Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 63
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bí Ẩn Vụ 2 Tử Tù Vượt Ngục Trại Giam Nghiêm Ngặt Nhất Việt Nam (Tập 3) | Hồ sơ vụ án 2019 | ANTV
Bắt giữ đại úy có liên quan đến vụ 2 phạm nhân cưa song sắt bỏ trốn
Dân trí Thông tin từ Văn phòng
đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại TP.HCM cho biết: Trưa nay
(2/8), một tổ công tác ra Bình Thuận để xử lý, khám xét và bắt giữ người
có liên quan đến việc 2 đối tượng Nguyễn Viết Huy và Nguyễn Văn Nưng
bỏ trốn khỏi nơi giam giữ.
>>Khởi tố, làm rõ trách nhiệm vụ 2 bị can vượt ngục ở Bình Thuận
Đại úy Lê Minh Sơn (34 tuổi) là cán bộ
cảnh sát bảo vệ Trại tạm giam Bình Thuận, bị khởi tố, bắt giam về tội
“lạm dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản” theo khoản 2, Điều 355
Bộ luật hình sự.
Thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng xác định, đại úy Sơn đã đưa
điện thoại di động cho một số bị can đang bị tạm giam tại Trại tạm giam
công an Bình Thuận, để gọi điện về cho gia đình.
Nhấn để phóng to ảnh
Cũng theo nguồn tin này, việc đại úy Sơn bị giam giữ có liên quan đến vụ việc 2 phạm nhân cưa song sắt phòng giam để trốn trại.
Theo đó, khoảng 3h sáng 30/6, hai đối tượng Nguyễn Viết Huy, còn gọi
là Huy "nấm độc" (SN 1986, trú tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết) bị
khởi tố về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và Nguyễn Văn Nưng (SN
1983, trú tại thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong) bị khởi tố về tội
“Cố ý gây thương tích” dẫn đến chết người, được giam chung ở buồng số 5,
nhà 2, khu B, đã lợi dụng sơ hở của quản giáo, trốn khỏi nơi giam giữ. 2
phạm nhân đã dùng cưa, được tuồn từ ngoài vào, để cưa thanh chắn lỗ
thông gió bằng sắt, để bỏ trốn ra bên ngoài.
5 ngày sau khi trốn khỏi nơi giam giữ, Huy bị lực lượng truy nã bắt
được tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Riêng Nguyễn Văn Nưng “sa lưới”
vào ngày 10/7, khi đang lẫn trốn tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Đến ngày 11/7/2019, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về tội “Thiếu trách nhiệm để
người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt
tù trốn”, quy định tại Điều 376 Bộ luật hình sự.
Trúc Hà
Thường trực Ban Bí thư: Đường dây đánh bạc của người nước ngoài cho thấy sự quản lý yếu kém
Dân trí "Sự việc vừa rồi xảy ra
ở Hải Phòng, ngay tại một đô thị lớn, hàng mấy trăm người nước ngoài
vào đó cư trú, hoạt động tội phạm một thời gian dài mà chúng ta không
phát hiện cho thấy rõ những yếu kém, sơ hở trong quản lý. Cứ để tiếp tục
tình trạng này sẽ rất nguy hiểm” - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực
Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nói.
Nhấn để phóng to ảnh
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, Chủ tịch UB TƯ MTTQ
Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng chủ trì hội
nghị tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động "Người Việt dùng hàng
Việt".
Sáng 2/8, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã dự, phát biểu chỉ
đạo Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” được UB Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.
Khẳng định những thành tích đạt được trong 10 năm qua, từ khi triển
khai cuộc vận động, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khái quát:
“Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi nhận, đánh giá cao Ban chỉ đạo Trung ương
cuộc vận động, cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp đã tích
cực, chủ động quán triệt, triển khai thực hiện có kết quả thiết thực
chương trình”.
Tuy vậy, ông Trần Quốc Vượng nhận định, có một điều đáng buồn là vai
trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong cuộc vận động này ngày càng
giảm. Việc triển khai cuộc vận động còn nhiều khó khăn cũng do các cấp
chưa tích cực tham gia chỉ đạo.
Ông Vượng cũng nói vai trò của các hiệp hội trong cuộc vận động chưa
cao, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa thực sự hưởng ứng, nội dung
hình thức tuyên truyền chưa đủ, chưa nhiều.
“Quảng cáo hàng Việt trên báo chí chưa bảo đảm định hướng, gương điển
hình trong việc thực hiện cuộc vận động chưa được lan tỏa. Cá biệt có
những bài báo đánh thẳng vào những mặt hàng truyền thống của người tiêu
dùng. Chúng ta phải trân trọng hàng Việt, nhất là các mặt hàng truyền
thống. Tôi nghĩ các cơ quan báo chí cũng cần lưu ý đối với phóng viên
vấn đề này”, ông Vượng lưu ý.
Thường trực Ban Bí thư cũng phân tích, để xảy ra tình trạng cuộc vận
động chưa thực sự đi vào đời sống có trách nhiệm của chính quyền, cấp ủy
và các ngành quản lý ở cơ sở vì tất cả mọi việc diễn ra tại cơ sở. Có
những trường hợp hàng giả được tổ chức sản xuất nhiều năm liền, diễn ra
công khai tại địa bàn dân cư nhưng chính quyền không biết. Ông Vượng đặt
câu hỏi nghi vấn về năng lực quản lý, khả năng có tiêu cực cấp cơ sở
dẫn tới nghịch lý đó.
"Sự việc vừa rồi xảy ra ở Hải Phòng, ngay tại một đô thị lớn, hàng
mấy trăm người nước ngoài vào đó cư trú, hoạt động tội phạm một thời
gian dài mà chúng ta không phát hiện. Triệt phá thành công đường dây này
là công của ngành công an nhưng thông qua đó cũng phải thấy rõ yếu kém,
sơ hở trong quản lý. Nếu chúng ta cứ để thế này thì rất nguy hiểm"-
Thường trực Ban Bí thư dẫn chứng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
Thường trực Ban Bí thư: "Có những bài báo đánh thẳng vào những mặt hàng truyền thống của người tiêu dùng".
Ông lưu ý, quản lý từ cơ sở là bài học mà ông cha đã từng để lại và
nhắc nhở các cấp ủy quan tâm vấn đề này. Ông nhấn mạnh, với những nhiệm
vụ khó khăn nhất như kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng XHCN, đảm bảo
an ninh trật tự xã hội… cốt yếu đều phải vững mạnh từ cơ sở, từ đoàn
thể, chính quyền và cơ quan chức năng tại mỗi địa bàn.
Sau khi đề cập đến công tác quản lý nhà nước, Thường trực Ban Bí thư
Trần Quốc Vượng cũng chỉ rõ thực tế, một số mặt hàng Việt Nam chưa thu
hút người tiêu dùng, tình trạng hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng,
không bảo đảm an toàn diễn ra. Đây là điều rất nhức nhối, đánh vào uy
tín hàng Việt, nền sản xuất của Việt Nam.
Dù đồng tình với nhưng đánh giá của Ban chỉ đạo cuộc vận động nhưng
ông Vượng yêu cầu phải đánh giá cả tác động của tình trạng nói trên đối
với sức khỏe người dân, môi trường và sự phát triển bền vững. Ông nhắc
lại, những vấn đề hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, không bảo đảm an
toàn… xảy ra là có trách nhiệm ở cơ sở.
Ngoài ra, cơ chế cho việc cạnh tranh, sản xuất, quyền lợi người tiêu
dùng chưa được bảo đảm. Còn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa
các doanh nghiệp trong nước, vi phạm xuất xứ hàng hóa, ảnh hưởng đến
doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Thường trực Ban Bí thư nhận định, tới đây, người tiêu dùng sẽ có
những yêu cầu cao hơn với hàng Việt. Vì thế, cuộc vận động “người Việt
dùng hàng Việt” cần triển khai mạnh mẽ, sáng tạo hơn nữa, không để đây
chỉ là phong trào, hình thức mà còn phải trở thành động lực thúc đẩy sản
xuất theo cơ chế thị trường.
P.Thảo
Bộ Công an bắt tạm giam, khởi tố Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô
Hoàng Đan |
6
Bị can Dương Văn Hòa và Trần Ngọc Quang.
Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Hòa,
Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô và Phó phòng Đào tạo, quản lý sinh
viên Trần Ngọc Quang.
Sáng 2/8, Bộ Công an
cho biết, ngày 19/7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết
định khởi tố vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại trường Đại học Đông Đô.
Trước
đó, ngày 30/7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi
tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú,
Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc về tội "Giả mạo trong công tác" quy
định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với 4 bị can, gồm:
Bị can Dương Văn Hòa, sinh năm 1983, trú tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Ông Hòa là Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô.
Bị can Trần Ngọc Quang, sinh năm 1962, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Ông Quang là Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông Đô.
Bị
can Phạm Vân Thùy, sinh năm 1981, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô.
Bị can Lê
Thị Lương, sinh năm 1996, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội, là cán bộ trường Đại học Đông Đô.
Đến ngày
1/8 sau khi có Quyết định phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao,
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm
giam, Lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc đối với Dương Văn Hòa và Trần
Ngọc Quang.
Đồng thời, áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Phạm Vân Thùy, Lê Thị Lương.
Hiện vụ án đang được Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định của pháp luật.
Trường
Đại học Đông Đô thành lập năm 1994, có địa chỉ chính tại Chương Mỹ (Hà
Nội) và 2 cơ sở khác ở Hà Nội. Theo lời giới thiệu ông Dương Văn Hòa có
trình độ Tiến sĩ và là Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017 - 2022.
theo Trí Thức Trẻ
Thêm điểm nóng đất đai tại TPHCM: Một 'Thủ Thiêm' mới?
Sai phạm của chính quyền TPHCM trong
việc thu hồi đất của người dân tại dự án Khu công nghệ cao (quận 9)
tương tự như những gì đã và đang diễn ra tại dự án Khu đô thị mới Thủ
Thiêm (quận 2) song xét về bản chất và mức độ thì còn nghiêm trọng hơn…
Chiều muộn 2/8, ngay sau buổi
tiếp xúc của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong với một số hộ dân để
xin ý kiến về các chính sách sửa sai, PV ghé vào khu nhà tạm cư chính
quyền bố trí cho người dân bị cưỡng chế giải tỏa nhà đất trong dự án khu
Công nghệ cao (CNC) tại hẻm 41 đường Tăng Nhơn Phú (phường Phước Long
B, quận 9).
Trong bóng tối nhập nhoạng, hai vợ chồng ông Lê Xuân
Trường (57 tuổi) ngồi trước căn phòng chật chội, tường nứt toác. Hơn 13
năm trước, ông bà từng là chủ quán cà phê Vườn Dừa nức tiếng ở cửa ngõ
phía Đông TPHCM. Ông Trường nói: “Chúng tôi đã gặp lãnh đạo thành phố.
Họ thừa nhận đã làm sai nhưng bây giờ nhà đất đã bị cưỡng chế hết rồi,
phải chấp nhận”.
Quán cà phê Vườn Dừa hồi ấy có chiều rộng hơn 70 m
nằm ở vị trí mặt tiền đường Lê Văn Việt (phường Tăng Nhơn Phú A, quận
9) gần trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM. Cả khu đất rộng hơn
24.000 m2, trong đó có 400 m2 đất ở đã được cấp sổ đỏ là tài sản chung
của các anh em ông Trường. Hai vợ chồng được giao trông coi đất và mở
quán sinh sống.
Kinh doanh buôn bán được vài năm thì thành phố
thực hiện dự án khu CNC và vận động gia đình ông cùng các hộ dân khu phố
5 phường Tăng Nhơn Phú A bàn giao mặt bằng với giá đền bù đối với đất ở
là 900.000 đồng/m2, đất nông nghiệp 150.000 đồng/m2. Đối chiếu với bản
đồ quy hoạch, người dân cho rằng khu phố 5 ngoài ranh nên không đồng ý
và khiếu nại.
Ông Trường cho biết trong thời gian giải quyết khiếu
nại, thành phố cho làm con đường D1 sừng sững như con đê cao bằng nóc
nhà. Mỗi khi mưa, nước tràn xuống như thác. Đứng trong nhà nước ngập đến
ngực, còn ngoài sân sâu đến cổ. Vợ chồng ông phải chồng hai cái giường
tầng lên nhau mới có chỗ khô ráo để gia đình gồm 7 người, trong đó có
hai cụ già và 3 đứa trẻ sinh hoạt. Ngoài sân, gia đình phải kê ghế đá
bắc mấy tấm ván làm cầu khỉ mới có lối vào nhà.
Chính quyền quận 9
nhiều lần vận động gia đình ông Trường bàn giao mặt bằng và hứa nếu
đồng ý thỏa thuận sẽ bố trí 3 nền đất và 2 căn hộ tái định cư. Tuy
nhiên, cho rằng mình bị thu hồi đất không đúng, gia đình ông không đồng ý
và chờ giải quyết khiếu nại. Chịu đựng suốt mấy năm, khiếu nại chưa
giải quyết xong thì quán bị cưỡng chế giải tỏa vào tháng 6/2006.
“Tôi
nhớ hôm diễn ra cưỡng chế luôn có 4 cán bộ công an kèm sát tôi. Lúc
thấy họ vào đập phá quán, tôi xách máy camera quay thì ngay lập tức bị
7-8 người túm áo hỏi ở báo nào đến quay phim rồi giật máy định ném tôi
lên xe chở phạm nhân. May mắn là bà con thấy tôi bị áp giải bèn kêu vợ
tôi chạy ra. Khi biết tôi là chủ nhà, họ không bắt giữ nhưng vẫn thu
máy, đến chiều mới gửi trả lại sau khi xóa hết hình trong máy”, ông kể.
Cuộc sống của gia đình ông Trường thay đổi hoàn toàn. Hai vợ chồng thất nghiệp. Ông xin làm bảo vệ, còn bà ai thuê gì làm nấy. Chưa tái định cư đã đòi lấy lại nhà tạm cư
Sau
khi bị cưỡng chế, gia đình ông Trường được bố trí vào tạm cư trong khu
C3 trên đường Tân Lập 1 (quận 9). Được vài năm thì các hộ dân bị đẩy về
khu tạm cư hiện nay với quy mô 84 căn. Ban đầu, cả gia đình ông Trường
được bố trí căn phòng diện tích chỉ hơn 20 m2. Không đủ không gian sinh
hoạt cho 7 người, vợ chồng ông đề nghị bố trí căn phòng rộng hơn thì
đươc yêu cầu nộp tiền chuyển đổi nhà và chuyển sang hình thức thuê nhà
với giá gần 1 triệu đồng/tháng.
Các anh em trong nhà ủy quyền cho
bà đi khiếu kiện. Ông Trường thú nhận: Theo đuổi hơn 10 năm trời, ai
cũng mệt mỏi, buông xuôi nhận tiền bồi thường, chờ thành phố xem xét
giải quyết. Ông bà liên hệ với Ban Bồi thường yêu cầu giải quyết tái
định cư thì được trả lời chỉ còn một nền tái định cư ở khu Man Thiện và
nếu muốn nhận nền thì phải làm đơn xin xem xét.
Cho rằng mình đủ
tiêu chuẩn và chính quyền phải có nghĩa vụ bố trí tái định cư cho người
dân bị giải tỏa, ông bà không làm đơn xin. Bất ngờ, năm 2017, hai vợ
chồng nhận được thông báo của quận 9 yêu cầu phải giao nhà và rời đi vì
hết thời hạn tạm cư. Bức xúc, bà lên quận khiếu nại thì mới tiếp tục
được thuê nhà ở khu tạm cư. Đến năm 2018, quận tiếp tục ra thông báo thu
hồi và yêu cầu ông bà giao nhà trong thời hạn một tháng. Quá bức xúc,
bà lên UBND TPHCM kêu cứu và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến
trực tiếp xem xét, chỉ đạo giải quyết. Kể từ thời điểm ấy, hàng tháng,
gia đình ông Trường không còn phải trả tiền thuê nhà tạm cư.
“Chúng
tôi đã quá mệt mỏi, không muốn kiện tụng nhưng kể từ khi họ đòi nhà
chúng tôi bắt đầu khiếu nại trở lại. Chúng tôi nhiều lần đề nghị công
khai bản đồ quy hoạch nhưng thành phố chưa đáp ứng”, ông Trường bức xúc.
Thu hồi đất hơn 10 năm mới tìm đất tái định cư cho dân Cuối
năm 2018, Tổ công tác liên ngành của TPHCM (gọi tắt là tổ công tác) do
Chủ tịch UBND quận 9 Trần Văn Bảy làm tổ trưởng đã gặp gỡ và thông tin
với người dân kết quả tổ chức thực hiện kết luận, chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Thường trực Trương Hòa Bình liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố
cáo của người dân. Theo ông Bảy, UBND TPHCM đã yêu cầu tổ công tác tổ
chức lấy ý kiến của đại diện các hộ dân khiếu nại, tố cáo về chính sách
hỗ trợ và đơn giá bồi thường, đơn giá chuyển nhượng nền và giá bán tái
định cư đối với các hộ dân bị ảnh hưởng trong phần diện tích gần 41ha
(mà người dân cho rằng nằm ngoài ranh dự án. TPHCM đang hoàn thiện đơn
giá đất bồi thường (đã được xác định từ tháng 4/2007 đối với phần đất 41
ha vừa nêu và sẽ niêm yết công khai để người dân có ý kiến. Ngoài ra,
UBND TPHCM cũng thống nhất chuyển đổi công năng khu đất 4.000m2 ở mặt
tiền đường Lê Văn Việt (đang được quy hoạch làm đất giáo dục) thành đất ở
để phân lô bố trí tái định cư cho các trường hợp đủ điều kiện.
Theo Huy Thịnh
Tiền phong
Nguyên hiệu trưởng ĐH Đông Đô và đồng phạm “phù phép” văn bằng như thế nào?
4
cán bộ Trường ĐH Đông Đô đã tổ chức thi đầu vào, hết học phần 25 môn và
thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian từ 1 đến 2 ngày và
cấp bằng sau 3 đến 6 tháng mà không phải đi học.
Ngày
30-7, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt
bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở,
nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359, Bộ
luật Hình sự năm 2015 đối với 4 bị can, gồm: Dương Văn Hòa (SN 1983, trú
tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà
Nội), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô; Trần Ngọc Quang (SN
1962, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), nguyên
là Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông
Đô; Phạm Vân Thùy (SN 1981, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa) và
Lê Thị Lương (SN 1996, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà
Nội) là cán bộ trường Đại học Đông Đô.
Ngày 1-8, sau
khi có quyết định phê chuẩn của VKSND Tối cao, Cơ quan An ninh điều tra
Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ
ở, chỗ làm việc đối với Dương Văn Hòa và Trần Ngọc Quang. Đồng thời, áp
dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối
với Phạm Vân Thùy, Lê Thị Lương.
Qua công tác quản lý
địa bàn, trước đó, Phòng 6, Cục An ninh chính trị nội bộ có thông tin về
việc một số cán bộ chủ chốt của Trường Đại học Đông Đô có dấu hiệu
thông đồng, móc ngoặc với các trung tâm đào tạo ngắn hạn ở bên ngoài,
thu thập hồ sơ của những người có nhu cầu tuyển sinh đào tạo và cấp văn
bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh, hệ chính quy...
Cơ quan ANĐT thực hiện quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam.
Trước
thông tin trên, Cục An ninh Chính trị nội bộ đã chủ động báo cáo lãnh
đạo Bộ Công an thu thập chứng cứ, tài liệu, chứng minh hành vi vi phạm.
Kết hợp với các thông tin thu thập được, Cục An ninh Chính trị nội bộ
phối hợp với Cục An ninh điều tra tiếp tục làm việc với Bộ GD&ĐT thu
thập các tài liệu liên quan đến quy trình đào tạo văn bằng 2 hệ chính
quy của các cơ sở đào tạo đại học; quy định về việc liên kết giữa các
trường đại học với các trung tâm bên ngoài, trách nhiệm của các bên
trong liên kết đào tạo; chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 hệ chính quy và danh
sách học viên trúng tuyển văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh, hệ chính quy
của Đại học Đông Đô từ năm 2016 đến nay...
Quá trình
xác minh xác định việc buông lỏng công tác quản lý đào tạo và cho phép
học viên không phải đi học, không phải thi đầu vào, đầu ra, để hợp lý
hóa hồ sơ cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh hệ chính quy tại Đại
Học Đông Đô đã vi phạm quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT. Cục An ninh
Chính trị Nội bộ và Cục An ninh điều tra xác định: Từ năm 2016, trường
Đại học Đông Đô đã tuyển sinh hàng nghìn học viên và tổ chức đào tạo văn
bằng 2 ngôn ngữ Anh tại 3 cơ sở gồm: Số 1 Hoàng Đạo Thúy; 60B Nguyễn
Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) ; 171 Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội).
Đến đầu năm 2018, trường đã liên kết
tuyển sinh với khoảng 200 trung tâm đào tạo ngắn hạn trên toàn quốc
không được cấp phép theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Căn
cứ vào các tài liệu thu thập được, CQĐT xác định các đối tượng có liên
quan gồm Hòa, Quang, Thùy và Lương và triệu tập lên trụ sở làm việc. Ông
Trần Ngọc Quang khai: Đại học Đông Đô có tổ chức các lớp văn bằng 2
ngôn ngữ tiếng Anh tiến độ nhanh (không tổ chức học, chỉ hoàn thiện các
bài thi và cấp bằng)... Các lớp tiến độ nhanh không có thông báo tuyển
sinh, việc tổ chức thi không thành lập hội đồng, không phê duyệt danh
sách học viên và cán bộ coi thi. Dưới sự chỉ đạo của ông Dương Văn Hòa -
Hiệu trưởng, ông Quang đã ký bảng điểm cho học viên.
Ngoài
8 trường hợp có bằng ngôn ngữ tiếng Anh mà không phải đi học, ông Quang
nhận hồ sơ từ bà Phạm Diệu Thúy - nguyên cán bộ Khoa Thú y, Đại học
Đông Đô, kinh phí thu từng trường hợp là 45 triệu đồng/trường hợp.
Sau
khi nhận hồ sơ và kinh phí, ông Quang nộp về Phòng Tài vụ mỗi trường
hợp 30 triệu đồng theo quy định của nhà trường, số tiền còn lại (95
triệu đồng) do ông Quang giữ, sử dụng cá nhân. Đến nay, cả 8 trường hợp
trên đều đã nhận bằng.
Phạm Vân Thùy có nhiệm vụ nhận hồ sơ, tổ chức
hoàn thiện, hợp thức các bài thi đầu vào, thi kết thúc các môn, thi tốt
nghiệp (27 bài thi) và cấp bằng cho các học viên mà không phải trải qua
quá trình học tập (thời gian thi hoàn thiện chỉ trong 2 ngày).
Trong
khóa học 2016-2018 đã có khoảng 400 hồ sơ văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh
được đào tạo theo hình thức trên. Trong đó, Thùy trực tiếp được chỉ đạo
nhận khoảng 200 hồ sơ (20 hồ sơ từ ông Dương Văn Hòa, 20 hồ sơ từ một
số cán bộ của trường...). Ngoài ra, bà Thùy trực tiếp nhận 3 hồ sơ của
người thân với số tiền 32 triệu/người và nộp về Phòng Tài vụ của trường
số tiền 90 triệu đồng...
Kết quả điều tra bước đầu xác
định: Xuất phát từ nhu cầu của một bộ phận người dân cần có văn bằng,
chứng chỉ ngoại ngữ để hoàn thiện hồ sơ cán bộ (nâng lương, nâng ngạch,
thăng hạng, thi tuyển vào biên chế…), Đại học Đông Đô đã tổ chức tuyển
sinh, đào tạo và cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh hệ chính quy
cho các học viên theo học. Để cạnh tranh với các đơn vị đào tạo khác,
Ban lãnh đạo Đại học Đông Đô có chủ trương liên kết với các trung tâm
đào tạo ngắn hạn bên ngoài để tổ chức tuyển sinh và ăn chia theo thỏa
thuận.
Các đối tượng đăng thông tin tuyển sinh trên
mạng internet. Người có nhu cầu học thì trung tâm môi giới sẽ giới thiệu
hình thức đào tạo “cấp tốc” thông qua cán bộ của Đại học Đông Đô chèn
hồ sơ học viên vào danh sách lớp đã học trước đó.
Để
hợp thức hóa vi phạm trên, Đại học Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết
học phần 25 môn và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian 1
đến 2 ngày (học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ)
và được cấp bằng tốt nghiệp sau 3 đến 6 tháng từ lúc nộp hồ sơ mà không
phải đi học. Tiêu cực phí được thả nổi thông qua “cò giáo dục” dao động
từ 50 - 150 triệu/học viên. Vào thời điểm đó, có rất nhiều đường dây
trong trường cạnh tranh nhau.
Tuy nhiên nếu theo dây
ông Dương Văn Hòa - Hiệu trưởng và một số lãnh đạo thì đảm bảo an toàn,
nhanh và đúng thời gian nhất... Số cán bộ chủ chốt của nhà trường đã
thông đồng, chỉ đạo cấp dưới móc ngoặc với các trung tâm trên để thu
thập hồ sơ của những người có nhu cầu lấy nhanh bằng đại học chính quy
nhưng không tham gia học, thu lợi bất chính với số tiền lên đến hàng tỷ
đồng.
Trong vụ án này, các đối tượng đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, vi phạm quy định tại Quyết định số
22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về đào tạo để
cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội. Người sử dụng văn bằng đều là những người có uy tín, vị trí chủ
chốt trong các cơ quan, ban, ngành, phần lớn đang làm thạc sĩ, nghiên
cứu sinh để nâng cao trình độ. Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra,
làm rõ.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét