Thứ Tư, 26 tháng 2, 2020

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 172

Những người ưu tú nay còn đâu?
Nhìn quanh, nhiều thế, lũ bọ sâu
Ngày xưa Đảng dẫn đường giải phóng
Quang vinh một thuở với đồng bào
Ngày nay "lạc quẻ" đã từ lâu 
Đâu rồi những ca khúc dâng trào?
Đâu còn những gương soi lẫm liệt!
Toàn tham quan lại nhũng, tào lao.
----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn gần một tháng vẫn không khai về Tổng Bí thư Trần Phú

Thứ Ba, 04/02/2020 16:23:00 +07:00

(VTC News) - Bị địch tra tấn, đánh đập suốt gần một tháng, nhưng người chiến sĩ cách mạng nhất quyết không để lộ bí mật của tổ chức, không khai báo về Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Những ngày đầu xuân Canh Tý 2020, chúng tôi ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Kim Hoa, cháu nội nhà cách mạng Nguyễn Doãn Nguyên.
Ông Nguyên là người đảng viên lão thành từng sát cánh cùng Tổng Bí thư Trần Phú, tích cực hoạt động cách mạng thời kỳ Đảng ta mới thành lập năm 1930.
Rót chén trà hương sen của xứ Nghệ mời chúng tôi, chị Kim Hoa nhẹ cầm trên tay cuốn hồi ký “Chân lý luận” của ông nội mình, rồi bắt đầu kể về cuộc đời của người ông đáng kính.
Không biết đang bảo vệ Tổng Bí thư
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Yên Thành (tỉnh Nghệ An), ngay từ lúc còn trẻ, người thanh niên Nguyễn Doãn Nguyên hăng say tham gia cách mạng.
Năm 1927, ông Doãn Nguyên cùng các thanh niên ưu tú khác lãnh đạo cuộc bãi khóa của học sinh thành phố Huế. Bị truy lùng gắt gao, ông di chuyển vào miền Nam hoạt động cách mạng.




Chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn gần một tháng vẫn không khai về Tổng Bí thư Trần Phú - 1
Chân dung nhà cách mạng Nguyễn Doãn Nguyên chụp năm 1938. (Ảnh gia đình nhân vật cung cấp)

Sau khi Đảng ta được thành lập (3/2/1930), người thanh niên yêu nước Nguyễn Doãn Nguyên tham gia hoạt động tại Thành ủy Sài Gòn. Sau đó, theo phân công của Đảng, ông được giao trọng trách tạo bình phong, bảo vệ cho Thường vụ Trung ương Đảng và trực tiếp bảo vệ cho Tổng Bí thư Trần Phú.
Trong cuốn hồi ký ghi lại “Những ngày tháng cuối cùng của đồng chí Trần Phú”, nhà cách mạng Doãn Nguyên kể rằng, sau hội nghị thứ nhất Trung ương Đảng, Thường vụ Trung ương dời vào Sài Gòn để tiện lãnh đạo cao trao cách mạng toàn cõi Đông Dương và tiện liên lạc với Quốc tế Cộng sản ở Matxcova, qua đường Hương Cảng (Trung Quốc) và Marseille (Pháp).
Ở Sài Gòn, tôi được giao trách nhiệm tổ chức một cơ quan đặc biệt, để một số đồng chí ở và hoạt động bí mật ở trung tâm thành phố. Đoàn thể còn giao cho tôi nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho cơ quan đó… Tất cả những việc này, tôi có kinh nghiệm, vì đã từng trải qua khi còn hoạt động ở hội Phục Việt, Hưng Nam và Tân Việt.
Vào đầu tháng 11/1930, đồng chí Huy, bí danh của Lý Tự Trọng, liên lạc viên của Trung ương Đảng hướng dẫn một người trung niên gầy yếu, mắt đeo kính râm, mặc âu phục trắng, đội mũ phớt nâu tới tôi ở và giới thiệu: Đây là đồng chí Năm (tức Tổng Bí thư Trần Phú), tới ở chung trong cơ quan và giao trách nhiệm giúp đỡ và chăm sóc chu đáo. Bàn giao xong, đồng chí Huy ra về”, nhà cách mạng Nguyễn Doãn Nguyên viết trong hồi ký.
Theo lời kể của ông Nguyên, sau khi xem xét nơi ở, đồng chí Năm có vẻ yên trí, ngồi vào phòng và căn dặn thêm vài điều về công tác nội bộ và bảo đảm an toàn cơ sở.
Tuy chưa biết biết rõ tên thật của anh, nhưng qua câu chuyện, tôi cũng đoán được cương vị chủ chốt của anh trong cơ quan. Nhưng vì tuyệt đối phải giữ bí mật, tôi không hỏi gì. Đó là vấn đề nguyên tắc, vấn đề kỷ luật mà mỗi người trong cơ quan phải tuân theo.
Được giao nhiệm vụ đặc biệt, tôi hết sức chăm lo nhiệm vụ và đã làm việc tận tụy. Đồng chí Năm, với bản lĩnh và lòng nhiệt thành cách mạng đã không quản mệt mỏi, hết lòng giúp đỡ tôi và các đồng chí khác tìm tòi, nghiên cứu về chủ nghĩa Mác –Lenin”, nhà cách mạng Nguyễn Doãn Nguyên viết.
Chân lý là mặt trời chiếu sáng cho chúng ta đi. Có hiểu đúng thì mới có hành động đúng. Thành công cuộc sống chính do đây”, đó là những điều mà ông Doãn Nguyên tâm đắc nhất trong những lời dặn của đồng chí Năm (sau này ông mới biết đó chính là Tổng Bí thư Trần Phú).
Cũng trong thời gian này, Tổng Bí thư Trần Phú tập trung tu chỉnh lại bản Luận cương Chính trị, để trình bày trước Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng cuối tháng 11/1930. Ngoài ra, ông còn tìm hiểu và nghiên cứu phong trào cách mạng đang diễn ra mạnh mẽ trong cả nước, từ đó vạch ra những kế hoạch lãnh đạo Đảng một cách khoa học, sát với thực tiễn.
Bị tra tấn, quyết không khai về Tổng Bí thư
Đầu năm 1931, Tổng Bí thư Trần Phú quyết định dời cơ quan sang vị trí khác, để tránh tai mắt của mật thám địch. Ông Doãn Nguyên được giao nhiệm vụ tìm kiếm địa điểm thích hợp và sau đó chuyển cơ quan đến số 3 đường Colombie.




Chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn gần một tháng vẫn không khai về Tổng Bí thư Trần Phú - 2
Vợ chồng ông Nguyễn Doãn Nguyên tại Nghệ An năm 1975. (Ảnh gia đình nhân vật cung cấp)

Ở đây, ông Doãn Nguyên tranh thủ giúp Tổng Bí thư Trần Phú sưu tầm tài liệu báo chí, tìm hiểu về tình hình đấu tranh giai cấp trong nước, cũng như quốc tế. Với vai trò giống như thư ký riêng, ông Doãn Nguyên hàng ngày ghi chép, đánh máy các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của Tổng Bí thư Đảng.
Những đêm trường, khi lên cơn ho sù sụ (vì bệnh lao), đồng chí Năm ôm choàng lấy tôi. Tôi cũng ôm chặt đồng chí trong lòng, cùng nhau vật lộn với vi trùng “cốc”, thứ vi trùng đục khoét phế quản của anh. Và nhiều lần chúng tôi đã thắng, sau khi anh uống cốc nước đường hay ít viên thuốc trừ lao, mà tôi kiếm được”.
Để chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần 2, Tổng Bí thư Trần Phú bận rộn tập trung nghiên cứu tình hình phong trào cách mạng trong cả nước, cố gắng tìm ra ưu khuyết điểm của từng địa phương và đề ra các phương pháp bổ khuyết thích hợp.
Cuối tháng 3/1931, Trung ương Đảng họp lần 2 tại Sài Gòn trong bối cảnh cao trào cách mạng đang gặp nhiều khó khăn bởi sự đàn áp của giai cấp thống trị. Theo đề nghị của Tổng Bí thư Trần Phú, Hội nghị đã quyết định những biện pháp cụ thể để phát triển phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân chống khủng bố, bóc lột, gây dựng cơ sở cách mạng khắp cả nước.
Tuy nhiên, ngay sau khi Hội nghị kết thúc, một số cán bộ lãnh đạo bị bắt, trong đó có ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng Ngô Đức Trì. Để đề phòng bất trắc, Tổng Bí thư Trần Phú tạm lánh sang một nơi khác an toàn.
Chúng dọa nổ súng. Tôi bình tĩnh, nghĩ rằng, nếu nói ra, đồng chí Năm sẽ bị tóm ngay, còn mình thì có tội với cách mạng. Nên thà chịu chết, chứ nhất định không nói, không khai, không chỉ gì hết, để đồng chí Năm có thì giờ tẩu thoát”.
Nhà cách mạng Nguyễn Doãn Nguyên
Tuy nhiên, chỉ trong khoảng 1 tuần lễ, đồng chí Năm thấy tình hình yên ổn, không có rục rịch gì cả. Vả lại, anh quá tin ở Ngô Đức Trì, tin chắc Trì sẽ không khai, sẽ chịu chết thôi, nên anh lại trở về ở chung với tôi để tiện công tác”, ông Doãn Nguyên ghi lại trong hồi ký.
Ngày 17/4/1931, vào khoảng 8h tối, như thường lệ anh Năm và tôi đem báo ra xem, đem tài liệu ra nghiên cứu, thảo luận. Bỗng anh đứng dậy, tìm chìa khóa cầu tiêu, để ra sau đi ngoài. Còn tôi vẫn ngồi bàn đọc sách, nghiên cứu như không có việc gì xảy ra. Đột nhiên, có tiếng động, xào xạc”.
Bọn mật thám lao vào nhà, chĩa súng vào thái dương ông Doãn Nguyên và chị giúp việc tên Thạch. Chúng yêu cầu hai người đứng ép vào một góc tường, rồi hỏi người còn lại. Ông Nguyên chối đáp, thì bị chúng đá ngay vào mặt, vào hông liên tục.
Chúng tiếp tục hỏi, tôi tiếp tục chối, nói là không có ai nữa,ngoài hai người thôi. Chúng dọa nổ súng. Tôi bình tĩnh, nghĩ rằng, nếu nói ra, đồng chí Năm sẽ bị tóm ngay, còn mình thì có tội với cách mạng. Nên thà chịu chết, chứ nhất định không nói, không khai, không chỉ gì hết, để đồng chí Năm có thì giờ tẩu thoát.
Bọn mật thám trong cơ quan tra hỏi chúng tôi và nói: “Còn một người nữa tên là Trần Phú, bí danh Lý Quý, thường gọi là Năm Lý, học ở Nga trước đây, nay về hoạt động phá rối. Nó chui vào chỗ nào, nói mau, không thì cho chết”. Hai chúng tôi đều không nói, nhất định chịu chết”, trích hồi ký của ông Doãn Nguyên.
Sau đó, địch chở ông Nguyên và chị Thạch về bốt Chợ Lớn để hỏi cung. Chúng tra tấn, đánh đập khủng khiếp suốt gần một tháng để khai thác, nhưng không có kết quả gì. Cả hai người chiến sĩ cách mạng nhất quyết không để lộ bí mật của tổ chức, không khai báo về bất kỳ ai.
Tuy vậy, ít lâu sau đó, Tổng Bí thư Trần Phú không may lọt vào tay địch. Chúng tra tấn ông hết sức dã man, với đủ loại cực hình, như “lột mề gà”, “xẻ bàn chân tẩm xăng đốt”… Nhưng tất cả thủ đoạn ấy điều vô hiệu. Trần Phú vẫn im lặng kiên cường, bất khuất. Cuối cùng chúng giải Tổng Bí thư Đảng ra tòa án lấy cung và xử án vào trung tuần tháng 4/1931.
Không thể khuất phục ý chí của người đảng viên cộng sản trung kiên, kẻ địch nhốt Trần Phú xuống hầm tối, sau đó chuyển về khám lớn ở Sài Gòn, giam chung với các chính trị phạm khác.
Trong tù, Tổng Bí thư Đảng tham gia tất cả các cuộc đấu tranh của anh em tù chính trị chống lại chế độ dã man của khám lớn Sài Gòn. Trần Phú đã nhịn ăn 5 ngày liên tiếp, lúc này, anh nôn ra nhiều máu và ho suốt ngày đêm. Sức khỏe anh yếu dần, bệnh lao tái phát nghiêm trọng.
Sáng 6/9/1931, anh Phú trút hơi thở cuối cùng, khi tuổi đời mới 27, để lại tiếc thương cho toàn Đảng và những người cộng sản trong và ngoài nước”, ông Doãn Nguyên viết trong hồi ký.
“Chân lý luận” của cuộc đời
Chị Kim Hoa giở nhẹ từng trang hồi ký của ông nội mình, thỉnh thoảng ngừng lại, xem kĩ từng tấm hình thời trẻ của nhà cách mạng Nguyễn Doãn Nguyên. Cả tuổi thơ của chị gắn bó với người ông đáng kính, thường xuyên được nghe những lời khuyên răn, dạy bảo về triết lý nhân sinh quan, thế giới quan của Chủ nghĩa Mác.
Kể từ khi được gặp và làm việc cùng Tổng Bí thư Trần Phú, ông tôi luôn mang trong lòng niềm tin mãnh liệt về lý tưởng cách mạng và chủ nghĩa xã hội. Ông dành hết cuộc đời mình cho con đường chân lý mà Đảng dẫn đường, chỉ lối. Cho đến hôm nay, thế hệ con cháu vẫn luôn tin tưởng và dõi theo những gì mà ông cha đã truyền dạy”, chị Hoa chia sẻ.
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, chiến sĩ yêu nước Nguyễn Doãn Nguyên tham gia hoạt động tích cực ở huyện, tỉnh và liên khu 4. Ông từng giữ chức vụ Ủy viên Thường vụ Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác Liên khu 4. Ông viết nhiều bài cho tạp chí “Giải phóng” và “Tìm hiểu”, góp phần truyền bá Chủ nghĩa Mác ở địa phương.
Từ giai đoạn 1953-1958, ông Doãn Nguyên công tác tại Thường vụ Đoàn khoa học kỹ thuật Liên khu 4, sau đó về tỉnh, phụ trách xây dựng Thư viện Nghệ Tĩnh. Những năm về hưu, ông say sưa nghiên cứu và viết các công trình triết học “Chân lý luận”.
Chân lý luận là tài liệu có phần nêu khái quát về chân lý, thế giới quan khoa học và nhân sinh quan khoa học. Tất cả nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng văn hóa tư tưởng, không thể thiếu trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nước ta.
Đây là kết quả của những năm tháng hoạt động cách mạng của ông tôi trong quá trình làm việc cùng Tổng Bí thư Trần Phú giai đoạn 1930-1931. Sau đó, ông đã ôn lại, chỉnh lý, bổ sung và phát triển thêm, trên cơ sở khoa học tự nhiên và xã hội và hoàn thành viết vào năm 1975. Phần văn vần của Chân lý luận được ông viết xong vào năm 1982 ở thành phố Vinh”, chị Kim Hoa chia sẻ.
Sau khi cuốn “Chân lý luận” được hoàn thành, nhiều cơ quan nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương và địa phương đánh giá tích cực về giá trị của tài liệu trên. Với những công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, chiến sĩ yêu nước Nguyễn Doãn Nguyên được Nhà nước truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 2001.
Chia tay ra về, chúng tôi vẫn còn xúc động về câu chuyện kể của chị Kim Hoa về người ông kính yêu, người chiến sĩ cách mạng quả cảm, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ chức Đảng và đồng chí của mình.
Nguyện vọng duy nhất của chị Kim Hoa và gia đình là muốn lan tỏa tình cảm đặc biệt của cha ông mình dành cho lý tưởng Đảng tới thế hệ trẻ hôm nay. Thông điệp giá trị cao cả của "chân lý luận" là mỗi người hãy giữ cho mình những lẽ sống tốt đẹp, để vun đắp ước mơ cuộc đời và xây dựng nhiều hơn cho quê hương, Tổ quốc.
Theo dõi thông tin dịch cúm virus corona phát trên các bản tin của kênh VTC1, VTC14, VTC16, ứng dụng VTC Now và liên tục cập nhật trên VTC News.
Minh Tuấn
02/08/2016 20:38 5677
Điểm: 5/5 (3 đánh giá)
Đồng chí Trần Phú (1904 - 1931) - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.
Mặc dù hy sinh khi tuổi đời còn trẻ, nhưng đồng chí đã có những đóng góp to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đặc biệt là thời kỳ Đảng mới ra đời. Những phẩm chất tốt đẹp, cùng tình yêu thương đồng chí, đồng bào, chí khí kiên cường, bất khuất trước kẻ thù và lời nhắn nhủ cuối cùng của đồng chí Trần Phú: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” luôn sống mãi với thời gian, sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam, trường tồn cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Tượng đồng chí Trần Phú (Hiện vật đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1/5/1904 tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên; nguyên quán xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm 1922, sau thi đỗ đầu kỳ thi Thành Chung do Trường Quốc học Huế tổ chức, đồng chí Trần Phú được bổ nhiệm dạy học tại Trường Tiểu học Cao Xuân Dục, Thành phố Vinh. Trong quá trình dạy học, đồng chí có dịp gần gũi với công nhân và nông dân, nhiệt tình truyền đạt kiến thức văn hoá, giác ngộ tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng cho những người lao động. Một thời gian sau đó, đồng chí Trần Phú thôi nghề dạy học, tập trung cho hoạt động cách mạng.
Năm 1925, Đồng chí tham gia sáng lập và hoạt động tích cực trong tổ chức Hội Phục Việt. Khi bị bọn mật thám phát hiện, những người lãnh đạo Hội quyết định đổi tên thành Hội Hưng Nam, sau đó lại đổi tên thành Việt Nam Cách mạng Đảng, rồi Tân Việt Cách mạng Đảng.
Tháng 6/1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Được tin, Ban lãnh đạo Hội Hưng Nam cử đồng chí Trần Phú sang gặp các đồng chí trong tổ chức này để đề nghị hợp nhất hai tổ chức. Trong thời gian này, đồng chí được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt tên là Lý Quý, được huấn luyện về lý luận chính trị và kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, vào Cộng sản Đoàn và được cử về nước hoạt động.
Tháng 9/1925, đồng chí Trần Phú được Hội Phục Việt cử sang Lào để vận động cách mạng. Thời gian hoạt động ở Lào, đồng chí đã đi sâu tìm hiểu đời sống và nguyện vọng của công nhân, nông dân, giác ngộ cách mạng cho họ và bước đầu tự rèn luyện lập trường, ý thức giai cấp công nhân cho mình.
Nhận thấy Trần Phú là một học trò có khí chất thông minh, đầy nhiệt tình cách mạng, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định cử đi Liên Xô học trường đại học Phương Đông để đào tạo thành cán bộ cốt cán cho cách mạng. Một lý do khác để Nguyễn Ái Quốc chọn Trần Phú đi học nữa là vì việc học tập đòi hỏi phải sử dụng thông thạo tiếng Pháp hay tiếng Anh để nghe giảng, đọc tài liệu, trao đổi với bạn học và thầy giáo mà Trần Phú có ưu thế hơn các bạn về tiếng Pháp nên được cử đi học.
Đầu tháng 11/1929, sau khi tốt nghiệp Đại học Phương Đông, đồng chí nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, bí mật lên tàu đi Lêningrát (nay là thành phố Xanh Pêtécbua thuộc Liên bang Nga) bắt đầu hành trình về nước hoạt động.
Ngày 8/2/1930, đồng chí về đến Sài Gòn. Ít ngày sau đồng chí sang Hồng Kông (Trung Quốc) gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và được giới thiệu về tham gia hoạt động trong Ban Chấp ủy lâm thời. Tháng 4/1930, đồng chí về đến Hải Phòng.
Luận cương chính trị
Tháng 7/1930 đồng chí về Hà Nội được bổ sung vào Ban Chấp ủy lâm thời và được giao nhiệm vụ dự thảo Luận cương chính trị của Đảng. Để tránh sự theo dõi của mật thám và tạo yếu tố bất ngờ, Thường vụ Trung ương lâm thời đã có một quyết định táo bạo - lấy nhà của chính Thực dân Pháp làm trụ sở bí mật của Đảng. Đó là ngôi nhà ở phố Giăng Xole, nay là số nhà 90 phố thợ Nhuộm. Ngôi nhà là biệt thự của một viên chức cao cấp người Pháp - thanh tra Sở tài chính của chính quyền thực dân. Đồng chí Trần Phú ở trong một buồng nhỏ trong đó có một tấm phản để vừa làm giường ngủ, vừa làm bàn viết, chính tại nơi này, đồng chí đã bí mật viết bản dự thảo Luận cương chính trị.

Nhà số 90 Thợ Nhuộm - nơi đồng chí Trần Phú viết dự thảo bản Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đông Dương, tháng 10/1930.
Bản luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú dự thảo, tháng 10/1930.
Luận cương chính trịdo Trần Phú dự thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10/1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắtSách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.
Bản dự thảo Luận cương chính trị gồm 3 phần chính:
Phần 1: Tình hình thế giới và cách mạng Đông Dương
Phần 2: Những đặc điểm về tình hình Đông Dương
Phần 3: Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương.
Luận cương xác định tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa phản đế, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Xác định mâu thuẫn giai cấp diễn ra giữa một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến tư bản và đế quốc chủ nghĩa.
Nhiệm vụ của cách mạng: Chống phong kiến để thực hiện triệt để cách mạng ruộng đất, chống đế quốc giành độc lập cho toàn cõi Đông Dương.Luận cương nhấn mạnh hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau vấn đề thuộc địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.
Bản luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà cương lĩnh đã nêu ra: đường lối cách mạng, lực lượng cách mạng, đoàn kết quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng. Luận cương của Trần Phú có những điểm sáng tạo hơn như đã đề ra phương pháp cách mạng, nguyên tắc Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Bản luận cương chính trị do đồng chí Trần Phú khởi thảo là một văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Đông Dương nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, là cơ sở để Đảng ta đề ra sách lược, chiến lược của Đang trong suốt quá trình đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng.
Đặt Luận cương chính trị vào thời điểm năm 1930, mới thấy hết ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của nó, cũng như thông cảm với một số hạn chế do điều kiện lịch sử lúc ấy. Luận cương chính trị năm 1930 đánh dấu những mốc son trong kho tàng lý luận cách mạng Việt Nam, làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Nhưng văn kiện ấy là định hướng đúng đắn cho quá trình phát triển đường lối cách mạng Việt Nam cũng là tư tưởng cơ bản mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ra đời tại Đại hội VII của Đảng kế tục.
Trong điều kiện Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời, Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo đã tuân thủ chặt chẽ Chỉ thị và các điều hướng dẫn của Quốc tế Cộng sản, dự thảo Luận cương chính trị đã phản ánh trung thành những quan điểm và đường lối của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản, cả phần đúng lẫn những hạn chế của nó.
Với công lao và đóng góp to lớn đó Đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10/1930 bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Kiên cường chiến đấu tới hơi thở cuối cùng
Sáng ngày 18/4/1931, tại cơ quan ấn loát của Đảng, số nhà 66 đường Sampannho, nay là đường Lý Chính Thắng, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trần Phú đã bị sa lưới kẻ thù. Đây là một tổn thất vô cùng lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam đang trong thời kỳ phục hồi, củng cố và phát triển.
Bắt được đồng chí, bọn mật thám và cảnh sát đưa về giam và hỏi cung tại bốt Pôlô rồi đến bốt Catina, chúng thay nhau giở mọi thủ đoạn tra tấn tàn ác, dụ dỗ mua chuộc nhưng vẫn không khuất phục được ý chí của người cộng sản kiên trung. Đồng chí vẫn luôn nêu cao tấm gương đấu tranh cách mạng; hàng ngày, tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị và kinh nghiệm công tác cho các đồng chí tù chính trị.
Chế độ tàn bạo của nhà tù đã làm sức khỏe của đồng chí suy kiệt, bệnh tràng nhạc và bệnh lao phổi tái phát nặng hơn. Để mong có thể khai thác những bí mật của cách mạng, bọn cai ngục đã đưa Trần Phú tới nhà thương để chữa trị, song do bệnh tình quá nặng. Đồng chí đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 27 tuổi.

Khu di tích đồng chí Trần Phú tại Hà Tĩnh.
Trước khi hy sinh, đồng chí Trần Phú đã nhắn nhủ các đồng chí của mình “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”. Câu nói nổi tiếng của Tổng Bí thư Trần Phú đã trở thành vũ khí, phương châm, lý tưởng sống, ý chí quyết tâm phấn đấu, cống hiến của các thế hệ cán bộ, đảng viên và tuổi trẻ Việt Nam. Anh chị em tù chính trị ở khám lớn Sài Gòn năm 1931 đã làm thơ:
"Trần Phú anh ơi đã thác rồi
Thác mà như thế đẹp gương soi
Bao phen sóng gió đâu sờn dạ
Mấy trận đòn tra chẳng hở môi
Giọt máu anh hùng giờ tơi tả
Trái tim vô sản vẫn không rời
Tuy anh đã thác gương còn sáng
Thác được như anh sáng suốt đời"
Ngày 12/1/1999, hài cốt của đồng chí Trần Phú được di dời về an táng tại quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh. Mộ của đồng chí được đặt trên đồi cao xã Tùng Ảnh, phía trước mộ là hàng chữ "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Mộ đồng chí Trần Phú trong khu di tích tại Hà Tĩnh.
Sau này, để tưởng nhớ công lao to lớn, tên của đồng chí Trần Phú đã được đặt cho các đường phố, trường học ở Hà Nội cũng như ở một số tỉnh thành trên khắp cả nước.
Mặc dù quãng đời hoạt động không dài nhưng đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp to lớn, quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng trong thời kỳ sôi động, quyết liệt nhất của những năm 1930-1931, là tấm gương sáng về “đạo đức cách mạng, chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập” như Bác Hồ kính yêu đã từng nói. Đó là tấm gương tận trung với nước, tận hiếu với dân, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp với ý chí, niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng cộng sản, vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Đó là chí khí, cốt cách, kiên trung của người cộng sản và là tấm gương vượt qua muôn vàn khó khăn của hoạt động bí mật và hoàn cảnh tù đày.
Nguyễn Ngọc Anh
Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Tiểu sử tổng bí thư Trần Phú

Thứ hai - 29/05/2017 21:57

Tiểu sử tổng bí thư Trần Phú

Họ và tên: Trần Phú

Ngày sinh: 01/05/1904
Quê quán: xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
(ĐCSVN) - Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của Đảng và dân tộc ta suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. 

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1-5-1904, là con ông Trần Văn Phổ và bà Hoàng Thị Cát, quê xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Mồ côi cha khi mới hơn 4 tuổi, Trần Phú sớm có ý thức tự lập, vượt khó để vươn lên trong học tập theo tấm gương của cha, mẹ. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trần Phú đã dồn hết tâm trí cho học tập. tham gia "Hội Tu tiến" để giúp đỡ bạn bè cùng chí hướng và nuôi đường tinh thần yêu nước. Sau khi đỗ đầu kỳ thi thành chung ở Huế vào năm 1922 Trần Phú được bổ nhiệm làm giáo viên Trường tiểu học Cao Xuân Dục tại Vinh. Trong những năm làm giáo viên ở Vinh, Trần Phú nổi tiếng là một giáo viên dạy giỏi, yêu trò, đoàn kết các Đồng nghiệp, khơi đậy trong thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đồng chí đã tiếp nhận những tư tưởng yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc qua sách báo truyền vào Việt Nam lục đó. Tại Vinh, Trần Phú đã tham gia sáng lập Hội Phục Việt (sau đổi là Hội Hưng Nam), lãnh đạo phong trào làm đơn lấy chữ ký đòi thực dân Pháp trả đại tự đo cho Phan Bội Châu tổ chức lễ truy điệu Phan Chu Trinh, mở các lớp dạy quốc ngữ cho quần chúng lao động.

Bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Trần Phú là việc Đồng chí được cử sang Quảng Châu bắt liên lạc với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Tại đây Trần Phú đã gặp Nguyễn Ái Quốc, dự lớp huấn luyện chính trị do Người giảng dạy. Trần Phú được Nguyễn Ái Quốc tin cậy, kết nạp vào nhóm bí mật (Cộng sản Đoàn) với tên gọi Lý Quý, được giới thiệu sang học tại Trường đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Chính những năm học tập, nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, tham gia hoạt động thực tiễn, đặc biệt trao đổi với các Đồng nghiệp của các Đảng anh em về những vấn đề dân tộc và thuộc địa, Trần Phú đã có bước trưởng thành lớn đủ sức gánh vác những nhiệm vụ do Đảng phân công.

Tháng 4-1930, Trần Phú được Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cử về nước hoạt động với cương vị là cán bộ chủ chất của Đảng và có những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam.

Tháng 7 năm 1930, Trần Phú được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Đồng chí đã khẩn trương xúc tiến việc tổ chức các cuộc trao đổi với các Đồng chí lãnh đạo trên các lĩnh vục. các vùng và nghiên cứu khảo sát thực tế tại Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Hòn Gai, Thái Bình để hoàn thành bản Luận cương.

Luận cương chính trị do Trần Phú dự thảo và được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng l0- 1930 thông qua, là văn kiện quan trọng của Đảng, đã vận đụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa và những luận điểm cơ bản trình bày trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng.

Với công lao và đóng góp to lớn đó Đồng chí Trần Phú đã được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 10- 1930 bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.

Trên cương vị Tổng Bí thư đầu tiên, Trần Phú đã có những đóng góp to lớn trong việc xây đựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đồng chí Trần Phú là người cộng sản mẫu mực, nêu tấm gương kiên cường, bất khuất trước kẻ thù. Đồng chí bị địch bắt ở Sài Gòn ngày 18-4- 193l . Thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn dã man xảo quyệt nào hòng khuất phục Đồng chí. Trước những thủ đoạn của kẻ thù, kể cả việc đụ dỗ, mua chuộc, Trần Phú đã tiến công lại kẻ thù: "Tôi biết nhiều người là để làm việc cho Đảng tôi, nước tôi, chứ không phải khai cho các ông bắt bớ". Sống trong nhà tù đế quốc trong điều kiện hết sức nghiệt ngã, Trần Phú luôn luôn bình tĩnh, sáng suốt truyền niềm tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng đến các Đồng chí cùng bị giam. Trần Phú cùng với các Đồng chí khác tổ chức nhiều cuộc đấu tranh vạch mặt chế độ lao tù dã man, vô nhân đạo của kẻ thù, tổ chức những buổi huấn luyện chính trị ngay trong nhà tù của đế quốc Pháp.

Sự tra tấn và đày ải của kẻ thù đã cướp đi Tổng Bí thư Trần Phú vào ngày 6-9- 1931. Trước lúc hy sinh, Trần Phú nhắn gửi đồng chí, đồng bào lời nói bất hủ: "Hãy giữ vững chí khí chiến đấu".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Là một người rất thông minh, hăng hái và cần cù, Đồng chí Trần Phú đã làm được nhiều việc quan trọng cho Đảng". Trong bài tưởng nhớ Đồng chí Trần Phú năm 1932 lưu trữ tại Hồ sơ Quốc tế Cộng sản đã khẳng định: "Sự nghiệp cách mạng, niềm tin và phẩm chất cao đẹp của Tổng Bí thư Trần Phú trong nhà tù đế quốc sẽ mãi mãi là tấm giương bất diệt cho những người cộng sản trên toàn thế giới, đặc biệt là những người cộng sản Đông Dương".

Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, người con ưu tú quê hương Hà Tĩnh

Theo Tường Vũ (TTXVN) dientu@hanoimoi.com.vn
Đánh giá tác giả:
19:22 thứ sáu ngày 26/04/2019
Nhân kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904-1/5/2019), chiều 26-4, tại thành phố Hà Tĩnh, Trường Chính trị Trần Phú phối hợp với Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên, nhà lý luận xuất sắc của Đảng, người con ưu tú quê hương Hà Tĩnh”.
 
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Công Tường/TTXVN

Đồng chí Trần Phú sinh ngày 1-5-1904 tại thôn An Thổ, xã Dân An, huyện Tuy An (Phú Yên); nguyên quán xã Việt Yên, nay là xã Tùng Ảnh huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi mới lên 6 tuổi, được sự giúp đỡ của bà con họ hàng, năm 1918, ông học xong bậc Tiểu học tại Trường Pháp –Việt Đông Ba, sau đó tiếp tục theo học Trường Quốc học Huế. Năm 1922, đồng chí Trần Phú làm giáo viên Trường Tiểu học Cao Xuân Dục, Vinh (Nghệ An). Năm 1925, đồng chí Trần Phú tham gia vào tổ chức yêu nước cấp tiến và từ đó tham gia vào hoạt động cách mạng. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10-1930, Luận cương chính trị được thông qua và đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng.

Cuộc đời cách mạng của đồng chí Trần Phú tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại một tấm gương sáng chói về chí khí cách mạng và tinh thần kiên trung, bất khuất của người cộng sản. Đồng chí Trần Phú đã có những đóng góp xuất sắc về lý luận đối với cách mạng Việt Nam, trong đó Luận cương chính trị là văn kiện của Đảng, đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, những luận điểm cơ bản trong chính cương vắn tắt và sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo thông qua tại hội nghị thành lập Đảng.

Đồng chí Trần Phú đưa ra các quan điểm mới về xây dựng tổ chức đoàn thể quần chúng và phương pháp vận động công nhân (công vận). Đồng chí Trần Phú cho rằng, trong công tác công vận, cần phải có quan niệm đúng, phải nắm thợ "áo xanh”, trong khẩu hiệu đấu tranh, phải biết hướng dẫn tổ chức tập hợp giữa đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị.

Trong sự nghiệp cách mạng của mình, đồng chí Trần Phú có những đóng góp vào việc xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, đó là tổ chức Thanh niên Cộng sản thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và các văn kiện xây dựng các tổ chức quần chúng Mặt trận dân tộc, Nông hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cứu tế đỏ... Những văn kiện và các tổ chức do đồng chí Trần Phú và Trung ương dự thảo, thành lập ra đáp ứng đòi hỏi phong trào cách mạng, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng.

Đồng chí Trần Phú đã nêu cao tấm gương sáng ngời về lòng kiên trung, tinh thần bất khuất của người đảng viên cộng sản trước kẻ thù, lời nhắn nhủ cuối cùng của Trần Phú trước lúc hy sinh “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Tại hội thảo, các tham luận đã nhấn mạnh vai trò của đồng chí Trần Phú trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Đó là sự cống hiến về lý luận, về đường lối cách mạng thông các cương lĩnh, văn kiện. Noi gương đồng chí Trần Phú và các tiền liệt cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh phát huy truyền thống quê hương vượt qua khó khăn, vươn lên giành nhiều thắng lợi góp phần vào thắng lợi chung của cả nước.

Đồng chí Trần Phú là tấm gương sáng ngời về ý chí, nghị lực của người đảng viên cộng sản, nhà lý luận sâu sắc của Đảng. Tên tuổi và sự nghiệp của đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú trở thành biểu tượng cao đẹp, mãi mãi được cán bộ đảng viên và nhân dân ta tin yêu, kính phục.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét