Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 312

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Giải Mật Hồ Sơ Điệp Viên Bí Số N113 TỐNG VĂN TRINH - Người Làm Tê Liệt Nòng Cốt VNCH, MỸ Khiếp Sợ

Loạt bí mật tình báo kịch tính chưa từng được giải mã từ Thế chiến 2

Tờ New York Times có bài viết điểm qua bốn cuốn sách về những câu chuyện tình báo li kì từ Thế chiến 2.

An Impeccable Spy Richard Sorge, Stalin’s Master Agent của Owen Matthews

Nhân vật Richard Sorge sinh năm 1895 trong một gia đình người Đức giàu có ở một khu vực phát triển mạnh về dầu mỏ tại thành phố Baku. Sau chấn thương khi chiến đấu ở Mặt trận phía Đông, ông chấp nhận sự phân công làm việc tại trụ sở của Comitern (Quốc tế Cộng sản) ở Moscow. Từ đó, ông trở thành một trong những điệp viên táo bạo và làm việc hiệu quả nhất trong thế kỷ 20.
Loat bi mat tinh bao kich tinh chua tung duoc giai ma tu The chien 2 hinh anh 1 81BTNgJ1x6L.jpg
Cuốn sách được ra mắt tháng 12/2019. Ảnh: Amazon.
Dấu ấn Sorge để lại cũng là nguồn cảm hứng cho những tác giả như John le Carré và hàng trăm nhà văn khác. Là một đảng viên cộng sản nhiệt thành, Sorge đã tìm cách tiếp cận nhiều bí mật quân sự và chính trị được giữ kín nhất của cả Đức và Nhật Bản khi đóng vai những nhân vật có danh tính được xác định rõ ràng. Những thông tin này đã giúp ngăn chặn thảm họa cho Liên Xô vào năm 1941 và đảm bảo chiến thắng cho Stalin trong Thế chiến 2, nhưng đã dẫn đến vụ hành quyết Sorge trong một nhà tù ở Tokyo vào năm 1944.
Matthews là nhà sử học phương Tây đầu tiên tìm hiểu các tài liệu về Sorge trong kho lưu trữ tình báo của quân đội Liên Xô. Theo đó, Matthews phát hiện ra sự cô đơn và hỗn loạn trong cuộc sống nội tâm của Sorge và mang đến cho độc giả câu chuyện về một trong những gián điệp quan trọng nhất và cũng ít được biết đến nhất của Liên Xô.

The Bells of Hell của Michael Kurland

Lấy bối cảnh vào năm 1938, trước bờ vực Thế chiến 2, tác phẩm trinh thám kinh dị của Kurland đã dạo qua các bến cảng Brooklyn, đến Berlin và đến Washington. Trong câu chuyện này, một người đàn ông Đức đi du lịch tới Mỹ dưới tên giả đã bị chặn lại và bị sát hại bởi những người tự xưng là FBI. Nhân chứng duy nhất là một người đàn ông vô gia cư, người đã đến khai báo với cảnh sát và sau đó bị triệu tập đến Văn phòng tình báo đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Loat bi mat tinh bao kich tinh chua tung duoc giai ma tu The chien 2 hinh anh 2 91EU9kkg23L.jpg
Cuốn sách được ra mắt ngày 3/12/2019. Ảnh: Amazon.
Trong một tình tiết khác, Lady Patricia, vợ của tùy viên văn hóa tại Đại sứ quán Anh, đang ngoại tình với một sĩ quan quân đội Italy để tìm cách mở chiếc két sắt mà anh ta canh gác. Dàn nhân vật cũng bao gồm một thám tử New York khó chịu và một cựu sĩ quan người Anh đang tìm cách nắm bắt các thông tin liên quan đến một số công ty thu âm thuộc sở hữu của người Do Thái trước khi phát xít Đức tìm ra.

Under Occupation của Alan Furst

Tiểu thuyết gián điệp bán chạy nhất của Furst đã xuất sắc trong việc đưa độc giả của mình quay ngược thời gian, đến thời kì diễn ra Thế chiến 2. Ông đã xây dựng một bối cảnh châu Âu kì lạ - khi Paris bị Đức chiếm đóng - để làm nổi bật lên nhân vật Paul Ricard, một anh hùng bất đắc dĩ.
Loat bi mat tinh bao kich tinh chua tung duoc giai ma tu The chien 2 hinh anh 3 61nrLVO3NQL.jpg
Tác phẩm được ra mắt tháng 11/2019. Ảnh: Amazon.
Ricard đã nhìn thấy một người đàn ông bị bắn và giết trên đường phố và có cơ duyên sở hữu bản thiết kế của một ngòi nổ, có thể là một ngư lôi của Đức. Nhiệm vụ của Ricard là tìm kiếm sự giúp đỡ từ quân kháng chiến, vượt qua các tuyến quân địch và đưa văn bản này cho lực lượng Đồng minh trước khi quá muộn.
Sự kịch tính tiếp tục được thể hiện trong nửa sau của cuốn tiểu thuyết, khi Ricard và người bạn đồng hành mới của anh, Leila, bị lôi kéo vào một âm mưu liên quan đến những người lao động Ba Lan, ngư lôi và có thể cả những vũ khí chết người. Dù bối cảnh câu chuyện khắc nghiệt nhưng người đọc vẫn nhìn thấy tia sáng hi vọng từ niềm tin rằng những ngày tốt đẹp hơn cho người dân Paris đang ở phía trước.

Agent of Influence A British Campaign, a Canadian Spy, and the Secret Plot to Bring America Into World War II của Henry Hemming

Một cuộc khảo sát của Gallup vào tháng 6/1940 chứng minh rằng chỉ 8% dân số Mỹ ủng hộ tuyên bố chiến tranh với Đức và đưa quân đội Mỹ đến chiến đấu ở nước ngoài. Cùng tháng đó, một điệp viên gốc Canada tên là Bill Stephenson đã thiết lập cơ sở do thám cho MI6 (cơ quan tình báo Anh) trong một căn hộ áp mái nhìn ra Công viên Trung tâm. Một năm rưỡi sau, trước cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, hơn hai phần ba dân số Mỹ đồng ý rằng đã đến lúc phải tham chiến.
Loat bi mat tinh bao kich tinh chua tung duoc giai ma tu The chien 2 hinh anh 4 3760847A.jpeg
Cuốn sách được xuất bản tháng 10/2019. Ảnh: hamiltonbook.

Sự thay đổi trong thái độ của công chúng không phải là ngẫu nhiên. Như Hemming giải thích trong cuốn sách này, Stephenson đã tổ chức thành công chiến dịch gây ảnh hưởng do nhà nước tài trợ lớn nhất từng diễn ra trên đất Mỹ. Chương trình tuyên truyền này nhằm kêu gọi sự ủng hộ của người Mỹ đối với kế hoạch chiến tranh của Thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill và đối phó với chương trình phát thanh ủng hộ chủ nghĩa cô lập nước Mỹ của phi công Charles Lindbergh. Những nỗ lực của Stephenson đã thành công, chiến thắng những kẻ theo chủ nghĩa cô lập nổi tiếng và thậm chí còn có vai trò dẫn tới việc thành lập một cơ quan tình báo mới của Mỹ.

 

 

 

 

 

Mỹ công bố chiến lược phản gián mới

0 Thanh Niên
Bên cạnh các đối thủ truyền thống như Nga, Trung Quốc, chiến lược phản gián mới của Mỹ cũng ưu tiên đối phó những tổ chức khủng bố và tập đoàn tội phạm
Huy hiệu Trung tâm an ninh và phản gián quốc gia Mỹ
NCSC
Trung tâm an ninh và phản gián quốc gia Mỹ (NCSC) ngày 10.2 đã công bố chiến lược mới nhằm tăng cường bảo vệ Mỹ trước các mối đe dọa từ nước ngoài trong giai đoạn 2020 - 2022, theo Hãng Bloomberg. Được Tổng thống Donald Trump ký ban hành vào tháng 1, chiến lược mới tập trung vào công tác bảo vệ “các cơ sở hạ tầng then chốt của Mỹ trước âm mưu lợi dụng hoặc phá hoại của các thế lực nước ngoài”, nhằm buộc Mỹ phải nhượng bộ về mặt chính sách. Giám đốc NCSC William Evanina đã liệt kê các ưu tiên của công tác phản gián, có thể kể đến nỗ lực bảo vệ các cơ sở như năng lượng và tài chính; ngăn chặn gián điệp nước ngoài xâm nhập các chuỗi cung ứng cho hệ thống như viễn thông; tăng cường bảo vệ công tác bầu cử Mỹ trước nguy cơ tác động từ nước ngoài.
Bên cạnh các đối thủ truyền thống như Nga, Trung Quốc, Cuba, IranCHDCND Triều Tiên, chiến lược phản gián trong thời gian tới của Mỹ cũng ưu tiên đối phó những tổ chức khủng bố và tập đoàn tội phạm với năng lực công nghệ tăng cao. Đây là nhóm nắm trong tay công nghệ ngày càng hiện đại, sở hữu các công cụ phức tạp từ các hệ thống không người lái, thiết bị sinh trắc học và các bộ giải mã hiện đại, để tấn công Mỹ. Theo NCSC, chính quyền Washington có thể vận dụng mọi phương án có thể trong trường hợp cần xử lý nguồn đe dọa. Lần gần đây nhất NCSC công bố chiến lược phản gián là vào năm 2016, trước khi cuộc bầu cử tổng thống diễn ra.


Tiết lộ động trời về bê bối lớn nhất trong lịch sử tình báo Mỹ

Đức Trí |


Tiết lộ động trời về bê bối lớn nhất trong lịch sử tình báo Mỹ
CIA đã đánh cắp thông tin tình báo của hàng trăm quốc gia trong thời gian dài. Nguồn: Huanqiu.

Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) thông qua việc sở hữu một công ty mã hóa của Thụy Sĩ, đã đánh cắp thông tin tình báo của hơn 120 quốc gia trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua, thậm chí là cả các quốc gia đồng minh thân cận của mình.

Theo báo cáo của Washington Post và Đài truyền hình Deutsche Welle, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã khống chế Công ty Crypto AG của Thụy Sĩ trong hàng chục năm qua, điều này cho phép CIA đánh cắp thông tin liên lạc của chính phủ nước ngoài thông qua thiết bị mã hóa được bán cho hàng trăm quốc gia trên thế giới.
Báo cáo của truyền thông Mỹ, Đức được lấy từ một kho lưu trữ bí mật về lịch sử CIA và một tài liệu tương tự từ Cơ quan tình báo Liên bang Đức (BND). Họ cũng đã phỏng vấn một số quan chức tình báo phương Tây và nhân viên Crypto AG.
Theo Washington Post, Crypto AG có trụ sở tại bang Zug của Thụy Sĩ, dựa vào việc sản xuất thiết bị mã hóa cho Quân đội Mỹ trong Thế chiến II.
Nhiều thập kỷ qua, công ty này đã trở thành đơn vị dẫn đầu trong ngành công nghiệp thiết bị mã hóa, bán sản phẩm cho hơn 120 quốc gia, cung cấp các kênh liên lạc cho các nhân viên tình báo, ngoại giao và quân sự ở các quốc gia này, bao gồm Iran, Pakistan, Ấn Độ... nhưng Trung Quốc và Nga không phải là khách hàng của Crypto AG.
CIA cho rằng đây là điều "chính đáng" và là một"chiến thắng của cuộc chiến gián điệp" trong công cuộc bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Trớ trêu thay, các mục tiêu của Washington lại bao gồm cả các đồng minh như Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí cả Đức, quốc gia đang hợp tác với Mỹ vào thời điểm đó.
Hành động của CIA cho thấy "không có bạn bè trong thế giới gián điệp". Truyền thông Hàn Quốc cho rằng vụ bê bối đã khiến người Mỹ bối rối, những người luôn cáo buộc các công ty Trung Quốc ăn cắp bí mật trong những năm gần đây và gây ra tranh cãi lớn.
Tiết lộ động trời về bê bối lớn nhất trong lịch sử tình báo Mỹ - Ảnh 2.
Crypto AG có trụ sở tại bang Zug của Thụy Sĩ. Nguồn: Huanqiu.
Văn kiện cũng nêu rõ, khoảng những năm 1950, Mỹ đã thuyết phục thành công Crypto AG giảm việc cung cấp các thiết bị mã hóa phức tạp, Mỹ sẽ đền bù cho Công ty này những thiệt hại về mặt tài chính.
Đến thập niên 1970, CIA và bộ phận chịu trách nhiệm giải mã của Cục An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) dường như đã kiểm soát hầu hết mọi khía cạnh của công ty. Họ đã hợp tác với BND để xác định việc thuê nhân sự, thiết kế kỹ thuật, cấy thuật toán và bán hàng.
Mỹ và Đức đã cấy ghép các chương trình giả mạo vào thiết bị, khi các quốc gia khác sử dụng thiết bị này, cơ quan tình báo của Mỹ và Đức có thể nhanh chóng phá giải mật mã của các văn kiện mật được các quốc gia này gửi đi thông qua thiết bị mã hóa.
Theo Washington Post, đây là "một trong những hoạt động táo bạo nhất trong lịch sử CIA".
Nhiều năm qua, Mỹ đã sở hữu một lượng lớn thông tin mật, chẳng hạn như hoạt động thông tin liên lạc giữa các cơ quan khác nhau của Iran trong cuộc khủng hoảng con tin Iran 1979-1981, hoạt động liên lạc của Quân đội Argentina trong Chiến tranh Falkland năm 1982.
Vào những năm 1980, công ty Thụy Sĩ đã cung cấp cho NSA khoảng 40% thông tin liên lạc nước ngoài và thông tin tình báo khác.
Tiết lộ động trời về bê bối lớn nhất trong lịch sử tình báo Mỹ - Ảnh 4.
Hàng triệu thiết bị mã hóa của Crypto AG đã đưa ra thị trường từ sau Thế chiến II tới những năm đầu thế kỷ 21. Nguồn: Huanqiu.
Tài liệu của CIA cho rằng, kế hoạch này là một "mánh khóe của giới tình báo". Doanh thu khổng lồ của Crypto AG bị Mỹ và Đức phân chia, cùng với đó, cũng có nhiều Chính phủ của nước khác đồng ý bỏ ra giá cao để thu được thông tin tình báo từ Mỹ và Đức.
Thời báo New York tin rằng, Israel, Anh, Thụy Điển cùng một số quốc gia khác cũng biết kế hoạch này.
Tuy nhiên, quan hệ hợp tác Mỹ-Đức được cho là đã bị "ám ảnh" bởi những xích mích về các vấn đề như tài chính đạo đức ngay từ đầu. Đối với CIA, BND dường như tập trung vào việc kiếm tiền, người Mỹ cần "luôn nhắc nhở người Đức rằng đây là một hoạt động tình báo".
Còn Đức thì ngạc nhiên khi Washington theo dõi tất cả các đối tượng, thậm chí là đồng minh thân cận của mình như các thành viên NATO Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…
Hãng truyền thông Deutsche Welle ngày 12/2 cho biết, năm 1993, Cục Tình báo Liên bang Đức đã rút khỏi hoạt động này, và đã bán cổ phần của mình tại Crypto AG cho CIA. Đức cho rằng hoạt động này có tính rủi ro cao, nhiệm vụ ưu tiên của Đức cũng có nhiều thay đổi sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
Chuyên gia tình báo người Đức, ông Schmidt-Einbaum cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây nhiều khả năng cũng có mối liên hệ "mờ ám" với Crypto AG.
Năm 1992, một nhân viên bán hàng của công ty đã bị bắt ở Iran và phải ngồi tù vài tháng, BND bị cáo buộc đã trả 1 triệu USD để đổi lấy tự do cho nhân viên này. Sự cố này cũng là một trong những lý do khiến Đức quyết định không tham gia hoạt động.
Sau khi Đức rút lui, CIA tiếp tục kiểm soát Crypto AG và không ai biết khi nào Mỹ sẽ kết thúc hoạt động này. Năm 2018, tài sản Crypto AG đã được bán cho hai công ty là CyOne Security của Thụy Sĩ và Crypto International của Thụy Điển.
Hiện tại, nhiều quốc gia vẫn sử dụng các sản phẩm của Crypto AG, và cả CIA cùng với BND vẫn chưa đưa ra bình luận nào về báo cáo này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét