. Vũ khí cũng là một trong những yếu tố sống còn giúp quân La Mã luôn giữ thế thượng phong trên chiến trường thời cổ đại.



Giải mã vũ khí siêu lạ của quân La Mã cổ đại: "Lợn diệt voi" - Ảnh 1.
Voi chiến của người Carthage từng khiến quân La Mã hoảng sợ. Ảnh minh họa
Thời cổ đại, voi chiến là "chiếc xe tăng" cực kỳ uy lực thời cổ đại của người Carthage, đến nỗi Alexander Đại đế cũng phải "dè chừng" trước sức mạnh tuyệt vời của loài vật này khi lần đầu chạm trán trong trận Gaugamela năm 331 TCN. Tuy nhiên, người La Mã lại có thể nghĩ ra loại vũ khí chế ngự được voi chiến.
Đặc biệt, trong lịch sử thế giới từng ghi nhận một loại độc chiêu của người La Mã, có thể đánh bại cả tượng binh (hay voi chiến) - loài vật được ví như "cỗ xe tăng" có sức mạnh khủng khiếp trên chiến trường.
Đó là sử dụng những con lợn để làm vũ khí sống trong chiến tranh và thực sự hiệu quả của chúng quả thực đáng kinh ngạc.



Giải mã vũ khí siêu lạ của quân La Mã cổ đại: "Lợn diệt voi" - Ảnh 2.
Những con lợn nhỏ bé lại có khả năng đánh bại cả đàn voi chiến hung hãn. Ảnh: Internet
Vũ khí "đặc trị" voi chiến của người La Mã có uy lực khủng khiếp
Xuất hiện vào khoảng năm 240 TCN, lợn được cho là một vũ khí độc chiêu thú vị từng được La Mã cổ đại sử dụng trong chiến tranh. Những con lợn chủ yếu được sử dụng như là một biện pháp để "đặc trị" voi chiến có uy lực đáng sợ.
Chúng dần trở thành một vũ khí hữu ích, công cụ chiến tranh với khả năng "tiêu diệt" những con voi chiến có kích thước to lớn.
Nhiều người hoài nghi rằng liệu những con lợn bé nhỏ sẽ làm gì để đánh bại voi chiến? Tuy nhiên, sức mạnh của loại vũ khí sống này lại nằm ở khả năng sáng tạo của người La Mã cổ đại.
Họ sớm nhận ra những con voi khổng lồ rất dễ trở nên hoảng loạn khi nghe thấy tiếng kêu thét của lợn. Tuy nhiên, trên chiến trường rộng lớn và đối chọi với đàn voi chiến đông đảo, đội quân La Mã đã nghĩ ra một chiến thuật tuyệt vời để khuếch trương tiếng thét của những con lợn.
Cụ thể, để biến những con lợn hiền lành trở thành vũ khí đáng sợ trên chiến trường, các binh sĩ La Mã đã tiến hành đổ những chất dễ cháy lên cơ thể của loài vật này. Sau đó, họ châm lửa đốt và thả những con lợn rực lửa này về phía quân địch.
Nhờ chiến thuật độc đáo này giúp những con lợn kêu rất to và điều này khiến đàn voi chiến của kẻ địch trở nên vô cùng hoảng loạn. Tiếng kêu của loại vũ khí sống đặc biệt kia có thể khiến voi chiến trở nên hung dữ, thậm chí là bỏ chạy, và không thể nghe theo lệnh của quản tượng mặc dù được huấn luyện rất kỹ lưỡng.
Kết quả đàn voi chiến dữ tợn trở nên mất kiểm soát, chúng có thể dẫm đạp lên cả binh lính của quân địch và điều này giúp đại quân La Mã dễ dàng giành chiến thắng chỉ trong thời gian ngắn.
Một câu hỏi đặt ra là nếu lợn chiến có uy lực đánh bại cả voi hung dữ, thì tại sao chúng lại không được biết đến rộng khắp trên thế giới như là một loại vũ khí chiến tranh phổ biến như ngựa, chó, mèo, chim bồ câu và voi?
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu, vấn đề mấu chốt là những con lợn bốc cháy có khả năng lao đi với tốc độ nhanh và quãng đường chỉ khoảng hơn 120 mét trước khi ngọn lửa kịp đốt cháy chúng.
Một vấn đề khác là khi lợn bị đốt cháy, chúng thường có xu hướng chạy mất kiểm soát.
Do đó, nhiều khi không may, những con lợn bốc hỏa thậm chí còn có thể lao nhầm ngược trở lại quân ta hay chạy loạn gây ra hỏa hoạn và hỗn loạn cho cả hai bên giao chiến.
Chính vì vậy mà ký ức về những con lợn chiến dần trở nên "phai nhạt" trong 2.000 năm qua. Tuy nhiên, chúng thực sự từng là một vũ khí sống độc đáo của người La Mã cổ đại, và chứng minh cách thức có 1-0-2 giúp một con lợn nhỏ bé có thể đánh bại cả một con voi chiến hung hãn.
(Nguyễn Hằng - theo Tri Thức Trẻ)

Bí ẩn “con đường sống” và “con đường chiến thắng” ở Leningrad

Trong Chiến tranh Vệ quốc, trận Leningrad là trận phòng thủ dài ngày nhất của Hồng quân Liên Xô, là trận đánh có số dân thường thiệt mạng cao nhất trong toàn bộ cuộc chiến.

Từ khi bị quân đội Đức bao vây (tháng 9/1941) cho đến khi được quân đội Liên Xô giải phóng (ngày 27/1/1943), gần 900 ngày đêm, người dân thành phố bị phong tỏa phải trải qua những thử thách vô cùng khốc liệt.
Trong thời gian này, phát xít Đức đã bắn gần 150.000 quả đạn pháo, ném hơn 100.000 quả bom cháy và 4.600 quả bom phá xuống thành phố. Người dân thành phố sống trong cảnh đói rét, tiêu chuẩn bánh mì tối thiểu cho mỗi người trong mùa đông lạnh chỉ còn 125gr.
Do thiếu năng lượng, nhiều nhà máy phải đóng cửa và tất cả các hoạt động vận chuyển công cộng đều không thực hiện được. Hệ thống cấp nước của thành phố bị bom, đạn pháo phá hủy. Nguồn nước sử dụng chủ yếu lấy từ sông Neva dưới làn đạn súng máy của quân Đức ở bên kia bờ sông quét sang. Số người chết vì đói, rét và bom đạn lên tới khoảng 800.000 người.
Bí ẩn “con đường sống” và “con đường chiến thắng” ở Leningrad
Người lính Liên Xô tham gia chiến dịch Leningrad 1943. Ảnh: RIA Novosti
Cuộc tấn công và phong tỏa kéo dài của quân đội Đức Quốc xã đã không thể bóp chết được Leningrad. Hơn nửa triệu người dân được huy động xây dựng hệ thống phòng thủ quanh thành phố, gồm 190km rào chắn bằng gỗ, 630km hàng rào thép, 700km hào chống tăng, 5.000 công sự bằng gỗ và bê tông, hơn 25.000km hào, hàng nghìn hỏa điểm kiên cố bằng bê tông và ụ súng bằng gỗ đắp đất.
Nhiều ngôi nhà bằng đá được kết cấu lại thành những pháo đài nhỏ. Mặc dù thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu, nhiên liệu nhưng các nhà máy tại Leningrad vẫn sản xuất được xe tăng, đại bác, súng cối, súng máy, tiểu liên, súng trường, các loại đạn dược.
Đặc biệt, trong những ngày bị phong toả, hồ Ladoga trở thành “con đường sống” của thành phố Leningrad. Khi mặt băng trên hồ trở nên rắn chắc, hậu phương đã tổ chức vận chuyển cho Leningrad súng đạn, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu, và khi quay về, chở theo thương binh, những người ốm, phụ nữ, người già và trẻ em.
Tuy các đoàn xe ô tô chạy với tải trọng không lớn do phải chạy trên mặt băng và phải đối mặt với những trận không kích thường xuyên của không quân Đức, nhưng “con đường sống” đã giảm bớt nhiều khó khăn cho thành phố, đồng thời đưa được 1,7 triệu trong số 3,1 triệu người dân Leningrad sơ tán về phía đông, trong đó có 414.000 trẻ em.
Đầu tháng 6/1942, thành phố nhận được những tấn dầu hỏa đầu tiên qua một đường ống dài 25 km đặt ngầm dưới đáy hồ Ladoga. Cuối tháng 7 năm 1942, nguồn điện của nhà máy thủy điện Volkhov vừa được khôi phục đã đến được với Leningrad qua một đường cáp điện cũng đặt ngầm dưới hồ.
Các tuyến đường thủy được khôi phục ngay khi mặt hồ Ladoga tan băng và vận chuyển đến thành phố những nhu yếu phẩm cần thiết, trong đó, ưu tiên số một vẫn là lương thực, thực phẩm và than đá.
Đêm 18 rạng ngày 19/1/1943, sau khi hai mũi xung kích của hai cánh Hồng quân tham gia chiến dịch Tia lửa gặp nhau tại khu vực cổ chai Shlisselburg, vòng phong tỏa Leningrad bị chọc thủng. Ngay sau đó, Chính phủ Liên Xô quyết định xây dựng một tuyến đường sắt dài 36km. Mặc dù trong khu vực mới chiếm lại được vẫn còn đầy mìn, bom đạn chưa nổ và thời tiết giá buốt, song chỉ sau 15 ngày, tuyến đường sắt này đã đi vào hoạt động.
Bí ẩn “con đường sống” và “con đường chiến thắng” ở Leningrad
Những khẩu pháo phòng không trong chiến dịch phòng thủ Leningrad năm 1941. Ảnh: RIA Novosti
Ngày 11/2/1943, chuyến tàu chở bột mỳ, than đá, dầu, quặng kim loại, vũ khí đầu tiên đã đến được Leningrad. Người dân Leningrad gọi đây là “con đường chiến thắng”.
Cùng với “con đường sống”, “con đường chiến thắng” đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của thành phố. Nó góp phần đẩy lùi những ngày sống trong đói rét của người dân Leningrad dù bom đạn vẫn chưa ngưng nổ trên các đường phố, đồng thời đánh dấu sự phá sản tiếp theo đối với các kế hoạch của quân đội Đức.
Ngày nay, trên đường dốc Vaganovo dẫn đến hồ Ladoga, có một tượng đài gồm hai nửa vòm cuốn không khép kín, khoảng trống có chiều rộng bằng mặt đường ô tô, tượng trưng cho vòng phong tỏa mà người dân Leningrad đã phải chịu đựng gần 900 ngày đêm với bao hi sinh, tổn thất. Đây chính là chỗ mở đầu cho “con đường sống”, một con đường không có tiền lệ trong chiến tranh.
Nguyên Phong

Chiến dịch tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự Xô-viết

Mùa hè năm 1944, Hồng quân Liên Xô tiến hành một chiến dịch quy mô lớn nhằm tiêu diệt Cụm tập đoàn quân (TĐQ) Trung tâm của phát xít Đức và giải phóng Belorussia.

Chiến dịch mang mật danh Bagration, được lấy theo tên của Pyotr Ivanovich Bagration - vị tướng đã chiến đấu và hy sinh anh dũng trong Chiến tranh Vệ quốc năm 1812 chống quân xâm lược của Napoleon I.
Vào thời gian này, quân Đức phán đoán hướng tấn công của Hồng quân sẽ hướng từ Bắc Ukraina ra biển Baltik, bởi khu vực này mở vào vùng bằng phẳng ở châu Âu, có địa hình thuận lợi cho xe tăng - cơ giới hoá hoạt động. Do đó, 1/3 số pháo, 1/2 số pháo tự hành chống tăng và 88% số xe tăng của Cụm TĐQ Trung tâm được điều chuyển sang Cụm TĐQ Bắc Ukraina.
Trong khi đó, Hồng quân không lựa chọn tấn công theo phía Bắc vào các nước cộng hoà Baltik vì chỉ giải phóng một phần nhỏ đất đai và tài nguyên của Liên Xô và cuối cùng là đi vào ngõ cụt ở ven bờ biển Baltik. Hướng phía Nam, từ Nam Ukraina về Romania và các nước vùng Balkan chỉ là mặt trận thứ yếu, lại có thể khiến Hồng quân kéo dài trận tuyến quá mức và phải đối phó với địa hình khó khăn vùng Balkan.
Chiến dịch tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự Xô-viết
Lính Liên Xô trong chiến dịch Bagration. Ảnh: Warhistoryonline
Trong tình hình đó, chỉ còn 2 hướng: từ phía Tây Bắc Ukraina phát triển về hướng biển Baltik, hoặc tấn công trực diện Cụm TĐQ Trung tâm ở Belorussia. Lựa chọn thứ nhất, thuận lợi về địa hình phù hợp cho xe tăng, cơ giới hoá, nhưng phải đối mặt với nguy cơ bị cắt sườn, phản bao vây bởi lực lượng mạnh của Cụm TĐQ Bắc Ukraina và Cụm TĐQ Trung tâm. Một đợt tấn công táo bạo như vậy là quá sức đối với Hồng quân, nhất là từ góc độ chỉ huy, hậu cần.
Từ đó, hướng Belorussia có khả năng nhất, vì địa hình phức tạp với khoảng 20.000 sông suối và 11.000 hồ đầm lại là tiền đề cho yếu tố bất ngờ. Hướng tấn công này, nếu thành công, sẽ hủy diệt những khối quân Đức còn chưa bị tiêu hao, cắt đứt đường rút lui Cụm TĐQ Bắc, hoàn tất việc giải phóng Liên Xô và giúp Hồng quân tiến vào Ba Lan là hướng trực tiếp nhất đến Berlin.
Phía Hồng quân tham gia chiến dịch có 4 Phương diện quân (PDQ). Tổng binh lực gồm 166 sư đoàn, 12 binh đoàn xe tăng cơ giới với tổng quân số 1,4 triệu quân, 31.000 pháo, 5.200 xe tăng, 5.000 máy bay… Phía Đức có 80 vạn người, 900 xe tăng và pháo tự hành, 9.000 đại bác và cối, 1.350 máy bay... Như thế, Hồng quân đạt ưu thế vượt trội mọi mặt, từ quân số đến vũ khí.
Trước khi mở màn chiến dịch, Hồng quân đã tiến hành một loạt hoạt động giữ bí mật và nghi binh. Các trạm phát sóng công suất lớn ngưng hoạt động; kế hoạch tấn công chỉ được phổ biến cho một số rất ít người liên quan; việc chuyển quân chỉ thực hiện ban đêm; các địa điểm tập trung quân được nguỵ trang kỹ lưỡng; quân giữ tuyến không được biết đơn vị mới đến; các đơn vị không quân mới đến không được bay trinh sát; các đơn vị tiêm kích tại chỗ tăng cường bay tuần tra ngăn chặn máy bay thám thính của đối phương thâm nhập.
Hồng quân để lại 4/6 TĐQ xe tăng ở khu vực Ukraina, đồng thời sử dụng một trong số các TĐQ này thực hiện một cuộc tấn công sớm về hướng Romania trong đầu tháng 5/1944. Ngoài ra, các PDQ ở khu vực này được lệnh tổ chức thêm các “đội quân ma” nhằm che giấu việc 2 TĐQ xe tăng đã được điều chuyển…
Nhìn chung, các hoạt động nghi binh của Hồng quân đã thành công. Bộ chỉ huy Đức hoàn toàn không hề hay biết việc Hồng quân đã bí mật chuyển 3 TĐQ bộ binh cơ giới, 1 TĐQ xe tăng và một số sư đoàn đến tăng cường cho các đơn vị đối diện với Cụm TĐQ Trung tâm.
Ngày 23/6/1944, đúng dịp tròn 3 năm ngày phát xít Đức tấn công Liên Xô, chiến dịch Bagration được mở màn bằng cuộc cuộc pháo kích với quy mô chưa từng có. Hơn 30.000 khẩu pháo và súng cối, bao gồm hơn 2.000 giàn hỏa tiễn, đồng loạt khai hỏa trong suốt 2 giờ; trung bình mỗi khẩu pháo của Hồng quân đã bắn 6 tấn đạn sang phòng tuyến quân Đức.
Chiến dịch tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự Xô-viết
Xe tăng T-34 của Liên Xô tham gia trận đánh. Ảnh: Warhistoryonline
Kết thúc chiến dịch Baration (29/8/1944), Hồng quân đánh tan Cụm TĐQ Trung tâm của Đức, giải phóng hoàn toàn lãnh thổ Belorussia cùng phần lớn lãnh thổ các nước cộng hoà Xô-viết vùng Baltik và miền đông bắc Ba Lan.
Về phía Đức Quốc xã, đây là thất bại thảm hại nhất của họ trong Thế chiến 2, khi khu vực phòng thủ phía đông bị sụp đổ và Đông Phổ bị trực tiếp đe doạ. Khoảng nửa triệu quân phát xít bị tiêu diệt, trong đó 17 sư đoàn và 3 lữ đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn, 50 sư đoàn khác mất hơn 50% biên chế.
Trong khi đó, thiệt hại của Hồng quân thấp hơn nhiều so với đối phương. Dưới tác động thắng lợi của chiến dịch Baration, các nước Phần Lan, Romania, Bulgaria đã buộc phải rút khỏi chiến tranh và tuyên chiến với Đức.
Chiến dịch Bagration cũng được xem là chiến thắng vĩ đại nhất của Hồng quân trong cả cuộc chiến, được các nhà nghiên cứu lịch sử coi là tiêu biểu cho nghệ thuật quân sự Xô-viết, khi Học thuyết Tác chiến chiều sâu được thực hiện gần như hoàn hảo ở mọi cấp độ.
Thành công của chiến dịch Bagration tạo tiền đề cho thành công của các chiến dịch sau đó, đã đẩy quân đội Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô, giúp Hồng quân có bàn đạp ở bờ tây sông Wisla, tạo tiền đề cho chiến dịch Wisla – Oder ở giai đoạn kế tiếp, rồi chiến dịch Berlin, kết thúc thắng lợi Chiến tranh Vệ quốc.
Nguyên Phong

Bí ẩn “con đường sống” và “con đường chiến thắng” ở Leningrad

Trong Chiến tranh Vệ quốc, trận Leningrad là trận phòng thủ dài ngày nhất của Hồng quân Liên Xô, là trận đánh có số dân thường thiệt mạng cao nhất trong toàn bộ cuộc chiến.

Từ khi bị quân đội Đức bao vây (tháng 9/1941) cho đến khi được quân đội Liên Xô giải phóng (ngày 27/1/1943), gần 900 ngày đêm, người dân thành phố bị phong tỏa phải trải qua những thử thách vô cùng khốc liệt.
Trong thời gian này, phát xít Đức đã bắn gần 150.000 quả đạn pháo, ném hơn 100.000 quả bom cháy và 4.600 quả bom phá xuống thành phố. Người dân thành phố sống trong cảnh đói rét, tiêu chuẩn bánh mì tối thiểu cho mỗi người trong mùa đông lạnh chỉ còn 125gr.
Do thiếu năng lượng, nhiều nhà máy phải đóng cửa và tất cả các hoạt động vận chuyển công cộng đều không thực hiện được. Hệ thống cấp nước của thành phố bị bom, đạn pháo phá hủy. Nguồn nước sử dụng chủ yếu lấy từ sông Neva dưới làn đạn súng máy của quân Đức ở bên kia bờ sông quét sang. Số người chết vì đói, rét và bom đạn lên tới khoảng 800.000 người.
Bí ẩn “con đường sống” và “con đường chiến thắng” ở Leningrad
Người lính Liên Xô tham gia chiến dịch Leningrad 1943. Ảnh: RIA Novosti
Cuộc tấn công và phong tỏa kéo dài của quân đội Đức Quốc xã đã không thể bóp chết được Leningrad. Hơn nửa triệu người dân được huy động xây dựng hệ thống phòng thủ quanh thành phố, gồm 190km rào chắn bằng gỗ, 630km hàng rào thép, 700km hào chống tăng, 5.000 công sự bằng gỗ và bê tông, hơn 25.000km hào, hàng nghìn hỏa điểm kiên cố bằng bê tông và ụ súng bằng gỗ đắp đất.
Nhiều ngôi nhà bằng đá được kết cấu lại thành những pháo đài nhỏ. Mặc dù thiếu hụt nghiêm trọng nguyên liệu, nhiên liệu nhưng các nhà máy tại Leningrad vẫn sản xuất được xe tăng, đại bác, súng cối, súng máy, tiểu liên, súng trường, các loại đạn dược.
Đặc biệt, trong những ngày bị phong toả, hồ Ladoga trở thành “con đường sống” của thành phố Leningrad. Khi mặt băng trên hồ trở nên rắn chắc, hậu phương đã tổ chức vận chuyển cho Leningrad súng đạn, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu, và khi quay về, chở theo thương binh, những người ốm, phụ nữ, người già và trẻ em.
Tuy các đoàn xe ô tô chạy với tải trọng không lớn do phải chạy trên mặt băng và phải đối mặt với những trận không kích thường xuyên của không quân Đức, nhưng “con đường sống” đã giảm bớt nhiều khó khăn cho thành phố, đồng thời đưa được 1,7 triệu trong số 3,1 triệu người dân Leningrad sơ tán về phía đông, trong đó có 414.000 trẻ em.
Đầu tháng 6/1942, thành phố nhận được những tấn dầu hỏa đầu tiên qua một đường ống dài 25 km đặt ngầm dưới đáy hồ Ladoga. Cuối tháng 7 năm 1942, nguồn điện của nhà máy thủy điện Volkhov vừa được khôi phục đã đến được với Leningrad qua một đường cáp điện cũng đặt ngầm dưới hồ.
Các tuyến đường thủy được khôi phục ngay khi mặt hồ Ladoga tan băng và vận chuyển đến thành phố những nhu yếu phẩm cần thiết, trong đó, ưu tiên số một vẫn là lương thực, thực phẩm và than đá.
Đêm 18 rạng ngày 19/1/1943, sau khi hai mũi xung kích của hai cánh Hồng quân tham gia chiến dịch Tia lửa gặp nhau tại khu vực cổ chai Shlisselburg, vòng phong tỏa Leningrad bị chọc thủng. Ngay sau đó, Chính phủ Liên Xô quyết định xây dựng một tuyến đường sắt dài 36km. Mặc dù trong khu vực mới chiếm lại được vẫn còn đầy mìn, bom đạn chưa nổ và thời tiết giá buốt, song chỉ sau 15 ngày, tuyến đường sắt này đã đi vào hoạt động.
Bí ẩn “con đường sống” và “con đường chiến thắng” ở Leningrad
Những khẩu pháo phòng không trong chiến dịch phòng thủ Leningrad năm 1941. Ảnh: RIA Novosti
Ngày 11/2/1943, chuyến tàu chở bột mỳ, than đá, dầu, quặng kim loại, vũ khí đầu tiên đã đến được Leningrad. Người dân Leningrad gọi đây là “con đường chiến thắng”.
Cùng với “con đường sống”, “con đường chiến thắng” đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của thành phố. Nó góp phần đẩy lùi những ngày sống trong đói rét của người dân Leningrad dù bom đạn vẫn chưa ngưng nổ trên các đường phố, đồng thời đánh dấu sự phá sản tiếp theo đối với các kế hoạch của quân đội Đức.
Ngày nay, trên đường dốc Vaganovo dẫn đến hồ Ladoga, có một tượng đài gồm hai nửa vòm cuốn không khép kín, khoảng trống có chiều rộng bằng mặt đường ô tô, tượng trưng cho vòng phong tỏa mà người dân Leningrad đã phải chịu đựng gần 900 ngày đêm với bao hi sinh, tổn thất. Đây chính là chỗ mở đầu cho “con đường sống”, một con đường không có tiền lệ trong chiến tranh.
Nguyên Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét