CHUYỆN ÍT BIẾT 89

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thiên Tài Bị Đuổi Học | Điều Chúng Mình Chưa Biết | Hi Pencil Studio

Những điều ít biết về 5 thiên tài có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Thứ Ba, ngày 12/05/2020 01:00 AM (GMT+7)

IQ là viết tắt của cụm từ "lntelligence Quotient” trong tiếng Anh, có nghĩa là chỉ số thông minh. Dưới đây là những nhân vật có chỉ số IQ cao nhất thế giới.

William James Sidis (IQ - 250 - 300)
Sinh năm 1898 tại New York trong một gia đình ai cũng thông minh, mới 5 tuổi Sidis đã có thể sử dụng máy tính, học được tiếng Latin, Hy Lạp, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Do Thái.
Năm 6 tuổi, ông bị từ chối cho học tại ĐH Harvard khi bị coi là chưa lớn về mặt cảm xúc. Nhưng đến năm ông 11 tuổi, ĐH Harvard cho phép ông vào học.
Đến khi trưởng thành, ông được cho là thành thạo đến hơn 40 ngôn ngữ.
Tuy thông minh nhưng cuộc sống của ông không được trọn vẹn. Sau khi tốt nghiệp ĐH năm 16 tuổi, William dạy toán ở ĐH Rice ở Houston (Mỹ), tuy nhiên vì còn trẻ và nổi tiếng quá sớm trong khi bản chất ông là người khép kín nên ông luôn cảm thấy không thỏa mãn.
Ông còn tham gia bạo động và có nhiều tư tưởng chính trị đối lập, đến nỗi gia đình bị quản thúc chặt chẽ. Điều này càng gây cho ông sự bất mãn, và khi càng "chống đối", ông càng bị truyền thông chỉ trích là "vô dụng", "vô tích sự".
Cuối cùng, năm 1944, ông qua đời ở tuổi 46 trong cô độc.

Những điều ít biết về 5 thiên tài có chỉ số IQ cao nhất thế giới - 1
Thiên tài William James Sidis sở hữu chỉ số IQ cao nhất thế giới. 
Terence Tao (IQ 230)
Ông là người Úc gốc Trung Quốc và được biết đến là nhà Toán học xuất sắc nhất đương thời. Ông chuyên về giải tích điều hòa, phương trình vi phân từng phần, Toán học tổ hợp, lý thuyết số phân tích và lý thuyết đại cương. Mặc dù đạt được nhiều thành công trong Toán học nhưng ông không hề tỏ thái độ kiêu căng, trái lại đồng nghiệp nhận xét ông là người rất hòa đồng và dễ mến.
Những điều ít biết về 5 thiên tài có chỉ số IQ cao nhất thế giới - 2
Marilyn Vos Savant (IQ - 228)
Marilyn Vos Savant là một nhà văn, giảng viên, nhà viết kịch nổi tiếng người Mỹ. Người ta biết đến bà với cuốn sách "Ask Marilyn" in trên tạp chí Parade từ năm 1986.
Từ nhỏ, bà đã rất thông minh và có niềm đam mê lớn với Toán, Khoa học. Năm 10 tuổi, "nhà bác học nhí" thực hiện hai bài kiểm tra IQ Stanford-Binet. Kết quả cho thấy Marilyn có trí tuệ tương đương người 22 tuổi 11 tháng.
Bà là người đầu tiên được sách kỉ lục Guiness Thế giới công nhận là người có IQ cao nhất vào năm 1986 và giữ vững cho đến năm 1989.
Những điều ít biết về 5 thiên tài có chỉ số IQ cao nhất thế giới - 3
Thiên tài Marilyn Vos Savant sở hữu chỉ số IQ 228.
Christopher Hirata (IQ - 225)
Là thần đồng nước Mỹ, Christopher Hirata từng là người nhỏ nhất đoạt huy chương vàng Olympic Vật lý Thế giới năm 1996 khi chỉ mới 13 tuổi. Năm 16 tuổi ông đã làm việc cho NASA và sau đó nhận bằng tiến sĩ ở ĐH Princeton khi chỉ mới 22 tuổi.
Ngày nay, ông là giáo sư vũ trụ học và vật lý ở ĐH Ohio (Mỹ).
Những điều ít biết về 5 thiên tài có chỉ số IQ cao nhất thế giới - 4
Kim Ung Yong (IQ: 210)
Ông là thần đồng người Hàn Quốc nổi tiếng, có thể nói được nhiều ngôn ngữ như Anh, Hàn, Nhật, Đức… Với tài năng của mình, ông được NASA mời về làm việc suốt 10 năm, nhưng do áp lực từ phía dư luận đã khiến ông bỏ NASA trở về Hàn Quốc học tập và giảng dạy như một người bình thường. Mặc dù từng bị mọi người nói rằng “thần đồng thất bại” khi quyết định trở thành một thầy giáo trong trường đại học. Nhưng ông vẫn cảm thấy cuộc sống của mình rất hạnh phúc và hài lòng về quyết định của bản thân.
Những điều ít biết về 5 thiên tài có chỉ số IQ cao nhất thế giới - 5
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/nhung-dieu-it-biet-ve-5-thien-tai-co-chi-so-iq-cao-nhat...
Cô bé 10 tuổi thông minh hơn thiên tài Einstein
Với số điểm tối đa 162, Nishi Uggalle (10 tuổi) trở thành một trong những người trẻ tuổi nhất ở Anh có chỉ số IQ cao...

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)

Nhà khoa học thiên tài nào là người duy nhất đoạt 2 giải Nobel Vật lý?

Thứ Tư, ngày 25/03/2020 01:00 AM (GMT+7)

John Bardeen là nhà khoa học duy nhất trên thế giới vinh dự nhận giải 2 giải Nobel Vật lý năm 1956 và năm 1972.

Nhà khoa học thiên tài nào là người duy nhất đoạt 2 giải Nobel Vật lý? - 1
John Bardeen nhận giải Nobel Vật lý năm 1956 và năm 1972. Ảnh: Nobel Prize.
Giải Nobel Vật lý lần đầu tiên được trao cho Wilhelm Conrad Röntgen, người Đức. Mỗi người đoạt giải Nobel đều nhận được huy chương Nobel, bằng chứng nhận và một khoản tiền. Mức tiền thưởng đã được thay đổi trong suốt những năm qua.
John Bardeen là người duy nhất đoạt hai giải Nobel Vật lý vào năm 1956 và 1972. Giải Nobel vật lý ra đời năm 1901 và đến nay đã được trao 112 lần cho 209 học giả và nhóm nghiên cứu trên thế giới. Có 6 lần Giải Nobel không được tổ chức là vào các năm 1916, 1931, 1934, 1940-1942.
Bardeen sinh ngày 23/5/1908 trong một gia đình ở Madison, bang Wisconsin, Mỹ. Cha ông là tiến sĩ Charles R. Bardeen, trưởng khoa y của Đại học Wisconsin. Bardeen bộc lộ trí thông minh từ sớm và được cha mẹ cho học vượt từ lớp ba lên trung học cơ sở. Ông nhập học tại Đại học Wisconsin khi mới 15 tuổi và theo ngành kỹ thuật, sau đó nhận bằng thạc sĩ.
Bardeen tốt nghiệp đại học trong thời kỳ diễn ra đại suy thoái kinh tế, việc làm khan hiếm. Ông trở thành nhà địa vật lý làm việc tại phòng nghiên cứu của công ty Gulf Oil. Sau ba năm, Bardeen nhận ra đây không phải lĩnh vực mình đam mê. Ông rời khỏi đó và theo học tại Đại học Princeton và nhận bằng tiến sĩ vật lý toán học.

Tại Princeton, Bardeen bắt đầu chuyên tâm nghiên cứu kim loại dưới sự hướng dẫn của giáo sư E.P. Wigner, sử dụng các lý thuyết cơ học lượng tử mới để hiểu sâu hơn về chất bán dẫn. Ông hoàn thành luận án năm 1935 và được đề cử một vị trí tại Đại học Harvard. Ông làm việc tại đây ba năm. Cũng trong thời gian này, ông kết hôn với nhà sinh vật học Jane Maxwell và sau này có ba người con.
Năm 1945, khi Thế chiến II kết thúc, Bardeen làm việc tại Phòng thí nghiệm Bell. Ông nghiên cứu sâu hơn về chất bán dẫn, đặc biệt là sự chuyển động của các electron. Hai năm sau, ông cùng nhà vật lý William Shockley và Walter Brattain, lần đầu tiên giới thiệu transistor, hay bóng bán dẫn, với thế giới. Phát minh này đã khởi đầu cho một cuộc cách mạng trong lĩnh vực điện tử.
Ngoài thay thế đèn điện tử chân không cồng kềnh, transistor còn giúp thu nhỏ các bộ phận cần thiết để phát triển máy tính. Thành tựu này giúp Barden cùng hai đồng nghiệp đoạt giải Nobel Vật lý đầu tiên năm 1956.
Bardeen quay lại với nghiên cứu trước đó về hiện tượng siêu dẫn. Nghiên cứu này giúp giải thích việc điện trở biến mất khi các vật liệu đạt đến nhiệt độ gần với độ 0 tuyệt đối. Công trình của ông cùng nhà vật lý Leon Neil Cooper và John Robert Schrieffer giúp xây dựng lý thuyết BCS về siêu dẫn. BCS trở thành lý thuyết nền tảng cho những nghiên cứu siêu dẫn sau này. Nó cũng mang về cho ba nhà khoa học giải Nobel Vật lý năm 1972.
Bardeen qua đời ngày 30/1/1991 do bệnh tim, không lâu sau khi xuất bản nghiên cứu cuối cùng trên tạp chí Physics Today vào tháng 12/1990. "Rất hiếm người có ảnh hưởng đến toàn bộ thế kỷ 20 lớn hơn ông ấy", tiến sĩ Robert M. Berdahl tại Đại học Illinois nhận xét.
Được biết, giải Nobel Vật lý là giải thưởng thường niên của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. Đây là một trong năm giải thưởng Nobel được thành lập bởi di chúc năm 1895 của Alfred Nobel (mất năm 1896), dành cho những đóng góp nổi bật trong lĩnh vực vật lý học. Theo lời của Nobel trong di chúc, Giải Nobel thưởng được quản lý bởi Quỹ Nobel và được trao bởi ủy ban gồm năm thành viên được lựa chọn từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển.
Trên thế giới, có nhiều nhà khoa học từng hai lần nhận giải Nobel. Đầu tiên phải kể đến nhà bác học người Pháp gốc Ba Lan Marie Curie (1867-1934). Marie Curie là người phụ nữ duy nhất đoạt hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau.
Cụ thể, đầu tiên là giải Nobel Vật lý của năm 1903 cùng với 2 đồng nghiệp người Pháp khác là Pierre Curie (1859-1906) cũng là chồng của Marie Curie và Henri Becquerel (1852-1908). Tới năm 1911, bà Marie Curie lại được vinh dự nhận giải Nobel Hóa học.
Kế đến là nhà hóa học người Mỹ Linus Pauling (1901-1994), được trao giải Nobel Hóa học năm 1954 và giải Nobel Hòa bình năm 1962. Điều này khiến ông trở thành người duy nhất được trao tới 2 lần trong lịch sử tồn tại giải Nobel mà không chia sẻ giải thưởng với người khác.
Cuối cùng là nhà hóa sinh người Anh Frederick Sanger (1918-2013) từng được trao 2 giải Nobel Hóa học trong các năm 1958 và 1980, cũng là người duy nhất đạt được kỳ tích 2 lần nhận giải Nobel Hóa học.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/nha-khoa-hoc-thien-tai-nao-la-nguoi-duy-nhat-doat-2-gia...
Thiên tài nhí 10 tuổi đạt điểm tuyệt đối trong bài kiểm tra IQ
Một nữ sinh tiểu học đã trở thành thành viên của Mensa sau khi phát hiện ra IQ của cô cao hơn cả Albert Einstein và Stephen...

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)

Cậu bé thiên tài, chiếm 0.0003% dân số thế giới suýt không chào đời vì chuẩn đoán khó tin của bác sĩ

Chủ Nhật, ngày 23/02/2020 17:00 PM (GMT+7)

Thiên tài Thomas Frith sở hữu IQ 162 từng có một khởi đầu không hề dễ dàng khi được chẩn đoán mắc hội chứng down lúc 20 tuần tuổi.

Cậu bé thiên tài, chiếm 0.0003% dân số thế giới suýt không chào đời vì chuẩn đoán khó tin của bác sĩ - 1
Thomas Frith và mẹ.
Cậu bé Thomas Frith (SN 2003) năm nay 16 tuổi, sinh ra và lớn lên tại thành phố Leeds, Vương quốc Anh. Hiện tại Thomas đang sống với mẹ.
Thomas nổi tiếng khắp thế giới nhờ chỉ số IQ 162, cao hơn cả Albert Einstein và Stephen Hawking (IQ của 2 người này là 160). Những người có IQ cao như này chỉ chiếm 0,003% dân số thế giới.
Tuy nhiên bà Deborah - mẹ Thomas chia sẻ, trước đó bác sĩ từng chuẩn đoán con trai mình bị down: “Bác sĩ đến gặp tôi và nói trong não của Thomas có dịch lỏng, khả năng sống sót không cao. Thậm chí ngay cả khi sinh Thomas thành công, thằng bé nhiều khả năng trở nên không bình thường nên bác sĩ khuyên tôi phá thai".
Người mẹ 32 tuổi lúc đó quyết tâm giữ con. Cuối cùng, Thomas cũng ra đời khỏe mạnh, dù sinh non 8 tuần.
Từ khi Thomas mới sinh, bà Deborah có thói quen viết lại những thành tựu của con, không chỉ giới hạn trong kiến thức hàn lâm. "Lên 2 tuổi, Thomas khoe có thể đếm tới 503. Tôi động viên Thomas trở lại giường, đếm số từ nhỏ đến lớn bằng tiếng Pháp. Rồi khi bé làm được, tôi lại nói bây giờ đếm ngược lại bằng tiếng Đức", Deborah kể. Năm 3 tuổi, Thomas có thể ghi nhớ lịch trình của tất cả  chuyến bay Giáng sinh đến Lapland (Phần Lan).

Sau đó, em bắt đầu dành thời gian tìm hiểu sách về thời kỳ Tudors, Ai Cập cổ đại, địa lý và khoa học. Lên lớp 5, Thomas đạt điểm A môn toán kỳ thi GCSE (giáo dục phổ thông). Cùng năm học này, em có thể chơi các loại nhạc cụ gồm piano, cello, kèn basoon và trombone mà không chán. Thomas học chơi thêm cờ vua, bóng đá, bóng bàn và bóng bầu dục. Em cũng biết nấu ăn.
Được biết, trí thông minh của Thomas được thừa hưởng từ người bố là lập trình viên máy tính. Tuy nhiên bố Thomas, anh Peter đã mất khi cậu bé mới được 22 tháng tuổi vì bệnh bạch cầu.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/cau-be-thien-tai-chiem-00003-dan-so-the-gioi-suyt-khong...
Nam sinh tự kỷ có chỉ số IQ cao hơn cả hai nhà Vật lý thiên tài Albert Einstein và Stephen Hawking
Anthony Arundel Frtus (12 tuổi, người Ireland), có chỉ số IQ 162 – đây là số điểm tuyệt đối trong bài kiểm tra chỉ số thông...

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)

Nữ sinh hát bằng 102 thứ tiếng suốt 6 giờ giành giải thưởng “thần đồng toàn cầu”

Thứ Tư, ngày 08/01/2020 09:00 AM (GMT+7)

Từng được ghi vào sách Kỷ lục Guinness với thành tích hát liên tục 102 ngôn ngữ trong hơn 6 giờ, mới đây nữ sinh Suchetha tiếp tục giành giải thưởng “thần đồng toàn cầu”.

Nữ sinh hát bằng 102 thứ tiếng suốt 6 giờ giành giải thưởng “thần đồng toàn cầu” - 1
Suchetha Satish vừa giành giải thưởng "Thần đồng toàn cầu". Ảnh: Gulf News.
Suchetha Satish, 14 tuổi, học sinh trường Trung học Ấn Độ ở Dubai, vừa được trao giải thưởng "Thần đồng toàn cầu" hôm 3/1. Ngoài Suchetha, 99 bạn trẻ xuất sắc khác cũng đoạt giải.
Trước đó, vào ngày 25/1/2018, tại phòng thính giả thuộc Tòa lãnh sự Ấn Độ, Suchetha Satish từng thiết lập kỷ lục Guinness khi thể hiện khả năng ca hát bằng 102 thứ tiếng khác nhau trong 6 tiếng 15 phút tại buổi hòa nhạc có tên "Music Beyond Boundaries" (Âm nhạc phá vỡ mọi giới hạn).
Suchetha Satish đã xuất sắc trình diễn khả năng ca hát với 26 ngôn ngữ của Ấn Độ, 76 ngoại ngữ khác nhau bao gồm tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ả Rập. Ngoài ra, cô bé còn thể hiện một số ngôn ngữ ít người biết đến như tiếng Maithili, Kokborok, Quechua...
Suchetha Satish cũng từng gây ấn tượngvới khả năng ca hát bằng 80 ngôn ngữ. Cô bé cũng là cây văn nghệ quen thuộc tại các cuộc thi hát tiếng Anh do trường tổ chức.
Người từng xác lập kỷ lục Guinness hát nhiều thứ tiếng nhất trong một buổi hòa nhạc trước đây là một cô gái người Romania, tên là Andra Gogan, từng thể hiện 55 ca khúc trong 3 tiếng 20 phút khi mới 11 tuổi vào năm 2009.
Hiện tại, Suchetha có thể hát bằng 120 thứ tiếng. Em vừa ra album thứ hai bằng tiếng Ả Rập.
Nữ sinh người Ấn Độ cho biết được biểu diễn tại Opera Dubai trong chuyến thăm thứ hai của Thủ tướng Narendra Modi năm 2018 là khoảnh khắc tuyệt vời nhất đối với em.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/giao-duc/nu-sinh-hat-bang-102-thu-tieng-suot-6-gio-gianh-giai-th...
Thần đồng 6 tuổi Hàn Quốc gây bất ngờ với khả năng giải Toán đại học nhoay nhoáy
Trong khi các bé cùng độ tuổi đang còn học đánh vần và nhớ từng chữ cái thì cậu bé Lee Jeong-woo có thể làm Toán bậc...

Theo Thanh Tùng (Đời sống & Pháp luật)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH