Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 58

 
Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới – Phạm Tuyên. Bài hát chiến tranh biên giới phía Bắc 1979
  
Những đôi mắt mang hình viên đạn [Trần Tiến, Khánh Duy]

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 
 
Black Sabbath ~ War Pigs
  
Anti war song - We are all one
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
The Battle of China

Nữ đao phủ phát xít Đức sống ở Liên Xô 30 năm không lẩn trốn

Đao phủ phát xít Đức này đã hành quyết nhiều trẻ em và dân thường. Nhưng sau chiến tranh, y sống đàng hoàng như một cựu chiến binh rồi mới bị xử tử.


   
Nữ đao phủ Antonina Makarova thản nhiên nói với điều tra viên của KGB (cơ quan tình báo-an ninh Liên Xô) rằng việc hành quyết nói trên là “công việc của tôi” khi bà ta nói chi tiết về quá trình sử dụng súng máy để bắn gục các tù binh là công dân Liên Xô trong Thế chiến 2.
Theo nhiều nguồn tin, danh sách những người bị xử tử bởi Makarova dao động từ 168 đến 1.500 nạn nhân. Makarova thực sự là một trong những tên đao phủ tàn bạo nhất trong lịch sử.
 nu dao phu phat xit duc song o lien xo 30 nam khong lan tron hinh anh 1
Nữ đao phủ đặc biệt Antonina Makarova. Ảnh: RBTH.
Chuyển hóa từ y tá Hồng quân thành đao phủ phát xít Đức
Makarova, còn được biết đến nhiều bằng biệt danh Tonya Cô gái Súng máy. Cô ta vốn không phải là sát thủ hàng loạt. Trước khi cộng tác với Đức Quốc xã, cô ta thuộc phe ngược lại, với công việc ngược lại – y tá trong Hồng quân Liên Xô, tình nguyện ra tuyến trước.
Nhưng thời gian làm y tá không kéo dài. Vào mùa thu năm 1941, khoảng 600.000 chiến sĩ Hồng quân bị bao vây ở khu vực Vyazma, trong số đó có cô Makarova 21 tuổi.
Sau một cuộc đào tẩu thần kỳ, Makarova lang thang qua các cánh rừng và các ngôi làng trong nhiều tháng liền, sống nhờ tạm bợ trong các nhà dân địa phương và liên tục thay đổi chỗ ở. Đến mùa hè năm 1942, cô ta tới ngôi làng Lokot ở vùng Bryansk bị Đức chiếm đóng.
Khu vực này khác biệt căn bản với những nơi khác cũng bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Người ta đã lập nên khu Lokot bán tự trị do một thủ lĩnh địa phương là Konstantin Voskoboinik đứng đầu. Vùng này được đặt dưới sự giám sát của Đức nhằm “duy trì trật tự”. Các đơn vị của sư đoàn bộ binh Hungary 102 (thuộc phe phát xít) đồn trú ở những khu vực đông dân.
Vùng tự trị được phép tạo ra các đơn vị tự vệ riêng, mà sau này trở thành cái gọi là “Quân giải phóng Quốc gia Nga” (đây là một lực lượng quân sự chống Liên Xô – ND). Chính lực lượng này vào mùa hè và mùa thu năm 1944 trở nên khét tiếng với các tội ác man rợ, nhấn chìm cuộc nổi dậy ở Warsaw (Ba Lan) trong biển máu.
Trốn trong một ngôi nhà của dân làng, Antonina Makarova suy ngẫm về bước đi tiếp theo của mình. Cô ta biết rằng một đơn vị dân quân (chống phát xít) đang hoạt động trong cánh rừng gần đó. Tuy nhiên, sau khi thấy cảnh sống tương đối xa hoa của những người Nga cộng tác với phát xít, Makarova quyết định (theo sử gia ngành tình báo Oleg Khlobustov) “tìm một nơi ấm thân dưới mặt trời chiếm đóng mới”.
Makarova quyết định ngả theo quân Đức và nhóm Nga “tự trị” bằng cách công khai tham gia hoạt động mại dâm và đi dự các bữa tiệc thác loạn. Chẳng mấy chốc, Makarova tham gia vào các hoạt động ghê tởm hơn, như hành quyết người Do Thái, các du kích kháng chiến, và các đối thủ của chính quyền tự trị mới này.
Các năm sau đó, Makarova thông báo cho các nhân viên KGB thẩm vấn mình rằng không ai ép mụ làm việc đó cả. “Bọn họ cho tôi rượu vodka và tôi thực hiện cuộc hành quyết đầu tiên trong trạng thái ngà ngà men say”. Và Tonya – Cô gái Súng máy đã ra đời như thế đó.
Đao phủ “lành nghề”
Các vụ hành quyết do Makarova tiến hành diễn ra ở một hẻm núi gần một trang trại chăn nuôi mà Đức Quốc xã đã biến thành một nhà tù. Và Makarova sống trong cái nhà tù đó. Đều đặn dân địa phương thấy cửa nhà tù mở rồi một nhóm tù nhân lũ lượt đi ra, theo sau là một chiếc xe chở súng máy, và phía sau cỗ súng máy này là một phụ nữ, miệng nhai một sợi rơm vẻ phớt đời.
Makarova khai với các điều tra viên KGB: “Tôi không biết người mà tôi bắn. Và họ không biết tôi. Nên tôi chẳng thấy xấu hổ gì trước họ cả... Đối với tôi, tất cả những ai bị kết án tử đều như nhau cả. Chỉ có con số của họ là thay đổi... Những người bị bắt được xếp hàng đối diện với cái hố. Một trong các nam giới sẽ lăn súng máy ra vị trí hành quyết. Theo chỉ đạo từ cấp trên, tôi quỳ xuống và bắn đến khi tất cả các tù nhân gục xuống chết”.
 nu dao phu phat xit duc song o lien xo 30 nam khong lan tron hinh anh 2
Các nạn nhân của Đức Quốc xã. Ảnh: Evgeny Khaldey.
Sử gia Dmitry Zhukov nói: “Các vụ hành quyết do bà ta tiến hành giống như một buổi diễn kịch ma quái. Các thủ lĩnh của Vùng tự trị Lokot tới theo dõi. Các tướng lĩnh, sĩ quan Đức và Hungary được mời tới dự”.
Tonya (tức Makarova) hiếm khi bắn trượt. Nếu mà lỡ bắn trượt ai đó, sau đó Tonya sẽ kết liễu nạn nhân bằng một khẩu súng ngắn. May có một lần, Makarova bắn trượt vài đứa trẻ, đạn bay qua đầu các em. Các em giả chết và sau đó được người dân địa phương làm nhiệm vụ chôn cất nạn nhân cứu sống. Các em bé này được giao cho các du kích trong rừng – những người thề sẽ bắn hạ nữ đao phủ.
Makarova cởi bỏ quần áo và đồ cá nhân khỏi người chết, vừa làm vừa than vãn rằng số tư trang đó bị hỏng vì máu và lỗ đạn.
Truy lùng nữ đao phủ máu lạnh
Vào mùa hè năm 1943, Tonya cảm nhận được rằng tình hình đã bất lợi cho các quan thầy Đức Quốc xã của mình. Hồng quân đã giành lại dần lãnh thổ bị Đức chiếm đóng.
Makarova đi tới Bryansk để điều trị bệnh giang mai, không bao giờ quay trở lại Lokot nữa. Tung tích của mụ đột nhiên biến mất.
Lực lượng phản gián quân đội Liên Xô, SMERSH, mở một cuộc điều tra về Tonya (tức Makarova) ngay sau khi vùng Bryansk được giải phóng. Tại hẻm núi gần nhà tù Lokot, người ta đã phát hiện ra hài cốt của 1.500 người.
Nhưng bất chấp các nỗ lực của dân địa phương, các cuộc thẩm vấn những kẻ làm tay sai cho giặc, và các cuộc kiểm tra vô số tài liệu, người ta vẫn không tìm thấy bất cứ manh mối nào về người thân của Makarova hay việc mụ ta chào đời.
 nu dao phu phat xit duc song o lien xo 30 nam khong lan tron hinh anh 3
Chân dung nữ đao phủ một thời lúc bị bắt. Ảnh: Cơ quan An ninh Nga.
Trong nhiều năm sau chiến tranh, hồ sơ về Tonya được trao qua tay nhiều thế hệ điều tra viên KGB trong sự vô vọng. Mãi đến năm 1976, khi hồ sơ của một sĩ quan KGB mang tên Panfilov nằm trên bàn các lãnh đạo để họ kiểm tra theo thông lệ trước khi cử người ra nước ngoài công tác. Hồ sơ chỉ ra rằng Panfilov có một chị gái, tên là Antonina, còn được biết đến với cái họ là Makarova.
Từ đây lộ ra việc thời học sinh, Antonina hay ngượng đến nỗi không dám nói to họ của mình, nên các bạn bè đã nói nhầm với giáo viên rằng họ cô ta là Makarova (dựa trên tên riêng bố cô ta là Makar). Các tài liệu được cấp đã sử dụng cái tên này, dù rằng cô ta được ghi danh ban đầu là Panfilova tại nơi cấp giấy khai sinh.
Điều này giải thích vì sao, trong số 250 người mang tên Antonina Makarova mà KGB tìm thấy và kiểm tra, nhân vật Tonya sát thủ được họ truy nã hoàn toàn vắng mặt. Vì cuộc điều tra chỉ nhằm vào những người khai sinh bằng cái tên Makarova (chứ không phải là Panfilova).
Cựu chiến binh kỳ cựu
Chị gái của Panfilov, Antonina Makarova, khi đó làm việc tại một nhà máy dệt may ở thành phố Lepel, Belarus. Là vợ của một anh hùng thời chiến – trung sĩ Victor Ginzburg, bản thân chị ta cũng là một cựu chiến binh được kính trọng, được tặng thưởng vô số phần thưởng và hay đi nói chuyện với người dân.
Ý thức được nguy cơ vu oan cho một cựu chiến binh, KGB đã thận trọng theo dõi Makarova trong suốt một năm. Các điều tra viên đưa tới Lepel những người biết và có thể nhận diện được nhân vật Tonya sát thủ súng máy. Trong số đó có các cựu người tình và các kẻ cộng tác đã được trả tự do sau một thời gian đi cải tạo.
Cuối cùng họ xác nhận nhân vật cựu chiến binh đáng kính trọng đó là Antonina Ginzburg – đây không phải ai khác ngoài nhân vật Tonya đã ẩn danh bao năm. Đến người thân của Tonya, bao gồm cả chồng và 2 con gái của mụ, cũng không mảy may nghi ngờ về tội ác của mụ. Makarova ngay lập tức bị bắt.
Hóa ra trong quá trình quân phát xít Đức rút lui hàng loạt, Makarova đã quyết định ở lại Konigsberg (sau này được đặt tên là Kaliningrad). Khi Hồng quân chiếm được thành phố này, Makarova hóa thân trở lại thành một nữ y tá làm việc trong một bệnh viên. Tại đó, cô ta gặp người chồng tương lai của mình và sử dụng họ của chồng.
Hành quyết đao phủ
Trong suốt quá trình thẩm vấn, Antonina Panfilova-Makarova-Ginzburg vẫn hoàn toàn bình thản. Bà ta chắc chắn rằng hành động của mình tất cả là do tình thế trong chiến tranh ép buộc. Bà ta thành thực tin rằng khi thời gian trôi qua, mình sẽ chỉ phải nhận bản án nhẹ vài năm tù và sau đó được sớm phóng thích.
Thế nhưng tòa án lại quyết định khác.
Vào 6h sáng ngày 11/8/1979, Antonina Makarova bị tử hình bằng hình thức xử bắn. Cũng vào thời điểm này, KGB khép lại một trong các hồ sơ dài nhất trong lịch sử tổ chức này.
Theo Trung Hiếu (VOV)

Bí ẩn nghĩa địa Đức Quốc xã ở rừng Amazon

Có vẻ như các âm mưu của Đức Quốc xã không hề có hồi kết, nó bao phủ một loạt sự kiện với đủ thứ kỳ quái. Một trong số đó là chuyến du hành vào cánh rừng già Amazon để thành lập nên các thuộc địa trong một kế hoạch hoàn hảo mà ngỡ như bước ra từ thế giới điện ảnh.

Nhiều người rất ngạc nhiên khi biết rằng Đức Quốc xã đã mở rộng nanh vuốt vượt xa khỏi châu Âu, và một trong những nơi mà chúng đặt chân tới là ở tận Brazil.
“Đế quốc Đức Quốc xã mới” ở Nam Mỹ
Cuộc di cư của đám tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã trốn thoát đến Nam Mỹ đã diễn ra ngay sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhưng có lẽ ít người biết được rằng sự lây nhiễm “dịch phát xít” ở Brazil thật sự đã bắt đầu một thời gian dài trước khi đại chiến thế giới thật sự bùng nổ, khi Đảng công nhân Đức bắt đầu một chiến dịch tuyên truyền ngay trong nước Đức vào đầu thập niên 1920, kết quả là hàng ngàn người Đức đã di dân tới Brazil.
 bi an nghia dia duc quoc xa o rung amazon hinh anh 1
Chuyến thám hiểm của Đức quốc xã ở Amazon.
Tất nhiên không phải tất cả các luồng di cư này đều tuân theo hệ tư tưởng của Đức Quốc xã nhưng chí ít cũng có “những con sói dữ” đã xâm nhập trong đám người này, những kẻ này không can thiệp vào các cuộc bầu cử trong nước hay tham gia vào bất kỳ chiến thuật chính trị nào, nhưng vẫn bí mật vươn các xúc tu và gieo mầm cái gọi là “thành trì Đức Quốc xã” ở khu vực Nam Mỹ.
Mặc dù Đảng quốc xã chỉ chiếm 5% tổng dân số Đức tại Brazil, nhưng thế lực này cũng đủ gây ra mối đe dọa: là lực lượng dân cư Đức Quốc xã lớn nhất bên ngoài nước Đức, lập nên nhiều kế hoạch mật và tìm cách chiêu dụ dân nhập cư Đức tham gia vào liên minh ma quỷ.
Hầu hết sự hiện diện của Đức Quốc xã ở Brazil tập trung ở các đại đô thị như São Paulo, Santa Catarina và Rio de Janeiro, nhưng tổng dân số Đức thì trải dài trên khắp 17 bang của Brazil.
Ngay từ thập niên 1930, dân số Đức ở Brazil đã tăng hơn 1 triệu người, vì vậy chỉ có các cư dân gốc Đức mới được tham gia vào Đảng Quốc xã, lẽ dĩ nhiên cũng có nhiều thành viên mới tiềm tàng để gia nhập. Nền đệ tam Đức Quốc xã đã mưu đồ tạo dựng nên một đế quốc Đức Quốc xã mới ở Nam Mỹ, và chúng cho rằng khu vực này quá lý tưởng cho các mục tiêu đó.
Một báo cáo của Đức Quốc xã từng nhận định như sau: “Brazil là nơi đất rộng và người Bắc Âu đã tìm tới đây ngụ cư… Đối với chủng tộc da trắng tiến bộ, Brazil rõ ràng là nơi cung cấp các khả năng vượt trội cho việc khai thác”.
Không những “xâm lược” các đại đô thị của Brazil, Đức Quốc xã còn để mắt tới những vùng đất xa, những nơi rộng rãi để ẩn kín những âm mưu tinh vi của chúng. Năm 1935, Đức Quốc xã đã phát động một kế hoạch chinh phạt lòng chảo Amazon dưới mã danh “Dự án Guayana”.
Kế hoạch này ban đầu được ngụy tạo dưới dạng một đoàn thám hiểm nghiên cứu dọc theo biên giới Pháp Guiana và Brazil, được dẫn đầu bởi nhà Động vật học kiêm nhà làm phim tên là Otto Schulz-Kampfhenkel, người này là một thành viên của lực lượng SS.
Nghĩa địa Đức Quốc xã
Tham gia chuyến đi với ông Kampfhenkel là viên quản đốc Joseph Greiner và một người lính Đức Quốc xã, những người này cùng tiến hành chung một mục đích là thu thập các mẫu động vật và nghiên cứu về những bộ lạc bản địa, chú trọng hầu hết vào một nhánh sông Amazon gọi là sông Jari.
Tuy nhiên, ngoài làm công tác khoa học thì đám người trên cũng quan tâm tới các khu vực mà họ muốn mở rộng “thuộc địa” của nền Đệ tam Đức Quốc xã, cũng như làm bàn đạp cho việc chiếm đoạt các thuộc địa của Pháp và Anh trong khu vực Amazon ít người biết đến.
Khi các nhà nghiên cứu tiến hành thâm nhập sâu vào rừng già Amazon, rõ ràng rằng người Đức đã không hề chuẩn bị trước cho sứ mạng này. Bên cạnh việc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và những điều kiện rừng rú, họ cũng gần như bị lạc trong rừng, và liên tục được giải cứu bởi các bộ lạc thổ dân sống trong rừng.
Khi đi trong vùng đất hoang dã bí hiểm này, nhà động vật học Schulz-Kampfhenkel bỗng nhiên mắc phải chứng bệnh bạch cầu, Greiner qua đời vì một chứng sốt rét bí hiểm, còn chiếc thủy phi cơ chở họ đi các nơi bỗng rơi xuống nước khi vướng phải cái gì đó.
Toàn bộ dự án sau đó bị hủy bỏ. Những năm sau đó, Schulz-Kampfhenkel đã trở thành một chuyên gia hàng đầu về diễn giải trinh sát không ảnh trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2, trước khi bị bắt giữ làm tù binh chiến tranh bởi người Mỹ và cuối cùng qua đời ở Đức vào năm 1989.
Dự án Guyana tuyệt mật, từng được phân loại cao, thì giờ đây chỉ được nhớ qua một bộ phim tài liệu về chuyến đi của Otto Schulz-Kampfhenkel và cộng sự, cũng như một địa điểm gợi sự tò mò trên một hòn đảo nằm giữa sông Jari.
Tại đó, ngay giữa một khu rừng bạt ngàn, hoang vu, gần như không thể bị xuyên thủng, là một tấm bia mộ dựng bằng gỗ cao 2,7m là nơi an giấc ngàn thu của Joseph Greiner. Mộ được bao phủ bởi một số chữ thập ngoặc và có khắc dòng chữ “Joseph Greiner đã tạ thế ở đây, vào ngày 2 tháng 1 năm 1936, do bị bệnh sốt rét vì sứ mạng nghiên cứu nước Đức”.
Mộ của một thành viên Đức Quốc xã ngay trong cánh rừng già, nằm cách quê hương Đức tới hàng ngàn dặm, được bao bọc trong biển cây rừng cùng các mảnh vỡ của một dự án cam chịu. Dân bản địa trong vùng gọi nơi này bằng cái tên đơn giản “nghĩa địa Đức Quốc xã”.
Chuyến thám hiểm và câu chuyện về “nghĩa địa Đức Quốc xã” đã xuất hiện một cách chi tiết trong cuốn sách “Dự án Guyana: Chuyến thám hiểm của người Đức đến Amazon” của tác giả Jens Gluessing, chính ông là người đã phát hiện ra ngôi mộ lạ.
Brent Swancer là một tác giả và chuyên gia về tiền điện tử đang sống ở Nhật Bản. Sinh học, tự nhiên, và tiền điện tử là một 3 lĩnh vực nghiên cứu yêu thích của ông Brent Swancer.
Theo Nguyễn Thanh Hải (An Ninh Thế Giới)

Thiếu tá Đức quốc xã nào mạo hiểm cứu người Do Thái?

Bất chấp mệnh lệnh của trùm phát xít Hitler, Thiếu tá Đức quốc xã Karl Plagge lợi dụng chức vụ của mình cũng như không ngần ngại đặt bản thân vào nơi nguy hiểm để cứu người Do Thái. Nhờ vậy, nhiều người Do Thái được cứu sống.


   
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 1
Sinh năm 1897 tại Đức, Thiếu tá Đức quốc xã Karl Plagge từng tham gia Thế chiến 1. Trong cuộc chiến này, ông mắc bệnh bại liệt dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 2
Vì vậy, về sau ông theo học và tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư và sau đó lấy bằng Thạc sĩ hóa học tại Đại học Frankfurt. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Karl điều hành một phòng thí nghiệm y tế tại nhà mẹ đẻ để hỗ trợ gia đình vượt thời kỳ "đen tối".
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 3
Trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, Karl Plagge biết đến trùm phát xít Hitler khi nghe những bài phát biểu hùng hồn của y về việc sẽ hồi sinh nước Đức. Theo đó, năm 1931, Karl Plagge gia nhập Đức Quốc xã với niềm tin các lời hứa hẹn của Hitler sẽ sớm trở thành hiện thực.
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 4
Thế nhưng, khi làm việc cho Hitler, Karl Plagge nhận ra tư tưởng của trùm phát xít vô cùng tàn bạo và đẫm máu, trong đó có việc tàn sát hàng triệu người Do Thái.
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 5
Chính vì điều này, Karl Plagge dần mất niềm tin vào Hitler và phát xít Đức. Kể từ đó, ông bắt đầu bí mật điều trị cho những bệnh nhân người Do Thái.
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 6
Khi Thế chiến 2 nổ ra, Karl Plagge được đưa vào quân đội làm việc. Do bị tàn tật nên ông được giao phụ trách một đơn vị kỹ thuật tại một xưởng sửa chữa, chế tạo xe cho quân đội phát xít Đức ở Vilnius.
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 7
Với vị trí này, Karl Plagge được tự do tuyển lao động. Do vậy, ông điều chuyển nhiều tù nhân Do Thái đến làm việc tại xưởng xe phụ trách. Tại đây, các tù nhân Do Thái được cung cấp thức ăn đầy đủ và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 8
Karl Plagge cùng nhiều sĩ quan cấp dưới mạo hiểm bảo vệ và giải thoát một số tù nhân Do Thái trước kho họ bị Đức quốc xã tàn sát.
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 9
Về sau, chính quyền phát xít Đức phát hiện các hành vi phạm tội của Karl Plagge nên ông bị bắt giữ và bị kết tội phản quốc. Năm 1947, Karl Plagge bị xét xử với tội danh tội phạm chiến tranh vì là thành viên của Đức Quốc xã.
 thieu ta duc quoc xa nao mao hiem cuu nguoi do thai? hinh anh 10
May mắn là những người Do Thái được Karl Plagge cứu sống đã cùng đứng ra làm chứng, nhờ vậy, ông được thả tự do và qua đời năm 1957.
Theo Tâm Anh (Kiến Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét