Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 56

 
Hát Trên Những Xác Người - Hoàng Trang
 
Bài Ca Dành Cho Những Xác Người - Hoàng Trang

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
Anti-I Don't Want to Die in Your War
  
Swedish Anti Vietnam War Song
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
The Battle of San Pietro

 
chiến tranh thế giới thứ 2 _ mặt trận phía đông


Trước một Hitler cực mạnh, Churchill trở thành vị cứu tinh của cả châu Âu như thế nào?

Thứ Bảy, ngày 07/12/2019 00:30 AM (GMT+7)

Trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất của cuộc Thế chiến II, Churchill đã can đảm đứng ra gánh vác vận mệnh của nước Anh và đồng thời, cũng là cả châu Âu .

Trước một Hitler cực mạnh, Churchill trở thành vị cứu tinh của cả châu Âu như thế nào? - 1
Winston Churchill chính thức trở thành Thủ tướng Anh (ảnh minh họa)
Ngày 1.9.1939, quân đội Đức Quốc xã tiến vào chiếm Ba Lan. Thủ tướng Anh Chamberlain kêu gào quân Đức ngừng lại trong vô vọng. Bất lực, hai nước Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức và Ý. Thể chiến II chính thức bùng nổ.
Mãi tới lúc này, người Anh mới tin vào những điều mà người sau này trở thành vị Thủ tướng vĩ đại nhất của họ - Winston Churchill, cảnh báo. Dư luận nước Anh phẫn nộ, chỉ trích sự hèn yếu trước đó của chính quyền và đòi phải cho Churchill chỉ huy quân đội.
Churchill nhanh chóng được bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Hải quân. Ngày Churchill quay lại, tất cả tàu hải quân của nước Anh đều đồng loạt giương cờ để chào đón ông.
Điện tín được đánh đi tới các con tàu chiến: “Winnie đã trở về” (Winnie là tên gọi thân mật của Churchill). Người dân Anh đã đặt mọi hy vọng vào sự lãnh đạo của Churchill.
Đến cuối tháng 9.1939, quân Đức với sức mạnh áp đảo, đã chiếm trọn hai nước Bỉ và Hà Lan. Cả châu Âu lúc này mới thấy sự tai hại của chính sách giảm trừ quân bị, mà họ thực hiện trước đó.

Không thể chịu nổi áp lực từ phía dư luận, Thủ tướng Anh Chamberlain từ chức. Churchill được chỉ định lên thay chức vụ này, kiêm luôn Bộ trưởng Quốc phòng.
Trước một Hitler cực mạnh, Churchill trở thành vị cứu tinh của cả châu Âu như thế nào? - 2
Churchill không bao giờ chấp nhận đầu hàng trước phát xít Đức (ảnh minh họa)
Theo cuốn “Thủ tướng Anh Winston Churchill, cuộc đời và sự nghiệp”, trong bài diễn văn nhậm chức trước Quốc hội, Churchill đã nói:
“Tôi không có gì để cống hiến ngoài máu, sự khó nhọc, nước mắt và mồ hôi.” Ông kêu gọi người Anh, hãy thực hiện “vinh quang bằng mọi giá, bởi vì không có vinh quang, sẽ không có sống còn”.
Lời kêu gọi của Churchill đã làm gia tăng tinh thần chiến đấu của người Anh, giúp họ có thêm cam đảm, trong cuộc chiến sống còn với lực lượng phát xít Đức.
Tháng 6. 1940 liên quân Anh – Pháp bị Đức đánh cho đại bại. Chính phủ Pháp phải bỏ chạy khỏi Paris, chỉ còn duy nhất nước Anh có thể chiến đấu. Có thể nói, lúc này sự sống còn của cả châu Âu đặt hết lên vai Churchill.
Vấn đề nghiêm trọng đầu tiên đặt ra đối với Churchill, là làm thế nào để giải cứu 340.000 quân Anh – Pháp ở cảng Dunkirk (Pháp), đang nguy ngập do bị quân phát xít Đức bao vây.
Churchill gần như đã bật khóc khi kêu gọi toàn thể nước Anh thực hiện cuộc giải cứu lịch sử. Trong vòng 24 giờ, ông đã huy động hơn 800 tàu thuyền các loại, từ tàu chiến đến thuyền buồm, tàu đánh cá… kéo sang Dunkirk, trong nỗ lực gần như tuyệt vọng.
Những chiếc tàu được sự hỗ trợ của không quân Anh, di chuyển dưới làn mưa bom đạn của quân Đức và hoàn thành sứ mạng một cách thần kỳ. Có khoảng 224 ngàn quân Anh và 111 ngàn quân đồng minh rút lui thành công. Trước đó vài ngày, Churchill chỉ kỳ vọng sẽ giải thoát được cho 50 ngàn quân.
Trước một Hitler cực mạnh, Churchill trở thành vị cứu tinh của cả châu Âu như thế nào? - 3
Cuộc di tản Dunkirk thành công có sự đóng góp lớn của Churchill (ảnh minh họa)
Theo các nhà nghiên cứu quân sự, nếu hàng trăm ngàn binh sĩ tại Dunkirk bị tiêu diệt hoặc đầu hàng, thì không chỉ thiệt hại nặng về quân số, tinh thần chiến đấu của người Anh cũng sẽ tan rã. Hậu quả của việc này là gần như cả châu Âu, sẽ rơi vào tay nước Đức.
Sau cuộc rút lui Dunkirk, Thủ Tướng Churchill đã nói với nhân dân nước Anh:
“Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta bằng mọi giá… Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên các mảnh đất, chúng ta sẽ chiến đấu trên các cánh đồng, chúng ta sẽ chiến đấu trên các ngọn đồi… Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng”.
Tuy nhiên, ông cũng không quên nhắc nhở người dân Anh rằng: “Chiến tranh không bao giờ có chiến thằng bằng những cuộc di tản”.
Tổng thống Mỹ Roosevelt đã lắng nghe lời kêu gọi của Churchill, ông nói:
“Những gì chúng tôi cung cấp cho nước Anh sẽ không phải là thứ tiền đổ xuống mương, chừng nào mà ông già đó (Churchill) còn đảm đương nhiệm vụ. Nước Anh sẽ không bao giờ đầu hàng”.
Có một sự thật rằng, Tổng thống Roosevelt chưa bao giờ ưa Churchill. Ông cũng nhiều lần thẳng thừng bày tỏ thái độ của mình về vị Thủ tướng Anh:
“Tôi không bao giờ thích Churchill, nhưng xét về tư cách và sự dũng cảm đáng ngưỡng mộ của ông ta khi chỉ huy hải quân Anh, tôi muốn chuyển lời khen ngợi của mình đến ông ta.”
Chính con gái của Roosevelt – bà Alice, khi được đặt câu hỏi rằng tại sao cha mình lại ghét Churchill đến thế, Alice đã không do dự khi trả lời: “Chỉ vì họ quá giống nhau”.
Trước một Hitler cực mạnh, Churchill trở thành vị cứu tinh của cả châu Âu như thế nào? - 4
Tổng thống Roosevelt và Churchill (ảnh minh họa)
Mặc dù quan hệ giữa hai vị nguyên thủ vĩ đại nhất của Mỹ và Anh chưa bao giờ mặn mà, nhưng chính lòng quyết tâm bảo vệ nước Anh, không chịu đầu hàng của Churchill, đã khiến Roosevelt cảm phục.
Churchill cũng có một cách ngoại giao vô cùng khôn khéo đối với Mỹ. Trong bức thư gửi cho Tổng thống Roosevelt, ông viết:
“Nếu chúng tôi từ bỏ cuộc chiến, các ông có thể sẽ có một nước Mỹ với cả châu Âu dưới quyền của Đức Quốc xã đông đảo hơn, mạnh mẽ hơn và được trang bị vũ khí tối tân hơn Tân thế giới (Mỹ) nhiều lần.”
Tháng 3.1941, Churchill thành công ký với Mỹ hiệp ước Lend Lease, cho thuê mượn vũ khí, giúp nước Anh thoát khỏi tình trạng thiếu thốn khí tài.
Sau khi Pháp thất thủ, chỉ còn nước Anh đơn độc trong cuộc chiến chống phát xít. Một tháng sau khi chiếm được Paris, Hitler đã trực tiếp đề nghị một thỏa thuận hòa bình với Anh.
Cụ thể, nước Anh sẽ phải chấp nhận đầu hàng và nằm dưới sự bảo hộ của Đức. Churchill đã thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị này, ông nói:
“Trận chiến trên đất Pháp đã xong. Tôi trông đợi trận chiến trên đất Anh bắt đầu. Trận chiến này là sự sống còn của nền văn minh Thiên Chúa Giáo. Hitler biết rằng ông ta sẽ phải hủy diệt chúng ta trên hòn đảo này, nếu không muốn bị bại trận trong cuộc chiến.
Nếu chúng ta bại trận, toàn thể thế giới kể cả Mỹ, sẽ chìm vào trong vực thẳm của một thời đại đen tối mới… Bởi vậy, nhiệm vụ của chúng ta là kết nối toàn bộ sức mạnh và nếu nước Anh và châu Âu còn tồn tại trong một ngàn năm nữa, thì đây là giờ phút quyết định”.
Trước một Hitler cực mạnh, Churchill trở thành vị cứu tinh của cả châu Âu như thế nào? - 5
Churchill đã lãnh đạo nước Anh trải qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc Thế chiến II (ảnh minh họa)
Quyết tâm kháng cự của Churchill đã khiến Hitler phần nào e sợ. Đức không điều hải quân mà chỉ sử dụng không quân để oanh tạc nước Anh. Hitler tin rằng, nếu triệt hạ các cơ sở phòng thủ và lực lượng không quân hoàng gia, nước Anh sẽ phải đầu hàng.
Theo History, trận chiến tiêu diệt nước Anh bắt đầu vào tháng 8.1940, không quân Đức đã đánh phá nặng nề thủ đô London và các thành phố lớn khác.
Churchill đã huy động tất cả 25 không đoàn, của không quân hoàng gia Anh bay lên nghênh chiến. Công sức của ông và những phi công đã mang lại kết quả, 56 phi cơ của Đức bị bắn hạ trong một ngày. Quân Đức phải rút lui và nước Anh thoát khỏi mối nguy.
Tuy nhiên, sự oanh tạc dữ dội của không quân Đức đã khiến cho thành phố London trở thành đống gạch vụn. Máy bay ném bom rút, nhưng bom bay V1 của Đức vẫn công phá dữ dội. Hơn 100 ngàn dân thường bị thiệt mạng và London cháy suốt cả một tuần lễ.
Trong hoàn cảnh đổ nát, Churchill đã không ngại lửa đạn, đi an ủi những người dân Anh. Ông thường chào đám đông bằng cách giơ hai ngón tay thành hình chữ V, tượng trưng cho chữ “Victory” hay “chiến chắng”. Churchill cũng là cha đẻ của biểu tượng độc đáo này.
Trước một Hitler cực mạnh, Churchill trở thành vị cứu tinh của cả châu Âu như thế nào? - 6
Churchill với biểu tượng chữ “V” huyền thoại (ảnh minh họa)
Đến đầu năm 1941, các trận oanh tạc của không quân Đức đã giảm bớt, nhưng nước Anh vẫn còn đối mặt với nguy hiểm.
Thiếu thực phẩm, thiếu nhiên liệu, nước Anh phải trông chờ vào nguồn tiếp tế từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi chở hàng hóa trên Đại Tây Dương, nhiều tàu Anh đã bị tàu ngầm Đức bắn chìm.
Churchill một lần nữa kêu gọi sự trợ giúp từ phía Mỹ. Tổng thống Roosevelt đã tri ân ông, bằng cách cho nước Anh mượn 50 tàu khu trục để bảo vệ các tàu hàng trên biển.
Những bài diễn văn của Churchill sau đó cũng gây được niềm tin của người dân Mỹ, rằng nước Anh xứng đáng được trợ giúp để chống lại phát xít.
Đặt giả thuyết, nếu như phải đơn độc chiến đấu với nước Đức trong tình trạng khó khăn về mọi mặt, Anh lựa chọn việc đầu hàng, phát xít Đức kiểm soát được toàn bộ châu Âu và mở cuộc tấn công vào Liên Xô, thì có lẽ, cục diện của cuộc Thế chiến II đã không thể lường trước. Nhưng, dưới sự lãnh đạo của Churchill, nước Anh đã chiến đấu ngoan cường cho đến khi kết thúc cuộc chiến.
_____________
Một trang sử đen tối rất hiếm người biết đến khi trong những giờ phút "nước sôi lửa bỏng" nhất của cuộc Thế chiến II, chính Churchill đã ra lệnh tiêu diệt cả hạm đội hải quân mạnh nhất của đồng minh Pháp. Nguyên nhân của sự kiện này là như thế nào? Mời các bạn đón đọc chi tiết trong bài kỳ sau.
Nguồn: http://danviet.vn/the-gioi/truoc-mot-hitler-cuc-manh-churchill-tro-thanh-vi-cuu-tinh-cua-ca-chau...
Sang tận Đức tìm Hitler nói chuyện phải quấy, Winston Churchill gặp hậu quả thế nào?
Vị Thủ tướng vĩ đại nhất nước Anh đã có lần tức tốc sang nước Đức, đòi “phân phải trái” với Hitler, nhưng cái...

Theo Vương Nam (Dân Việt)





Danh tướng nhiều công trạng chết oan nghiệt nhất lịch sử Trung Quốc

Chủ Nhật, ngày 21/10/2018 00:30 AM (GMT+7)

Viên Sùng Hoán được người đời sau ở Trung Quốc đánh giá là một trong những danh tướng nổi tiếng nhất. Ông là người lập nên kỳ tích dưới thời nhà Minh, nhưng cũng phải đón nhận kết cục đau lòng.

Danh tướng nhiều công trạng chết oan nghiệt nhất lịch sử Trung Quốc - 1
Viên Sùng Hoán được đánh giá là một trong những danh tướng nổi bật nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Lịch sử Trung Quốc ghi nhận không ít các tướng lĩnh và các quân sư thống lĩnh quân đội chiến đấu chống kẻ thù trên chiến trường. Mặc dù họ đều đã qua đời từ lâu, nhưng công sức, sự trung thành và lòng nhiệt huyết của họ vẫn được người đời sau ở Trung Quốc ghi nhớ và nhắc đến mãi.
Viên Sùng Hoán vốn không phải là tướng mà là quan văn. Nhưng trong bối cảnh triều đình nhà Minh phải gồng mình chống lại sự bành trướng của người Mãn ở phương bắc, ông nổi lên thành vị tướng sáng giá nhất, đích thân ra trận dẹp giặc.
Trở thành tướng ra trận bất dắc dĩ
Vào cuối triều đại nhà Minh, bộ tộc người Nữ Chân (người Mãn) do thủ lĩnh Nỗ Nhĩ Cáp Xích lãnh đạo thống nhất, hình thành nhà Hậu Kim. Điều này khiến bờ cõi nhà Minh ngày đêm khói lửa, chiến trận đẫm máu.
Năm 1622, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn đại quân đánh thành Quảng Ninh (thành phố Bắc Trấn, tỉnh Liêu Ninh ngày nay). Quân trấn giữ thành đại bại, tướng giữ thành Vương Hoá Chinh bỏ chạy tìm đường sống.
Trước thế lực nhà Kim quá mạnh. các quan lại đều bó tay không có kế sách gì. Cũng có người đưa ra kế thoả hiệp, nhượng bộ nhà Kim, bỏ một vùng biên cương rộng lớn để mong khôi phục hòa bình.

Viên Sùng Hoán khi đó là  Phương tu chủ sự ở bộ Binh, đích thân cưỡi ngựa ra biên ải tìm kế sách đối phó. Khi trở về, ông đến gặp hoàng đế Minh Hy Tông, nói rằng mình sẽ chặn đứng đà tiến quân của nhà Hậu Kim. "Nếu như cấp cho thần đầy đủ lương thực, binh mã, một mình thần cũng có thể bảo vệ được vùng đất Liêu Đông".
Có mặt tại phòng tuyến Sơn Hải quan ở Liêu Ninh, Viên Sùng Hoán đã thể hiện tài thao lược khác biệt so với các tướng lĩnh làm nhiệm vụ bảo vệ biên ải. Ông cho mở rộng tiền đồn, chiếm giữ các cao điểm chiến lược, phân tán sức ép của kẻ địch ở vùng biên cương.
Tháng giêng năm 1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn 13 vạn kỵ binh tấn công Sơn Hải quan. Binh lính nhà Minh do chủ tướng Viên Sùng Hoán chỉ huy, kiên quyết kháng cự, chiến đấu một cách kỷ luật theo đúng những gì ông đề ra.
Danh tướng nhiều công trạng chết oan nghiệt nhất lịch sử Trung Quốc - 2
Tượng đài Viên Sùng Hoán.
Kết quả là Nỗ Nhĩ Cáp Xích sa lầy, còn trọng thương phải rút lui. Viên Sùng Hoán tận dụng thời cơ dẫn quân khỏi thành truy kích, tiêu hao nhiều sinh lực địch.
Không lâu sau đó, Nỗ Nhĩ Cáp Xích phát bệnh nặng mà chết, Hoàng Thái Cực trở thành thủ lĩnh mới của người Mãn. Viên Sùng Hoán tận dụng thời cơ này để củng cố lực lượng, tái lập phòng tuyến.
Tháng 5 năm 1627, Đại hãn Hoàng Thái Cực xuất quân đánh nhà Minh lần hai, nhưng lần này là nhằm vào Cẩm Châu. Viên Sùng Hoán đoán biết được đây chỉ là chiến thuật của người Mãn, nhằm dụ ông xuất binh ra khỏi biên ải nên án binh bất động.
Khi thành Cẩm Châu nguy cấp, Viên Sùng Hoán chỉ điều một lực lượng nhỏ kỵ binh đến ứng cứu, vừa đủ làm chậm bước tiến của địch. Kết quả là Hoàng Thái Cực phải căng mình dẫn đại quân tấn công cả hai thành của nhà Minh ở vùng biên ải.
Sau 5 tháng giao tranh ác liệt, tinh thần quân Kim sa sút trước sức mạnh hỏa lực đại pháo và sức cố thủ ngoan cường của quân Minh, cộng thêm thời tiết không thuận lợi,  , Hoàng Thái Cực buộc phải hạ lệnh tạm lui quân để củng cố. Một lần nữa, quân Minh dưới sự chỉ huy của Viên Sùng Hoán tận dụng thời cơ truy kích, đánh cho quân Hậu Kim đại bại, giành chiến thắng quyết định.
Một sai lầm dẫn đến kết cục thảm khốc
Viên Sùng Hoán vốn không phải là người tham vọng quyền lực. Bị lời gièm pha của bè lũ hoạn quan Ngụy Trung Hiền, ông từ bỏ tất cả để trở về quê.
Năm 1628, vua Minh Tư Tông, hoàng đế cuối cùng của triều Minh lên nắm quyền thì bè lũ Ngụy Trung Hiền mới bị diệt trừ, Viên Sùng Hoán được phục chức.
Một năm sau đó, Đại hãn Hoàng Thái Cực lần hai thống lĩnh 10 vạn kỵ binh đi vòng qua Mông Cổ, đến nơi quân Minh phòng bị lỏng lẻo để đánh trực diện thẳng vào Bắc Kinh.
Danh tướng nhiều công trạng chết oan nghiệt nhất lịch sử Trung Quốc - 3
Mộ Viên Sùng Hoán ngày nay.
Bước đi này nằm ngoài dự đoán của Viên Sùng Hoán và đây cũng là lần duy nhất ông đoán sai toan tính của kẻ địch. Ông vội hạ lệnh cho 5 vạn binh mã từ vùng biên ải về cứu viện, còn bản thân mình dẫn theo 9.000 kỵ binh ngày đêm hành quân, kịp trở về Bắc Kinh trước.
Với sự ứng biến của lực lượng quân Minh ở trong và ngoài thành, Đại hãn Hoàng Thái Cực đành phải rút lui. Đến lúc này, Đại hãn nhà Hậu Kim phao tin Viên Sùng Hoán ngầm có thỏa thuận với người Mãn, dẫn đến việc ông dễ dàng đánh bại quân Kim.
Đúng lúc đó, có một tên thái giám chạy từ phía quân Hậu Kim về, bẩm tấu rằng nghe được tướng lĩnh của địch nói Viên Sùng Hoán muốn đầu hàng, còn hứa sẽ đem đầu của vua làm lễ vật dâng cho Đại hãn nhà Kim.
Minh Tư Tông là một người độc đoán lại đa nghi, sẵn bị áp lực triều chính nên tức giận vô cớ, chưa điều tra chân tướng đã khép tội phản quốc cho một trong những công thần cuối cùng của nhà Minh. Viên Sùng Hoán bị xử tội lăng trì, vợ con thì bị đưa đi đày.
Cái chết của Viên Sùng Hoán khiến cho người dân rung động, binh sĩ vùng biên cương chán nản, bất mãn. Quân Kim từ lúc đó ngày càng chiếm thế chủ động, bởi nhà Minh đã không còn một viên tướng nào đủ tài năng để có thể đọ sức với Hoàng Thái Cực.
Về phần mình, Hoàng Thái Cực là người không ngừng khiến nhà Hậu Kim trở nên mạnh hơn bao giờ hết, để rồi những người kế tục sự nghiệp của ông đã hoàn tất việc chinh phục nhà Minh vào năm 1646, mở ra thời đại nhà Thanh (đổi tên từ nhà Hậu Kim) cai trị Trung Quốc trong gần 300 năm.
__________________
Trung Quốc thời nhà Minh đánh dấu một trong những giai đoạn phát triển rực rỡ nhất và một trong những người được ghi nhớ nhất trong giai đoạn này là một danh tướng đánh bại người Nhật. Bài dài kỳ tới nhắc đến nhân vật này.
Vì sao Hạng Vũ tài danh lẫy lừng thảm bại dưới tay Lưu Bang ”ít học”?
Hoàng đế khai quốc nhà Hán Lưu Bang và Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ đều là những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung...

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét