CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 314
(ĐC sưu tầm trên NET)
Theo Zing.vn

Cuộc trở cờ ngoạn mục nhất Lịch sử ngành Tình báo
Tình báo Iran - Bí ẩn đối thủ đáng gờm của giới mật vụ quốc tế
19/02/2020
06:37
GMT+7
Những năm gần đây, do nằm ở trung tâm của các vấn đề “nóng” của Trung Đông, Iran đang ưu tiên phát triển tình báo, coi đây là lực lượng quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia.
Được
thành lập năm 1984, Bộ Tình báo Iran là một trong những đối thủ đáng
gờm của nhiều cơ quan tình báo thế giới, nhất là ở khu vực Trung Đông.
Luật nước Cộng hoà Hồi giáo Iran quy định: Bộ trưởng Tình báo, các thành
viên Hội đồng Chuyên gia và Hội đồng Bảo vệ của Bộ phải là giáo sĩ. Mọi
hoạt động của tình báo phải nằm dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Giáo sĩ.
Một
trong những sở trường của tình báo Iran là phái khiển điệp viên dưới
các bình phong khác nhau xâm nhập vào các nước đối tượng. Trong đó, chú
trọng sử dụng các cơ quan ngoại giao như một trung tâm thu thập tin tức
tình báo và chuẩn bị các chiến dịch hành động tình báo...
![]() |
Biểu tượng cơ quan tình báo Iran. Ảnh: Wikipedia |
Hiện
nay, tình báo Iran có hàng trăm công ty tại nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có những công ty hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền
với lợi nhuận hàng năm đạt nhiều triệu USD.
Các sĩ
quan tình báo Iran được huấn luyện rất kĩ lưỡng, có khả năng hoạt động
độc lập, hiệu quả ở nước ngoài. Trước khi phái khiển ra nước ngoài, họ
được tuyển chọn vào làm việc cho các cơ quan an ninh khác ở trong nước,
với nhiệm vụ trấn áp, ám sát những người chống đối Nhà nước Iran, thu
thập các tin tức tình báo cần...
Ngoài ra, tình báo
Iran còn phối hợp với các đơn vị đặc nhiệm của Lực lượng Vệ binh Cách
mạng Hồi giáo, Dân quân Basij và một số tổ chức Hồi giáo dòng Shiite ở
Lebanon có nhiều kinh nghiệm đấu tranh tình báo với Israel.
So
với các nước trong khu vực Trung Đông thì tình báo Iran được đánh giá
là “không có đối thủ”, cả về tính chuyên nghiệp lẫn năng lực chuyên môn.
Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, tình báo Iran đã triển khai được
các mạng lưới điệp viên hoạt động sâu rộng và rất hiệu quả ở các vùng
Trung Đông, Trung Á và Đông Nam Á.
Tuy nhiên, khi hoạt
động ở phương Tây thì các điệp viên Iran lại gặp khó khăn và rất dễ bị
tình báo phương Tây phát hiện. Mặc dù tình báo Iran thường sắp xếp các
cuộc hẹn với điệp viên tại các địa điểm ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Athen
(Hy Lạp) và Beirut (Lebanon), nhưng các điệp viên thường bị bắt ngay tại
các sân bay ở Tây Âu khi họ trên đường đi đến điểm hẹn, hoặc cũng có
khi bị tình báo Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ… bắt trước khi đến điểm hẹn.
Giới
tình báo phương Tây cho rằng, sở dĩ các điệp viên tình báo Iran hoạt
động không hiệu quả ở phương Tây chủ yếu là do vấn đề bất đồng ngôn ngữ,
do không có kiến thức đầy đủ về các tập quán văn hoá và hầu như không
có quan hệ nào với các cơ quan tình báo phương Tây.
Trong
các cuộc đối đầu giữa tình báo Iran với tình báo phương Tây, thì cuộc
chiến giữa tình báo Iran với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) được cho
là phức tạp và gay cấn nhất.
Từ đầu thập niên 1980,
tình báo Mỹ đã tiến hành các hoạt động tình báo trên lãnh thổ Iran, chủ
yếu tập trung vào việc tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện điệp viên trong
các cơ quan công quyền trọng yếu, quân đội, và xây dựng các quan hệ xã
hội để từ đó thu thập tin tức tình báo. Các điệp viên này thường duy trì
mối quan hệ truyền thống với cơ quan chủ quản là CIA, chịu sự quản lý,
chỉ đạo trực tiếp bởi các chi nhánh của CIA ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Đức…
Tình
báo phương Tây từng bị bất ngờ khi Bộ Tình báo Iran nhiều lần tiết lộ
những thông tin chi tiết về các chiến dịch theo dõi và đánh sập các mạng
lưới tình báo Mỹ trong không quân, bộ binh, các cơ quan công quyền và
khu vực tư nhân ở Iran. Một số điệp viên CIA thậm chí còn biến thành
“điệp viên hai mang” và chính họ đã mớm các thông tin giả mà các cơ quan
tình báo Mỹ không biết…
Điển hình là năm 2007, tình
báo Iran đã phá thành công một mạng lưới gián điệp, chủ yếu là các nhà
khoa học người Mỹ gốc Iran gồm: Tiến sĩ Halli Efandia (phụ trách Chương
trình Trung Đông tại Trung tâm Học thuật Wilson Worrow), Tiến sĩ Kial
Tabad (chuyên gia kế hoạch đô thị thuộc Dự án phát triển của Ngân hàng
Thế giới), Pana Agima (phóng viên đài Farda), Alli Sakeri (thành viên
sáng lập Trung tâm Hoà bình Công dân tại Đại học California)...
Tháng
7/2019, Bộ Tình báo Iran thông báo 4 tháng trước đó, họ đã bắt 17 điệp
viên, tất cả đều mang quốc tịch Iran làm việc cho CIA.
Tuy
nhiên, đối thủ đáng gờm nhất hiện nay của tình báo Iran chính là các cơ
quan tình báo Israel – một lực lượng có tổ chức tinh vi, chặt chẽ, kỷ
luật, có nhiều cách thức, khả năng tiến hành hữu hiệu những cuộc chiến
thầm lặng ở trong và ngoài nước. Điều này đang đặt ra những thách thức
to lớn đối với tình báo Iran.
Nguyên PhongHé lộ lý do tan rã của cơ quan tình báo nổi tiếng thế giới
07/01/2020
06:04
GMT+7
Từ cuối thập niên 1980, song song với tiến trình cải tổ, tình báo Liên Xô cũng bị “cải tổ” theo sự kiểm soát và ảnh hưởng của phương Tây.
Các
báo cáo của KGB, sau khi qua “xử lí” bổ sung của trợ lí các cấp, khi
đến bàn làm việc của lãnh đạo cấp cao nhiều khi chỉ còn 15 – 20% giá trị
tin tức. Cuối cùng, ngay cả những báo cáo đó, hoặc những báo cáo khẩn
cấp cũng thường bị rơi vào tình trạng im lặng đáng sợ.
Theo
hồi tưởng của nguyên Chủ tịch KGB V. Kryuchkov, về sau Gorbachov thậm
chí trở nên cáu bẳn mỗi khi nhận được báo cáo của KGB, đến mức ông ta
yêu cầu các trợ lí “đừng chuyển những báo cáo kiểu này cho tôi”.
Không
chỉ bỏ qua những lời cảnh báo về hiểm hoạ đối với quốc gia do cơ quan
tình báo đưa ra, Gorbachov còn thực hiện nhiều nỗ lực để làm tê liệt
hoạt động của cơ quan này. Dưới áp lực của các phong trào “dân chủ”,
Gorbachov đã yêu cầu KGB cũng “cải tổ”, “công khai”, đến mức cho mở hồ
sơ lưu trữ về một loạt các vấn đề tối mật và nhạy cảm liên quan đến an
ninh quốc gia cũng như uy tín quốc tế của Liên Xô.
Về
mặt tổ chức, KGB phải từ bỏ một số chức năng như đấu tranh với các lực
lượng xã hội phản động và chủ nghĩa xi-ô-nít. Về mặt nhân sự, trong KGB
bắt đầu xuất hiện những cán bộ không có chính kiến rõ ràng, không có uy
tín và kinh nghiệm hoạt động.
![]() |
Huy hiệu KGB |
Ngay
sau vụ chính biến không thành ngày 19/8/1991, Đại sứ quán Mỹ tại Liên
Xô trở thành trụ sở không chính thức của các “lực lượng tiến bộ, dân
chủ”. Nhân viên CIA công khai phóng xe trên đường phố Moscow.
Chiến
dịch điên cuồng chống tình báo Liên Xô lên đến đỉnh điểm, với mục tiêu
là bôi nhọ, loại trừ KGB. Người ta kích động đám đông lật đổ bức tượng
F. Dzerzhinsky (người theo chỉ thị của Lenin đã tổ chức ra CHEKA – cơ
quan tiền thân của KGB). Đám đông quá khích và “được đảm bảo” còn gỡ tấm
biển kỉ niệm Yu. Andropov khỏi toà nhà KGB ở Lubyanka.
Trong
khi đó, theo lệnh của Gorbachov, hầu hết chỉ huy KGB ở các địa phương
bị bãi chức mà không tính toán đến lợi ích công việc, thay thế họ chủ
yếu là những người được xem là “thức thời, dân chủ”.
KGB
trung ương không còn thẩm quyền điều hành các cơ quan KGB địa phương.
Thay vào đó, họ phải kí “hiệp định hợp tác” với các nước cộng hoà và chỉ
làm chức năng phối hợp với cấp dưới của mình. Cục Bảo vệ chính trị
chuyên theo dõi các phong trào “dân chủ” bị giải thể.
Các
đơn vị biên phòng, trinh sát điện tử, mật mã và các đơn vị tình báo
hành động bị tách khỏi KGB và “ném” về các bộ, ngành khác nhau. Đến một
nửa tình báo viên đang hoạt động ở nước ngoài vô cớ bị triệu về nước mà
không có người thay thế. Hệ thống cơ sở điệp báo bị xáo trộn, bộc lộ.
Nhiều nhân viên bị sa thải, một số khác bị chuyển sang “kinh tế quốc
dân”, một số nữa bị phân tâm và ngừng làm việc.
Được
sự đồng ý của Gorbachov và Yeltsin, Chủ tịch mới của KGB là Bakatin
thậm chí còn làm hai việc “vô tiền khoáng hậu”: cho phép CIA thiết lập
các cơ sở tình báo của họ ở SNG, trước hết là ở Nga; và chuyển giao cho
CIA sơ đồ hệ thống nghe trộm (của KGB) lắp trong toà nhà Đại sứ quán Mỹ
tại Moscow.
Nhiều năm sau, khi đã thất sủng, ông này
giải thích làm thế là vì quan hệ giữa hai nước đã “bước sang giai đoạn
mới, vì hai nước không còn là kẻ thù của nhau nữa” như thời Chiến tranh
Lạnh.
Sau khi Liên Xô chính thức giải thể, các chuyên
gia CIA dưới vỏ bọc Ủy ban về Pháp luật và an ninh quốc gia thuộc Hiệp
hội Luật gia Mỹ lại tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo dự luật mới
của Nga để kiểm soát hoạt động tình báo và phản gián của Nga.
Đứng
đầu ủy ban là cựu Giám đốc CIA Webster! Tình báo Mỹ – kẻ thù chiến lược
của KGB trong suốt mấy chục năm - cảm thấy thoải mái như ở nhà mình tại
thủ đô nước Nga. Ủy ban này đã tổ chức một cuộc “hội thảo” kéo dài 3
ngày bàn về hoạt động của tình báo và an ninh Nga “thời kì dân chủ”.
Thật
trớ trêu, đại diện hai cơ quan này của nước chủ nhà vì lí do bí mật đã
không được mời đến dự “hội thảo” mà ở đó thực tế số phận của họ được
quyết định.
Kết thúc, hội thảo đưa ra khuyến cáo: hoạt
động của cơ quan phản gián Nga chỉ được đóng khung trong tiến hành
chống tội phạm và khủng bố; SVR và GRU (Tình báo Đối ngoại và Tình báo
Quân sự) phải chấm dứt các hoạt động chống lại tình báo phương Tây và
ngừng việc sử dụng các điệp viên được tuyển mộ từ thời Xô-viết...
KGB
đã bị tàn phá một cách có chủ định, chịu những tổn thất lớn lao và do
đó gây ảnh hưởng tiêu cực trong nhiều năm đối với nền an ninh của Nga.
Rất may là thời gian đã đặt lại mọi thứ đúng vị trí của nó.
Dù
KGB không còn, song hai cơ quan kế thừa nó là SVR và FSB vẫn tiếp tục
truyền thống hào hùng, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia Nga, góp phần
đưa Nga trở lại ngôi vị cường quốc. Tuy nhiên, những sự việc đau buồn
xảy ra với KGB đã gây những tổn hại mà phải nhiều năm nữa ngành tình báo
Nga mới có thể khắc phục được.
Nguyên PhongNhững chiến sĩ tình báo có thật trong lịch sử đã đi vào phim ảnh
05/01/2020
12:17
GMT+7
Việt Trinh từng vào vai nữ chiến sĩ tình báo Bạch Cúc trong bộ phim gây tiếng vang một thời, "Người đẹp Tây Đô".
![]() |
Phim
có những phân cảnh xúc động, lấy nước mắt khán giả. Diễn xuất chân thực
của hai nhân vật chính, Xuân Trường (vai Hai Lâm) và Hoàng Xuân (vai
Maria Nhung), nhận được nhiều lời khen ngợi.
|

Vợ nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín khóc nức nở bên linh cữu chồng
- Ca sỹ Bích Trâm - vợ nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín và con gái khóc nức nở bên linh cữu chồng.
Tình báo đưa Liên Xô thành cường quốc như thế nào?
25/12/2019
06:00
GMT+7
Hoạt động thu thập tin tình báo khoa học – công nghệ (KHCN) được xem là mũi nhọn quan trọng thứ hai (sau tình báo chính trị) của tình báo Liên Xô.
Chính
hoạt động đầy hiệu quả của tình báo KHCN đã góp phần quan trọng đưa
Liên Xô trở thành cường quốc hàng đầu thế giới ở mọi lĩnh vực trong
nhiều thập niên. Theo các tài liệu đã được giải mật, vào thời kì “hưng
thịnh” trong những năm 1980, số lượng cán bộ chuyên trách làm công tác
tình báo KHCN của tất cả các tổ chức tình báo Liên Xô lên đến 100.000
người, 90% trong số đó hoạt động ở hầu hết các nước trên thế giới để săn
tìm tài liệu KHCN và thiết bị kĩ thuật tiên tiến.
Phạm
vi thu thập tình báo KHCN cũng mở rộng không ngừng và bao quát hầu như
mọi lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực mà Liên Xô tụt hậu. Trọng điểm được
hướng vào những kĩ thuật, những công nghệ mũi nhọn có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp sử dụng cho mục đích quân sự, như công nghiệp hàng không
và hàng không vũ trụ, la-de, máy tính điện tử, vệ tinh, khí động học
hàng không, hạt nhân, điện tử, cáp quang, rô-bốt...
![]() |
Phù hiệu KGB. Ảnh: Dhgate |
Chỉ
tính riêng năm 1980, Tình báo KHCN Liên Xô đã thực hiện thành công
1.085 điệp vụ, cung cấp tư liệu và thông tin quan trọng cho 3.396 đề án
khoa học và công trình nghiên cứu/thiết kế/thử nghiệm của đất nước.
Căn
cứ vào mục tiêu nhiệm vụ, căn cứ vào điều kiện, khả năng từng nước mà
công tác thu thập tin tức có sự chú trọng khác nhau. Như, đối với Mỹ,
tập trung thu thập những tư liệu về công nghệ vi điện tử, la-de, máy
tính, năng lượng hạt nhân, công nghiệp hàng không vũ trụ, khai thác dầu
mỏ và khí thiên nhiên v.v...
Đối với Nhật Bản, nặng về
thu thập tư liệu, tài liệu về vật liệu gốm sứ (loại dùng chế tạo xe
tăng, tàu chiến, máy bay thay cho kim loại), điện tử, rô-bốt, cáp quang,
kĩ thuật công trình, gien di truyền...
90% tin tình
báo KHCN quan trọng nhất là do GRU và KGB cung cấp. Riêng KGB hàng năm
tuyển lựa khoảng 100 sinh viên xuất sắc từ các trường đại học, viện khoa
học tự nhiên khắp trong cả nước đưa về đào tạo tại các trường tình báo.
Tại đây, họ được huấn luyện các kĩ năng lựa chọn mục tiêu, cách nhận
biết tài liệu, cách đánh cắp và chuyển tin tức tình báo... Tốt nghiệp,
họ được phân công về Cục Tình báo KHCN (Cục T) công tác.
Cục
T là cục lớn thứ hai của Tổng cục Tình báo Đối ngoại (sau Cục S – Tình
báo Bất hợp pháp), với đội ngũ khoảng 2.000 tình báo viên khoa học công
nghệ chuyên ngành, hoạt động trong và ngoài nước.
Trong
nước, các nhân viên Cục T được cài cắm trong bộ máy của các bộ, ngành
có “dính” đến nước ngoài và liên quan đến khoa học kĩ thuật như Bộ Ngoại
thương, các công ty xuất nhập khẩu, du lịch quốc tế... Ở nước ngoài,
phần lớn các nhân viên tình báo của Cục T hoạt động dưới các bình phong
công khai như các quan chức ngoại giao, cố vấn khoa học, đại diện công
ty... Một bộ phận nhỏ sử dụng giấy tờ giả nhập cảnh bất hợp pháp vào các
nước để hoạt động.
Trong
số những thành công lớn nhất của Cục T trong những năm 1980 phải kể đến
tài liệu về Hệ thống báo động sớm và điều khiển trên không (AWACS) của
Mỹ; thiết kế máy bay ném bom B-1B; tài liệu về loạt máy tính điện tử từ
các mẫu máy tính của IBM; và các sơ đồ vi mạch...
Năm
1982, Cục T thu thập được mẫu một loại máy tính dùng điều khiển máy phay
cao cấp do hãng Toshiba (Nhật Bản) chế tạo. Thành công này giúp Liên Xô
chế tạo được tàu ngầm tiên tiến với độ ồn rất thấp, buộc Mỹ và đồng
minh phải chi 30 tỉ USD để nghiên cứu, chế tạo hệ thống theo dõi nhằm
tạo lập thế cân bằng trong cuộc chiến dưới đáy đại dương.
Cũng
do sử dụng tài liệu Cục T cung cấp mà Liên Xô nâng cao được xác suất
trúng đích của tên lửa bố trí trên mặt đất, buộc NATO phải chi một khoản
ngân sách lên đến 50 tỉ USD để nghiên cứu chế tạo tên lửa MX cơ động
thay cho loại tên lửa cố định trước đây.
Tại các nước
Tây Âu, Cục T đã thu thập được những tài liệu quan trọng về các hệ thống
thông tin vô tuyến điện chiến thuật “Katrin” đang được các nước NATO
nghiên cứu. Các cán bộ Cục T còn sử dụng một nhóm lập trình viên người
Tây Đức thâm nhập vào cơ sở dữ liệu của Lầu Năm góc, thu thập nhiều tài
liệu về hệ thống máy tính công nghiệp quốc phòng và về nhiều công trình
nghiên cứu khoa học.
Trong số các mẫu máy móc, thiết
bị, các hệ thống vi mạch mà cán bộ Cục T thu thập được có đến 44% được
sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng, 28% sử dụng trong các lĩnh vực dân
dụng, còn 28% được sử dụng ngay trong KGB.
Ngay cả khi KGB sắp giải thể, hoạt động thu thập tin tức KHCN của nó vẫn được đẩy mạnh.
Nhìn
chung, hoạt động của Cục T được lãnh đạo KGB đánh giá là có hiệu quả
nhất trong số các cục hoạt động. Leonid Zaitsev, một trong những người
lãnh đạo lâu năm nhất của Cục T thậm chí có lần tuyên bố rằng cục của
ông không chỉ tự trang trải về mặt tài chính, mà còn nuôi sống toàn bộ
cơ cấu các chiến dịch ở nước ngoài của KGB.
Không phải
ngẫu nhiên mà Cục T hoạt động khá độc lập. Ngay tại Học viện Tình báo
Andropov, các học viên thuộc Cục T cũng học riêng với chương trình của
họ. Có thể nói, sức mạnh của quân đội Liên Xô một phần được tạo ra chính
từ các thành công của tình báo KHCN. Người ta cho rằng có đến 150 hệ
thống vũ khí của Liên Xô được chế tạo dựa trên công nghệ đánh thu
thập được của phương Tây.
Nguyên Phong
Nhận xét
Đăng nhận xét