Thứ Tư, 12 tháng 2, 2020

BÍ ẨN LỊCH SỬ 121

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lịch Sử Đã Rẽ Hướng Thế Nào Khi Tần Thủy Hoàng Đưa 3 Vạn Phụ Nữ Không Chồng Sang VN


3 'điềm báo' kỳ lạ xảy ra 1 năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời: Vì sao ông muốn che giấu?

Hoàng Hiệp |

3 'điềm báo' kỳ lạ xảy ra 1 năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời: Vì sao ông muốn che giấu?

Một năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời, 3 sự kiện này khiến ông muốn che giấu nhằm xóa bỏ nghi ngờ rằng đế quốc do mình tạo ra sẽ diệt vong.

Sao Hỏa ở gần Trái Đất
Theo cuốn "Sử ký" phần "Tần Thủy Hoàng bản ký" có chép rằng năm Tần Thủy Hoàng thứ 36 (tức năm 211 trước Công nguyên) xuất hiện một hiện tượng thiên văn mà thời đó gọi là "Huỳnh Hoặc Thủ Tâm". "Huỳnh Hoặc" thực tế là hiện tượng Sao Hỏa đến gần Trái Đất theo chu kỳ của nó quanh Hệ Mặt Trời đồng thời "Thủ Tâm" cũng là sự xuất hiện của chòm sao Thiên Yết.
Ngay từ thời xa xưa, chiêm tinh học, thiên văn học đã được chú trọng và quan sát. Ở thời điểm đó, người Trung Quốc gọi hiện tượng khi Sao Hỏa đến gần Trái Đất tới mức có thể quan sát được như một ngôi sao đỏ rực trên bầu trờ là "Huỳnh Hoặc". Còn "Thủ Tâm" là hiện tượng họ đặt tên cho việc thấy được chòm sao Thiên Yết .
3 điềm báo kỳ lạ xảy ra 1 năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời: Vì sao ông muốn che giấu? - Ảnh 1.
Hiện tượng Sao Hỏa tiến gần Trái Đất và sự hiện diện của chòm sao Thiên Yết.
Chòm sao Thiên Yết còn gọi là Thần Nông, mà trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì Thần Nông (còn gọi là Viêm Đế) rất được coi trọng. Đây được coi là một trong những vị quân chủ huyền thoại của người Trung Quốc. Vì thế các vị hoàng đế sau này cũng luôn coi chòm sao Thiên Yết là chòm sao tượng trưng cho mình.
Nhưng việc Sao Hỏa tiến gần Trái Đất vào cùng khoảng thời gian cùng với chòm sao Thiên Yết lại là điểm gở. Nó được ví như ngọn lửa rất lớn đến gần thiêu rụi biểu tượng của hoàng đế, sẽ xuất hiện đại họa cho người nào đang làm vua ở thời điểm đó.
Sau khi hiện tượng này một năm thì Tần Thủy Hoàng qua đời ở tuổi 49, trị vì vương quốc 36 năm, trong đó có 11 năm làm hoàng đế đầu tiên của một Trung Hoa thống nhất.
Thiên thạch khắc chữ xúc phạm quân vương
Cũng vào năm thứ 36 thời Tần Thủy Hoàng, các ghi chép lịch sử ghi lại về một biến cố. Đó là một Thiên thạch lớn đã rơi xuống vùng Quận Đông của nhà Tần (nay là vùng đất giáp tỉnh Sơn Đông và Hà Nam của Trung Quốc).
Điều đáng nói là trên Thiên Thạch có kí hiệu tựa như dòng chữ "Tần Thủy Hoàng Tử Nhi Địa Phân". Có nghĩa là Tần Thủy Hoàng sẽ chết và đất nước sẽ lại bị chia cắt. Không rõ đây là sự trùng hợp hay có ai đó đã cố tình khắc dòng chữ này vào Thiên Thạch sau khi nó rơi xuống.
Nhưng Tần Thủy Hoàng sau khi biết tin đã rất tức giận, sai người đi điều tra xem kẻ nào đã phạm thượng nhưng không thu được kết quả. Cuối cùng, vị hoàng đế tàn bạo này đã quyết định xử tử toàn bộ người dân làng nơi mà Thiên Thạch rơi xuống rồi đem nó đi tiêu hủy. Tuy đã giải quyết xong nhưng sự việc này cũng đã khiến Tần Thủy Hoàng bị ám ảnh phần nào.
3 điềm báo kỳ lạ xảy ra 1 năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời: Vì sao ông muốn che giấu? - Ảnh 2.
Thiên Thạch rơi vẫn bị người Trung Quốc xưa coi là điểm báo xấu (Ảnh: nld.com.vn)
Kẻ bí ẩn chặn đường sứ giả
Một năm trước khi Tần Thủy Hoàng băng hà. Cũng là năm xuất hiện hai hiện tượng nói trên thì một sự việc đáng ngờ cũng xảy ra. Đó là khi Tần Thủy Hoàng sai một sứ giả đi truyền tin trong đêm thì người này bị chặn lại bởi một kẻ lạ mặt.
Kẻ lạ mặt này cầm một miếng ngọc đưa cho sứ giả và lẩm bẩm rằng "Kim Niên Tổ Long Tử". Đại ý là năm nay hoàng đế đầu tiên (tức Tổ Long) có thể sẽ chết. Sứ giả kinh hãi định bắt lại hỏi thì người này đã nhanh chân chạy mất.
Sau đó sứ giả đem chuyện này tâu lại với Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng cho người điều tra về miếng ngọc thì nhận được một điều vô cùng bất ngờ. Đó là Tần Thủy Hoàng đã từng thấy miếng ngọc ngày.
Cụ thể là vào năm thứ 28 thời Tần (tức 219 trước Công nguyên) trong một lần đi thuyền qua sông, Tần Thuỷ Hoàng đã dùng miếng ngọc đó làm vật tế thủy thần, ông đã ném nó xuống sông.
3 điềm báo kỳ lạ xảy ra 1 năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời: Vì sao ông muốn che giấu? - Ảnh 3.
Những hiện tượng lạ xảy ra cùng một năm khiến Tần Thủy Hoàng phần nào lo lắng cho vận mệnh của mình (Ảnh: vnwriter.net)
Có thể thấy ba hiện tượng này đều xảy ra vào năm thứ 36 thời Tần (tức năm 219 trước Công nguyên), một năm trước khi Tần Thủy Hoàng qua đời. Trong ba hiện tượng này thì có hai hiện tượng xuất phát từ thiên văn.
Đây cũng là lý do khiến các bậc đế vương Trung Hoa sau này luôn coi trọng chiêm tinh và thiên văn học vì họ rất lo sợ cho ngai vàng cùng tính mạng của mình bị đe dọa.
theo Helino

Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học

Hoàng Hiệp |

Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học
Người xưa đã dùng cách nào để chế tạo một thanh kiếm ngàn năm không rỉ vẫn còn là bí ẩn. (Ảnh: Zhuanlan.zhihu.com)

Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên, Việt Vương Câu Tiễn là ba nhân vật gắn liền với bí ẩn đến từ các hiện vật lịch sử mà khoa học vẫn chưa giải thích được.

01.
Việt Vương Câu Tiễn
Thanh kiếm đồng không bị rỉ sét sau 2000 năm?
Đây là một hiện vật lịch sử được các nhà khảo cổ nhận định là có niên đại từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Tức tuổi đời của nó rơi vào khoảng hơn 2000 năm, trước cả khi Trung Hoa được thống nhất bởi Tần Thủy Hoàng. Độ dài khoảng lưỡi kiếm 55cm, chuôi kiếm dài 8,4cm và chiều rộng 4,6cm.
Thanh kiếm cũng được cho là đã được dùng bởi một nhân vật lịch sử nổi tiếng: Việt vương Câu Tiễn.
Việt vương Câu Tiễn nổi tiếng với giai đoạn làm vua nước Việt (ngày nay là Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô) nhưng sau đó bị vua Ngô là Phù Sai đánh bại và phải lưu đày ở nước Ngô.
Không cam chịu số phận đó, Câu Tiễn đã nếm mật nằm gai, dùng liên hoàn kế để lấy được sự tin tưởng của vua Ngô như khổ nhục kế, mỹ nhân kế (dâng cho vua Ngô nàng Tây Thi). Sau cùng, Câu Tiễn tập hợp được lực lượng, đánh bại vua Ngô, khôi phục nước Việt vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc rồi đánh bại nước Ngô hoàn toàn.
Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học - Ảnh 2.
Kiếm Câu Tiễn vẫn còn sắc bén đến tận ngày nay. Hình minh họa: Internet
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (còn gọi là Kiếm Câu Tiễn) khi được các nhà khảo cổ tìm thấy bị bùn đất bao quanh nhưng điều kì diệu là bề mặt của nó gần như không bị han rỉ. Thực sự khó tin với bất cứ nhà khoa học nào. Lưỡi kiếm còn như được phủ một lớp kim loại khiến nó vẫn có phần sáng bóng.
Có nhà khảo cổ thậm chí đã bị thương vì lỡ tay chạm nhẹ vào lưỡi kiếm, cho thấy độ sắc bén của nó vẫn tốt. Đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng nào cho "thanh kiếm bất tử" này.
02.
Tần Thủy Hoàng
12 bức tượng đồng của vị hoàng đế này ở đâu?
Không chỉ trước mà ngay cả sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng cũng đối mặt với nhiều kẻ thù, những âm mưu ám sát vị hoàng đế này vẫn luôn thường trực. Lo sợ trước điều đó, Tần Thủy Hoàng cho rằng trong dân chúng không được phép sở hữu các loại vũ khí hay vật dụng lớn bằng đồng vì đồng là vật liệu chính để chế tạo binh khí.
Vì thế ông đã ra lệnh tịch thu những dụng cụ bằng đồng sau đó cho người nấu chảy chúng rồi đúc thành12 bức tượng đồng lớn, mỗi tượng nặng gần 30 tấn.
Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học - Ảnh 4.
Tượng đồng trong lịch sử Trung Hoa có nhiều nhưng sự biến mất của 12 bức tượng dưới thời Tần Thủy Hoàng chính là dấu hỏi lớn nhất (Ảnh: Sohu.com)
Với những hiện vật lịch sử có tính "khổng lồ" về kích thước như vậy, lại được tạo nên từ đồng thì đáng ra phải tồn tại cho đến ngày nay cho dù có thể bị biến dạng nhưng điều kì lạ là chúng hoàn toàn biến mất ngay sau khi nhà Tần sụp đổ.
Các tài liệu lịch sử cũng chỉ nêu rằng có sự việc về những mệnh lệnh của Tần Thủy Hoàng dẫn đến sự xuất hiện của chúng (12 bức tượng đồng lớn) chứ không còn tài liệu hay dấu tích khảo cổ nào nhắc về sự tồn tại của những bức tượng này.
03.
Võ Tắc Thiên
Bia đá gần lăng mộ Võ Tắc Thiên không có một chữ nào?
Từ xa xưa, mọi tấm bia đá được dựng lên trước lăng mộ của bất cứ nhân vật nào cũng đều có mục đích là ghi công trạng, thành tích hay tiểu sử của nhân vật đó trong suốt cuộc đời để người thế hệ sau nhìn vào ngưỡng mộ.
Ấy vậy nhưng một nhân vật nổi tiếng thuộc hàng bậc nhất lịch sử như Nữ đế Võ Tắc Thiên lại dựng một bia đá hoàn toàn không có bất cứ một chữ nào trước mộ của mình. Bia đá này là một bia đá lớn, cân đối, có hoa văn.
Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học - Ảnh 6.
Hình minh họa: Internet
Nhiều câu hỏi được đặt ra là lí do gì người xưa dựng nên một công trình cẩn thận như vậy mà lại không ghi bất cứ dòng chữ nào về chủ nhân của nó khi người đó là vị vua của một đế quốc. Một người quyền lực và kiêu ngạo như Võ Tắc Thiên lại không ghi danh trước lăng mộ của mình?
Đến nay thì câu hỏi đó vẫn là ẩn số không lời giải thích. Có nhiều người cho rằng vì Võ Tắc Thiên coi mình là nữ hoàng đế đã có tất cả rồi, ngàn đời sau tự khăc thiên hạ sẽ nhớ tên tuổi và công lao, không cần ghi lại.
Cũng có người cho rằng bà đã lấy giang sơn Đại Đường của họ Lý nhưng chỉ xem mình như là một người con dâu tạm thời trông coi ngai vàng, ổn định xã tắc cho họ Lý nên không muốn ghi danh như một vị vua dù bà đã làm vua.
Thực tế là sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, giang sơn cũng được trả lại cho một người họ Lý để tiếp tục sự nghiệp chấn hưng Đại Đường chứ bà không quyết định đổi tên sang một triều đại mới.
Tham khảo: SOHU.COM, KKNEWS.CC
theo Helino

4 lý do giúp Thành Cát Tư Hãn "san phẳng" mọi âm mưu ám sát

Hoàng Hiệp |

4 lý do giúp Thành Cát Tư Hãn "san phẳng" mọi âm mưu ám sát
Hình ảnh mang tính minh họa: Internet

Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập ra đế quốc Mông Cổ, có rất nhiều kẻ thù. Vậy, làm sao ông "hóa giải" được các âm mưu ám sát mình?

Thành Cát Tư Hãn là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử với việc tạo ra đế chế Mông Cổ nhờ đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới ở thế kỷ thứ 13.
Ông là một nhà quân sự và một chính trị gia xuất sắc trong lịch sử. Ông cũng từng công khai rằng khát khao cả đời của mình là đánh bại kẻ thù, cướp lấy đất đai, của cải và phụ nữ.
4 lý do giúp Thành Cát Tư Hãn san phẳng mọi âm mưu ám sát  - Ảnh 1.
Ảnh minh họa: Internet
Trong thời kỳ các bộ lạc ở vùng thảo nguyên bắc Trung Hoa chưa được thống nhất và lối sống vẫn là du mục cũng như chiến đấu trên lưng ngựa để cướp bóc của cải và phụ nữ thì việc một người phụ nữ phải làm vợ của những người đàn ông khác nhau là không khó hiểu. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng là bất khả thi.
Tuy có nhiều thê thiếp đến từ các tộc người thù địch nhưng Thành Cát Tư Hãn lại không vướng vào bất cứ một âm mưu ám sát nào đến từ những người phụ nữ ông chiếm đoạt.
Tại sao lại như vậy? Các nguyên do sau đây được chỉ ra:
Thứ nhất, ông đối xử nhân đạo với những người phụ nữ.
Trước đây, vì nhiều phụ nữ là do được cướp về làm vợ, không ai dám chắc người đó đã có thai từ trước đó hay không. Thế nên, đàn ông các bộ lạc du mục ở Mông Cổ thời xưa sẽ giết đứa con đầu lòng của vợ mình nếu có dù chỉ một chút nghi ngờ rằng đứa con đó không phải huyết thống của họ.
Nhưng Thành Cát Tư Hãn lại không làm vậy, dù tàn bạo trên chiến trường nhưng ông khoan dung với trường hợp con cả của người vợ mà mình cướp về được sinh ra và vẫn đối xử tốt với họ miễn là họ trung thành với ông. Điều này có thể giúp những người phụ nữ cảm kích, không muốn làm tổn thương ông.
Thứ hai, vì quân đội của ông hùng mạnh và sẵn sàng đáp trả trước mọi âm mưu thù địch.
Nhiều người phụ nữ được đem dâng cho Thành Cát Tư Hãn với mục đích chính trị. Có những bộ lạc khiếp sợ trước sức mạnh của quân đội Mông Cổ nên họ đã dâng mỹ nữ để đạt được hòa bình.
Nói cách khác, vai trò của người phụ nữ được đem dâng cho Thành Cát Tư Hãn còn có ý nghĩa sống còn với một tộc người hoặc quốc gia đó. Sẽ ra sao nếu người phụ nữ được dâng tặng có âm mưu thích sát vị hoàng đế này?
Chắc chắn, quốc gia đó sẽ lâm vào đại họa, đứng trước nguy cơ diệt vong. Vì thế, người phụ nữ mang "sứ mệnh" trên sẽ không dại gì mà làm điều có hại cho quốc gia hay dân tộc của mình.
Thứ ba, việc đảm bảo an toàn cho Thành Cát Tư Hãn rất nghiêm ngặt.
4 lý do giúp Thành Cát Tư Hãn san phẳng mọi âm mưu ám sát  - Ảnh 3.
Ảnh minh họa: Internet

Hậu cung của ông tuy đông nhưng không phải ai muốn cũng đều dễ dàng được gần gũi với Thành Cát Tư Hãn. Họ chỉ được gặp khi vị hoàng đế này yêu cầu và cũng phải tuân thủ rất nhiều quy tắc để đảm bảo rằng không ai có thể tạo phản.
Có những người phụ nữ chỉ duy nhất một lần được hầu hạ Thành Cát Tư Hãn nên việc lên âm mưu ám sát cũng sẽ khó khăn.
Thứ tư, Thành Cát Tư Hãn được nhiều người ngưỡng mộ
Với vị trí quyền lực đỉnh cao, lại là người tài giỏi, Thành Cát Tư Hãn nhận không ít sự ngưỡng mộ của dân chúng. Một người mạnh mẽ như ông sẽ rất có sức hút với phụ nữ. Vì thế, không lấy làm lạ khi nhiều người thê thiếp của ông có cảm tình thực sự và yêu ông thật lòng.
Điển hình trong số đó là nàng Dã Toại, người tộc Thiết Đan, nàng rất yêu Thành Cát Tư Hãn, mặc dù thậm chí ông đã giết cha của nàng trước đây nhưng Dã Toại vẫn không nung nấu ý định trả thù mà chỉ một lòng ở bên hoàng đế.
Như vậy chúng ta có thể thấy có nhiều nguyên nhân để Thành Cát Tư Hãn an toàn trước những người mà về lý có thể sẽ sát hại ông nhằm trả thù.
Tham khảo: SOHU.COM, KKNEWS.CC
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét