Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 313

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nikolai Kuznetsov - Huyền thoại bất tử của Tình báo Quân sự Xô viết
Nikolay Kuznesov được nhắc đến như là một trong những Huyền thọai bất tử của Tình báo Quân sự xô viết. trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Xô Viết. Ông là đại diện đầu tiên của lực lượng tình báo Hồng Quân được đoàn xô viết tối cao phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Theo hồi ức của những người từng biết và từng chiến đấu bên cạnh Kuznesov, thì ông là người luôn có khuynh hướng chọn lựa sự mạo hiểm trong hành động. Có điều “những cuộc phiêu lưu” của Kuznesov hiếm khi gặp phải thất bại. Ngoài việc tiếp cận khai thác được những thông tin tình báo vô giá trong giới chỉ huy quân sự của Đối phương, Kuznesov còn trực tiếp tiêu diệt nhiều quan chức cao cấp trong quân đội phát xít Đức…

Bê bối CIA dùng Crypto AG để nghe lén đồng minh, kẻ thù

  • 16 tháng 2 2020

Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image captionA Swiss soldier stands in front of a Swiss flag Crypto AG là công ty Thụy Sĩ

Bê bối Crypto AG vừa bị tiết lộ đã gây sốc và giận dữ ở Thụy Sĩ và các nước khác.
Tình báo Mỹ: Huawei được an ninh nhà nước TQ tài trợ
Huawei: Anh ra giải pháp ‘dung hòa sức ép Mỹ - Trung Quốc’
Hóa ra suốt nhiều thập niên giai đoạn Chiến tranh Lạnh, tình báo Mỹ và Đức đã dùng thiết bị mã hóa của công ty này để theo dõi các nước.
Từ Chiến tranh Lạnh tới tận thập niên 2000, Crypto AG đã bán hàng cho hơn 120 chính phủ.
Các máy này được mã hóa. Nhưng các tiết lộ đồng trời tuần này cho hay CIA và tình báo BND của Tây Đức đã phá mã và chặn hàng ngàn tin gửi đi.
Trong quá khứ, đây là tin đồn, nhưng bây giờ thì tất cả đều đã biết.
Đó là nhờ điều tra vừa đăng của báo Mỹ Washington Post.
Họ xây dựng trên các bài cũ trước đây của Baltimore Sun, nhưng nay nhờ có thêm tài liệu mới, họ cho hay cùng với Tây Đức, Mỹ đã kiểm soát Crypto AG sau Thế chiến Hai.
Trong Chiến tranh Lạnh, khối cộng sản không dùng máy của Crypto AG.


Image captionSwiss company Crypto made CX-52 encryption machines Một máy mã hóa của Crypto
Nhưng nhờ việc kiểm soát Crypto AG, Mỹ đã tiếp cận được hoạt động của nhiều đồng minh, như hoạt động đàn áp phe cánh tả của các chính quyền độc đoán châu Mỹ Latin khi đó.
Nhiều nước châu Á thời đó cũng mua máy của Crypto AG, như Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật, Pakistan, Malaysia, Indonesia.
Điều tra của Washington Post nói cả Việt Nam cũng mua - tuy không nói rõ đây là Bắc Việt hay Việt Nam Cộng Hòa.
Điều tra không nói rõ liệu nhờ Crypto AG mà CIA có thể nghe lén hoạt động chính trị tại Sài Gòn trước 1975 hay không.
Thời thống trị của Crypto AG đã đi qua, sau khi công nghệ thay đổi gần đây, với việc dùng app trên điện thoại để liên lạc.
Nhưng các tiết lộ mới nhất cho thấy Mỹ đã theo dõi các đồng minh và kẻ thù như thế nào.
Các tiết lộ cũng đặt nghi vấn về chính sách của Mỹ hiện nay với công ty Trung Quốc Huawei.
Như một bài của trang Wired hôm 11/2 viết: "Cộng đồng tình báo sợ Huawei vì một nguyên do căn bản: Trung Quốc sẽ tận dụng mọi lợi thế họ có, giống như Mỹ từng làm trong quá khứ."
"Khi nói về thiết bị trong trung tâm các mạng không dây của Mỹ, bạn có thể hiểu lo ngại căn bản của chính phủ Mỹ về Huawei. Đặc biệt khi Mỹ cũng có lịch sử về đặt cửa sau vào công nghệ toàn thế giới," bài của Wired viết.
Những tiết lộ mới nhất cho biết Mỹ chuyển các tin nhắn nghe lén về kế hoạch của Argentina cho Anh biết khi xảy ra chiến tranh đảo Falklands, vì Argentina dùng máy của Crypto.
Năm 1970, CIA và BND của Đức đã cùng mua lại Crypto.
Nhưng sau này, sợ bị phát hiện, BND bán cổ phần công ty lại cho Mỹ đầu thập niên 1990.
Theo tờ Washington Post, CIA tiếp tục kiểm soát Crypto cho tới 2018, rồi mới bán lại cho hai công ty tư nhân.
An toàn của thiết bị Crypto bắt đầu gây nghi ngờ khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan tuyên bố Mỹ nghe trộm được giới chức Libya liên quan vụ Libya đánh bom hộp đêm La Belle ở Tây Berlin năm 1986.
Năm 1995, báo Baltimore Sun lần đầu công bố điều tra về tình báo Mỹ và Crypto.
Nhưng kỳ lạ là Iran vẫn tiếp tục mua thiết bị Crypto cho tới nhiều năm sau đó.

Lịch sử công ty Crypto AG

Boris Hagelin, một nhà sáng chế Thụy Điển gốc Nga, tạo ra máy mã hóa Crypto sau khi ông chạy sang Mỹ, khi Đức chiếm Na Uy thập niên 1940.
Máy này cung cấp cho khoảng 140.000 lính Mỹ sử dụng.
Khi Thế chiến Hai chấm dứt, Hagelin sang Thụy Sĩ sống.
Mỹ thuyết phục Hagelin chỉ bán các máy tốt nhất cho những quốc gia được Mỹ chuẩn thuận.
Các máy cũ hơn, mà CIA biết cách thâm nhập, được bán cho các quốc gia còn lại.
Nhưng năm 1970, tình báo Mỹ và Đức mua lại Crypto và kiểm soát hầu hết hoạt động, gồm cả thuê nhân viên, thiết kế và bán hàng.

Mỹ: Huawei được tình báo và an ninh nhà nước TQ hậu thuẫn

  • 20 tháng 4 2019

Bản quyền hình ảnh Huawei Logo
Image captionHuawei Huawei có tham vọng lớn dẫn đầu toàn cầu về công nghệ viễn thông 5G

Tình báo Hoa Kỳ đã cáo buộc hãng Huawei Technologies được an ninh nhà nước Trung Quốc tài trợ, báo Anh, tờ The Times cho biết hôm 20/4/2019, thêm vào danh sách các cáo buộc mà công ty công nghệ của Trung Quốc phải đối mặt ở phương Tây.
CIA cáo buộc Huawei đã nhận được tài trợ từ Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và một chi nhánh thứ ba của mạng lưới tình báo nhà nước Trung Quốc, tờ báo Anh đưa tin và dẫn nguồn tin.
Đầu năm nay, tình báo Hoa Kỳ đã chia sẻ cáo buộc của mình với các thành viên khác trong nhóm chia sẻ thông tin tình báo gồm năm quốc gia, gọi là nhóm Five Eyes (Ngũ Nhãn), bao gồm Anh, Úc, Canada và New Zealand, hãng Reuters cho hay.
Huawei có thể bị cấm ở khu chính phủ Anh
Huawei phải tháo thiết bị khỏi hệ thống CCTV của Pakistan
Tại sao Châu Á vẫn chưa thôi Huawei?
'Những rủi ro dài hạn' từ Huawei đối với viễn thông Anh
Huawei bác bỏ các cáo buộc trong một tuyên bố được trích dẫn bởi tờ báo Anh.
"Huawei không bình luận về những cáo buộc vô căn cứ, không có bất cứ bằng chứng nào và đến từ các nguồn nặc danh", đại diện của Huawei nói với The Times.
Theo Reuters, hãng Huawei, CIA và Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời ngay lập tức các yêu cầu về đưa ra bình luận.
Cáo buộc được đưa ra tại thời điểm căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh và giữa những lo ngại ở Hoa Kỳ rằng thiết bị Huawei có thể được sử dụng để làm gián điệp. Hãng này đã nói rằng những lo ngại là không có cơ sở.
Các nhà chức trách ở Hoa Kỳ đang thăm dò Huawei vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt.
Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của Huawei và là con gái của người sáng lập Nhậm Chính Phi, đã bị bắt ở Canada vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Hoa Kỳ về tội gian lận ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
'Phủ nhận sai trái'


Bản quyền hình ảnh EPA
Image captionBà Mạnh Vãn Chu Bà Mạnh Vãn Chu là giám đốc tài chính của Huawei, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ nhì thế giới
Bà Mạnh phủ nhận hành vi sai trái và cha bà trước đó nói rằng vụ bắt giữ có động cơ chính trị.
Laptop của Huawei gây 'lo ngại về bảo mật'
Đại học hàng đầu Mỹ MIT cắt quan hệ với Huawei, ZTE
Huawei và cuộc tấn công mạng 'bí hiểm' ở châu Phi
Huawei quảng cáo trên báo Mỹ để cải thiện hình ảnh
Giữa những cáo buộc như vậy, các tổ chức giáo dục hàng đầu ở phương Tây gần đây đã cắt đứt quan hệ với Huawei để tránh mất tiền tài trợ của liên bang.
Một công ty công nghệ khác của Trung Quốc là ZTE, cũng là trung tâm của những tranh cãi tương tự ở Hoa Kỳ.
Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã buộc ZTE ngừng hầu hết các hoạt động kinh doanh từ tháng Tư đến tháng Bảy năm ngoái sau khi các quan chức của Bộ Thương mại cho biết ZTE đã vi phạm hiệp ước và bị bắt quả tang vận chuyển trái phép hàng hóa có nguồn gốc từ Hoa Kỳ đến Iran và Bắc Triều Tiên. Các lệnh trừng phạt đã được dỡ bỏ sau khi ZTE trả 1,4 tỷ đô la tiền phạt.
Đầu tuần này hãng tin Anh Reuters cũng đưa tin rằng Hoa Kỳ sẽ thúc đẩy các đồng minh tại một cuộc họp ở Prague vào tháng 5/2019 để áp dụng các biện pháp chính sách và an ninh chung mà sẽ khiến Huawei gặp khó khăn hơn trong việc thống trị mạng viễn thông 5G.


Image caption CCTV cabinet Các thẻ wifi của Huawei được đặt đằng sau các thiết bị khác trong hộp kỹ thuật ở Pakistan
Trong một tin tức liên quan, hôm 20/4/2019, báo Úc The Weekend Australian trên một bài báo có tựa đề "Mỹ nói Huawei được cơ quan gián điệp TQ tài trợ" cho hay:
"Tại Úc, hãng viễn thông hàng đầu TPG đã dừng xây dựng việc triển khai mạng di động vào tháng 01/2019, do chính phủ liên bang cấm sử dụng Huawei và các thiết bị 5G khác của Trung Quốc."
Gần đây, Huawei đã phải tháo gỡ các thẻ phát tín hiệu wifi khỏi các hộp kỹ thuật thuộc hệ thống camera theo dõi an ninh (CCTV) đặt tại Pakistan sau khi bị nhân viên dự án này phát hiện.
Cơ quan quản lý an toàn thành phố Punjab (Punjab Safe City Authority - viết tắt là PSCA) nói với chương trình Panorama của BBC rằng họ đã yêu cầu Huawei phải tháo gỡ các module cài từ hồi 2017 "do có thể bị sử dụng sai mục đích".


Alexander Korotkov - “Ông vua” của các điệp viên

Hồng Sơn |


Alexander Korotkov - “Ông vua” của các điệp viên

Vào những thời khắc khó khăn nhất của đất nước, khi các điệp viên hiếm khi được phong quân hàm cao, ông đã là một vị tướng. Ông cũng là người thông báo trực tiếp từ trung tâm đầu não của Đức phát xít về kế hoạch tấn công Liên Xô của Hitler.

Dù đã phải trải qua nhiều thăng trầm với những lần bị vu khống, nhưng ông đã vinh dự được tặng huân chương Cờ đỏ cao quý tới… 6 lần. Ông chính là Alexander Korotkov, người được mệnh danh là “ông vua” của các điệp viên
Những khóa học sinh tồn
Alexander Korotkov sinh ngày 22/11/1909 tại Moscow. Do gia đình lâm vào cảnh bần cùng sau nội chiến, Korotkov ngay từ nhỏ đã bị gửi vào trại trẻ mồ côi.
Bất chấp những khó khăn như vậy, cậu vẫn tốt nghiệp phổ thông, thậm chí còn mơ ước thi vào khoa vật lý của Trường đại học Tổng hợp Moscow. Tuy nhiên, hoàn cảnh đã bắt cậu phải trở thành học trò của một người thợ điện.
Vừa đi làm, Korotkov vừa tham gia chơi bóng đá và quần vợt tại Hội thể thao Dinamo, làm bạn tập với những cán bộ an ninh nổi tiếng tại đây.
Như một sự tình cờ của số phận, vào một ngày mùa thu năm 1928, Veniamin Gerson – trợ lý của Chủ tịch Tổng cục Chính trị đặc biệt (OGPU) thuộc NKVD, cơ quan tiền thân của KGB – đã đề nghị Korotkov vào làm việc tại cơ quan an ninh quốc gia. Thế là Korotkov trở thành nhân viên về điện cơ tại Ban Kinh tế của OGPU.
Alexander Korotkov - “Ông vua” của các điệp viên - Ảnh 1.
Alexander Korotkov.
Vào thời kỳ đó, tấm bằng phổ thông vẫn được coi là có học thức tương đối cao. Chỉ một năm sau, người thợ điện cơ thu hút được sự chú ý của giới lãnh đạo cơ quan an ninh này.
Anh được nhận vào làm thư ký tại Ban Nước ngoài, một bộ phận uy tín nhất của OGPU, khi đó đang đảm trách hoạt động tình báo đối ngoại. Đến năm 1930, Korotkov chính thức được lựa chọn đào tạo chuẩn bị cho hoạt động tình báo tại nước ngoài.
Điệp viên học việc phải cùng lúc học đến hai thứ tiếng là Đức và Pháp. Song song với kỹ năng nghe nói ngoại ngữ, Korotkov còn được hướng dẫn nhiều chi tiết cụ thể về văn hóa của hai quốc gia này để không thể bị lộ khi vào vai các công dân bản địa.
Ngoài ra, ông tất nhiên còn được học về các kỹ năng hoạt động tình báo: cách cắt đuôi khi bị theo dõi, khả năng chuyển đổi các phương tiện vận tải chỉ trong chớp mắt, cách sử dụng rạp chiếu bóng và thư viện làm địa điểm chuyển nhận tài liệu…
Sau khi tốt nghiệp các lớp được giới điệp viên mệnh danh là “những khóa học sinh tồn”, Krotkov được bố trí vào bộ phận tình báo bí mật, trước khi có chuyến công tác đầu tiên tới Paris vào năm 1933. Để có thể tới được thủ đô nước Pháp, Korotkov đã phải có thời gian hợp thức trung gian tại Áo.
Ông còn tham gia thêm vào khóa học 3 tháng về tiếng Đức tại Đại học Tổng hợp Vienna. Sau đó, với hộ chiếu công dân Áo mang tên Grizmek Roschenetzcky, Korotkov đặt chân tới Paris, ghi tên vào học khóa đầu tiên của Trường Kỹ thuật vô tuyến điện. Từ thời điểm này, Korotkov với mật danh “Long” đã hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của điệp viên Lev Feldbin.
Tại Paris, “Long” đã tuyển mộ được một nhân viên của Vụ số 2 (Phụ trách về tình báo và phản gián quân sự) của Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp. Korotkov còn tham gia vào chiến dịch tiêu diệt Agabekov, một điệp viên Xôviết đã phản bội chạy sang phương Tây, khi đó đang tham gia trực tiếp vào các kế hoạch nhằm lật đổ chính quyền Xôviết.
Hoạt động tích cực của điệp viên “Long” đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cơ quan phản gián Pháp, khiến ông vào cuối năm 1935 buộc phải quay trở lại Moscow.
Đến tháng Giêng năm 1936, Korotkov lại được điều sang hoạt động tại Đức, tham gia vào việc khai thác những mẫu vũ khí hiện đại nhất của quân đội phát xít.
Tháng 12/1937, Korotkov với mật danh mới là “Stepanov” lại được cử sang Pháp tiếp tục hoạt động. Cho đến cuối năm 1938, ông đã tuyển mộ thêm được những nguồn tin có giá trị tại văn phòng tổng thống và các bộ quan trọng chiến lược khác của chính quyền Pháp.
Thăng trầm
Tuy nhiên, Korotkov đã gặp phải rắc rối ngay lần trở về Moscow đó. Ông được lệnh lên gặp trực tiếp Lavrentiy Beria, quan chức đứng đầu Cơ quan an ninh Xôviết khi đó và nhận được quyết định bị sa thải với lý do… bị Gestapo (Cơ quan mật vụ Đức phát xít) tuyển mộ.
Cho tới giờ vẫn tồn tại nhiều giả thuyết xung quanh quyết định trên của Beria. Rất có thể Korotkov đã từng được giới thiệu bởi Gerson, người khi đó đã bị tuyên bố là kẻ thù của nhân dân và bị xử bắn.
Cũng không loại trừ việc Korotkov hoạt động tại Paris dưới sự điều hành của điệp viên Feldbin, người đã lo ngại bị thanh trừng nên từ chối về Moscow để chạy sang Mỹ định cư.
Dù sao 3 tấm huy chương Cờ đỏ nhận được trước đó cùng với những nhận xét tốt từ các chỉ huy trực tiếp đã cứu cho Korotkov không bị xử bắn, mà chỉ bị đuổi khỏi cơ quan an ninh.
Alexander Korotkov - “Ông vua” của các điệp viên - Ảnh 2.
Từ trái sang: Marcus Wolf, Erich Mielke – hai nhà lãnh đạo tình báo hàng đầu của CHDC Đức và Korotkov.
Không chấp nhận với phán quyết trên, Korotkov đã có một hành động chưa từng có vào thời điểm đó: Viết một báo cáo gửi trực tiếp cho Beria đề nghị xem xét lại quyết định sa thải của mình.
Với sự ủng hộ của nhiều nhân viên cơ quan tình báo đối ngoại, Korotkov đã được Beria trực tiếp gọi lên nói chuyện, sau đó được khôi phục danh dự cùng với quyết định quay trở lại làm việc.
Thời điểm đầu năm 1939 khi đó, tình báo Xôviết đang trong giai đoạn đặc biệt khó khăn. Các mạng lưới thu thập thông tin ở nước ngoài gần như bị xóa sổ hay đình trệ do bị thanh trừng, nhiều chi nhánh chỉ còn từ 1 tới 2 điệp viên mật.
Trong bối cảnh đó, Trung úy an ninh quốc gia Korotkov với mật danh “Erdberg” được điều sang Tây Âu để khôi phục lại mạng lưới tình báo tại đây. Đến năm 1940, Korotkov đặt chân tới Đức cùng cô vợ Maria Velkovyssky, khi đó cũng là một nữ điệp viên.
Kết quả là hai vợ chồng nhà Korotkov đã thành công trong việc khôi phục lại liên lạc với một loạt các điệp viên giá trị: trong đó có điệp viên mang mật danh Corsican - tên thật là Arvid Harnack, cố vấn trong Bộ Kinh tế của phát xít Đức, điệp viên Starshina – tên thật là Harro Schulze-Boysen, Trung úy không quân, từng phục vụ trong ban 5 siêu bí mật của Bộ Tổng tham mưu Đức, ngay bên cạnh Hermann Goring.
Korotkov đã cung cấp cho cả hai những chiếc máy vô tuyến điện để họ có thể trực tiếp gửi thông tin về Moscow. Về sau, cả hai điệp viên quí giá trên đều là những lãnh đạo của phong trào chống phát xít bí mật “Kapella đỏ” hoạt động tại một loạt các quốc gia bị Hitler chiếm đóng.
Ngày 17/6/1941, trụ sở Cơ quan tình báo Xôviết tại Moscow nhận được một bức điện đặc biệt từ Korotkov, có nội dung tổng hợp trên cơ sở những thông tin do Corsican và Starshina cung cấp: “Tất cả những hành động chuẩn bị về quân sự của Đức nhằm tấn công vũ trang chống Liên Xô đã hoàn tất, và đòn tấn công có thể được triển khai bất cứ thời điểm nào”.
Tiếp tục những chiến công
Đến cuối năm 1941, nỗ lực tham gia trực tiếp của Korotkov đã giúp thành lập một trường tình báo đặc biệt chuyên đào tạo các điệp viên bí mật để tung vào hậu phương của quân Đức.
Trong thời gian này, ông vừa trực tiếp tham gia giảng dạy, vừa tiếp tục những hoạt động nghiệp vụ để khai thác thông tin. Không hiếm khi, Korotkov còn phải trực tiếp ra mặt trận. Thậm chí ông còn giả dạng một trung úy phát xít bị bắt để thâm nhập vào trại giam tù binh Đức, nhờ đó đã khai thác được nhiều thông tin có giá trị.
Alexander Korotkov - “Ông vua” của các điệp viên - Ảnh 3.
Vợ chồng Korotkov trong một chuyến công tác nước ngoài.
Tháng 11/1943, Korotkov được điều tới Tehran để tham gia vào công tác đảm bảo an ninh, ngăn chặn âm mưu ám sát của Hitler trong cuộc gặp thượng đỉnh các nguyên thủ Stalin-Roosevelt-Churchill của phe Đồng minh.
Cũng trong năm này, ông có mặt tại Afghanistan để phối hợp với người Anh xóa sổ một mạng lưới tình báo của phát xít Đức, khi đó đang âm mưu tổ chức đảo chính nhằm dựng lên một chính quyền thân phát xít tại đây, qua đó đưa nước này tham gia vào cuộc chiến chống Liên Xô.
Năm 1946, Korotkov được bổ nhiệm làm Phó chỉ huy Cơ quan tình báo đối ngoại, đồng thời đứng đầu Cục đào tạo điệp viên mật. Cũng trên cương vị này, ông đã ra lệnh ngừng điều tra đối với chỉ huy cũ Feldbin, người đã chạy sang Mỹ do lo ngại bị thanh trừng, nhưng tuyệt nhiên không khai báo gì gây bất lợi cho tình báo Xôviết.
Đến năm 1957, Thiếu tướng Korotkov trở thành đại diện toàn quyền của KGB tại Bộ An ninh quốc gia CHDC Đức. Vào thời điểm này, Cơ quan tình báo Tây Đức BND lợi dụng việc mua đồ gỗ cho cơ quan đại diện đã tìm cách cài thiết bị nghe trộm vào văn phòng của Korotkov.
Âm mưu này đã được phát hiện nhờ Heinz Felfe, một điệp viên đặc biệt giá trị, khi đó đang điều hành một bộ phận trong cơ quan phản gián của BND.
Nhờ mối quan hệ thân cận của Korotkov với Felfe, KGB trong suốt 3 năm liền đã lợi dụng thiết bị nghe trộm trên để cung cấp cho BND và các cơ quan mật vụ NATO nhiều thông tin giả. Nguồn tin Heinz Felfe trong BND về sau được đánh giá có ý nghĩa quan trọng chẳng khác gì Kim Philby trong cơ quan tình báo của Anh.
Cái chết bất ngờ
Tháng 6/1961, khoảng 2 tháng rưỡi trước khi bức tường Berlin được xây dựng, Korotkov được triệu tập về Moscow tham dự một cuộc họp của Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Liên Xô, trong đó ông phải có báo cáo đánh giá về tình hình tại CHDC Đức.
Sau cuộc họp, Korotkov cùng bạn bè đi chơi quần vợt. Ông bất ngờ cảm thấy đau nhói ở vùng ngực, sau đó bị ngất đi. Bác sĩ có mặt ngay sau đó đã xác nhận, Korotkov đã chết vì đột quỵ Vào thời điểm đó, vị tướng tài ba của tình báo Xôviết chỉ chưa đầy 52 tuổi.
Tuy nhiên, tên tuổi của vị thiếu tướng tình báo được đồng nghiệp mệnh danh là “Ông Vua” của các điệp viên chỉ được công chúng biết đến rộng rãi vào năm 1997. Đó là chưa kể còn rất nhiều chiến dịch khác do ông tham gia hiện vẫn chưa được giải mật theo qui định.
Tài năng của Korotkov đã nhận được sự đánh giá rất cao của đồng nghiệp cùng với hàng loạt những phần thưởng của nhà nước.
Cụ thể là nhờ những công lao trong việc bảo đảm an ninh quốc gia, Korotkov đã được tặng thưởng Huân chương Lênin, 6 Huân chương Cờ đỏ, Huân chương Chiến tranh vệ quốc hạng Nhất, cùng rất nhiều huy chương và phần thưởng của nhiều quốc gia khác. Alexander Korotkov được chôn cất tại nghĩa trang Novodevich ở Moscow.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét