Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

XÃ HỘI SUY ĐỒI 75

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiêu điểm: Làm hồ sơ bệnh án giả để hưởng trợ cấp chất độc hóa học | VTV24

Cán bộ tiếp tay làm hồ sơ thương binh giả



Cán bộ tiếp tay làm hồ sơ thương binh giả
(PL)- Ngoài việc phát hiện hàng chục ngàn hồ sơ thương binh giả, nghi giả, thanh tra đã kiến nghị sửa đổi các quy định để đối tượng thụ hưởng chính xác hơn.
“Việc phát hiện ra hàng ngàn hồ sơ thương binh không đảm bảo quy định là một quá trình dài mà Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH đã quyết liệt tham mưu cho lãnh đạo phối hợp với Bộ Quốc phòng…”. Bà Đàm Thị Minh Thu, Phó Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, Trưởng Đoàn thanh tra liên ngành, chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM về quá trình thanh tra và phát hiện ra gần 2.300 hồ sơ thương binh giả...
Phát hiện nhiều vấn đề
. Phóng viên: Tại sao Bộ LĐ-TB&XH phải phối hợp với Bộ Quốc phòng mở cuộc thanh tra, thưa bà?
Cán bộ tiếp tay làm hồ sơ thương binh giả - ảnh 1
 Đàm Thị Minh Thu
+ Đàm Thị Minh Thu (ảnh): Trước thời điểm năm 2015, Bộ LĐ-TB&XH nhận được nhiều đơn thư tố cáo về việc làm giả hồ sơ để hưởng chế độ thương binh tại Quân khu 1 và Bộ tư lệnh thủ đô. Kết quả kiểm tra có đến 70% tố cáo đúng.
Mặt khác, qua thanh tra tại một số tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 2 và Quân khu 4 cũng phát hiện nhiều hồ sơ thương binh có dấu hiệu tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, theo phân cấp quản lý lúc đó, hồ sơ thương binh do cơ quan quân đội xác lập và lưu trữ tại các quân khu, quân đoàn và cấp tương đương. Các sở LĐ-TB&XH chỉ tiếp nhận hồ sơ bản sao và thực hiện chi trả trợ cấp hằng tháng nên việc tiếp cận hồ sơ gốc gặp một số khó khăn…
Vì vậy, tôi đề xuất lãnh đạo thanh tra tham mưu với lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp thanh tra, kiểm tra. Thời gian tiến hành thanh tra bắt đầu từ năm 2015, với các hồ sơ được xác lập ở thời điểm năm 1998-2013, tại bảy quân khu (Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội.
Chúng tôi phải phối hợp với Bộ Quốc phòng vì phải kiểm tra các hồ sơ gốc và phải xác minh từ các đơn vị quân đội.
. Quá trình thanh tra phát hiện những sai phạm chủ yếu là gì, thưa bà?
+ Chúng tôi tiến hành kiểm tra tất cả hơn 66.000 hồ sơ gốc đang được lưu tại các quân khu, dùng các biện pháp nghiệp vụ quan sát, nếu nghi vấn sẽ rút về xác minh, trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự…
Qua đó sai phạm chủ yếu là tẩy xóa, thêm bớt thông tin, thời gian, địa điểm, trường hợp bị thương… để xác lập hồ sơ.
Bên cạnh đó, việc bàn giao hồ sơ không chặt chẽ nên một số đơn vị giao hồ sơ cho đối tượng tự nộp cho Sở LĐ-TB&XH. Điều này dẫn đến một số đối tượng lợi dụng đưa hồ sơ giả vào nhưng các cơ quan chức năng không phối hợp kiểm tra, đối chiếu nên không phát hiện được.
Hình thức vi phạm chủ yếu của các cán bộ là cấp lại giấy chứng nhận bị thương hoặc xác nhận đối tượng đã công tác, chiến đấu tại đơn vị thiếu căn cứ hoặc chưa kiểm tra, thẩm định kỹ về hồ sơ, tài liệu…
Cá biệt có trường hợp cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái, thậm chí tiếp tay làm giả hồ sơ hưởng chế độ không đúng quy định. Điển hình như vụ án tại Quân khu 1 (quân đội đã phạt tù nhiều cán bộ chính sách - PV).
Cán bộ tiếp tay làm hồ sơ thương binh giả - ảnh 2
Tới đây việc xác lập hồ sơ thương binh sẽ theo quy trình chặt hơn. Trong ảnh:Những thương binh nặng tiêu biểu. Ảnh: V.LONG
Tin tưởng vì toàn cấp cao ký
. Nguyên nhân nào mà có đến hàng chục ngàn hồ sơ thương binh giả mạo, nghi giả mạo, thưa bà?
+ Hồ sơ thương binh được xác lập qua nhiều cấp, từ cấp xã lên ban chỉ huy quân sự cấp huyện, bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh và cuối cùng là bộ tư lệnh các quân khu. Đây là thời điểm giải quyết hồ sơ thương binh diện tồn đọng nên số lượng hồ sơ đề nghị giải quyết rất lớn trong khi nhân lực ít.
Tuy chưa đủ cơ sở để khẳng định có đường dây làm hồ sơ thương binh giả nhưng cá nhân tôi cho rằng đối tượng thụ hưởng chính sách khó có thể làm giả được tài liệu, con dấu của các cơ quan, tổ chức một cách tinh vi như vậy.
Tất nhiên, như tôi nói ở trên, để xảy ra sai sót này chắc chắn có cả nguyên nhân chủ quan của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xác lập hồ sơ. Dù tại một số quân khu chưa đủ cơ sở để kết luận cán bộ chính sách tiếp tay…
. Tại sao “chưa đủ cơ sở” thưa bà?
+ Để kết luận việc đó phải do CQĐT. Hơn nữa, cán bộ chính sách ở các cấp cơ sở khi thẩm định hồ sơ, nếu chỉ quan sát bằng mắt thường khó phát hiện được tài liệu giả.
Trường hợp có nghi vấn thì cần phải trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự nhưng việc này tốn kinh phí và thời gian nên thường không thực hiện ở cấp thẩm định hồ sơ vì sẽ bị chậm tiến độ, không đảm bảo quy trình về giải quyết thủ tục hành chính ở cấp cơ sở.
. Vậy tại sao kết luận thanh tra không kiến nghị chuyển hồ sơ để xử lý hình sự?
+ Đến thời điểm hiện tại, Bộ LĐ-TB&XH đã và đang thực hiện đúng “mục đích, yêu cầu” khi ký kết chương trình phối hợp giữa hai bộ.
Cụ thể, tăng cường phối hợp giữa Bộ LĐ-TB&XH và Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực người có công với cách mạng cũng như công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xác nhận thương binh.
Bên cạnh đó, thông qua kết quả thanh tra nhằm đánh giá, tổng kết công tác xác nhận thương binh diện tồn đọng sau chiến tranh được xác lập hồ sơ và tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai sót trong từng khâu tổ chức thực hiện để uốn nắn, chấn chỉnh và kiến nghị các biện pháp khắc phục…
Đặc biệt, từ việc thanh tra đã phát hiện những hạn chế, bất cập trong quá trình ban hành và thực hiện chính sách, quy định về phân cấp quản lý hồ sơ để đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, đoàn liên ngành chúng tôi đề xuất chấn chỉnh, kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong toàn quân khu…
Riêng đối tượng thụ hưởng chính sách sai quy định do khai man, giả mạo hồ sơ đều đã bị đình chỉ trợ cấp và buộc hoàn trả số tiền trợ cấp đã hưởng sai.
. Xin cám ơn bà.
Sửa đổi nhiều quy định
Qua thanh tra, cơ quan chức năng đã kiến nghị sửa đổi Thông tư liên tịch 16/1998. Theo đó, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội sẽ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về thẩm định hồ sơ thương tật của các quân khu gửi lên.
Nếu đủ điều kiện sẽ chuyển trả hồ sơ về Cục Chính trị quân khu để giới thiệu đến hội đồng giám định y khoa giám định thương tật với trường hợp thuộc thẩm quyền.
Bộ LĐ-TB&XH cũng đang đề xuất sửa đổi Pháp lệnh ưu đãi người có công theo hướng quy định rõ hơn về điều kiện, tiêu chuẩn, đối tượng thụ hưởng, thẩm quyền quản lý hồ sơ gốc… để đảm bảo tính chính xác, khách quan, minh bạch hơn…
VIẾT LONG

Bắt người phụ nữ tấn công, đạp vào vùng kín của cảnh sát ở Sài Gòn

 Người phụ nữ chống đối đến cùng, dùng tay tấn công vùng kín và cắn vào ngực cán bộ Công an.

Công an Q.8 hiện đang tạm giữ cặp vợ chồng hờ Nguyễn Thị Hồng (47 tuổi) - Trần Quốc Tuấn (38 tuổi, cùng ngụ địa phương) để lập hồ sơ xử lý về hành vi “chống người thi hành công vụ”.
Bắt người phụ nữ tấn công, đạp vào vùng kín của cảnh sát ở Sài Gòn
Cặp vợ chồng hờ khi bị tạm giữ tại cơ quan Công an
Trước đó, chiều 20/9 tổ công tác Công an P.15, Q.8 xuống nhà một nam thanh niên mới chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương để mời người này lên trụ sở làm việc với một số việc liên quan.
Khi tổ công tác có mặt thì bà Hồng ở nhà đối diện với nam thanh niên, nghĩ rằng lực lượng Công an xuống bắt giữ chồng hờ của bà nên ra xô đẩy với cán bộ công an.
Trong lúc giằng co, bà Hồng dùng tay bóp chỗ hiểm của Thượng sĩ Nguyễn Nhựt Huy. Thượng sĩ Huy quá đau, yêu cầu bà Hồng thả tay ra nhưng bà càng bóp chặt.
Lúc này, Thượng sĩ Huy đã kẹp cổ, dùng tay đấm vào mặt nhưng bà Hồng vẫn không buông tay, thậm chí cắn vào ngực của cán bộ công an.
Lúc giằng co ngã xuống đất, bà Hồng còn vung chân đạp vào vùng kín của thượng sĩ Huy. Khi này, ông Tuấn từ nhà bước ra thấy vợ nằm dưới đất, nghĩ là vợ mình bị đánh nên lao vào ăn thua với cán bộ công an. Tổ công tác đã khống chế đưa cặp vợ chồng hờ nói trên về làm việc.
Qua kiểm tra, Công an xác định bà Hồng dương tính với ma tuý. Bước đầu xác định, bà Hồng từng có 1 tiền án tội “cướp giật tài sản”, chấp hành xong án phạt tù đã trở về địa phương 3 năm nay và chung sống như vợ chồng với ông Tuấn. Trước khi xảy ra vụ việc nói trên, bà Hồng cùng ông Tuấn đã nhậu 1 lít rượu và gần 2 thùng bia.
Hiện Thượng sĩ Nguyễn Nhựt Huy cũng viết tường trình về vụ việc đã xảy ra.
Việt kiều ngáo đá cắn công an, tông xe liên hoàn dương tính với ma túy

Việt kiều ngáo đá cắn công an, tông xe liên hoàn dương tính với ma túy

 Nam Việt kiều Mỹ lái xe tông liên hoàn trên phố Đà Lạt có kết quả test nước tiểu dương tính với ma ....
Phước An

Truy tố cựu thượng úy nhận 1 tỉ để tống người khác vào tù bằng ma túy

21/09/2019 18:48 GMT+7

TTO - Cựu thượng úy công an Nguyễn Thị Vững bị cáo buộc có hành vi bàn bạc, giúp sức cho đối tượng khác nhằm tống bạn trai của người này vào tù để trục lợi.

Truy tố cựu thượng úy nhận 1 tỉ để tống người khác vào tù bằng ma túy - Ảnh 1.
Nguyễn Thị Vững tại phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Vân hồi tháng 4-2019 - Ảnh: TTO
Ngày 21-9, Viện KSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can Nguyễn Thị Vân (37 tuổi ở Q.Tây Hồ, Hà Nội) và Nguyễn Thị Vững (41 tuổi - cựu thượng úy thuộc Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu - Bộ Công an) về các tội "vu khống" và "tàng trữ trái phép chất ma túy".
Cáo trạng xác định: bị can Vững có vai trò giúp sức tích cực trong vụ án vì động cơ vụ lợi.
Theo đó, bị can Vân và anh Nguyễn Văn Th. sống với nhau như vợ chồng. Do thường xuyên mâu thuẫn, tranh chấp tài sản, Vân có ý định bỏ ma túy vào ôtô để hãm hại bạn trai.
Vân đã tâm sự với Vững về ý định hãm hại bạn trai và được cựu thượng úy công an đồng ý cũng như hứa giúp đỡ.
Vân hỏi Vững: "Đưa ma túy vào xe ôtô thì có bắt được không?". Vững trả lời "ok" và khẳng định "nếu làm được như thế, chỉ cần có hàng trong xe là chết".
Vững "ra giá" 1 tỉ đồng để giúp sức cho Vân đẩy bạn trai vào tù bằng ma túy.
Việc thỏa thuận này được hợp thức bằng cách Vân và Vững viết thỏa thuận vay tiền ngày 10-10-2016 với nội dung: Vân vay Vững 1 tỉ đồng; Vân thế chấp sổ đỏ căn hộ chung cư tại khu đô thị Nam Thăng Long, Q.Tây Hồ cho Vững.
Ngày 21-10-2016, Vân viết thông tin, đặc điểm ôtô của Th. vào phong bì và đưa cho Vững.
Chiều cùng ngày, Vững gọi điện cho một cán bộ Công an quận Tây Hồ báo tin có một đối tượng hay ngồi cà phê trên phố Trịnh Công Sơn, trong xe lúc nào cũng có ma túy. Vững tả lại đặc điểm xe của anh Th. với cán bộ công an quận.
Tuy nhiên, lúc này cán bộ công an quận trả lời Vững là chưa bắt ngay được.
Truy tố cựu thượng úy nhận 1 tỉ để tống người khác vào tù bằng ma túy - Ảnh 2.
Bị can Nguyễn Thị Vân - Ảnh TTO
Ngày 26-10, Vững tiếp tục gặp cán bộ của Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội để báo tin xe ôtô của anh Th. thường xuyên có ma túy. Tổ tuần tra của trung đoàn rà soát tìm được xe ôtô nhưng không có người trên xe nên không kiểm tra.
Với ý định tìm mọi cách tống bằng được anh Th. vào tù, sáng 28-10-2016, Vững gọi điện thoại cho Vân bảo Vân gọi điện thoại cho một người thì "sẽ có người đưa cho một thứ". Do đã bàn bạc từ trước nên Vân hiểu cứ gọi đến số điện thoại của Vững cung cấp thì sẽ có người đưa ma túy đến để Vân lấy bỏ vào xe anh Th..
Tối cùng ngày, anh Th đưa Vân đi gặp khách hàng thì bị lực lượng cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội dừng xe kiểm tra. Sau khi công an phát hiện có ma túy trên xe, anh Th. rất kinh ngạc và nói "sao các anh bỏ ma túy vào xe tôi" chứ không mảy may nghi ngờ Vân.
Quá trình điều tra, anh Th. không nhận ma túy trong cốp xe là của mình, cơ quan điều tra không có tài liệu nào khác chứng minh. Ngày 4-11-2016, Viện KSND quận Nam Từ Liêm đã không phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ lần hai và yêu cầu công an trả tự do cho anh Th..
Sau khi được trả tự do, anh Th. tự mình thu thập chứng cứ, cung cấp cho cơ quan điều tra các file ghi âm cuộc nói chuyện giữa Vân với mình, ghi âm nói chuyện Vân với Vững, các tin nhắn Zalo giữa Vân và Vững bàn bạc về việc đẩy anh vào tù bằng ma túy.
Cũng theo cáo trạng, bị can Vân khai trong quá trình bị tạm giam, điều tra viên Trần Tuấn Anh của Công an quận Nam Từ Liêm có yêu cầu đưa 100 triệu thì cho tại ngoại. Vân khai đã đưa cho Tuấn Anh 70 triệu đồng.
Viện KSND TP Hà Nội cho rằng: nội dung này thuốc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao nên đã báo cáo, tách tài liệu và chuyển lên cơ quan cấp trên giải quyết.
Nguyên thượng úy công an nhận 1 tỉ để tống người vào tù bằng ma túy Nguyên thượng úy công an nhận 1 tỉ để tống người vào tù bằng ma túy
TTO - Mặc dù công tác trong ngành công an nhưng nguyên thượng úy Nguyễn Thị Vững lại đi bàn bạc, giúp sức cho đối tượng khác tống bạn trai vào tù để trục lợi.
THÂN HOÀNG


Kon Tum: Vợ tố cáo chồng hiếp dâm con gái ruột

authorVăn Hà Chủ Nhật, ngày 22/09/2019 20:24 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Phát hiện con gái bị chồng xâm hại, mẹ nạn nhân đã chủ động trình báo công an, ngay sau đó người cha đồi bại đã bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.


   
Chiều 22/9, Công an huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) cho biết đang tạm giữ đối tượng A.M (31 tuổi, trú xã Đắk Pxi, huyện Đắk Hà) để điều tra, làm rõ hành vi hiếp dâm con gái ruột.
                         kon tum: vo to cao chong hiep dam con gai ruot hinh anh 1
Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 21/9, phát hiện A.M có hành vi đồi bại với con gái là cháu Y.N (13 tuổi), vợ A.M đã tố cáo đến chính quyền địa phương và cơ quan công an. Cùng với việc đưa A.M về trụ sở Công an huyện để làm việc, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk Hà đã đưa cháu Y.N  đưa đi kiểm tra tình trạng sức khoẻ, giám định pháp y để phục vụ công tác điều tra, làm rõ vụ việc.
Trước đó, vào tháng 5/2019, cũng tại tỉnh Kon Tum đã xảy ra sự việc đau lòng tương tự khiến nạn nhân có thai. Công an TP.Kon Tum đã khởi tố A Srep (SN 1962, trú tại làng Kon Sơ Lam 1, phường Trường Chinh, TP.Kon Tum) về tội Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. Nạn nhân là cháu Y.Đ (16 tuổi, con ruột của A Srep).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét