Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
TỰ NHIÊN TỒN TẠI 04
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
NASA công bố hình ảnh mô phỏng sắc nét chưa từng thấy về hố đen
Thứ Năm, ngày 26/09/2019 19:45 PM (GMT+7)
Nhằm hưởng ứng tuần lễ hố đen đang diễn
ra, NASA mới đây đã công bố hình ảnh mô phỏng đầu tiên về hố đen với độ
sắc nét chưa từng thấy.
Hình ảnh mô phỏng sắc nét về hố đen mới được NASA công bố (Ảnh: NASA)
Hình ảnh ấn tượng trên, được tạo ra bởi giáo sư Jeremy Schnittman
bằng phần mềm tùy chỉnh tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA,
phỏng theo hình chụp hố đen đầu tiên trong lịch sử được thực hiện bởi
kính viễn vọng Event Horizon (EHT), giúp chúng ta hình dung một cách
trực quan hơn về vật thể bí ẩn nhất ở ngoài vũ trụ này.
Nằm ở trung tâm các thiên hà, hố đen là tên gọi chung chỉ các vùng
không gian dày đặc với lực hấp dẫn vô cùng lớn, đến mức thậm chí ánh
sáng cũng không thể lọt được ra ngoài.
Cho đến nay, tất cả những gì chúng ta biết về hố đen là chúng có kích
thước khổng lồ, gấp hàng triệu hay hàng tỷ lần khối lượng Mặt trời.
Chúng có thể hút toàn bộ những thứ xung quanh, kiểm soát sự hình thành
các vì sao, và thậm chí có thể trở thành vật thể sáng nhất vũ trụ.
Ảnh chụp đầu tiên về hố đen của kính viễn vọng EHT (Ảnh : NASA)
Hình ảnh hố đen của NASA được mô phỏng dưới dạng lát cắt, vì vậy ánh
sáng ở góc trên cùng của hình thực chính là phần phía sau của hố đen.
Với hình ảnh này, chúng ta có thể thấy góc phía bên trái sáng hơn so với
bên phải hình, vì đó là phần hố đen đang hướng về phía hành tinh của
chúng ta. Hiện tượng vũ trụ này được gọi là "chùm sáng Doppler” - độ
sáng của hố đen càng lớn khi hướng về phía chúng ta, và ngược lại.
Trên thực tế, hình ảnh mô phỏng đầu tiên của một hố đen đã được tính
toán bằng máy tính dùng thẻ đục lỗ IBM 7040 vào những năm 1960, và được
nhà vật lý thiên văn người Pháp Jean-Pierre Luminet vẽ tay vào năm 1978.
Dù vậy, hình ảnh này so với hình ảnh mới đây của NASA đều có những nét
tương đồng nhau.
Bản vẽ tay đầu tiên về hố đen của Jean-Pierre Luminet
“Sự mô phỏng này là một trong những bước đột phá lớn nhất trong
nghiên cứu hố đen,” giáo sư Jeremy Schnittman cho biết, "Nó thực sự giúp
chúng ta hình dung ra ý nghĩa câu nói của nhà bác học Einstein, khi ông
cho rằng trọng lực có thể bẻ cong cả không gian và thời gian. Tôi chưa
bao giờ nghĩ rằng mình có thể nhìn thấy một hố đen chân thực đến vậy. "
Một nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arxiv.org đã
khẳng định khả năng hình thành một "hệ mặt trời" khổng lồ với ngôi sao
mẹ là một… lỗ đen "quái vật".
Hình ảnh tuyệt đẹp về một lỗ đen siêu khối - Ảnh: TRUNG TÂM BAY KHÔNG GIAN GODDARD, NASA
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi tiến sĩ Keiichi Wada từ Đại học Kagoshima
(Nhật Bản) đã sử dụng các mô hình thiên văn để chứng minh sự tồn tại của
một "hệ mặt trời" khổng lồ với số lượng hành tinh quay quanh có thể lên
tới 10.000.
Điều đặc biệt nhất, trung tâm của "hệ mặt trời" đó không phải là một
ngôi sao rực rỡ như mặt trời của chúng ta hay mọi hệ hành tinh đã biết,
mà là một lỗ đen "quái vật" – cụm từ được dùng để chỉ những lỗ đen siêu
khối to đến mức khó tưởng tượng.
Để có thể tồn tại mà không bị hút mất, hành tinh gần nhất trong hệ này
phải cách "mặt trời lỗ đen" ít nhất 10 năm ánh sáng. Để so sánh, khoảng
cách từ mặt trời đến trái đất chỉ là 0,00001581 năm ánh sáng (149,6
triệu km).
Và với số lượng hành tinh lên tới 10.000, đó sẽ là một hệ hành tinh
khổi lồ, ngoài sức tưởng tượng. Cách nó hình thành khá giống các hệ hành
tinh bình thường, bởi môi trường xung quanh lỗ đen cho phép sự tồn tại
của các đĩa hình thành hành tinh, trong đó các đám mây khí và bụi kết tụ
lại với nhau và cho ra đời những hành tinh mới.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy lỗ đen siêu khối thường thể hiện
sự giãn nở thời gian, được cho là ức chế quá trình hình thành hành tinh.
Nhưng theo công trình mới này, với khoảng cách đủ xa là 10-30 năm ánh
sáng, các hành tinh sẽ thoát khỏi sự ức chế này mà vẫn có một môi trường
giàu bụi vũ trụ để hình thành.
Phát biểu trên New Scientist, nhà khoa học Sean Raymond từ Đại học
Bordeaux (Pháp), người không tham gia nghiên cứu trên, đã ca ngợi công
trình. Theo ông, trên lý thuyết, từ lâu người ta đã cho rằng có thể có
việc hàng triệu hành tinh quay quanh một lỗ đen siêu lớn. Công trình này
lần đầu đã khẳng định điều đó là khả dĩ. Trực tiếp quan sát một hệ hành
tinh như thế sẽ rất khó khăn bởi trở ngại về mặt khoảng cách, nhưng có
thể có được bằng chứng gián tiếp thông qua các công cụ thiên văn hồng
ngoại để tìm hiểu đĩa hình thành hành tinh quanh các lỗ đen "quái vật". Theo: nld.com.vn
Lần đầu tiên trong lịch sử bắt được "quái vật vũ trụ": Tiên tri của Einstein thành sự thực
Trang Ly |
3
Sau tiên đoán của Einstein về hố đen cách đây 100 năm có lẻ, loài người cũng đã có bằng chứng về sự tồn tại của chúng.
Được mệnh danh là "quái vật vũ trụ" hay "quái vật không gian", hố đen (còn gọi là lỗ đen, Black Hole) là một trong những bí ẩn vĩ đại nhất trong hành trình khám phá vũ trụ của loài người.
Thuyết
tương đối năm 1916 của nhà vật lý lý thuyết người Đức Albert Einstein
(1879-1955) đã từng tiên đoán về sự tồn tại của hố đen, hướng tới giả
định rằng, hố đen đúng là một "con quái vật" có khả năng nuốt chửng mọi
loại vật chất, kể cả ánh sáng. Vật chất, năng lượng, ánh sáng, bức xạ
điện tử... một khi đã bị nuốt vào "con quái vật" không đáy ấy sẽ không
bao giờ thoát ra được.
Ngày 10/4/2019 đánh dấu một bước tiến quan trọng: Lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta có được bức ảnh đầu tiên chứng minh sự tồn tại của lỗ đen.
Hình ảnh hố đen do kính EHT chụp được, được các nhà khoa học cung cấp hôm 10/4/2019. Nguồn: EHT collaboration
Sau
hơn 1 thập kỷ dày công nghiên cứu, đội ngũ các nhà khoa học quốc tế hơn
200 người thuộc Chương trình quan sát siêu lỗ đen ở trung tâm các thiên
hà có tên Kính thiên văn Chân trời Sự kiện (EHT) đã tạo nên thành quả
không tưởng: Chụp ảnh lỗ đen - bằng chứng cho sự tồn tại của "quái vật
vũ trụ" mà Einstein từng dự đoán cách đây 103 năm.
CNN
đưa tin, EHT của chúng ta đã chụp được hố đen nằm tại trung tâm thiên
hà Messier 87 (M87). Thiên hà này cách chúng ta 53 triệu năm ánh sáng,
nằm gần cụm thiên hà Xử Nữ.
Siêu lỗ đen này có khối lượng
gấp 6,5 tỷ lần khối lượng Mặt Trời, có kích cỡ gần bằng dải Ngân Hà của
chúng ta, rộng 38 tỷ km (tương đương 1,5 ngày ánh sáng).
Để
chụp được hình ảnh hố đen khổng lồ này, các nhà khoa học đã kết hợp sức
mạnh của 8 kính viễn vọng vô tuyến trên khắp thế giới bằng cách sử dụng
kỹ thuật giao thoa với đường cơ sở rất dài, để tạo thành một mạng lưới
kính thiên văn khổng lồ có đường kính tương đương đường kính Trái Đất,
thông tin từ Đài thiên văn Nam Âu trên CNN.
Vị trí của các kính viễn vọng thành viên của Kính thiên văn Chân trời sự kiện (EHT). Nguồn: Đài thiên văn Nam Âu/O. Furtak
Như
vậy, sau 103 năm kể từ khi Einstein dự đoán về hố đen, và sau hơn 1
thập kỷ để hơn 200 nhà khoa học khắp thế giới tựu chung nghiên cứu, quan
sát, nhân loại đã có bằng chứng duy nhất tính cho đến nay về hố đen.
Một trong những bí ẩn lớn bậc nhất trong vũ trụ đã có manh mối. Giờ đây chúng ta không phải mơ hồ về hố đen.
Hố
đen tồn tại! Vậy sự tồn tại của chúng đã giúp các nhà khoa học giải
quyết được những bài toán vũ trụ nào liên quan đến hố đen?
Hình ảnh minh họa hố đen trong vũ trụ. Nguồn: SciTechDaily
CNN
dẫn lời các nhà khoa học NASA cho biết, các hố đen hình thành từ một
lượng lớn vật chất bị hút vào vùng không-thời gian có trường hấp dẫn
khổng lồ, có khả năng hút mọi thứ xung quanh, bao gồm cả ánh sáng, mà
không để bất cứ thứ gì thoát ra được.
Hố đen mạnh đến
nỗi có thể làm cong không-thời gian. Vật chất tích tụ xung quanh hố đen
được nung nóng đến hàng tỷ độ và đạt vận tốc gần bằng tốc độ ánh sáng.
Ánh sáng bị bẻ cong quanh trường hấp dẫn của lỗ đen, tạo ra vòng photon
mà chúng ta thấy được trong bức ảnh hố đen mới nhất.
Đúng
như cái tên của chúng - Hố đen - bản thân "con quái vật" này không phát
ra ánh sáng thuộc phổ điện tử nên chúng gần như vô hình trong không
gian.
Các phương pháp hình ảnh được sử dụng để chụp hố
đen của EHT cho thấy hố đen siêu lớn có cấu trúc giống như một chiếc
nhẫn và cái bóng của nó. Kích thước lỗ đen có liên quan trực tiếp đến
khối lượng. Lỗ đen càng lớn, bóng càng lớn. Và các lỗ đen có vẻ như vô
hình, nhưng cách chúng tương tác với vật liệu xung quanh đã khiến chúng
hiện hình.
Hố đen của thiên hà M87 có khối lượng vô cùng
khổng lồ, điều này khiến các nhà nghiên cứu có lý do để tin rằng đây có
thể là hố đen lớn nhất có thể nhìn thấy từ Trái Đất.
National Geographic cho biết, cách phổ biến nhất để hiểu sự hình thành của một lỗ đen là từ cái chết của một ngôi sao. Cụ thể ra sao?
Khi các ngôi sao bước vào giai đoạn cuối, chúng sẽ phồng lên, mất khối lượng và sau đó nguội đi để tạo thành sao lùn trắng.
Đến
một lúc nào đó, một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của
ngôi sao này, mà khoa học gọi là siêu tân tinh. Một vụ nổ sao như vậy
ném vật chất ra ngoài không gian nhưng để lại lõi sao.
Một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của một ngôi sao. Ảnh minh họa: Internet
Trong
khi ngôi sao còn sống, phản ứng tổng hợp hạt nhân tạo ra một lực đẩy ra
bên ngoài liên tục, cân bằng lực hút bên trong từ khối lượng của chính
ngôi sao.
Tuy
nhiên, trong tàn dư của một siêu tân tinh, không còn lực lượng nào
chống lại lực hấp dẫn đó, nên lõi sao bắt đầu tự sụp đổ. Nếu khối lượng
của nó sụp đổ thành một điểm nhỏ vô hạn, một hố đen sẽ được sinh ra.
Vì
chúng bị nén từ khối lượng lớn gấp nhiều lần Mặt Trời vào một điểm nhỏ
như vậy khiến cho hố đen có một trường hấp dẫn khổng lồ, có thể nuốt
trọn mọi vất chất, ánh sáng.
Theo thuyết tương đối rộng
của Einstein, các hố đen siêu lớn có thể có khối lượng tương đương với
hàng tỷ Mặt Trời. Những "con quái vật vũ trụ" này có khả năng ẩn náu tại
trung tâm của hầu hết các thiên hà.
Tại Ngân Hà, các nhà
khoa học đã phát hiện một lỗ đen lớn ở trung tâm có tên Sagittarius A.
Sagittarius A lớn hơn bốn triệu lần so với Mặt Trời của chúng ta
Bài viết sử dụng các nguồn: CNN, National Geographic
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét