BỘ MẶT CHIẾN TRANH 76
My Lan, Trung Chinh, Anh Chi, LA THU TRAN THE, TA TU TRONG DEM, BIEN MAN
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
Anti-War Song -Indifferent Spectator (Teledependenti Indifferenti)
------------------------------------------------------- (ĐC sưu tầm trên NET)
Chiến trường An Lộc 1972 - An Loc battlefield 1972
Trận Trung Quốc dốc toàn lực đánh Nhật khiến "máu chảy thành sông", 30 vạn người mất mạng
Thứ Sáu, ngày 29/11/2019 00:30 AM (GMT+7)
Thượng Hải là nơi diễn ra trận đánh quy mô lớn đầu tiên giữa quân đế quốc Nhật Bản và quân Trung Quốc. Đến cuối cùng, Trung Quốc phải rút khỏi Thượng Hải với tổn thất không thể thay thế ở cấp sư đoàn.
GIao tranh diễn ra trên từng góc phố, căn nhà ở Thượng Hải năm 1937.
Mùa hè năm 1937, thành phố Thượng Hải còn được mệnh danh là Hòn Ngọc
phương Đông, trở thành chiến trường đẫm máu. 300.000 quân Nhật với sự
yểm trợ của máy bay, tàu chiến, đối đầu với 700.000 quân Trung Quốc do Tưởng Giới Thạch chỉ huy, theo National Interest.Trận đánh kéo dài trong khoảng 3 tháng với hơn 300.000 người chết. Những sư đoàn tinh nhuệ nhất của Trung Quốc đối đầu với nhiều bất lợi khi quân Nhật có xe tăng, tàu chiến và máy bay yểm trợ.
Ở Trung Quốc, chỉ còn một số ít người nhớ về trận Thượng Hải, Peter Harmsen, tác giả cuốn Thượng Hải 1937: Stalingrad trên sông Dương Tử, nói. Xét trên phương diện lịch sử, trận đánh có phần nào bị lu mờ bởi ngay sau đó là vụ thảm sát Nam Kinh mà quân đội đế quốc Nhật gây ra.
“Thượng Hải là một trong 22 trận đánh lớn giữa Nhật Bản và Trung Quốc, được nêu trong chính sử Trung Quốc”, Harmsen nói trên tạp chí War is Boring của Mỹ. “Nhiều người Trung Quốc biết về một số trận đánh, nhưng chỉ có chuyên gia và các nhà sử học mới có thể nêu rõ các trận đánh diễn ra ở đâu, khi nào và tại sao”.
Không rõ vì sao Tưởng Giới Thạch chọn Thượng Hải, Harmsen giải thích. “Có lẽ Tưởng muốn thể hiện rằng người Trung Quốc sẵn sàng dốc toàn lực chống Nhật.
“Thượng Hải được lựa chọn làm chiến trường có lẽ vì đây là nơi có số lượng người nước ngoài sinh sống đông đảo ở Trung Quốc khi đó”, Harmsen nói. “Khu vực với nhiều sông ngòi này cũng là một bất lợi với xe tăng Nhật, hơn là những địa hình trống trải khác ở Trung Quốc”.
Ban đầu, người Nhật cũng chưa thực sự muốn giao chiến ở Thượng Hải. Nhật Bản muốn chiếm các vùng đất ở phương bắc trước để chiếm các nguồn tài nguyên quan trọng và cũng nhằm để mắt tới Liên Xô.
Tưởng Giới Thạch đã chủ quan khinh địch khi quyết chiến với quân Nhật ở Thượng Hải.
Hải quân Nhật khi đó vẫn còn khá khiêm tốn, được giao trách nhiệm giữ
Thượng Hải. Vụ ám sát sỹ quan Nhật vào ngày 9.8.1937 ở Thượng Hải nếu
là thời bình chỉ là một vụ giết người đơn thuần, nhưng trong thời chiến,
đó là cái cớ phát động chiến tranh toàn diện.Quân Trung Quốc do Tưởng Giới Thạch chỉ huy khi đó có những sư đoàn thiện chiến, được huấn luyện ở Đức, là niềm tự hào của quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Tưởng muốn đẩy lùi lực lượng đồn trú Nhật ở Thượng Hải xuống sông Hoàng Phố.
Nhưng Trung Quốc thiếu vũ khí hạng nặng và kinh nghiệm sử dụng chúng ở môi trường đô thị. Quân Nhật cố gắng kháng cự, trông chờ vào hải quân và không quân yểm trợ.
“Ngay từ giai đoạn đầu tiên, quân Trung Quốc chiếm ưu thế cả về số lượng và chất lượng nhưng vẫn phải gánh chịu thương vong nặng nề. Danh sách những người tử vong không chỉ có binh sĩ mà còn cả sỹ quan – những người phải mất hàng năm trời đào tạo”, Harmsen viết.
Nhắc tới trận chiến Thượng Hải, ký ức được nhắc tới là hình ảnh “máu chảy thành sông”. Một sư đoàn Trung Quốc tham chiến chỉ trong hai ngày đã hoàn toàn bị tiêu diệt. Những tân binh chỉ mới bước chân vào quân ngũ được dạy cách cầm súng để tung vào Thượng Hải.
Sau một tháng giao tranh, quân tiếp viện của Nhật Bản đổ bộ ở phía bắc thành phố. Đội quân xuôi xuống phía nam, vượt qua nhiều làng mạc, công sự, mở đường máu vào Thượng Hải.
Dù được yểm trợ mạnh mẽ, quân Nhật cũng hứng chịu tổn thất nặng nề. “Thi thể người chết nằm la liệt đến mức không thể hỏa táng kịp. Nhiều khi chỉ là một hố chôn vội vàng”, Harmsen nói. “Đối với một đội quân mà người chết được tôn vinh hơn người sống, trận Thượng Hải đã làm tổn thất lớn đến tinh thần chiến đấu của quân Nhật”.
Người Nhật hoàn toàn bất ngờ về cách Trung Quốc quyết tâm chiến đấu. Họ chờ đợi một trận đánh nhanh thắng nhanh nhưng hóa ra lại phải mất tới hơn 3 tháng.
Đến tháng 11.1937, quân tiếp viện đợt 2 đổ bộ ở phía nam Thượng Hải, siết chặt vòng vây buộc Tưởng Giới Thạch phải rút quân. Không có con số thương vong chính xác của hai bên, nhưng theo Harmsen, người Trung Quốc ước tính có 187.000-300.000 binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng.
Binh sĩ Nhật giương cao lá cờ sau khi chiếm được Thượng HảI.
Sử sách Nhật chép rằng có 9.100 người chết, nhưng con số binh sĩ
thiệt mạng của quân Nhật lớn hơn thế nhiều, theo các nguồn tin khác nhau
là 18.000 người chết và 40.000 người khác bị thương.Harmsen là người đưa ra so sánh giữa trận Thượng Hải và trận đánh huyền thoại ở Stalingrad trong Thế chiến 2, bởi binh sĩ Nhật và Trung Quốc cũng phải giành giật từng căn nhà, góc phố trong môi trường tác chiến đô thị.
Thượng Hải cũng là nơi diễn ra trận đánh thể hiện sức mạnh của quân đội đế quốc Nhật và bên kia là sự quyết tâm kháng cự của người Trung Quốc. Nhiều người phương Tây có mặt ở Thượng Hải trong giai đoạn này đã chứng kiến toàn bộ sự khốc liệt của cuộc chiến.
Đến cuối cùng, ngày 26.11.1937, quân Trung Quốc do Tưởng Giới Thạch chỉ huy thất bị hoàn toàn. Các sư đoàn thiện chiến nhất hứng chịu tổn thất không thể phục hồi, mở đường để quân Nhật tiến sâu hơn vào lãnh thổ Trung Quốc.
__________________
Thất bại liên tiếp khiến Trung Quốc mất
lợi thế trên chính lãnh thổ và cách duy nhất để kìm chân quân Nhật là
dùng chiến thuật "biển người". Mời độc giả đón đọc bài dài kỳ sau để xem
với lực lượng đông gấp 3 lần đối phương, Trung Quốc đã chiến đấu như
thế nào.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/tran-trung-quoc-doc-toan-luc-danh-nhat-khien-mau-chay-thanh-song-30-v...
Trung Quốc và Nhật Bản từng trải qua những giai đoạn đối đầu căng thẳng, khởi đầu từ cuộc chiến tranh Trung-Nhật...
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Trận thảm bại trước quân Nhật khiến người TQ nuốt hận mãi trăm năm
Thứ Năm, ngày 23/08/2018 00:30 AM (GMT+7)
Trung Quốc thời nhà Thanh sở hữu hạm đội mạnh nhất châu Á nhưng đối thủ Nhật Bản thời Minh Trị từng bước trỗi dậy mạnh mẽ, dẫn đến cuộc chiến “một mất một còn”.
Sự kiện:
Những trận chiến lừng lẫy
Giai đoạn này cũng đánh dấu Thời kỳ Minh Trị cải cách vượt bậc của Nhật Bản. Đón nhận tinh hoa của nền văn minh phương Tây, nước Nhật từng bước vượt qua sự lạc hậu để hiện đại hóa quân đội, mua nhiều tàu chiến đóng của Pháp và Anh.
Hải quân Trung Quốc và Nhật Bản đối đầu nhau một trận quyết chiến trên biển Hoàng Hải được coi là điều tất yếu, giữa một Trung Quốc thống trị Đông Á và một Nhật Bản ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ.
Trận thảm bại của hạm đội hàng đầu châu Á
Nhận thấy sức mạnh của Trung Quốc thời nhà Thanh suy yếu, đặc biệt sau khi bị người Anh và Pháp đánh bại, Nhật Bản bắt đầu thể hiện ý đồ bá chủ.
Ở thời điểm đó, Hạm đội Bắc Dương của Trung Quốc được coi là mạnh nhất châu Á và mạnh thứ 8 trên thế giới. Hạm đội còn được đánh giá là có vị thế và sức mạnh ngang bằng với các hạm đội hùng mạnh của phương Tây, vì sở hữu các tàu bọc thép mua từ Đức.
Chỉ trong chưa đầy một tháng, quân Nhật bắt giữ vua Triều Tiên, thay bộ máy cầm quyền bằng những người thân Nhật. Trên đà thắng lợi, Nhật Bản tiếp tục tiến quân lên phía bắc.
Hạm đội Bắc Dương từng sở hữu thiết giáp hạm uy lực mua từ Đức.
Tại trận Phong Đảo diễn ra vào ngày 25.7.1894 trong vịnh Asan (Hàn
Quốc ngày nay), tàu chiến Nhật tấn công dữ đội các tàu Trung Quốc, đánh
chìm nhiều chiến hạm đối phương mà không phải chịu bất kỳ một tổn thất
nào.Hai tháng sau, Nhật Bản tiếp tục đánh chiếm Bình Nhưỡng, đẩy lùi quân Thanh tới tận sông Áp Lục. Đó là lúc mà hạm đội uy lực của Nhật Bản với các tàu chiến thế hệ mới tiến sâu vào trong lãnh hải Trung Quốc.
Đến lúc này, đại thần nhà Thanh là Lý Hồng Chương mới ra lệnh cho Hạm đội Bắc Dương xuất kích. Xét về sức mạnh, hạm đội nhà Thanh chiếm ưu thế đáng kể nhờ 2 thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn.
Hai thiết giáp hạm này bọc giáp dày đáng kể, gần như miễn nhiễm với mọi loại đại bác cỡ nhỏ trang bị trên tàu Nhật Bản. Tuy vậy, hạm đội Liên hợp của Nhật đã thể hiện tư duy chiến thuật vượt trội, khi tận dụng các tàu nhỏ hơn che chắn để tàu pháo đứng sau khai hỏa.
Trận hải chiến kéo dài suốt cả ngày 17.9.1894 kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật. Hạm đội Bắc Dương bị đánh chìm 5 tàu, bao gồm tàu tuần dương Zhiyuen, Jingyuan, Chaoyong, Yangwei và một tàu cỡ nhỏ Kwan Chia, trong khi những chiến còn lại bỏ chạy về căn cứ.
Phía Nhật cũng tổn thất 4 tàu chiến nhưng sức chiến đấu ngày càng tăng lên. Đại thần nhà Thanh Lý Hồng Chương khi đó không còn dám “tất tay” với toàn bộ hạm đội.
Trung Quốc nuốt mối hận ngàn thu
Kỳ hạm Matsushima của hải quân Nhật không được trang bị những khẩu pháo uy lực như của Trung Quốc.
Sang đến năm 1895, hạm đội Nhật đánh thẳng vào Uy Hải Vệ, căn cứ của
Hạm đội Bắc Dương. Lính viễn chinh Nhật đổ bộ chiếm các pháo đài Trung
Quốc, tạo thế gọng kìm khiến các tàu của Hạm đội Bắc Dương không còn
đường thoát.Soái hạm Định Viễn cùng các tàu cỡ lớn bị đánh chìm trong khi thiết giáp hạm Trấn Viễn bị quân Nhật tịch thu. Hạm đội Bắc Dương coi như bị xóa sổ kể từ đó.
Bình luận về nguyên nhân thất bại, các nhà sử học ngày nay đều đồng ý rằng nhà Thanh sở hữu hạm đội mạnh bậc nhất, vũ khí thậm chí còn vượt trội so với quân Nhật nhưng sức chiến đấu quá yếu kém.
Kỳ hạm Matsushima của Nhật chỉ được trang bị duy nhất một khẩu pháo 320mm, trong khi thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn sở hữu tổng cộng 8 khẩu pháo 305mm.
Bên cạnh đó, các tàu Trung Quốc hầu như không được cấp đạn thật huấn luyện, trong khi số đạn dự trữ không nhiều, không đủ để chiến đấu dài hơi. 8 khẩu pháo 305mm trên 2 thiết giáp hạm chỉ có 300 viên đạn, không đủ chiến đấu trong một ngày.
5 tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương bị hải quân Nhật đánh chìm trong một ngày.
Kế hoạch thay thế các khẩu pháo 305mm bằng loại pháo 305mm kiểu mới,
có tốc độ bắn cao hơn và chính xác hơn được đề ra từ năm 1892, nhưng
không bao giờ trở thành hiện thực.Nhiều quả đạn pháo thậm chí còn bị nhồi mạt cưa và nước chứ không phải thuốc nổ, theo tài liệu chép lại của tác giả Sarah C.M. Paine, trong cuốn sách Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895). Cá biệt có trường hợp hai khẩu pháo 250mm trên tàu chiến của hạm đội bị đem ra ngoài bán lấy tiền tiêu xài.
Thất bại nặng nề trong 8 tháng giao chiến khiến nhà Thanh phải ký hòa hước với Nhật Bản, chấm dứt tầm ảnh hưởng ở Triều Tiên. Nhà Thanh phải nhượng đảo Đài Loan và nhiều vùng đất khác cho Nhật, bồi thường chiến phí khổng lồ.
Ngược lại, chiến thắng trước Trung Quốc tạo cơ hội để hải quân Nhật tích lũy kinh nghiệm, láy tiền chiến phí bổ sung thêm lực lượng. Người Nhật còn tiếp tục đánh bại Đế quốc Nga trong cuộc chiến năm 1904-1905 để thay thế Trung Quốc, trở thành nước có lực lượng hải quân hàng đầu châu Á.
Người Trung Quốc ngày nay không mấy ưa Nhật Bản, một phần vì những vụ đụng độ mà họ phải chuốc lấy phần thất bại, trong đó có trận thủy chiến nổi tiếng nói trên.
_____________________
Một quyết
định sai lầm của Từ Hi Thái Hậu đã khiến liên quân 8 nước phương Tây và
Nhật Bản chiếm quyền kiểm soát Bắc Kinh suốt một năm. Bài dài kỳ tới sẽ
điểm lại sự kiện cay đắng đối với người Trung Quốc này.
Trung Quốc thời nhà Thanh từng dấn thân vào chiến tranh không chính thức với Pháp và phải nhận lấy kết cục thảm bại...
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)
Cuộc thảm sát kinh hoàng của quân Nhật Bản ở Trung Quốc
Thứ Năm, ngày 14/12/2017 19:00 PM (GMT+7)
Một trong những vụ thảm sát và hãm hiếp tàn bạo nhất lịch sử đã diễn ra khi đế quốc Nhật kiểm soát vùng đất Nam Kinh rộng lớn ở Trung Quốc.
Một người dân Trung Quốc bị hành quyết.
Ngày 13.12 vừa qua, người Trung Quốc đã tổ chức kỉ niệm tròn 80 năm vụ thảm sát Nam Kinh. Sự kiện này không chỉ mang tính bước ngoặt trên chiến trường, mà còn để lại rất nhiều nỗi đau dai dẳng mà người Trung Quốc phải hứng chịu dưới tay phát xít Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng nhìn lại những sự kiện chấn động diễn ra trong giai đoạn quân phát xít Nhật đánh chiếm Trung Quốc qua loạt bài này. |
Theo số liệu của các nhà sử học phía Trung Quốc và một số tổ chức tình nguyện, ít nhất 250.000 tới 300.000 người Trung Quốc bị giết ở thời điểm đó. Hầu hết trong số này là phụ nữ và trẻ em. Số lượng phụ nữ bị hãm hiếp lên tới 2 vạn người và nhiều trường hợp dân lành bị chặt xác tới chết.
Dù vậy, Nhật Bản và nhiều nhà sử học khác phủ nhận thảm sát Nam Kinh quy mô rộng tới vậy. Họ khẳng định các vụ giết chóc, hãm hiếp có xảy ra nhưng ở phạm vi nhỏ hơn nhiều so với số liệu trong các bài báo. Ngoài ra, sự việc xảy ra trong thời chiến “cũng là điều dễ hiểu”.
Quân Nhật Bản tràn vào Nam Kinh.
Nhìn lại lịch sử, năm 1931 quân Nhật tấn công Mãn Châu Quốc ở Trung
Quốc sau sự kiện đánh bom đường ray xe lửa do quân Nhật sở hữu. Đây thực
chất là một âm mưu hợp thức hóa quy trình xâm lược của chính quyền
Tokyo thời đó.Quân đội Trung Quốc rệu rã thời điểm đó không phải là đối thủ của quân Nhật thiện chiến và trang bị tốt. Do đó, vùng lãnh thổ lớn của Trung Quốc bị nằm dưới tay quản lý của người Nhật.
Sau năm 1931, quân Nhật củng cố vị trí ở Mãn Châu Quốc trong khi Trung Quốc đang nội chiến giữa đảng cộng sản và phe Quốc dân Đảng. Thời điểm đó, Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch chỉ huy đóng quân ở Nam Kinh.
Quân Nhật có chiến thắng ban đầu nhưng sau đó Trung Quốc đã phòng vệ tốt trước các đợt tấn công của đối phương. Sau đó, Nhật Bản tràn vào Thượng Hải và nhanh chóng chiếm Nam Kinh. Lúc này, Tưởng Giới Thạch và quân lính đã bỏ Nam Kinh và quân Nhật chiếm vùng đất này không chút khó khăn.
Xác phụ nữ Trung Quốc bị chất lên xe, kéo khỏi làng.
Thời điểm này, quân Nhật vẫn chưa “nổi tiếng” với việc giết chóc bừa
bãi. Chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, chỉ huy Nhật từng thể hiện thái độ
nhã nhặn khiến đối phương dù thua cuộc nhưng rất nể phục. Sau hơn 30
năm, mọi chuyện đã khác.Phóng viên Tillman Durdin của tờ Thời báo New York từng đưa tin về giai đoạn đầu của cuộc thảm sát, nhưng sau đó bị buộc về nước giữa chừng.
Tillman viết: “Năm đó tôi 29 tuổi và là phóng sự đầu tiên tôi làm cho Thời báo New York. Tôi lái xe tới bến cảng ở Nam Kinh. Khi tới cổng, tôi phải trèo qua một đống ngổn ngang xác chết để vào trong cảng”.
“Xe hơi của tôi nhiều lúc phải cán ngang những thi thể ven đường. Ở khúc sông gần đó, tôi thấy một nhóm binh sĩ Nhật đang hút thuốc, nói chuyện rôm rả trong khi chứng kiến những người khác hành hình một đám lính Trung Quốc”, Tillman viết. “Lính Nhật đi thành hàng 15 người và xả súng vào những tù binh bắt giữ”.
Lính Nhật đứng cạnh bờ sông chất đầy xác người Trung Quốc.
Khi Tillman rời hiện trường, ông nhìn thấy ít nhất 200 người Trung
Quốc bị xử tử trong 10 phút ngắn ngủi. Lính Nhật tỏ vẻ rất thích thú
trước hành động tàn ác này. Tillman khẳng định vụ cuồng sát và cưỡng
hiếp ở Nam Kinh là “một trong những thảm kịch tồi tệ nhất lịch sử hiện
đại”.John Magee, một nhà truyền giáo Thiên Chúa nói quân Nhật giết hại không chỉ binh lính tìm thấy mà “bất kể dân thường ở mọi độ tuổi”. John nói: “Nhiều người Trung Quốc nằm rạp trên đất như thỏ bị bắn hạ trong rừng”.
Sau khi chứng kiến quân Nhật hãm hiếp và tàn sát trong một tuần, John cùng những người phương Tây khác lập ra một khu vực an toàn quốc tế để giữ tính mạng của chính mình.
Một người phụ nữ Mỹ mang tên Minnie Vautrin cũng giữ một cuốn nhật ký trong thời gian đen tối của lịch sử thế giới.
Ngày 16.12.1937, cô viết: “Ngày hôm nay chẳng có tội ác nào là không được thực hiện. 30 cô gái đã bị bắt cóc khỏi trường ngoại ngữ trong đêm qua. Sớm nay, tôi nghe được những câu chuyện ghê rợn về những cô gái bị bắt lúc nửa đêm khi đang ngủ trong nhà. Có em mới chỉ 12 tuổi”.
Một mương nước ngập xác người chết.
“Chúng ta sẽ không thể biết chính xác có bao nhiêu ngàn người bị giết
bởi súng đạn và những lưỡi lê vấy máu. Nhiều lúc quân Nhật rưới dầu lên
xác và đốt”, Minnie viết.“Những thi thể loang lổ máu là bằng chứng rõ ràng nhất của thảm họa này. Sự kiện thảm sát sẽ bị lãng quên nhưng chắc chắn tôi sẽ không thể quên được vụ việc man rợ này”, Minnie nhấn mạnh.
Minnie quay về Mỹ năm 1940 do suy nhược thần kinh nghiêm trọng. Một năm sau, cô tự tử.
John Rabe, một người Đức phụ trách nhóm phát xít cũng cảm thấy ghê tởm trước những gì chứng kiến. Ông từng là chỉ huy khu vực an toàn quốc tế và ghi lại nhiều thước phim khủng khiếp. Dù vậy, số phim này buộc phải xóa khi ông quay về Đức. John cho biết những vụ hãm hiếp, giết người thậm chí xảy ra ở giữa vùng được bảo vệ.
Lính Nhật ngồi cạnh hàng chục chiếc đầu của dân Trung Quốc.
Sau Thế chiến II, một trong những lính Nhật từng tham chiến ở Nam
Kinh nói về những việc mình làm. Azuma Shiro nhớ lại: “Có khoảng 37
người gồm các bà cụ và trẻ em. Chúng tôi bắt giữ họ và tập trung thành
một hình vuông. Một phụ nữ bế hai đứa trẻ ở hai tay. Chúng tôi đâm và
giết chết họ, như 3 củ khoai tây bị xiên vào lò nướng. 30 ngày sau đó,
hôm nào tôi cũng giết người không chút ghê tay”.Shiro cũng phải chịu đựng vì sự thú nhận của mình: “Khi có một bảo tàng chiến tranh ở Kyoto, tôi đã tới và thừa nhận hành vi ác độc. Người đầu tiên chỉ trích tôi là một phụ nữ ở Tokyo. Bà ấy nói rằng tôi đang chà đạp và xúc phạm những người đã khuất trong chiến tranh. Sau đó, bà ấy liên tục gọi điện thoại cho tôi trong 4 ngày liên tiếp. Những bức thư, bài viết gửi tới tôi với nội dung ngày một khắc nghiệt. Cảnh sát phải bảo vệ tôi vì sợ tôi bị giết hại”.
Một người đàn ông bị chặt đầu giữa đường.
Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa thừa nhận và xin lỗi về sai
lầm gây ra. Cựu Bộ trưởng Tư pháp Shigeto Nagano cáo buộc Trung Quốc bịa
chuyện về vụ thảm sát Nam Kinh. Thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe cũng
nhiều lần tới thăm hoặc gửi hoa tới đền thờ chiến tranh Yasukuni bất
chấp phản đối của Trung Quốc và Hàn Quốc.Đền thờ Yasukuni là nơi thờ những người lính Nhật Bản tử nạn trong chiến tranh và một số lượng không nhỏ trong số này bị cộng đồng quốc tế coi là tội phạm chống lại loài người.
Giáo sư Ienaga Saburo đã dành nhiều năm đấu tranh buộc chính quyền Tokyo phải đưa thông tin về vụ thảm sát vào sách giáo khoa. Dù vậy, những thành công đạt được là rất ít ỏi.
_________
Một người
phụ nữ Trung Quốc từng ước rằng mình thật xấu xí để không phải qua tay
nhiều lính Nhật Bản tới vậy. Mời bạn đón đọc kì tới xuất bản tối 15.12.
Báo Trung Quốc vừa đăng tải câu chuyện đầy ám ảnh về một nô lệ tình dục Trung Quốc, bị bắt cóc, hãm hiếp bởi quân...
Nhận xét
Đăng nhận xét