Các nhà khoa học trên thế giới
vẫn luôn tìm kiếm câu trả lời cho một trong những câu hỏi cơ bản nhất
của lĩnh vực vật lý học thiên thể: Vũ trụ lớn đến mức nào?
Vũ trụ ngoài kia vô cùng bao la và rộng lớn
physorg
Vũ trụ vô cùng rộng lớn, nhưng câu hỏi được đặt ra là nó rộng đến mức nào? Trên thực tế, kích thước của vũ trụ luôn là một trong những câu hỏi cơ bản của vật lý học thiên thể.
“Đây có lẽ là vấn đề mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được”, trang
tin Live Science dẫn lời nhà vật lý học thiên thể Sarah Gallagher của
Đại học Phương Tây ở Ontario (Canada). Tuy nhiên, điều này không thể
ngăn cản các nhà khoa học tìm cách trả lời câu hỏi trên.
Mẹo hay để đo đạc
Chuyên gia Gallagher cho hay vật thể càng gần thì càng dễ đo khoảng
cách. Ví dụ, các nhà khoa học chỉ cần phóng chùm tia về hướng vệ tinh
tự nhiên của trái đất và đo thời gian ánh sáng chạm đến bề mặt chị Hằng
và nảy về trái đất. Tuy nhiên, không thể áp dụng biện pháp tương tự
trong trường hợp cần đo các vật thể xa xôi trong Dải Ngân hà. Ngay cả
khi nhân loại nắm trong tay công nghệ phóng được chùm tia cực mạnh, ai có thể ngồi đó hàng ngàn năm liền để chờ được chùm tia quay về?
Các nhà khoa học đã tìm được vài mẹo để thử đo đạc những vật thể xa
nhất của vũ trụ. Những ngôi sao thay đổi màu sắc theo thời gian, và dựa
trên manh mối này, các nhà khoa học có thể ước tính số năng lượng và ánh sáng mà chúng phóng thích.
Hai ngôi sao có năng lượng và độ sáng tương đồng sẽ hiển thị khác
nhau trước ống kính trái đất nếu một trong số này ở khoảng cách xa hơn.
Sao ở xa tự nhiên sẽ mờ hơn. Từ đó, các nhà khoa học có thể so sánh độ
sáng thực sự của một ngôi sao với cái mà chúng ta nhìn từ địa cầu, và sử
dụng sự chênh lệch đó để tính toán nó đang ở bao xa, theo chuyên gia
Gallagher.
Vậy thì chuyện gì xảy ra nếu cần đo vật thể ở rìa vũ trụ? Cần nhớ rằng một vật thể càng xa trái đất thì ánh sáng
càng mất nhiều thời gian hơn mới đến địa cầu. Thử tưởng tượng có ánh
sáng phát ra từ những vật thể mà mất hàng tỉ năm vẫn chưa đến được hành
tinh của chúng ta.
Đó chính là điều giới thiên văn học đang phải đối mặt, theo nhà vật
lý học Will Kinney của Đại học bang New York. “Chúng ta chỉ có thể thấy
được một phần nhỏ, dưới dạng quả cầu, của vũ trụ”, chuyên gia Kinney
cho biết. Thế nhưng, bằng cách tính toán kích thước của quả cầu tí hon
này, các nhà khoa học cho rằng họ có thể ước tính toàn bộ phần còn lại
của vũ trụ.
Vũ trụ hiện khoảng 13,8 tỉ năm tuổi, sai số vài trăm triệu năm. Bên
cạnh đó, vũ trụ không ngừng nở rộng với tốc độ ngày càng gia tăng. Đến
khi ánh sáng từ rìa vũ trụ đến được địa cầu, phần rìa quả cầu đã di
chuyển. May mắn là các nhà khoa học xác định được phần rìa vũ trụ đã di
chuyển bao xa: 46,5 tỉ năm ánh sáng, theo physorg.
Hay nói cách khác, dù ánh sáng chỉ mất khoảng 13,8 tỉ năm để du
hành xuyên vũ trụ, khoảng cách tính từ rìa vũ trụ đến vị trí hiện nay
của trái đất là 46,5 tỉ năm.
Bạn có thực sự biết thế nào là một hành tinh và có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?
Dân trí Điều kiện nào để một
thiên thể được công nhận là “hành tinh”? Và liệu hệ Mặt Trời có thực sự
chỉ sở hữu 8 hành tinh như chúng ta vẫn biết?
Nhấn để phóng to ảnh
Hệ Mặt Trời của chúng ta thực sự có bao
nhiêu hành tinh? 9? 8? hay 12? Để biết được câu trả lời, trước hết bạn
cần hiểu hành tinh là gì. Và giám chắc rằng, không ít người sẽ phải bất
ngờ khi đáp án được tiết lộ.
Khi nhắc đến một hành tinh, hình ảnh hiện
ra trong đầu của hầu hết mọi người chính là một khối hình cầu có kích
thước khổng lồ, với sự kết hợp của đất đá và khí quyển, quay quanh một
ngôi sao nào đó và có thể có hoặc không có mặt trăng.
Nếu chỉ dựa trên nhận định này, có lẽ
chúng ta sẽ rất khó để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao Trái Đất, sao Kim,
sao Thủy là hành tinh nhưng sao Diêm Vương lại không?”
Nhấn để phóng to ảnh
Quay ngược thời gian về năm 2006, thời
điểm mà Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, viết tắt là IAU công bố định nghĩa
“Thế nào là một hành tinh?”. Theo đó, để một thiên thể được gọi là “hành
tinh”, nó cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
1.Thiên thể đó phải có có quỹ đạo quay
quanh Mặt Trời một cách độc lập (điều này có nghĩa Mặt Trăng không được
coi là một hành tinh bởi vì nó có quỹ đạo quay quanh một hành tinh/
2.Khối lượng của thiên thể phải đủ lớn để lực hấp dẫn có thể khiến nó có dạng hình cầu
3.Phải đủ lớn để hút sạch các thiên thể khác nằm trên quỹ đạo của nó, để trở thành vượt trội nhất.
Bởi vì sao Diêm Vương không đủ lớn để trở
nên vượt trội trên quỹ đạo của nó (định nghĩa 3) nên nó không còn được
công nhận là một hành tinh. Một ngôi sao có kích thước nhỏ khác là sao
Hải Vương, trên thực tế, có khối lượng gấp 8000 lần sao Diêm Vương, đủ
để trở nên vượt trội trong quỹ đạo của mình. Vì vậy, sao Hải Vương
nghiễm nhiên thỏa mãn được 3 định nghĩa của IAU và được công nhận là
hành tinh.
Nhấn để phóng to ảnh
Định nghĩa về hành tinh của IAU năm 2006
đã loại sao Diêm Vương ra khỏi danh sách, nhưng cũng theo hệ thống phân
loại mới này, hệ Mặt Trời của chúng ta rất có thể sẽ có thể các hành
tinh mới. Cụ thể, xét về mặt kỹ thuật, một vài thiên thể khác trong Thái
Dương hệ có thể coi là hành tinh. Ví dụ như tiểu hành tinh Ceres, mặt
trăng của sao Diêm Vương Charon và một thiên thể khác mới được khám phá
là UB313 (Xena).
Nhấn để phóng to ảnh
Dưới sự tài trợ của IAU, các nhà thiên văn
học đã hoàn thành công trình nghiên cứu của mình về định nghĩa sự khác
nhau giữa “hành tinh” và “những phần nhỏ hơn trong hệ Mặt Trời”(tiểu
hành tinh, sao chổi). Nếu cách định nghĩa trong nghiên cứu này được
thông qua, hệ Mặt Trời sẽ có đến 12 hành tinh, bao gồm: 8 hành tinh hiện
có, 3 thiên thể mới được đề cập ở trên và cuối cùng chính là sao Diêm
Vương (theo định nghĩa này sao diêm Vương được xếp vào một nhóm mới có
tên là “hành tinh lùn”)
Cùng khám phá thêm những đặc điểm thú vị của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời trong video dưới đây
Đặc điểm của các hành tinh trong hệ Mặt Trời
Minh Nhật
Theo IE
Bất ngờ với hành tinh đảo ngược hàng trăm lần ngay trong Hệ Mặt trời
(NLĐO)- Trong suốt lịch sử 4,5 tỉ năm,
có giai đoạn Bắc Cực và Nam Cực của hành tinh này đổi chỗ tới… 26 lần
trong mỗi triệu năm. Bất ngờ hơn, đó là hành tinh chúng ta đang sống.
Một nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters đã
hé lộ một giai đoạn điên cuồng của trái đất: liên tục đảo ngược cực từ:
Bắc Cực hóa Nam Cực và ngược lại. Khá bất ngờ, giai đoạn này rơi đúng
vào thời kỳ bùng nổ tiến hóa – đa dạng sinh học của các loài, đó là kỷ
Cambri.
Các tác giả đến từ Viện Vật lý Địa cầu Paris (Pháp) và
Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã thu thập các mẫu trầm tích từ một mỏm đá ở
phía Đông Bắc Siberia.
Hành tinh của chúng ta 500 triệu năm về trước, giai đoạn liên tục đảo ngược cực từ - ảnh: ACIENT EARTH GLOBE
Tại
phòng thí nghiệm, họ đã xác định sự định hướng của các hạt từ tính mắc
kẹt trong trầm tích bằng cách làm nóng từ từ chúng đến nhiệt độ cực cao
dể khử từ. Sự đinh hướng của các hạt từ tính sẽ hé lộ hướng từ trường
tại thời điểm trầm tích lắng đọng. Sau đó, họ xác định niên đại hóa
thạch trilobite trong mỗi lớp trầm tích để viết lại lịch sử quay cuồng
của hành tinh.
Trầm tích đã hé lộ một giai đoạn nổi loạn khó tin
của trái đất, rơi vào thời điểm trước mốc 500 triệu năm về trước. Khi
đó, trái đất liên tục đảo 2 cực từ - Bắc Cực và Nam Cực – tới 26 lần
trong mỗi triệu năm. Giai đoạn khủng khiếp đó kết thúc vào giai đoạn 495
triệu năm đến 500 triệu năm trước, hành tinh của chúng ta bắt đầu ngoan
ngoãn hơn, chỉ đảo ngược 1-2 lần trong mỗi triệu năm.
Phát hiện
mới trên cho thấy hành tinh của chúng ta đã đảo ngược nhiều lần hơn so
với suy nghĩ trước đây, ít ra là hàng trăm lần trong suốt lịch sử quay
cuồng của nó.
Sự đảo ngược cực từ thường xuyên này gây ra bởi
những thay đổi về điều kiện nhiệt độ trong lõi ngoài bằng sắt hóa lỏng,
do lớp phủ của trái đát điều khiển. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng phát
hiện từ 600-700 triệu năm về trước, lõi hành tinh chúng ta đã bắt đầu
hạ nhiệt và rắn dần, nên có thể sự đảo ngược sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng
lần đảo ngược cực từ cuối cùng của trái đất được ghi nhận đã 780.000
triệu năm về trước, nên rất có thể thế giới tương lai sẽ sớm đối diện
một lần đảo ngược khác. Tuy nhiên, theo tác giả chính Yves Gallet, giám
đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (thuộc
Viện Vật lý Địa cầu Paris), lần đảo ngược cực từ sắp tới có thể sớm với
trái đất nhưng không sớm với loài người, vì đó là một quá trình hết sức
chậm chạp.
Trước đó, một nghiên cứu công bố đầu năm nay của Trung
tâm Thông tin môi trường Quốc gia, trực thuộc Cơ quan Quản lý Đại dương
và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) đã cho thấy cực Bắc thật sự của trái đất
đang bắt đầu rời khỏi vị trí quen thuộc trên lãnh thổ Canada và trôi về
phía Siberia (Nga).
A. Thư (Theo Live Science, National Geographic)
Siêu hố đen dải Ngân Hà phát nổ suốt 300.000 năm
Vụ nổ khổng lồ ở trung tâm dải Ngân Hà xảy ra cách đây hơn 3 triệu năm khi người vượn phương Nam xuất hiện ở châu Phi.
Bức xạ từ vụ nổ ảnh hưởng tới dòng Magellanic Stream. Ảnh: CNN.
Khoảng 3,5 triệu năm trước, một chớp lóe năng lượng cực lớn bắn ra từ
trung tâm dải Ngân Hà. Bức xạ phát ra từ vụ nổ mạnh đến mức có thể cảm
nhận từ dòng Magellanic Stream ở cách đó 200.000 năm ánh sáng.
Magellanic Stream là đám mây khí trải dài hàng trăm năm ánh sáng uốn
quanh dải Ngân Hà và hình thành từ các thiên hà lùn như Đám mây Magellan
lớn và Magellan nhỏ.
Hiện tượng được gọi là chớp lóe Seyfert xảy ra gần trung tâm thiên hà
của chúng ta, nơi có một hố đen siêu lớn. Sự kiện hình thành hai vùng
hình nón sáng chói tỏa ra vũ trụ. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt động
của hố đen có thể đã kích hoạt vụ nổ. Hố đen này có tên Sagittarius A
hay Sgr A*, lớn gấp 4,2 triệu lần so với Mặt Trời.
Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Hubble
để tìm hiểu và tính toán vụ nổ. Phát hiện của họ được công bố trên tạp
chí Astrophysical Journal. "Chớp lóe trông hơi giống ánh đèn từ ngọn hải
đăng," Joss Bland-Hawthorn, giáo sư Đại học Sydney, tác giả nghiên cứu,
cho biết. "Hãy tưởng tượng giữa bóng tối, ai đó bật đèn hải đăng trong
một thời gian ngắn".
Nhóm nghiên cứu xác định vụ nổ xảy ra 3,5 triệu năm trước, vào thời gian
tổ tiên loài người là vượn người phương Nam (Australopithecines) xuất
hiện ở châu Phi. Vụ nổ kéo dài khoảng 300.000 năm.
"Đây là một sự kiện ngoạn mục xảy ra cách đây vài triệu năm trong lịch
sử dải Ngân Hà", Lisa Kewley, đồng tác giả nghiên cứu chia sẻ. "Một vụ
bùng nổ năng lượng và bức xạ đến từ trung tâm dải Ngân Hà và lan tỏa ra
xung quanh. Sự kiện cho thấy trung tâm dải Ngân Hà biến động nhiều hơn
so với chúng ta nghĩ. Thật may mắn khi chúng ta không có mặt lúc đó".
Theo Magda Guglielmo, đồng tác giả nghiên cứu ở Đại học Sydney, phát
hiện làm thay đổi đáng kể hiểu biết của chúng ta về dải Ngân Hà. "Chúng
ta vẫn luôn nghĩ về dải Ngân Hà như một thiên hà ít hoạt động với phần
trung tâm không quá sáng. Kết quả mới mở ra khả năng lý giải lại toàn bộ
về quá trình tiến hóa và bản chất của dải Ngân Hà. Sự kiện chớp lóe xảy
ra 3,5 triệu năm trước mạnh đến mức để lại nhiều ảnh hưởng tới khu vực
xung quanh. Chúng ta đang chứng kiến người đẹp ngủ trong rừng thức
giấc", Guglielmo nói.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét