Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 167

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những Hố Tử Thần Khổng Lồ Đáng Sợ Xuất Hiện Trên Trái Đất Một Cách Kỳ Lạ Chưa Rõ Nguyên Nhân

Nhà khoa học công bố nguyên nhân xuất hiện nhiều ‘hố tử thần’ ở Bắc Kạn

0 Thanh Niên Online
Hiện tượng sụt lún làm xuất hiện nhiều “hố tử thần” trên địa bàn H.Chợ Đồn (Bắc Kạn) có nguyên nhân do nước ngầm bị bơm hút mạnh, mực nước tụt sâu.
"Hố tử thần" nuốt chửng toàn bộ nước, cá trong ao cá rộng 3.300 m2 của gia đình ông Cam Văn Khải, ở bản Tàn, TT.Bằng Lãng (H.Chợ Đồn, Bắc Kạn) xảy ra hồi tháng 12.2018
Ảnh Phan Hậu
Hiện tượng sụt lún làm xuất hiện nhiều “hố tử thần” nuốt ruộng vườn, gây nứt vỡ nhà dân, trường học, trạm y tế ở các xã của H.Chợ Đồn (Bắc Kạn) có nguyên nhân do nước ngầm bị bơm hút mạnh, mực nước tụt sâu.

Nước ngầm bị hạ thấp từ 21 - 30 m

Hiện tượng nhiều “hố tử thần” xuất hiện ở khắp các xã Ngọc Phái, Bằng Lãng và TT.Bằng Lũng, H.Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) xảy ra vào tháng 12.2018 và từng được Báo Thanh Niên ghi nhận, phản ánh.
Trao đổi với phóng viên sáng nay, 27.5, ông Nguyễn Quốc Khánh, cán bộ Viện Khoa học địa chất và khoáng sản, chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá, giải quyết hiện tượng sụt lún đất tại huyện Chợ Đồn, xác nhận trong ngày hôm qua, 26.5, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản đã phối hợp với UBND tỉnh Bắc Kạn công bố kết quả sau 2 năm nghiên cứu. 
Theo đó, có 5 yếu tố tác động đến sụt lún ở khu vực H.Chợ Đồn, gồm: do cấu trúc địa chất, hệ thống karst ngầm, việc hạ thấp mực nước ngầm, đặc điểm hình thành tầng đất phủ và hoạt động khai thác của các mỏ khoáng sản.


Nhà khoa học công bố nguyên nhân xuất hiện nhiều ‘hố tử thần’ ở Bắc Kạn - ảnh 1
Khu vực sụt lún tại TT.Bằng Lãng có hoạt động khai thác của nhiều mỏ khoáng sản
Ảnh Phan Hậu
Ông Nguyễn Quốc Khánh nhấn mạnh, trong 5 yếu tố được nhận dạng và chỉ rõ tác động làm xuất hiện sụt lún thì yếu tố có ảnh hưởng nhất là do hạ mực nước ngầm trong tầng chứa nước karst. Các nhà khoa học đã phát hiện, mực nước ngầm tầng karst ở đây đã hạ thấp từ 21 m đến 30 m trên phạm vi kéo dài khoảng 4 km.
“Chúng tôi cho rằng phải có đơn vị nào đó đã bơm hút nước lưu lượng lớn vì thực tế ở đó việc bơm hút nước trong dân hầu như không đáng kể, người dân chủ yếu dùng nước khe, nguồn lộ", ông Khánh nói.

Truy thủ phạm làm tụt nước ngầm

Cũng từ kết quả nghiên cứu đã thực hiện, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản đề nghị chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn cần tập trung xác định nguồn gây hạ thấp mực nước để xem xét có biện pháp, chế tài xử lý. UBND tỉnh Bắc Kạn, chính quyền các địa phương giám sát chặt chẽ các cơ sở, đơn vị, tập thể, cá nhân có hoạt động bơm hút, sử dụng nguồn nước ngầm.


ho-tu-than-o-bac-kan
Mực nước ngầm bị tụt sâu là yếu tố tác động làm sụt lún tại H.Chợ Đồn, Bắc Kạn
Ảnh Phan Hậu
Đặc biệt, bất kỳ các hoạt động bơm hút nước ngầm với lưu lượng lớn cần phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, đồng thời thiết lập mạng lưới quan trắc biến động mực nước. Các nhà khoa học đề nghị đối với những "hố tử thần" đã xuất hiện phải được lấp lại đảm bảo kỹ thuật, hạn chế tối đa tình trạng thẩm thấu từ trên xuống.
Bày tỏ ủng hộ quan điểm của Viện khoa học địa chất và khoáng sản, Chủ tịch UBND H.Chợ Đồn Triệu Huy Chung kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Kạn cho dừng tất cả hoạt động bơm, hút nước ngầm khi khai thác khoáng sản tại khu vực đang có sụt lún để triển khai các giải pháp xử lý các hố sụt. Đến nay, vẫn còn 26 hố sụt chưa được san lấp, 50 nhà dân và 6 công trình xây dựng bị ảnh hưởng nhưng chưa được sửa chữa, khắc phục.

Khủng long tuyệt chủng vì tiểu hành tinh lao vào Trái đất ở góc độ 'chết chóc nhất'

0 Thanh Niên Online
Đa số chúng ta đều biết rằng, cách đây khoảng 66 triệu năm, một tiểu hành tinh có kích thước gấp đôi đường kính Paris đâm vào Trái đất, quét sạch mọi loài khủng long và 75% sự sống khỏi bề mặt hành tinh.
Hóa ra, số phận của các loài khủng long thời xưa bất hạnh hơn gấp nhiều lần chúng ta có thể tưởng tượng
AFP/Getty
Điều vẫn còn bí ẩn là liệu địa cầu đã trúng một đòn trực diện hoặc chệch qua một bên?
Theo báo cáo mới trên chuyên san Nature Communications, thiên thạch khổng lồ đã đánh trúng “góc chết chóc nhất có thể”, xiên một góc 60o.
Cú va chạm long trời lở đất đã tống một khối lượng khổng lồ đất đá và khí lên thượng tầng khí quyển, đủ để thay đổi triệt để khí hậu của địa cầu, đẩy khủng long bạo chúa T-Rex và mọi thứ cùng thời với nó đến ngưỡng hủy diệt.
Đó là kết quả rút ra từ cuộc phân tích hõm chảo va chạm Chicxulub, bề ngang 200 km, miền nam Mexico, nơi được xác định là điểm thiên thạch lao xuống.
Tác giả chính của báo cáo, tiến sĩ Gareth Collins của Đại học Hoàng gia London (Anh) và các đồng sự ở Đại học Freiburg (Đức) và Đại học Texas (Mỹ) đã nghiên cứu 4 kịch bản khác nhau, dựa trên các góc độ tiểu hành có thể lao vào Trái đất, lần lượt là 90, 60, 45 và 30o – cùng 2 tốc độ va chạm là 12 và 20 km/giây.
Kết quả cho thấy góc độ phù hợp nhất cho những gì đã xảy ra trên thực tế là 60o.
“Góc 60o là góc chết chóc nhất, bởi vì nó có thể tống một khối lượng lớn bụi, khí với tốc độ đủ nhanh để “ngốn trọn” cả hành tinh”, AFP dẫn lời tiến sĩ Collins.
Ông phân tích nếu thiên thạch lao ở góc thẳng đứng hoặc góc chếch hơn, ắt hẳn khối lượng đất đá bị quẳng vào khí quyển không đến mức lớn đến thế.
Chicxulub cũng được cho đã kích hoạt một vụ động đất tạo ra các đợt sóng địa chấn chỉ mất 13 phút để lan đến Tanis, khu hóa thạch cách đó 3.000 km ở địa phận bang Bắc Dakota (Mỹ).


Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học

DINK |


Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học

Theo dõi suốt nhiều năm nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi "Bằng cách nào chuột sông băng di chuyển theo đàn?".

Ở một số sông băng, bạn có thể chứng kiến những cục rêu xanh lá nằm đó đây. Nhưng những khối sinh vật sống này không chỉ là thứ thực vật vô chi nằm yên một chỗ, chúng có thể chuyển động được nữa cơ! Các nhà nghiên cứu đặt tên cho những cục rêu di động này là “chuột sông băng - glacier mice”, chúng chính là tâm điểm nghiên cứu của báo cáo khoa học vừa được đăng tải trên Polar Biology.
Theo NPR, mỗi cục rêu là một nhúm rêu mềm, ướt nước và dẻo như kẹo. Các tác giả nghiên cứu tin rằng chúng phát triển từ các tạp chất có trên bề mặt băng, và bản thân sự tồn tại của chúng chính là một trong những hiện tượng lạ có trên Trái Đất.
Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học - Ảnh 1.
Chuột sông băng nằm rải rác khắp cánh đồng rộng lớn.
Tim Bartholomaus, một chuyên gia nghiên cứu sông băng công tác tại Đại học Idaho, nói rằng mình bất ngờ vô cùng khi phát hiện ra loài “chuột” này vào năm 2006. “Chúng chẳng bám lấy thứ gì cả, cứ nằm đó trên mặt băng thôi. Một đốm xanh sáng trên thế giới màu trắng trải rộng”, anh Bartholomaus nói.
Mà chúng cũng chẳng nằm yên được mấy hồi. Theo lời anh Bartholomaus, những cục rêu sông băng di chuyển với tốc độ trung bình 2,5 cm/ngày. Sophie Gilbert, một nhà sinh thái học cũng tới từ Đại học Idaho, nói việc di chuyển này là tối quan trọng cho sự sinh tồn của loài “chuột sông băng”, bởi mọi lá rêu bề mặt đều phải nhận ánh sáng Mặt Trời thì mới tồn tại được.
Chúng phải lăn liên tục kẻo rêu ở dưới đáy sẽ chết”, cô Gilbert nhận định.
Bên dưới là đoạn video cho thấy những con chuột này di chuyển trên băng. Phải nói thêm, những thước phim này không liên quan tới nghiên cứu mới được đăng tải.

Chuột sông băng không phải loài mới được phát hiện, chúng đã từng xuất hiện tại Alaska, Iceland, Svalbard và Nam Mỹ. Các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại của chúng ta thập niên 50, tuy nhiên ta không biết gì nhiều về giống loài kỳ lạ này ngoài vẻ ngoài xanh mướt và thân mình mềm như bánh nếp.
Một trong những bí ẩn lớn nhất bao trùm chuột sông băng, thứ sinh vật có tuổi đời ít nhất 6 năm, di chuyển như vậy. Một số nhà nghiên cứu tin rằng một bệ băng bên dưới cục rêu khiến chúng di chuyển: vì rêu che băng khỏi ánh Mặt Trời, băng sẽ tan chậm hơn và dần dần, một lớp băng mỏng sẽ hình thành bên dưới cục rêu, rồi "con" chuột sẽ lăn khỏi cái bệ băng đó và di chuyển.
Để tìm hiểu cặn kẽ bí ẩn này, nhóm nghiên cứu theo dõi tổng cộng 30 con chuột sông băng tại khu vực Alaska, gắn một vòng màu quanh thân chúng. Họ theo dõi vị trí của các cục rêu này trong 54 ngày liên tiếp hồi năm 2009, rồi quay lại thăm chúng vào các năm 2010, 2011 và 2012. Họ đã nhầm khi tưởng rằng rêu sẽ lăn tứ tung theo các hướng ngẫu nhiên.
Chuột sông băng: những cục rêu dẻo như bánh nếp biết tự di chuyển làm đau đầu giới khoa học - Ảnh 2.
Kích cỡ một "con" chuột.
Đáng ngạc nhiên thay, tất cả số rêu này đều di chuyển cùng nhau, nhóm nghiên cứu mô tả hoạt động của số chuột sông băng này tương tự một đàn cá hay một đàn chim. Những dự đoán ban đầu bao gồm cục rêu lăn theo đường dốc và rêu lăn do gió thổi, nhưng khi phát hiện ra chúng chẳng lăn dốc mà cũng không đi theo hướng gió thổi chủ đạo, nhóm nghiên cứu phải tìm lời lý giải khác.
Cuối cùng, họ tính tới tác động của Mặt Trời, vốn có khả năng làm tan băng để khiến những cục rêu kia di chuyển, nhưng rồi hướng bức xạ Mặt Trời cũng chẳng khớp với đường di chuyển của “đàn chuột”. Khoa học vẫn bó tay, chưa hiểu chuột sông băng di chuyển sao sao.
Thú vị thật đấy, khi chứng khiến sự vật không tuân theo giả thuyết chúng tôi đặt ra, chẳng khớp với những gì chúng tôi vẫn nghĩ”, cô Gilbert nói.
Anh Bartholomaus mong thế hệ các nhà nghiên cứu tiếp theo có thể lý giải được những bí ẩn này. Hiện tại, anh đang để mắt nghiên cứu một khía cạnh khác: tại sao lũ chuột này lại di chuyển theo đàn, và tuổi thọ của chúng là bao nhiêu.


Tìm ra bí mật của những người 'ăn bao nhiêu cũng không béo'

Bảo Nam |


Tìm ra bí mật của những người 'ăn bao nhiêu cũng không béo'

Hóa ra có 1% dân số thế giới thuộc nhóm người đặc biệt này.

Trong khi rất nhiều người luôn lo lắng về việc làm sao để giảm cân, thì có một nhóm người có thể khiến họ ghen tị. Đó là những người có thể ăn bao nhiêu, ăn bất cứ thứ gì tùy thích mà không lo ngại việc tăng cân. Đôi khi họ thường tự nhận mình sở hữu "gen giảm béo" trong cơ thể.
Hóa ra, quan niệm này cũng đúng một phần. Nhưng không phải họ thừa, mà là thiếu gen.
Tìm ra bí mật của những người ăn bao nhiêu cũng không béo - Ảnh 1.
Người thiếu gen ALK thì ăn bao nhiêu cũng khó béo.
Các nhà khoa học mới đây đã phân tích bản đồ di truyền của hàng ngàn người thử nghiệm và nhận thấy rằng khoảng 1% trong số này thiếu một gen gọi là "ALK". Kết quả nghiên cứu cho thấy những người này gầy hơn một cách tự nhiên so với những người trưởng thành khỏe mạnh khác. Các nhà khoa học suy đoán rằng gen ALK có thể liên quan đến hình dạng cơ thể gầy của họ.
"Những người thuộc dạng này chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Họ có thể ăn bất cứ thứ gì mà vẫn được chuyển hóa khỏe mạnh. Họ ăn rất nhiều, không phải tập squat, nhưng họ không tăng cân", Giáo sư, Tiến sĩ Josef Penninger từ Đại học British Columbia, tác giả của nghiên cứu, cho biết.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên chuột và ruồi, với hy vọng xác minh suy đoán này. Kết quả cho thấy việc "tắt" gen ALK sẽ giữ cho chuột và ruồi gầy hơn, ngay cả khi chúng được ăn thực phẩm giàu đường và chất béo. Theo đó, việc "tắt" gen ALK có thể sẽ trở thành một liệu pháp cơ bản chữa bệnh béo phì ở người trong tương lai. Theo kỳ vọng, những người được "tắt" gen ALK trong cơ thể không cần kiểm soát sự thèm ăn để duy trì sự trao đổi chất. Họ có thể ăn nhiều thức ăn hơn, nhưng cân nặng sẽ không tăng.
Trên thực tế, trong nhiều năm, các nhà khoa học đã quan tâm đến gen ALK này và hiện đã có các loại thuốc liên quan đến gen này, vì đây là loại gen thường bị đột biến ở một số bệnh ung thư. Nhưng cho đến nay, vai trò của gen ALK trong điều trị ung thư vẫn chưa rõ ràng. Và những phát hiện mới nhất cho thấy nó có vai trò quyết định đối với việc giảm cân của cơ thể. Tuy nhiên, trước khi tìm ra các loại thuốc ức chế có thể ảnh hưởng đến cơ thể con người, các nhà khoa học cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn.
Giai đoạn nghiên cứu tiếp theo sẽ là việc so sánh khám phá này với hồ sơ sức khỏe, mức độ hoạt động và hồ sơ ngân hàng sinh học DNA của các cư dân ở các quốc gia khác nhau. Kết hợp với việc phân tích cả bộ gen.
Hiện tại, báo cáo nghiên cứu mới nhất này đã được công bố trên tạp chí Cell (Tế bào), được xuất bản gần đây.
Tiêu chuẩn cho bệnh béo phì là gì? Những rủi ro sức khỏe mà nó có thể gây ra?
Tìm ra bí mật của những người ăn bao nhiêu cũng không béo - Ảnh 2.
Một cơ thể người trưởng thành bị béo phì sẽ có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Thông thường, một người khỏe mạnh có chỉ số BMI là 18,5-24,9. Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)]x2]
Tác động trực tiếp nhất của béo phì là ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Nó có thể gây ra bệnh tiểu đường, bệnh thận, mù lòa... Các dấu hiệu nguy hiểm của béo phì cũng liên quan đến 12 loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú. Trung bình 12,5% phụ nữ béo phì có vấn đề về sức khỏe tuyến vú.
Ngoài ra, béo phì cũng có thể dẫn đến huyết áp cao hoặc cholesterol cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Trẻ béo phì có nhiều khả năng trở thành người lớn có dấu hiệu béo phì ở tuổi trưởng thành.
Tham khảo Sina


"Thảm họa" mới ở New York: Chuột ăn thịt đồng loại vì quá đói, cả ô tô cũng trở thành "mồi nhắm"

Tất Đạt |


"Thảm họa" mới ở New York: Chuột ăn thịt đồng loại vì quá đói, cả ô tô cũng trở thành "mồi nhắm"
Ảnh: AP

Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chuột đang tìm các nguồn thực phẩm mới và gây ra thêm những rủi ro cho người dân Mỹ.

Khi lệnh phong tỏa được áp dụng để chống lại dịch COVID-19 ở Mỹ, việc các nhà hàng phải đóng cửa nhiều ngày không chỉ gây ra sự xáo trộn cho đời sống con người mà còn khiến những đàn chuột ở các đô thị lớn thay đổi địa bàn hoạt động.
Washington Post cho biết, giữa thời kì chính quyền áp dụng lệnh yêu cầu người dân ở nhà để chống lại sự lây lan của virus corona, nhiều nhà hàng và tiệm cà phê đã đóng cửa, hoặc chuyển sang kinh doanh các loại mặt hàng mang về và vận chuyển tới tận nhà. Khi doanh số giảm, các thùng rác ở nhà hàng không còn đủ những đồ ăn thừa mà chuột thường hay ăn và loài động vật gặm nhấm này trở nên hung hăng tới mức CDC phải đưa ra hướng dẫn về việc ngăn chặn và phòng ngừa chuột.
Từ khi đại dịch bắt đầu, đã có ngày càng nhiều báo cáo về tình trạng chuột ăn thịt đồng loại và ăn chuột con tại New York. Ngoài ra, người dân tại khu vực - bao gồm ở Chicago - cũng phàn nàn về sự xuất hiện ngày càng nhiều của chuột ở những khu dân cư do rác thải sinh hoạt tại đây gia tăng trong thời gian phong tỏa.
Thảm họa mới ở New York: Chuột ăn thịt đồng loại vì quá đói, cả ô tô cũng trở thành mồi nhắm - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: © Sputnik / Brian Smith
Những đàn chuột hoành hành là mối lo ngại về sức khỏe cho con người, bởi chúng có thể mang trên mình nhiều loại mầm bệnh khác nhau.
CDC khuyến nghị các hộ gia đình và doanh nghiệp đóng kín các thùng rác, để đồ ăn cho thú cưng và cho chim ở những nơi an toàn, bịt kín các lỗ hổng chuột có thể chui vào. Nếu tuân thủ các quy định về vệ sinh, người dân có thể tránh được các bệnh liên quan đến loài gặm nhấm - CDC cho hay.
Tại những thành phố đang cố gắng kiểm soát vấn đề liên quan tới chuột, ví dụ như Washington, những người hoạt động trong ngành kiểm soát động vật và côn trùng gây bệnh cũng được xếp vào diện "hoạt động cần thiết". Washington DC trong tháng qua đã ghi nhận hơn 800 cuộc gọi yêu cầu xử lí chuột.
Jim Fredericks - nhà côn trùng học tại Hiệp hội Quản lý Dịch hại Quốc gia - cho biết chuột có thể truyền vi khuẩn salmonella gây bệnh qua đường thực phẩm; nước tiểu của chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh dị ứng và hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ em.
Chuột cũng là thủ phạm tấn công xe ô tô. Chúng có thể cắn phá động cơ xe, lốp xe, hệ thống dây dẫn và đôi lúc gây chập, cháy và khiến chủ xe phải tốn một khoản tiền lớn để sửa chữa.
Nhà nghiên cứu về loài gặm nhấm Bobby Corrigan cho biết đã nhận được một bức ảnh ám ảnh về cuộc chiến của chuột ở vùng Queens. Khi không kiếm được đủ đồ ăn, đàn chuột tấn công và ăn thịt lẫn nhau. Những con chuột xấu số chỉ còn sót lại những mảnh chân ở bên lề đường.
"Nhiều con chuột sống phụ thuộc vào thức ăn tại các nhà hàng, khách sạn, quán bar, quầy bánh vòng và hầu như mọi thứ con người ăn".
Theo ông Corrigan, chuột là "những kẻ ăn kiếm ăn cơ hội", vậy nên khi những nguồn lương thực biến mất, chúng phải tìm kiếm các loại đồ ăn khác. Ngoài ra, ông cũng khuyên người dân không nên dùng bẫy chuột hoặc bả chuột.
"Hãy chặn mọi cơ hội kiếm ăn của chúng, và mọi người sẽ chẳng bao giờ phải lo ngại chuột nữa," ông nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét