Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

ĐỊNH HƯỚNG XHCN? 24

ĐỊNH HƯỚNG XHCN

-Sản xuất hàng hóa đã là hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người.
-Đã là hàng hóa thì phải có thị trường tiêu thụ.
-Do vậy mà có kinh tế hàng hóa - thị trường.
-Sự phát triển nền sản xuất hàng hóa sẽ thúc đẩy thị trường mở rộng và phát triển.
-Quá trình phát triển đến hoàn thiện nền kinh tế thị trường làm nảy sinh ra chủ nghĩa tư bản.
-Vì nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản là những hiện tượng tự nhiên nảy sinh do nhu cầu đòi hỏi của phát triển xã hội, nên mọi hình thái kinh tế - xã hội ra đời sau chúng (nếu có, nhờ cách mạng, nhờ đấu tranh) muốn tồn tại lâu dài thì không được duy ý chí loại bỏ chúng, phủ định sạch trơn chúng, mà phải kế thừa chúng.
-Mục đích cơ bản và trực tiếp của nến kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thu hoạch được nhiều tư bản một cách tư nhân, rồi sau đó mới đến xây dựng xã hội giàu mạnh. Nghĩa là xây dựng xã hội giàu mạnh là mục đích thứ hai, gián tiếp của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Khi mới ra đời, trong thời kỳ đầu hoạt động còn mù quáng, chưa quan tâm tới điều tiết, do đòi hỏi gay gắt tư bản để tồn tại và phát triển, và một phần cũng do thoát thai từ xã hội phong kiến thối nát, tầng lớp tư bản, trong khi thực hiện nhiệm vụ thiên sứ của mình, đã gây ra nhiều điều tác tệ cho cuộc sống nhân quần. Chính vì vậy mà nó khuấy đảo phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của đại chúng cần lao - là bộ phận hợp thành cuộc đấu tranh vĩ đại đòi quyền sống cơ bản, bảo vệ sự sống còn của tầng lớp bị trị đối với tầng lớp thống trị xã hội.
-Triết học duy vật Mác ra đời giữa lòng cuộc đấu tranh sôi sục ấy, trực tiếp quan sát nó và đề xướng  học thuyết về chủ nghĩa cộng sản, tưởng tượng ra một xã hội được cho là tương phản với xã hội tư bản, một xã hội công bằng, bác ái, không có áp bức bất công, người bóc lột người, mà xã hội tiền thân của xã hội ấy được gọi là xã hội XHCN, lấy kinh tế kế hoạch, phi thị trường làm nền kinh tế chủ đạo. Và muốn thế trước tiên phải thực hiện thành công cuộc cách mạnh vô sản, nhằm triệt tiêu tầng lớp tư sản, đạp đổ nhà nước tư sản (!?).
-Cách mạng vô sản thành công đầu tiên trên thế giới là cách mạng Tháng Mười Nga do Lênin vạch đường chỉ hướng và lãnh đạo.
-Tiếp theo nước Nga là hàng loạt nước Đông Âu, vài nước Châu Á và Cu - ba cũng theo học thuyết cộng sản, bắt tay xây dựng xã hội XHCN. Sau hơn nửa thế kỷ xây dựng CNXH, tuy cũng đạt được vài thành tựu nhưng nói chung, không xóa được bóc lột, mức sống của đại chúng cần lao không lấy gì làm khá hơn, nếu không muốn nói là tệ hơn, mất công bằng hơn đại chúng cần lao ở các nước tư bản.  Không những không có nước nào xây dựng CNXH thành công mà hầu hết các nước đó chế độ còn rệu rã, xã hội quay về với lối làm ăn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
-Nguyên nhân chủ yếu vì triết học Mác còn phạm không ít sai lầm trong nhận thức lý luận nên học thuyết về chủ nghĩa cộng sản cũng không thoát khỏi sai lạc, kéo theo nhiều nghịch lý, trái khoáy, ách tắc dẫn đến thất bại trong xây dựng CNXH.
-Nhưng tại sao có một thời, đại chúng cần lao lại tin yêu chủ nghĩa cộng sản đến thế?  Đó là do chủ nghĩa cộng sản, cũng như đạo Phật, thấm đẫm lòng nhân ái đối với tầng lớp cần lao, chân thành vạch ra con đường "diệt khổ", đi đến tương lai hạnh phúc sán lạn. Chỉ khác là nếu đạo Phật rao giảng phải tu hành đơn lẻ đầy yếm thế, cải lương, thụ động, thì chủ nghĩa cộng sản lại tuyên truyền phải hợp sức đấu tranh bằng cả bầu nhiệt huyết một cách sắt máu! Do nhận thức của thời đại mà cả hai đều có đúng có sai, đều đã ngộ nhận chân lý. Tuy nhiên, để nhận ra được sự ngộ nhận ấy, không phải dễ, và phải trả giá!
-Nước ta cũng lâm vào tình trạng ấy, tức là đã đặt niềm tin kiên định đến mức bảo thủ nặng nề sự ngộ nhận chân lý ấy. Nhưng rồi sau một thời gian trung thành với những nguyên tắc xây dựng CNXH, bị chính những nguyên tắc ấy tàn phá ghê gớm, đưa xã hội cộng sản đến bờ vực của đói nghèo, kiệt quệ, đã bắt buộc phải đổi mới nếu không muốn tiêu vong, nói thẳng ra là trở về với nền kinh tế hàng hóa - thị trường để mưu cầu tồn tại, "Đổi mới là sống, không đổi mới là chết" (Nguyễn Văn Linh).
-Nhưng không lẽ tốn biết bao xương máu làm cuộc cách mạng vô sản nhằm loại trừ chủ nghĩa tư bản để cuối cùng vẫn quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường tư bản chủ nghĩa, vẫn "dung túng" tầng lớp tư sản, lực lượng bị coi là kẻ thù số một, "kẻ thù giai cấp" của đại chúng cần lao, của tầng lớp vô sản?
-Thế là các nhà lý luận macxít, các nhà lãnh đạo thủ cựu, trung thành với lý tưởng mà cả đời họ theo đuổi, đã tìm mọi cách, đủ mọi lý lẽ để biện minh cho đổi mới, coi đổi mới là hướng đi dũng cảm, đầy trí tuệ để tiến lên CNXH. Trong quá trình đó, vì đổi mới thực chất là cự tuyệt với nền kinh tế kế hoạch để đến với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa trên thực tế, nhưng trong tư duy lý luận vẫn không thể chịu đựng nổi sự "quay về" ấy, vẫn khăng khăng không thừa nhận nền kinh tế ấy, nên khái niệm "lỏng lẻo" "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" ra đời. Đến nay mấy ai hiểu được cặn kẽ khái niệm này?
-Thực ra để hiểu khái niệm "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" không khó. Ăn thua là phải thay đổi tư duy một chút.
-Thực chất cuộc cách mạng vô sản ở nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo là cuộc cách mạng "hai trong một", nghĩa là bao gồm hai cuộc đấu tranh, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và cuộc cách mạng vô sản, với mục đích duy nhất là chống xâm lược, giải phóng thống nhất đất nước, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" để dân tộc Việt được ấm no, hạnh phúc.
-Nước ta đã hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một cách hiển hách, vẻ vang!
-Còn cuộc cách mạng thứ hai, tức cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân - phong kiến, xóa bỏ bóc lột, xây dựng một Việt Nam dân giàu nước mạnh, phi tư bản, do một số vấn đề còn ách tắc, chưa thông suốt về mặt lý luận như đã nói nên còn lắm nhiêu khê, chỉ mới hoàn thành một phần.
-Xây dựng một xã hội theo nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản phi tư bản, nhưng lại phải chấp nhận nền kinh tế hàng hoá - thị trường, và ngay cả khi dùng thuật ngữ " kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng là điều rất khó dãi bày của các nhà cuồng tín chủ nghĩa Mác.
-Nhiều người không biết rằng, sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và chủ nghĩa tư bản, cùng các cuộc đấu tranh trong nội bộ loài người đều là hiện tượng tự nhiên nảy sinh trên bước đường phát triển xã hội của xã hội loài người, dù có thể đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý, đều có mục đích tối hậu là vì sự sống còn của con người, vì sự sống sung túc hơn, thỏa mãn hơn của bộ phận người này hay bộ phận người khác. Như vậy, dù cũng có thế nọ thế kia, lúc này lúc khác, dù gián tiếp hay trực tiếp, nói ra hay không nói ra, thì mục đích chung nhất, cuối cùng của hoạt động loài người là đảm bảo sự sống còn, xây dựng một "xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", tạo dựng một quốc gia "dân giàu, nước mạnh". Vậy thì thực hiện chủ nghĩa cộng sản cũng vì mục đích ấy thôi và kéo theo, xây dựng "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" cũng phải có mục đích ấy.
-Cuối cùng, để cuộc cách mạng vô sản vẫn còn cần thiết và còn ý nghĩa thì xã hội nước ta phải được xây dựng khác với xã hội tư bản! Cho dù đành phải khước từ nền kinh tế kế hoạch thuần túy do nhà nước độc quyền chỉ đạo  XHCN, quay lại với nền kinh tế hàng hóa - thị trường đa thành phần thì phải xác nhận rằng đó vẫn không phải chủ nghĩa tư bản mà là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường cộng sản chủ nghĩa", tức là "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN".
-Nói cho ngay, ngày nay, bất cứ chế độ nào, nỗ lực theo bất cứ cách nào, cũng đều nhằm mục đích xây dựng một cuộc sống ấm no hơn, tươi vui hơn, hạnh phúc hơn cho cộng đồng xã hội, nghĩa là đều nhằm mục đích vì dân giàu nước mạnh chứ không riêng gì những nước "vỗ ngực xưng tên" là ưu việt vì có "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN".
-Đẻ ra khái niệm rồi sau đó mới tìm hiểu khái niệm và điều chỉnh dần trong thực tiễn là chuyện ngược đời. Chính vì ngược đời như vậy cho nên trong thực tế mới xảy ra nhiều chuyện ngược ngạo như xâm hại đất đai của dân tình, tham quan lại nhũng tràn lan đến bất thường, BOT mọc chi chít, xâm hại tài nguyên vô tội vạ...
-Đơn giản, mục đích chính xác của cách mạng vô sản Việt Nam phải trùng với mục đích chung của loài người, là xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, nghĩa là xây dựng một xã hội độc lập, tự chủ, tất cả thực sự vì dân. Kéo theo, xây dựng hoàn chỉnh "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" có mục đích chính xác là: xây dựng một tổ quốc "dân giàu, nước mạnh", một xã hội "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh".
-Xác định chính xác mục đích như thế sẽ rất dễ hiểu khái niệm "nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" và có thể bỏ thuật ngữ "XHCN" nghe mông lung xa vời đi, thay bằng thuật ngữ "vì dân", nghe "sát sườn" hơn.
-Qua đó cũng phân biệt được dễ dàng CNTB và CNXH (CNCS). Kinh tế của CNTB là trực tiếp cho làm giàu tư nhân rồi mới gián tiếp đến xã hội. Còn kinh tế của CNXH chân chính là trực tiếp cho giàu mạnh xã hội, từ đó mà gián tiếp đến tư nhân.
-Từ đây mà thấy một đất nước theo chế độ TBCN không hẳn đã xấu và một đất nước theo chế độ CS không hẳn đã tốt!
-Có điều giãn cách giàu - nghèo càng xa, càng tư bản chủ nghĩa! 
-Vì "nền kinh tế hàng hóa - thị trường theo định hướng XHCN" thực chất là nền kinh tế hàng hóa - thị trường vì dân giàu nước mạnh nên nó phải phát triển tích cực và hài hòa theo hướng tạo lập một xã hội ngày càng "công bằng, bác ái, dân chủ, văn minh", chứ  không phải thấy nó phát triển bành trướng mù quáng là tưởng tốt!
------------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Sự nham hiểm của Trung Quốc trong dự án đường sắt Cát Linh Hà - Đông

Sóc Trăng lắp camera tại nhà 16 cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Tỉnh ủy Sóc Trăng lắp camera an ninh tại nhà riêng của tất cả cán bộ trong Ban Thường vụ với kinh phí dự kiến gần 1 tỷ đồng.
Ngày 27/9, lãnh đạo Tỉnh ủy Sóc Trăng xác nhận đang triển khai kế hoạch lắp camera an ninh tại nhà riêng của những cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban này có 16 người và cán bộ nhà xa nhất là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu (ở An Giang).
Soc Trang lap camera tai nha 16 can bo Ban Thuong vu Tinh uy hinh anh 1
Camera lắp đặt trước nhà của một cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng. Ảnh: Nhật Tân.
Năm tháng trước, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum ký quyết định về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh tại nhà riêng của các cán bộ trong Ban Thường vụ theo tờ trình của Văn phòng Tỉnh ủy. Kinh phí thực hiện dự án gần 982 triệu đồng được lấy từ nguồn dự phòng ngân sách đảng cho Văn phòng Tỉnh ủy.
Ông Huỳnh Văn Sum cho biết việc lắp đặt camera đã thực hiện từ 2-3 tháng trước. Dự toán kinh phí gần 1 tỷ đồng vì ngoài camera còn có màn hình, đầu thu... Tất cả đều được thẩm định giá.
Theo đại tá Nguyễn Minh Ngọc, Phó giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng, đơn vị này từng kiến nghị cấp trên lắp camera tại trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước và cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy vì đây là mục tiêu bảo vệ của cơ quan công an.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông 'lỗ vẫn cố làm', Bộ Giao thông vận tải nói gì?

1 Thanh Niên Online
Nói về việc đường sắt Cát Linh - Hà Đông lỗ vẫn cố làm, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho hay với các dự án giao thông công cộng nếu không được nhà nước hỗ trợ, dự án chắc chắn lỗ, nhà đầu tư sẽ không làm.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa rõ tiến độ hoàn thành
Ngọc Thắng
Chiều nay, 27.9, một trong những nội dung được quan tâm nhất tại buổi họp báo quý 3 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) là các vấn đề liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông như tiến độ cuối cùng, vì sao biết lỗ vẫn làm, như cơ quan kiểm toán đã chỉ ra.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho hay, nếu tính riêng vấn đề hoàn vốn để cho có lãi thì các dự án giao thông công cộng như đường sắt đô thị rất khó. "Đường sắt đô thị cũng không phải ngoại lệ. Vì nếu chỉ xét về tài chính không thôi thì việc hoàn vốn bằng chính dự án là rất khó. Ngay với đường bộ cao tốc, Nhà nước cũng phải hỗ trợ 45-50% và chỉ thu hồi phần vốn của nhà đầu tư. Nếu tính (thu hồi) hết phần của Nhà nước nữa thì không có nhà đầu tư tham gia. Các dự án xe buýt cũng thế, phải có nhà nước hỗ trợ. Và những dự án này phải xét tổng thể đóng góp kinh tế cho cả thành phố, quốc gia. Các dự án thu hồi vốn thì chỉ những dự án có tính thương mại thôi”, ông Đông nói.
Trả lời về tiến độ dự án, ông Đông cho hay, từ khá lâu, Bộ GTVT từng thông tin nhiều lần trước là dự án chỉ còn tồn tại khoảng 1%, đó là công đoạn hoàn chỉnh hệ thống, khắc phục khiếm khuyết, hoàn thiện chỉnh trang. “Hiện nay, hệ thống xây dựng đã cơ bản nghiệm thu. Hệ thống thông tin đã xong, phần mềm bán vé đang khắc phục, hệ thống phòng cháy chữa chay cũng đã lắp đặp, đã có thể thử đơn chiếc, từng đoàn tàu đã chạy. Tồn tại lớn nhất là tập hợp hồ sơ đi kèm, bởi để hoạt động được thì phải thành hệ thống”, ông Đông nói.
Ông Đông cũng cho biết thêm, Bộ GTVT đã phải thuê tư vấn độc lập của Pháp – là một đơn vị có kinh nghiệm đánh giá hệ thống đường sắt thế giới. Đến nay tư vấn độc lập này đã có 6/14 báo cáo và sẽ hồ sơ sẽ tiếp tục được cung cấp tiếp để họ đánh giá tiếp. “Nguyên nhân chậm phần lớn do nhà thầu tập hợp, nếu làm đến đâu lưu đến đấy thì đã không chậm như thế”, ông Đông bày tỏ.
Dù vậy, khi được hỏi về "cột mốc" tiến độ cuối cùng, ông Đông cho biết, Bộ GTVT đã ấn định các mốc chi tiết với nhà thầu, song do “tiến độ đan xen, bị ảnh hưởng từ các khâu thiết kế, giải phóng mặt bằng từ đầu đã kéo dài, chồng lên các phần sau” nên "các mốc đó cần cọ xát thêm". “Chính phủ, bộ không dây dưa. Tinh thần là phải khẩn trương nhất nhưng thực tế nó đan xen nhiều và điều này cũng đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra”, ông Đông nói.

Thành phố Hạ Long sẽ mở rộng diện tích gấp 5 lần hiện tại

0 Thanh Niên Online
Ngày 2.10, thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, địa phương này đang xây dựng đề án sáp nhập thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ, dự kiến hoàn tất trong năm 2019.
Trong năm 2019, thành phố Hạ Long sẽ được mở rộng diện tích gấp 5 lần hiện tại
Ảnh Lã Nghĩa Hiếu
Theo Tỉnh uỷ Quảng Ninh dựa trên Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24.12. 2018 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 653-NQ/QH ngày 12.3.2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định số 702-QĐ/TTg ngày 7.6.2019 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn tới năm 2050, thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo xây dựng Đề án về việc sắp xếp, sáp nhập thành phố Hạ Long và huyện Hoành Bồ.
Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh sẽ nhập toàn bộ 843,54 km2 diện tích tự nhiên và dân số 51.003 người của huyện Hoành Bồ, với toàn bộ 275,58 km2 diện tích tự nhiên và dân số 249.264 người của thành phố Hạ Long. Với việc sáp nhập, thành phố Hạ Long tương lai sẽ rộng gấp 5 lần hiện tại.
Tên gọi của đơn vị hành chính mới là thành phố Hạ Long, với diện tích 1.119,36 km2, quy mô dân số 300.267 người. Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 33 đơn vị cấp xã, bao gồm toàn bộ 20 phường thuộc thành phố Hạ Long, thị trấn Trới và 12 xã thuộc huyện Hoành Bồ. Hệ thống chính trị, thống nhất theo mô hình chung, trên cơ sở sáp nhập các cơ quan cấp huyện có chức năng tương đương của 2 địa phương hiện tại, giữ nguyên tổ chức bộ máy cấp xã.
Sau khi sáp nhập, thành phố Hạ Long sẽ là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Trong tháng 10 này, tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn thiện đề án sáp nhập để trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Tỉnh ủy cho ý kiến trước khi gửi các cơ quan T.Ư phê chuẩn. Dự kiến việc sáp nhập sẽ được hoàn tất trong năm 2019.
Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh, cho biết việc sáp nhập kể trên sẽ mở ra không gian phát triển rộng lớn trong thể thống nhất của một đơn vị hành chính; tăng cường khả năng liên kết vùng và liên vùng. Đặc biệt là khai thác tốt nhất lợi thế tổng thể về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi cho quy hoạch đô thị quanh vịnh Hạ Long - vịnh Cửa Lục; giảm áp lực quỹ đất phát triển cho Hạ Long…







Petrolimex dưới thời ông Bùi Ngọc Bảo làm ăn ra sao?

(Vietnamdaily) - Cựu Chủ tịch Petrolimex Bùi Ngọc Bảo đã có 10 năm trên cương vị cao nhất tại Petrolimex (2007-2018). Vậy dưới thời vị Chủ tịch này, Petrolimex làm ăn ra sao?

Tại kỳ họp 39, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận về dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).
Theo đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Petrolimex đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tập đoàn có nhiều vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác cán bộ; trong quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản; hoạt động kinh doanh xăng dầu; cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và thực hiện một số dự án đầu tư xây dựng, gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước.
Ông Bùi Ngọc Bảo, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn.
Các ông: Trần Văn Thịnh, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên ủy viên HĐQT, nguyên Tổng giám đốc; Trần Minh Hải, Phó bí thư thường trực Đảng ủy; Nguyễn Thanh Sơn, ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, ủy viên HĐQT; Nguyễn Quang Tuấn, nguyên đảng ủy viên, nguyên Bí thư chi bộ, nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty Petrolimex Singapore cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Dưới thời vị Chủ tịch này, Petrolimex làm ăn ra sao? Ông Bảo gia nhập Petrolimex vào tháng 11/1995 với chức danh Phó tổng giám đốc, rồi lên Tổng giám đốc vào tháng 1/2005.
Tháng 10/2007, ông Bảo chính thức giữ chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc của Petrolimex. Tháng 11/2011, ông Bảo chỉ còn giữ chức Chủ tịch cho đến tháng 5/2018.
Như vậy, ông Bảo đã có 10 năm trên cương vị cao nhất tại Petrolimex (2007-2018). Vậy dưới thời vị Chủ tịch này, Petrolimex làm ăn ra sao?
Petrolimex duoi thoi ong Bui Ngoc Bao lam an ra sao?
 Các chỉ số lợi nhuận của Petrolimex những năm qua (tỷ đồng)
Petrolimex chỉ công bố báo cáo tài chính phổ biến từ giai đoạn 2011 trở lại đây. Theo đó, ngay trong năm 2011, Petrolimex đã lỗ khủng hơn 1.900 tỷ đồng do ảnh hưởng từ lỗ hoạt động tài chính hơn 2.500 tỷ đồng.
Theo Kiểm toán Nhà nước khi đó, sở dĩ Petrolimex lỗ lớn từ hoạt động tài chính do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ tăng cao đột biến. Tiếp đến là giá bán lẻ nhiều giai đoạn thấp hơn giá cơ sở do liên bộ Công thương-Tài chính thực hiện các biện pháp bình ổn giá xăng dầu.
Nguyên nhân khác là do chi phí kinh doanh tăng do các yếu tố tiền thuê đất, tiền lương, chi phí vận chuyển tăng và một số nguyên nhân khác.
Năm 2009 và năm 2010, kiểm toán Nhà nước không thực hiện kiểm toán tại Petrolimex. Song theo báo cáo của doanh nghiệp này, năm 2009 họ lãi 2.660 tỷ đồng và năm 2010 lỗ 172 tỷ đồng.
Tiếp đến năm 2014, Petrolimex tiếp tục báo lỗ 365 tỷ đồng. Riêng trong quý 4 của năm này đã ngốn tới 1.145 tỷ đồng lỗ ròng. Theo giải trình của phó tổng Petrolimex khi đó vẫn là do giá xăng dầu giảm sâu, tốc độ quá nhanh và đột ngột là nguyên nhân chính. Thứ hai là do ảnh hưởng của Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Petrolimex duoi thoi ong Bui Ngoc Bao lam an ra sao?-Hinh-2
Còn gần đây nhất, tại thời điểm cuối tháng 6/2019, Petrolimex có tổng nguồn vốn 57.787 tỷ đồng.
Trong đó nợ ngắn hạn chiếm tới 33.543 tỷ đồng và nợ dài hạn là 1.694 tỷ đồng.
Gánh nặng của Petrolimex chính là vay nợ tài chính ngắn hạn tới 11.951 tỷ đồng, do đó hàng quý, Tập đoàn này phải trả tới hàng trăm tỷ đồng cho chi phí lãi vay, riêng quý 2/2019 là 239 tỷ đồng.
Tính cả năm 2018, chi phí lãi vay ngốn tới 864 tỷ đồng của Petrolimex.
Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu PLX ghi nhận mức giảm 1.95% trong vòng 1 tuần vừa qua, xuống mức 60.400 đồng/cổ phiếu vào 10h44 phút sáng 01/10.
Hiện cổ đông lớn nhất của Petrolimex chính là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước với 84,71%, tương ứng hơn 981 triệu cổ phần. Ngoài ra còn có Công ty TNHH Tư vấn và Holdings JX Nippon Oil & Enegry Việt Nam với tỷ lệ 8,93%.
Nói thế để thấy rằng, do lượng cổ phiếu lưu hành không nhiều nên dường như thông tin vi phạm của cựu Chủ tịch Bùi Ngọc Bảo và các lãnh đạo khác không ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu PLX trên sàn chứng khoán.
Minh An

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét