CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 321

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chiến dịch Tình báo tốn kém nhất lịch sử Chiến Tranh Lạnh

CIA và vụ đánh cắp báo cáo của Tổng bí thư Khrusev

Chủ nhật, ngày 10/05/2020 20:30 PM (GMT+7)
Nhờ có sự giúp đỡ của Mossad, CIA đã lấy được "báo cáo mật" với những chính sách đối nội và đối ngoại quan trọng của Liên Xô mà Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Khrusev trình Đại hội đại biểu lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Bình luận 0
CIA và vụ đánh cắp báo cáo của Tổng bí thư Khrusev
Năm 1956, tại Đại hội đại biểu lần thứ 12 của Đảng Cộng sản (ĐCS) Liên Xô, Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô Khrusev đại diện cho Bộ Chính trị Trung ương ĐCS Liên Xô đã soạn thảo "báo cáo mật" trình Đại hội. Bản báo cáo này đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Liên Xô, ảnh hưởng đến cục diện thế giới thời Chiến tranh lạnh và gây chấn động toàn cầu. Chính vì vậy, các điệp viên của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã tìm mọi thủ đoạn để có được bảo báo cáo mật này.




CIA và vụ đánh cắp báo cáo của Tổng bí thư Khrusev - Ảnh 1.
Giám đốc CIA Allen Dulles: Thành công trong phi vụ đánh cắp tài liệu của DCS Liên Xô.

Do bản báo cáo của Khrusev có tính chất đặc biệt quan trọng và chỉ được sử dụng trong thời gian diễn ra Đại hội lần thứ 12 của ĐCS Liên Xô, nên thuộc phạm vi tuyệt mật, các bản sao không được phát tán rộng rãi. Khi đó chỉ có KGB được phép sao lại một số bản để tranh thủ ý kiến ngay trong nội bộ ĐCS Liên Xô và ý kiến của các nước cộng sản Đông Âu. Vì vậy, các cơ quan an ninh Liên Xô đã tiến hành tất cả các biện pháp bảo mật rất chặt chẽ.
Tổng thống Mỹ Eisenhower đã trực tiếp ra lệnh cho Cục trưởng CIA khi đó là Allen Dulles chỉ thị cho điệp viên CIA bằng mọi cách phải có được trong tay nội dung bản báo cáo tuyệt mật của Khrusev. Vì theo Eisenhower, từ bản báo cáo này có thể thấy được sự thay đổi đến mức người Mỹ không thể tưởng tượng về đất nước Liên Xô.
Sau khi nhận lệnh, Dulles và một số lãnh đạo cao cấp CIA xác định chỉ có Rober Aymerli và Wilsner là có khả năng thực hiện điệp vụ này. Mặc dù còn khá trẻ, nhưng khả năng và năng khiếu gián điệp của hai điệp viên này ít người sánh được. Chính vì vậy, Dulles thực sự bối rối vì không biết chọn ai trong hai người.
Trong khi đang đắn đo suy nghĩ thì một thân tín của Dulles giới thiệu rằng Aymerli và các thuộc hạ của anh ta có mạng lưới quan hệ rất tốt ở Nam Tư. Lập tức Dulles gặp và giao nhiệm vụ cho Aymerli.
Aymerli báo cáo rằng anh ta có thể thông qua kênh Bộ Ngoại giao Nam Tư để có được bản báo cáo tuyệt mật này trong thời gian sớm nhất. Dulles đồng ý với phương án, vì vậy hành động bí mật của Aymerli được triển khai ngay sau đó. Cùng thời gian này, Dulles cũng gặp Wilsner và cũng để Wilsner thông qua con đường khác nhằm thu thập được bản báo cáo mật của Khrusev.
Aymerli thăm dò Ngoại trưởng Nam Tư
Mang theo sứ mệnh đặc biệt, vào một ngày của tháng 3/1956, Aymerli bay từ Washington đến Sứ quán Mỹ tại thủ đô Belgrade của Nam Tư với thân phận công khai là đặc sứ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tại đây, Aymerli bắt tay ngay vào việc thu thập tin tình báo và tiếp xúc với Đại sứ Mỹ tại Nam Tư. Để giữ bí mật ý định, Aymerli chỉ nói qua loa với viên đại sứ Mỹ về nhiệm vụ bí mật mà anh ta phải thực hiện. Sau đó, dưới sự sắp xếp của Sứ quán Mỹ tại Nam Tư, trên danh nghĩa là quan chức ngoại giao, Aymerli đã trực tiếp gặp Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Ngoại trưởng Nam Tư khi đó là Edward Cardell.
Trong buổi gặp gỡ gần 2 tiếng đồng hồ, ban đầu Aymerli không hề đề cập gì những chuyện liên quan đến Liên Xô, mà chủ yếu nói về những thành tựu mà Nam Tư giành được trên lĩnh vực xây dựng kinh tế.
Trong lúc đang say sưa nói chuyện, bất ngờ Aymerli hỏi Cardell: "Theo một nguồn tin cậy thì trong Đại hội 12 của ĐCS  Liên Xô sắp tới, Khrusev có làm một bản báo cáo mật, trong đó có đề cập đến chính sách ngoại giao đối với các nước phương Tây. Đối với bản báo cáo này, đoàn đại biểu của các ngài chắc cũng có bản sao, đúng không?". Aymerli đã hỏi rất tinh quái, cố tình che giấu mục đích thực sự của mình và Cardell đã khẳng định nguồn tin mà Aymerli trao đổi là có thực.
Ngay sau đó, được thể Aymerli chẳng ngần ngại khi nói rằng do xác định Liên Xô là nước lớn - đối thủ số 1 của Mỹ, nên tổng thống Mỹ rất quan tâm và muốn xem qua bản báo cáo mật này, phía Mỹ bảo đảm sẽ tuyệt đối giữ bí mật cho Nam Tư về việc này. Cardell tìm cách từ chối khéo với lý do việc này cần phải đợi sự phê chuẩn của nguyên thủ nhà nước. Aymerli thừa hiểu viên ngoại trưởng này đang tìm cách rút lui, nhưng đành phải đồng ý với Cardell. Tuy vậy, Aymerli cũng nói bóng gió với Ngoại trưởng Nam Tư rằng việc này nếu không khéo sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nam Tư.--PageBreak--
Ngay ngày thứ hai, khi đến trụ sở Bộ Ngoại giao Nam Tư, khi gặp Cardell, Aymerli đã hỏi ngay ý kiến của nguyên thủ nhà nước Nam Tư như thế nào? Ngoại trưởng Nam Tư đành nói rằng nguyên thủ nhà nước Nam Tư đã nói Nam Tư cần tôn trọng đồng minh Liên Xô. Tuy đã lường trước việc khi Nam Tư không tin Liên Xô thì họ càng không muốn câu kết với người Mỹ có thể xảy ra, nhưng Aymerli không ngờ phía Nam Tư lại từ chối dứt khoát như vậy.
Mosadd đã làm gì để giúp CIA có được bản báo cáo?
Cùng thời gian này, Wilsner cũng tìm mọi cách hoàn thành nhiệm vụ mà Dulles giao. Ngày 12/3/1956, khi Wilsner nhận được tin Bí thư thứ nhất của Công đảng Đoàn kết Ba Lan là Beruter bị chết tại Moskva do bệnh tật. Quả nhiên đúng như tính toán của Wilsner, sau khi thông tin trên được loan tải về Ba Lan, tình hình nội bộ Chính phủ Ba Lan bất ổn, Wilsner nắm ngay cơ hội này nhanh chóng cùng với các trợ thủ của mình nghiên cứu phương án hành động.
Wilsner đã ra lệnh cho tất cả điệp viên CIA hoạt động tại Ba Lan cần tranh thủ cơ hội để cố gắng có được bản báo cáo mật của Khrusev mà Liên Xô gửi cho đoàn đại biểu Ba Lan tham khảo.
Vào thời điểm này, Chính phủ Ba Lan do quá tập trung vào việc giải quyết vấn đề nội bộ, đã không chú ý đến việc bảo vệ bí mật các tài liệu quốc gia. Còn các điệp viên CIA cũng triệt để tận dụng cơ hội để hành động. Wilsner và các điệp viên CIA thông qua một số kênh, đã tiếp xúc với một số nhân vật liên quan trong Chính phủ Ba Lan và dùng tiền mua chuộc những người này hợp tác với CIA.
Cuối cùng, Wilsner cũng đã có trong tay bản sao báo cáo mật của Khrusev mà phía Liên Xô gửi đoàn đại biểu Ba Lan. Tuy nhiên, Wilsner thất vọng vì trong bản sao báo cáo mật này có 35 chỗ bị cắt xén và các nội dung bị cắt xén đều liên quan đến chính sách ngoại giao của Liên Xô. Thực tế, những bản sao mà phía Liên Xô gửi các nước cộng sản Đông Âu đều là những bản báo cáo đã được lược bỏ một số nội dung nhạy cảm.
Không chịu đầu hàng, ngay lập tức Wilsner triệu tập cuộc họp các điệp viên tham gia điệp vụ này để biểu dương thành công vừa qua của họ, đồng thời yêu cầu họ tiếp tục cố gắng để có được toàn bộ nội dung bản báo cáo mật. Trong buổi họp này, một điệp viên của CIA đã tham mưu với Wilsner là phải tận dụng sự giúp đỡ của Cơ quan Tình báo Mossad của Israel thì mới có được đầy đủ nội dung bản báo cáo mật đó.
Wilsner đồng ý với phương án này và lập tức bay sang Moskva để trao đổi việc này với trùm Mossad đang hoạt động tại Liên Xô. Tình báo Israel đồng ý ngay, nhưng yêu cầu phía CIA phải trả thù lao rất cao, Wilsner đành phải đồng ý. Hai tuần sau với số tiền hàng trăm nghìn USD, CIA đã có được toàn văn bản báo cáo mật của Khrusev từ Mossad cung cấp.
Thanh Trung



Cái chết thảm khốc của Điệp viên huyền thoại được mệnh danh 'Mata Hari' của Liên Xô

Hải Sơn |



Cái chết thảm khốc của Điệp viên huyền thoại được mệnh danh 'Mata Hari' của Liên Xô
Điệp viên huyền thoại Elizaveta Zarubina.

Được mệnh danh là “Mata Hari” của Liên Xô, nhưng nữ điệp viên huyền thoại Elizaveta Zarubina được tôn vinh, nể trọng vì có sự nghiệp thành công và một cuộc sống tươi sáng.

Trong số các nữ điệp viên trên thế giới, Mata Hari là một “huyền thoại”, vì câu chuyện về số phận bi thảm của vũ công người Hà Lan kiêm điệp viên tình báo vẫn luôn được tranh cãi đến tận ngày nay. Nhưng có một huyền thoại khác được đông đảo người trong nghề tán dương vì có một sự nghiệp thành công đánh nể hơn – đó là điệp viên Liên Xô Elizaveta Zarubina.
Sinh ra ở Ukraine ngày 14/5/1900 dưới cái tên Ester Yoelevna Rosentsveig, Elizaveta Zarubina nổi tiếng là một trong những điệp viên huyền thoại nhất thế giới sau một số hoạt động thành công ở Đan Mạch, Pháp, Đức và Hoa Kỳ.
Theo lời kể của những người có liên hệ chặt chẽ với nữ điệp viên tài giỏi, được mệnh danh là Mata Hari của Liên Xô, chính vẻ đẹp, trí thông minh, trực giác và sức lôi cuốn mạnh mẽ của bà đã khiến Zarubina đạt được thành công.
Năm 1928, Rosentsveig đã trải qua khóa đào tạo tại Moscow và đổi tên thành Elizaveta Zarubina, sau khi kết hôn với đặc vụ Vasily Zarubin. Cặp vợ chồng mới cưới được cử đến làm việc tại Đan Mạch và Pháp, dưới vai cặp vợ chồng doanh nhân Tiệp Khắc.
Với bí danh Vardo, Zarubina chịu trách nhiệm tạo ra mạng lưới điệp viên. Bà thậm chí còn tuyển dụng được sĩ quan Gestapo của Đức Willy Lehmann - người sau đó đã cung cấp cho Liên Xô thông tin về việc phát triển tên lửa hành trình sớm.
Năm 1941, cặp vợ chồng được cử đến Mỹ, nơi Vasily Zarubin làm bí thư thứ nhất cho Đại sứ quán Liên Xô, còn vợ ông thu thập thông tin về sự phát triển của vũ khí hạt nhân ở nước này.
Bà còn tuyển được mạng lưới điệp viên quan hệ chặt chẽ với “Dự án Manhattan”. Vì thành công này, bà đã được trao tặng Huân chương Sao đỏ năm 1944 sau khi tuyenr dụng được 22 điệp viên quan trọng.
Theo sĩ quan kỳ cựu của cơ quan tình báo nước ngoài - Đại tá Lev Korolkov, về hoạt động tình báo, Zarubina đã thành công hơn nhiều so với Mata Hari - người bị kết án làm gián điệp cho Đức.
“Gián điệp Mata Hari làm nhiều mang, cô ấy chỉ là một vũ công, và đã có một kết thúc tồi tệ”, Korolkov giải thích, “Nhưng Elizaveta Zarubina là một sĩ quan tình báo và là một người có học thức cao. Cô ấy đẹp. Cô ấy biết sử dụng một cách thông minh mọi năng lực để giúp cô ấy hoàn thành nhiệm vụ. Cô ấy là người có khả năng thiết lập liên lạc với mọi người thuộc mọi địa vị xã hội, giới tính, tuổi tác, tôn giáo. Và cô ấy vô cùng chuyên nghiệp”.
Thế nhưng, ngược lại với cuộc sống rạng ngời cùng những thành tựu đáng gờm đó, cái chết của Zarubina lại là một tai nạn thảm khốc - đặc vụ Liên Xô huyền thoại đã chết ở Moscow khi ra khỏi xe buýt và vô tình ngã xuống dưới bánh xe. Khi đó, bà đã 86 tuổi.


Tình báo Xô Viết trong chiến thắng Phát xít

Hồng Sơn |


Tình báo Xô Viết trong chiến thắng Phát xít
(Ảnh minh họa)

Cùng điểm lại những chiến công của các chiến sĩ trong mặt trận thầm lặng vào các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến…

Điệp viên huyền thoại của tình báo Xô Viết qua đời ở tuổi 103 Nikolay Gorshkov – Bậc thầy tình báo Xô Viết Cặp điệp viên bí ẩn của Tình báo Xô Viết
Chỉ huy Cơ quan Tình báo Quân đội của Bộ Tổng tham mưu, Anh hùng Liên Xô, Tướng P.I.Ivantushin từng có những dòng hồi ức sau chiến tranh: 
“Thông tin đáng lo ngại về việc Đức phát xít chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô và chính sách giả dối của giới cầm quyền các nước phương Tây đã được truyền về Moscow từ năm 1938, và đặc biệt vào giữa năm 1939. Giá trị của những thông tin này là ở chỗ, chúng được khai thác tại các nước phương Tây và phương Đông, cho phép hình dung rõ nguy cơ đang chín muồi nhằm vào Liên Xô… Tất cả những thông tin tình báo trên đều được báo cáo kịp thời cho giới lãnh đạo Đảng, nhà nước, Hội đồng Dân ủy và Bộ Tổng tham mưu”.
Những nhận xét trên của Tướng Ivantushin đã phần nào ghi nhận những đóng góp vô giá của tình báo Xô Viết trong chiến thắng cuối cùng của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Cùng điểm lại những chiến công của các chiến sĩ trong mặt trận thầm lặng vào các giai đoạn khác nhau của cuộc chiến…
Ngay trước chiến tranh
Các kịch bản cuộc chiến của Đức phát xít chống Liên Xô được soạn thảo tại Berlin trong những điều kiện bí mật nghiêm ngặt nhất. Tuy vậy, cơ quan tình báo quân đội ngay từ tháng 5/1939 đã cảnh báo giới lãnh đạo Xôviết về việc quân Đức chuẩn bị đánh chiếm Ba Lan.
Đến tháng 2/1940, các điệp viên quân sự tiếp tục khai thác được thông tin về việc Đức chuẩn bị tấn công qui mô lớn nhằm vào Pháp, cũng như về âm mưu gây chiến chống lại Liên Xô.
Tình báo Xô Viết trong chiến thắng Phát xít  - Ảnh 2.
Rudolf Ressler.

Ngày 8/4/1940, một nguồn tin từ Berlin thông báo, Hitler “dự định giải quyết vấn đề phía Đông bằng cách chia tách Liên Xô thành vài quốc gia riêng biệt”. Từ tháng 9/1940, trung tâm bắt đầu liên tục nhận được thông tin của các điệp viên tình báo quân sự từ London, Stockholm và Tokyo về việc phát xít Đức chuẩn bị chiến tranh chống Liên Xô. 
Một báo cáo từ Bucharest vào ngày 4/9/1940 cũng khẳng định: “Đức và Hungary đã ký kết một liên minh quân sự chống lại Liên Xô”.
Mặt khác, các thông tin tình báo cũng nhận định chính xác về việc quân Đức không dự định tổng tấn công nhằm vào Anh để chuẩn bị dồn sức cho mặt trận phía Đông. Chẳng hạn như một báo cáo vào ngày 27/9/1940 cho biết: 
“Quân Đức đã từ bỏ kế hoạch tấn công Anh, công việc chuẩn bị đang được tiến hành chỉ nhằm ngụy trang che giấu việc điều chuyển các lực lượng chính sang phía Đông. Tại khu vực này hiện đã có tổng cộng 106 sư đoàn”.
“Người đảo Corse” (mật danh của nhà lãnh đạo tổ chức chống phát xít tại Berlin trong giai đoạn 1939-1942) đã từng thông báo cho giới lãnh đạo tình báo Xôviết về việc nước Đức đang chuẩn bị tấn công Liên Xô. 
Cụ thể vào ngày 16-6-1941, ông này chuyển cho Korotkov (một điệp viên tại đại sứ quán Liên Xô) thông tin về phát biểu của Rosenber tại một cuộc họp kín của các quan chức hành chính Đức, dự kiến sẽ được bổ nhiệm vào cương vị cai quản các vùng của Liên Xô sau khi rơi vào tay quân Đức. 
“Khái niệm về Liên Xô cần phải được gỡ bỏ khỏi bản đồ địa lý” – Rosenberg đã phát biểu như vậy trong cuộc họp.
Một điệp viên khác có mật danh “Chuẩn úy” cũng đã chuyển cho Korotkov những thông tin quan trọng sau cuộc gặp vào ngày 30/4/1941 với Gregor, một sĩ quan liên lạc của trùm phát xít Hermann Goring.
Theo đó, vấn đề Đức tham chiến chống Liên Xô đã được quyết định và chỉ còn tính từng ngày. 10 ngày sau, chính xác là ngày 9/5/1941, “Chuẩn úy” cũng cảnh báo Korotkov về việc, bộ tham mưu không quân Đức đang khẩn trương chuẩn bị cho chiến dịch tấn công Liên Xô.
Thông tin về khả năng Đức tấn công Liên Xô còn đến từ rất nhiều điệp viên khác; đáng chú ý trong số này có những gương mặt đáng chú ý như Zorge, Minevich… 
Số lượng và chất lượng của hàng loạt các báo cáo như vậy từ các tùy viên và điệp viên quân sự vào nửa đầu năm 1941 đã giúp cho giới lãnh đạo Xô viết triển khai kịp thời hàng loạt các biện pháp nhằm tăng cường an ninh và đưa lực lượng vũ trang vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu kịp thời trước mối đe dọa ngày càng lớn tại khu vực biên giới phía Tây.
Giai đoạn đầu chiến tranh
Sự phát triển tình hình trong giai đoạn đầu của chiến tranh có thể coi là bất ngờ và rất khó khăn đối với tình báo quân sự Xôviết. Ngay từ khi bắt đầu chiến tranh, cơ quan này đã đánh mất liên lạc với một loạt các nguồn tin và điệp viên quan trọng tại Đức và nhiều quốc gia khác. 
Thời điểm cuối năm 1941 cho tới cuối năm 1942 đã ghi nhận hàng loạt những thất bại từ các mạng lưới tình báo tại Bulgaria, Nhật, Đức, Bỉ, Pháp…
Bất chấp những tổn thất nghiêm trọng, tình báo Xôviết vẫn thành công trong việc bảo tồn một lực lượng nhất định, đồng thời gấp rút huấn luyện bổ sung hơn chục tiểu đoàn tình báo viên quân sự để tung vào các chiến trường.
Đáng chú ý là mạng lưới tình báo tại nước ngoài đã dần dần hồi phục và đẩy mạnh hoạt động. Đến mùa thu năm 1941, tình báo quân sự đã khai thác được nhiều thông tin giá trị về các tập đoàn quân phát xít, cụ thể về số lượng quân, những hướng tiến công chính, cũng như về quan điểm của lãnh đạo một loạt các quốc gia khác.
Tình báo Xô Viết trong chiến thắng Phát xít  - Ảnh 3.
Điệp viên huyền thoại Richard Zorge.

Cụ thể như trong báo cáo của điệp viên Zorge (tại Nhật) và Rado (tại Thụy Sĩ) vào mùa thu năm 1941 đã khẳng định, Nhật không có kế hoạch tham chiến với Liên Xô vào năm 1941, giúp cho Bộ Tổng tư lệnh rút phần đáng kể các lực lượng ở Viễn Đông để bổ sung kịp thời cho mặt trận phía Tây, trong đó có cả Moscow.
Tại khu vực Bắc Âu, điệp viên có mật danh Karl thường xuyên chuyển về những báo cáo và chỉ thị được giải mã của quân đội Đức, giúp cho giới lãnh đạo Xôviết trong một thời gian dài nắm được gần như về tình hình hàng ngày của quân đội Đức tại mặt trận phía Đông. Tình báo cũng hoạt động rất hiệu quả tại các khu vực bị quân Đức chiếm đóng ngay sau chiến tuyến.
Cuộc chiến bảo vệ Moscow, Stalingrad và Kavkaz
Trong hồi ký của mình, chỉ huy lực lượng tình báo của Bộ Tham mưu mặt trận phía Tây, Tướng T.Korneev đã viết: 
“Vào ngày 23/9/1941, tình báo mặt trận đã xác định được quân địch đang chuẩn bị tấn công, chuẩn bị một nhóm tập đoàn quân lớn tại khu vực mặt trận phía Tây và mặt trận dự phòng. Chỉ riêng trong hai khu vực này đã tập trung gần 80 sư đoàn, trong đó có 20 sư đoàn xe tăng và cơ giới. Tình báo vô tuyến điện đã đóng vai trò cơ bản trong việc khám phá ra các tập đoàn quân này”.
Hoạt động hiệu quả của tình báo đã giúp Bộ Tổng tham mưu xác định kịp thời âm mưu tấn công nhằm chiếm Moscow của kẻ thù để kịp thời điều động lực lượng bổ sung cho tuyến phòng thủ phía trước thủ đô. Kết quả là Mocsow không những đã đứng vững, mà còn là mặt trận ghi nhận chiến thắng quan trọng đầu tiên của Hồng quân trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Hoạt động của tình báo quân sự đã giúp Hồng quân đập tan kịp thời âm mưu của Hitler nhằm đánh bại Liên Xô trong năm 1942.
Ngay từ tháng 3/1942, tình báo đã trình lên Tổng hành dinh những thông tin quan trọng về âm mưu và các kế hoạch của quân Đức trong mùa hè năm 1942: cụ thể là tập trung đòn đánh chính vào Kavkaz và Stalingrad, sau khi chiếm được những khu vực này sẽ hướng nhóm tập đoàn quân chủ lực lên phía Bắc, cắt đứt thủ đô với hậu phương, sau đó tổng tấn công Moscow từ phía Đông và phía Tây.
Khi bước vào giai đoạn phản công, các nhóm tình báo được tung vào hậu phương quân địch đã nắm được thông tin chính xác tới từng tiểu đoàn trong hệ thống phòng ngự của địch, từ vị trí cho tới quân số và trang bị. Chiến dịch phản công tại Stalingrad nhờ đó đã thành công vang dội, đi vào lịch sử như một bước ngoặt cơ bản của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Chiến dịch “Citadel”
Ngay từ tháng 5/1943, tình báo đã nhận được thông tin về kế hoạch quan trọng mang mật danh “Citadel” của Bộ chỉ huy quân sự Đức tại khu vực vòng cung Kursk. Có thể nói, ngay từ gần hai tháng trước khi chiến dịch diễn ra, Moscow đã có đầy đủ thông tin đa dạng và chính xác về kế hoạch trên. 
Đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phát hiện ra kế hoạch về chiến dịch “Citadel” chính là nhóm tình báo của Shandor Rado tại Thụy Sĩ, nơi đang điều hành nhiều nguồn tin có giá trị, nổi bật nhất là Rudolf Ressler tại Đức.
Tình báo Xô Viết trong chiến thắng Phát xít  - Ảnh 4.
Shandor Rado.

Cựu giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) là Allen Dulles đã phải thừa nhận như sau trong cuốn sách “Nghệ thuật tình báo” của mình: 
“Phía Liên Xô đã tận dụng được một nguồn tin không tưởng của mình tại Thụy Sĩ là Rudolf Ressler. Qua một số nguồn tin khác (cho tới giờ vẫn chưa được tiết lộ), Ressler đã liên tục thu thập được mọi quyết định của Bộ chỉ huy tối cao quân Đức tại Berlin về mặt trận phía Đông chỉ sau mỗi 4 tiếng đồng hồ”.
Cho tới khi bắt đầu trận đánh tại vòng cung Kursk, cơ quan tình báo đã giám sát được gần như mọi hướng di chuyển của quân đội Đức, nhờ sự hoạt động hiệu quả của khoảng 50 nhóm trinh sát-phá hoại ngay trong hậu phương kẻ thù. Công lao của tình báo tại trận đánh Kursk còn được ghi nhận không chỉ nhờ việc họ đã khám phá ra kế hoạch của quân Đức, mà còn cả thời điểm bắt đầu chiến dịch.
Nếu như Hitler vào ngày 1/7 đã ấn định thời điểm tấn công là ngày 5/7/1943, thì tình báo đã báo cáo lên cấp trên ngay từ ngày 2/7. Việc các chiến sĩ tình báo bắt giữ được một tên lính công binh Đức còn giúp xác định rõ được cả giờ tấn công của kẻ thù, giúp cho Hồng quân kịp thời có đòn phủ đầu bằng pháo binh trước nhằm tiêu hao đáng kể sinh lực địch.
“Thành lũy phía Đông”
Trong số một loạt những nhiệm vụ được giao cho cơ quan tình báo sau trận Kursk, đáng kể nhất là chiến công phát hiện ra hệ thống phòng thủ “Thành lũy phía Đông” – một tuyến phòng thủ chiến lược của quân phát xít, được xây dựng sau thất bại của chúng tại Stalingrad và hoàn tất vào mùa thu năm 1943. 
Được thiết kế dựa theo địa hình tận dụng tối đa vật cản thiên nhiên là các con sông, bộ chỉ huy quân Đức đặt rất nhiều hy vọng vào tuyến phòng thủ này có thể chặn đứng đà phản công của quân đội Xôviết.
Tuy nhiên, Hồng quân đã đập tan tuyến phòng thủ khổng lồ này chỉ trong tháng 9/1943. Thắng lợi trên dựa rất nhiều vào những thông tin đầy đủ được tình báo cung cấp về các công trình phòng ngự, lực lượng và phương tiện quân sự của Hitler được tập trung tại đây.
Đóng vai trò hàng đầu trong việc giải quyết nhiệm vụ này là nhóm điệp viên hoạt động tại hậu phương địch ở Ukraina và Belarus của Thiếu tá Gnidosh, trước đó đã phát triển được một mạng lưới nguồn tin rộng khắp tại hai nước cộng hòa trên. 
Đáng tiếc là vào tháng 6/1944, Thiếu tá Gnidosh và nữ điện đài viên Klara Daviduk đã bị quân Đức phát hiện và bao vây. Để không rơi vào tay quân thù, cả hai đã dùng lựu đạn tự sát. Sau chiến tranh, cả hai chiến sĩ tình báo này đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Có rất nhiều điệp viên xuất sắc và anh hùng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Nhưng tựu trung, những phẩm chất hàng đầu của họ vẫn là sự nhạy bén và linh hoạt cao, lòng trung thành tuyệt đối với tổ quốc, nghệ thuật hoạt động chuyên nghiệp và sẵn sàng hy sinh tất cả để có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Thành tích xuất sắc của lực lượng này luôn được đánh giá rất cao.
Tính ra có gần 600 chiến sĩ trong mặt trận thầm lặng này đã được trao tặng danh hiệu cao quí nhất – danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 1943-1945, có gần 200 ngàn huy chương, huân chương khác nhau đã được trao tặng cho các chiến sĩ tình báo.
Người phụ nữ đầu tiên được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong thời gian chiến tranh cũng là Zoya Kosmodemianskaya, một nữ điệp viên. Sự xuất sắc của các chiến sĩ tình báo Xôviết đã khiến cho kẻ thù cũng phải nể phục. 
Theo thừa nhận của tên trùm chỉ huy tình báo Đức Walter Schellenberg, Hitler ngay từ cuối năm 1941, đặc biệt là sau thất bại tại Stalingrad, đã cho rằng tình báo Xôviết đang vượt trội so với tình báo của Đức.
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH