CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 152
(ĐC sưu tầm trên NET)
#135 Đừng Bao Giờ Thả 1,5 Triệu Quả Bóng Bay Cùng 1 Lúc | Sự Thật Nổ Não SS02E23
Phát hiện thiên thể màu tím tiết lộ tương lai mặt trời
(NLĐO)- Một "con sứa vũ trụ" khổng lồ và kỳ lạ vừa được Kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện, mà theo NASA chính là đoạn kết rực rỡ của một ngôi sao già giống mặt trời.
NASA vừa tung bức ảnh chụp
cận cảnh đáng ngạc nhiên về một thiên thể sáng, màu tím hoa cà và gần
như trong suốt thuộc chòm sao Orion (còn có tên khác là Hunter, tên
tiếng Việt là Lạp Hộ hay Thợ Săn). Chúng được cơ quan vũ trụ này mô tả
như "một con sứa vũ trụ". Tất nhiên đó không phải sinh vật sống. Đó là
tinh vân hành tinh NGC 2022.
"Tinh
vân hành tinh" là một thuật ngữ cũ, tuy ngày nay đã được biết là một
cách gọi sai nhưng vì đã quen thuộc nên vẫn được dùng trong các tài liệu
thiên văn. NGC 2022 thực ra là một ngôi sao khổng lồ giống kiểu mặt
trời của chúng ta nhưng già hơn nhiều, đã ở một trong các giai đoạn tiến
hóa cuối cùng của nó.
NGC 2022 đã vào giai đoạn kết thúc quá trình chuyển đổi hydro thành helium trong lõi của nó bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân. Hai loại nguyên tử nhẹ đã liên kết hoặc hợp nhất, tạo ra một nguyên tử mới nặng hơn, cho đến khi ngôi sao hoàn toàn hết hydro trong lõi. Khi đó trọng lực ép ngôi sao co lại, vì vậy mà nhiệt độ tăng lên. Khi đó, helium có đủ điều kiện nhiệt độ và áp suất để hợp nhất với carbon. Quá trình này khiến ngôi sao mở rộng thêm ra thành "người khổng lồ đỏ".
Sau đó, "người khổng lồ đỏ" tách các lớp khí bên ngoài của nó, tung ra không gian và tạo thành vật thể tuyệt đẹp màu tím mà Kính viễn vọng không gian Hubble quan sát được. "Hơn một nửa khối lượng của một ngôi sao có thể được đổ ra ngoài không gian theo cách này, tạo thành một "lớp vỏ" khí. Đồng thời, ngôi sao co lại và ngày càng nóng hơn, phát ra tia cực tím khiến các khí bị phun ra phát sáng." – nhóm nghiên cứu Hubble giải thích.
Lõi của ngôi sao già nằm ở trung tâm "tinh vân hành tinh", sáng dữ dội với màu vàng cam; trong khi bức xạ của nó chiếu sáng những đám mây khí xung quanh với các sắc độ hồng và tím.
Vật thể này có thể chính là tương lai của mặt trời chúng ta. Ước tính mặt trời đã 4,5 tỉ năm tuổi, đã ở giữa giai đoạn chuyển đổi hydro thành helium. Cái kết của mặt trời – và có thể kéo theo cả trái đất – có thể xảy ra trong khoảng 4,5 tỉ năm nữa.

Những gì xảy ra với NGC 2022 có chính là tương lai mặt trời của chúng ta - ảnh: HUBBLE/NASA
NGC 2022 đã vào giai đoạn kết thúc quá trình chuyển đổi hydro thành helium trong lõi của nó bằng phản ứng tổng hợp hạt nhân. Hai loại nguyên tử nhẹ đã liên kết hoặc hợp nhất, tạo ra một nguyên tử mới nặng hơn, cho đến khi ngôi sao hoàn toàn hết hydro trong lõi. Khi đó trọng lực ép ngôi sao co lại, vì vậy mà nhiệt độ tăng lên. Khi đó, helium có đủ điều kiện nhiệt độ và áp suất để hợp nhất với carbon. Quá trình này khiến ngôi sao mở rộng thêm ra thành "người khổng lồ đỏ".
Sau đó, "người khổng lồ đỏ" tách các lớp khí bên ngoài của nó, tung ra không gian và tạo thành vật thể tuyệt đẹp màu tím mà Kính viễn vọng không gian Hubble quan sát được. "Hơn một nửa khối lượng của một ngôi sao có thể được đổ ra ngoài không gian theo cách này, tạo thành một "lớp vỏ" khí. Đồng thời, ngôi sao co lại và ngày càng nóng hơn, phát ra tia cực tím khiến các khí bị phun ra phát sáng." – nhóm nghiên cứu Hubble giải thích.
Lõi của ngôi sao già nằm ở trung tâm "tinh vân hành tinh", sáng dữ dội với màu vàng cam; trong khi bức xạ của nó chiếu sáng những đám mây khí xung quanh với các sắc độ hồng và tím.
Vật thể này có thể chính là tương lai của mặt trời chúng ta. Ước tính mặt trời đã 4,5 tỉ năm tuổi, đã ở giữa giai đoạn chuyển đổi hydro thành helium. Cái kết của mặt trời – và có thể kéo theo cả trái đất – có thể xảy ra trong khoảng 4,5 tỉ năm nữa.
Lỗ đen trung tâm thiên hà đang có biểu hiện bất thường
Các nhà thiên văn học quan
sát lỗ đen ở trung tâm Dải Ngân hà trong suốt 20 năm qua. Gần đây, họ
phát hiện một thứ chưa từng được biết đến trước đó.
Về mặt kỹ thuật, các nhà khoa học không thể nhìn trực
tiếp lỗ đen Sagittarius A* ở trung tâm thiên hà. Thay vào đó, họ quan
sát các vấn đề xảy ra xung quanh. Khi lỗ đen này hoạt động mạnh hơn bình
thường, chân trời sự kiện của nó sẽ sáng hơn do ma sát sinh ra nhiều
năng lượng.
Lỗ đen Sgr A* thường được xem là “khá điềm tĩnh” vì ít khi
xảy ra biến cố ở chân trời sự kiện. Nhưng từ hồi tháng 5 năm nay, lỗ đen
này bắt đầu chớp tắt liên tục.
"Lỗ đen luôn luôn thay đổi, nhưng lần này là ảnh quang phổ
hồng ngoại sáng nhất chúng ta từng thấy cho đến nay", Tuấn Đỗ, nhà thiên
văn học tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ, tác giả chính của
nghiên cứu mới cho biết, "Có lẽ còn sáng hơn nữa trước khi chúng tôi bắt
đầu quan sát đêm đó".
![]() |
Minh họa cho thấy vùng chân trời sự kiện của Sgr A* có những phát sáng không rõ nguyên nhân. Ảnh: ESA. |
Nhận định trên của Tuấn Đỗ dựa trên thực tế, khi các nhà
thiên văn tập trung quan sát lỗ đen vào ngày 13/5, họ thấy độ sáng suy
giảm theo thời gian tương đối cao. Điều này cho thấy lỗ đen đã vượt qua
một đỉnh thậm chí còn sáng hơn.
Nhóm nghiên cứu của Tuấn Đỗ dùng kính thiên văn Keck trên
đỉnh Mauna Kea ở Hawaii. Thiết bị này nhìn thấy dải quang phổ hồng
ngoại gần, gồm các bước sóng dài hơn một chút so với những gì mắt chúng
ta có thể nhìn thấy.
Các nhà khoa học cho rằng lỗ đen sáng lên đột ngột do có
một ngôi sao đi qua, hoặc có thể là đám mây bụi G2 được phát hiện vào
năm 2014. Nhóm nghiên cứu hy vọng các quan sát mới về Sgr A * sẽ giúp họ
biết được lỗ đen khổng lồ đang xảy ra biến cố gì.
![]() |
Hình ảnh lỗ đen đầu tiên là M87 chứ không phải Sgr A* ở trung tâm thiên hà chúng ta. Ảnh: Event Horizon Telescope. |
Các thiết bị khác, gồm kính viễn vọng không gian Spitzer,
Chandra và nhiều thiết bị trên mặt đất cho thấy lỗ đen Sgr A* đã chớp
tắt liên tục trong vài tháng qua, dù những dữ liệu này vẫn chưa được
phân tích. ART-XC, kính viễn vọng không gian mới của Nga đi vào hoạt
động khoảng một tháng trước, cũng đang hướng về lỗ đen dù vẫn trong giai
đoạn hiệu chuẩn.
Lỗ đen Sgr A* cũng là mục tiêu của kính thiên văn Event
Horizon, dự án thiên văn hợp tác toàn cầu đã công bố hình ảnh đầu tiên
về lỗ đen vào tháng 4 vừa qua. Tuy nhiên, hình chụp hố đen đầu tiên là
M87 chứ không phải lỗ đen ở trung tâm thiên hà chúng ta.
Theo Space
Deja Reve: Trải nghiệm đáng sợ hơn cả hiện tượng ảo giác Deja Vu
Kỳ quái và khó hiểu hơn Deja Vu là hiện tượng mới được các nhà khoa học nghiên cứu - mang tên Deja Reve.
DEJA VU & DEJA REVE: Bí ẩn song hành, thách thức trí tuệ nhà khoa học.
Deja Vu - trải nghiệm được cho là 'nhìn thấy tương lai từ quá khứ' là một trong những hiện tượng kỳ lạ mà quá nửa dân số thế giới từng trải qua ít nhất một lần trong đời.
Bỗng dưng trong một cuộc trò chuyện với bạn bè/người thân, bạn chợt nhận ra 'cảnh này xảy ra rồi'; hay dù là lần đầu tiên bước chân đến một nơi xa lạ, bạn vẫn cảm thấy thân quen một cách khó hiểu... Dưới cái nhìn của khoa học, bạn đang trải nghiệm hiện tượng Deja Vu.
Kéo dài chỉ từ 10 đến 30 giây, vậy mà hiện tượng Deja Vu đã khiến
khoa học phải điên đầu nghiên cứu trong nhiều năm. Triết gia người Pháp
Émile Boirac (1851-1917) là một trong những người tiên phong nghiên cứu
Deja Vu đầu tiên năm 1876.
Cho đến nay, có hàng chục giả định đưa ra để giải thích cho hiện tượng bí ẩn này, trong đó, giả định được chấp nhận rộng rãi nhất là do tiềm thức. Theo đó, tiềm thức hoạt động song song với suy nghĩ nhưng lại hoạt động bất chấp sự suy nghĩ của con người. Tiềm thức tạo nên các hình ảnh, tình huống TRÙNG HỢP với các sự kiện diễn ra trong đời sống con người.
Theo giả định này, các nhà khoa học kết luận: Deja Vu là trải nghiệm của một người khi nhận thấy 1 sự kiện nào đó diễn ra và bạn cho rằng nó đã từng có trong quá khứ.
Trong khi hiện tượng Deja Vu còn chứa nhiều bí ẩn đối với khoa học thì một hiện tượng khác đối lập với Deja Vu, được cho là kỳ lạ và bí hiểm hơn Deja Vu, cũng đang thách thức giới nghiên cứu.
Một nghiên cứu khoa học mới nhất trên Tạp chí Brain Stimulation cung cấp hiện tượng mới, ít gặp hơn Deja Vu nhưng lại kỳ quái hơn: Có thể mơ thấy giấc mơ đã từng mơ (lặp lại giấc mơ) HOẶC trải qua cảm giác từng có trong giấc mơ ở thế giới thực.
Khoa học gọi đó là Deja Reve.
DEJA REVE: " Cảm giác từng có trong giấc mơ " ở thế giới thực.
Nếu như thuật ngữ tiếng Pháp Déjà Vu có nghĩa đen là 'đã từng nhìn thấy', thì Dêjà Rêvé có nghĩa là 'đã từng mơ thấy'.
Về cơ bản, Deja Reve là cảm giác bạn có được khi bạn ở trong một tình huống trong thế giới thực khiến bạn cảm thấy rằng bạn mơ thấy mình sẽ ở đó, hoặc bằng cách nào đó bạn đã thấy trước hoàn cảnh của mình.
Một số người trải nghiệm Deja Reve cảm thấy rằng những giấc mơ tiên tri của họ đã đến với họ cách đây nhiều năm.
Các nhà khoa học đã tìm cách kích hoạt Deja Vu trong phòng thí nghiệm và chứng minh rằng cảm giác không thực sự mang lại cho bạn bất kỳ khả năng nhận thức nào. Tương tự như vậy, cảm giác của Deja Reve không có nghĩa là bạn thực sự mơ những gì bạn nghĩ bạn đã mơ.
Tiến sĩ Jonathan Curot thuộc Bệnh viện Đại học Toulouse (Pháp), tác giả chính của công trình về Deja Reve cho biết: Nghiên cứu biệt lập Deja Reve là cách để khoa học tách cảm giác của Deja Vu ra khỏi cảm giác Deja Reve và tìm hiểu thêm về bí ẩn giấc mơ của con người.
Nói cách khác, Deja Reve là cách tiếp cận thú vị để hiểu rõ hơn về những giấc mơ sinh lý không thể sao chép trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Hầu hết các nghiên cứu xoay quanh hiện tượng 'đã từng mơ thấy' tập trung vào thời gian ngủ REM (một trong 4 giai đoạn của giấc ngủ ban đêm).
- Deja Reve kiểu từng hồi, từng giai đoạn: Bệnh nhân có thể xác định chính xác (hoặc gần đúng) ngày mà họ sẽ có giấc mơ nhất định của mình.
- Deja Reve có cảm giác quen thuộc: "Tôi mơ thấy một giấc mơ (cơn ác mộng) mà họ đã gặp cách đó vài năm." - một bệnh nhân giải thích.
- Deja Reve kiểu chìm trong giấc mơ: Nghĩa là ngay khi đã tỉnh dậy, đầu óc họ vẫn còn bị cuốn vào giấc mơ. Nếu trong mơ họ đang khóc thì khi tỉnh dậy, cảm giác đau buồn vẫn chưa chấm dứt và họ có thể khóc tiếp.
Các nhà khoa học tạm kết luận, Deja Reve vẫn là một hiện tượng mới và công trình nghiên cứu này là bước đầu tiên để giải thích những cảm giác mơ kỳ lạ xảy đến với con người.
Đối với giới khoa học nói chung, khả năng kích hoạt cảm giác bằng cách kích thích não bộ có thể trả lời rất nhiều câu hỏi về giấc mơ.
"Hiểu được tại sao một số giấc mơ có thể được con người ghi nhớ và giải mã nội dung giấc mơ là hai thách thức to lớn với các nhà nghiên cứu." - Tiến sĩ Jonathan Curot cho hay.
Theo PV (Trí Thức Trẻ)Deja Vu - trải nghiệm được cho là 'nhìn thấy tương lai từ quá khứ' là một trong những hiện tượng kỳ lạ mà quá nửa dân số thế giới từng trải qua ít nhất một lần trong đời.
Bỗng dưng trong một cuộc trò chuyện với bạn bè/người thân, bạn chợt nhận ra 'cảnh này xảy ra rồi'; hay dù là lần đầu tiên bước chân đến một nơi xa lạ, bạn vẫn cảm thấy thân quen một cách khó hiểu... Dưới cái nhìn của khoa học, bạn đang trải nghiệm hiện tượng Deja Vu.
Cho đến nay, có hàng chục giả định đưa ra để giải thích cho hiện tượng bí ẩn này, trong đó, giả định được chấp nhận rộng rãi nhất là do tiềm thức. Theo đó, tiềm thức hoạt động song song với suy nghĩ nhưng lại hoạt động bất chấp sự suy nghĩ của con người. Tiềm thức tạo nên các hình ảnh, tình huống TRÙNG HỢP với các sự kiện diễn ra trong đời sống con người.
Theo giả định này, các nhà khoa học kết luận: Deja Vu là trải nghiệm của một người khi nhận thấy 1 sự kiện nào đó diễn ra và bạn cho rằng nó đã từng có trong quá khứ.
Trong khi hiện tượng Deja Vu còn chứa nhiều bí ẩn đối với khoa học thì một hiện tượng khác đối lập với Deja Vu, được cho là kỳ lạ và bí hiểm hơn Deja Vu, cũng đang thách thức giới nghiên cứu.
Một nghiên cứu khoa học mới nhất trên Tạp chí Brain Stimulation cung cấp hiện tượng mới, ít gặp hơn Deja Vu nhưng lại kỳ quái hơn: Có thể mơ thấy giấc mơ đã từng mơ (lặp lại giấc mơ) HOẶC trải qua cảm giác từng có trong giấc mơ ở thế giới thực.
Khoa học gọi đó là Deja Reve.
DEJA REVE: " Cảm giác từng có trong giấc mơ " ở thế giới thực.
Nếu như thuật ngữ tiếng Pháp Déjà Vu có nghĩa đen là 'đã từng nhìn thấy', thì Dêjà Rêvé có nghĩa là 'đã từng mơ thấy'.
Về cơ bản, Deja Reve là cảm giác bạn có được khi bạn ở trong một tình huống trong thế giới thực khiến bạn cảm thấy rằng bạn mơ thấy mình sẽ ở đó, hoặc bằng cách nào đó bạn đã thấy trước hoàn cảnh của mình.
Một số người trải nghiệm Deja Reve cảm thấy rằng những giấc mơ tiên tri của họ đã đến với họ cách đây nhiều năm.
Các nhà khoa học đã tìm cách kích hoạt Deja Vu trong phòng thí nghiệm và chứng minh rằng cảm giác không thực sự mang lại cho bạn bất kỳ khả năng nhận thức nào. Tương tự như vậy, cảm giác của Deja Reve không có nghĩa là bạn thực sự mơ những gì bạn nghĩ bạn đã mơ.
Trải nghiệm Deja Reve là có thể mơ thấy
giấc mơ đã từng mơ (lặp lại giấc mơ) HOẶC trải qua cảm giác từng có
trong giấc mơ ở thế giới thực. Ảnh minh họa: CNN
Theo công trình nghiên cứu mới dựa trên các báo cáo y tế về bệnh nhân
động kinh từ năm 1958 đến 2015, trải nghiệm Deja Reve xảy ra phổ biến
sau khi bệnh nhân được kích thích não điện EBS - một phương pháp điều
trị khá chuẩn cho các triệu chứng động kinh.Tiến sĩ Jonathan Curot thuộc Bệnh viện Đại học Toulouse (Pháp), tác giả chính của công trình về Deja Reve cho biết: Nghiên cứu biệt lập Deja Reve là cách để khoa học tách cảm giác của Deja Vu ra khỏi cảm giác Deja Reve và tìm hiểu thêm về bí ẩn giấc mơ của con người.
Nói cách khác, Deja Reve là cách tiếp cận thú vị để hiểu rõ hơn về những giấc mơ sinh lý không thể sao chép trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Hầu hết các nghiên cứu xoay quanh hiện tượng 'đã từng mơ thấy' tập trung vào thời gian ngủ REM (một trong 4 giai đoạn của giấc ngủ ban đêm).
Trong giai đoạn ngủ REM, bạn sẽ trải qua
những giấc mơ cực kỳ sống động và viễn tưởng, theo Tiến sĩ Philip
Gehrman, Phó Giáo sư tâm thần học tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho
biết. Đồ họa: Huffington Post.
Trên thực tế, những người tham gia nghiên cứu đã mô tả trải nghiệm Deja Reve của họ theo ba cách riêng biệt:- Deja Reve kiểu từng hồi, từng giai đoạn: Bệnh nhân có thể xác định chính xác (hoặc gần đúng) ngày mà họ sẽ có giấc mơ nhất định của mình.
- Deja Reve có cảm giác quen thuộc: "Tôi mơ thấy một giấc mơ (cơn ác mộng) mà họ đã gặp cách đó vài năm." - một bệnh nhân giải thích.
- Deja Reve kiểu chìm trong giấc mơ: Nghĩa là ngay khi đã tỉnh dậy, đầu óc họ vẫn còn bị cuốn vào giấc mơ. Nếu trong mơ họ đang khóc thì khi tỉnh dậy, cảm giác đau buồn vẫn chưa chấm dứt và họ có thể khóc tiếp.
Các nhà khoa học tạm kết luận, Deja Reve vẫn là một hiện tượng mới và công trình nghiên cứu này là bước đầu tiên để giải thích những cảm giác mơ kỳ lạ xảy đến với con người.
Đối với giới khoa học nói chung, khả năng kích hoạt cảm giác bằng cách kích thích não bộ có thể trả lời rất nhiều câu hỏi về giấc mơ.
"Hiểu được tại sao một số giấc mơ có thể được con người ghi nhớ và giải mã nội dung giấc mơ là hai thách thức to lớn với các nhà nghiên cứu." - Tiến sĩ Jonathan Curot cho hay.
Chuyện về thảm họa gây quỹ tai tiếng nhất lịch sử: Thả 1,4 triệu quả bóng lên trời, tưởng lập kỷ lục nào ngờ biến thành chuỗi bi kịch không hồi kết
Năm 1986, một tổ chức phi lợi nhuận tại Cleveland, bang Ohio, Mỹ đã tổ chức ngày hội bóng bay lớn nhất thế giới với mong muốn sẽ lập được một kỉ lục đi vào lòng người. Nhưng rồi không ai có thể ngờ rằng nó lại biến thành một trong những thảm họa gây quỹ tai tiếng nhất thế giới.
Bóng bay đối với mỗi chúng ta đều gợi ra liên tưởng và cảm xúc rất
riêng. Có lẽ vì nó thường được gắn với những ngày hội, ngày lễ, mà đa số
chúng ta sẽ cảm thấy hân hoan khi hòa mình vào không khí chung của
những dịp trọng đại đó.
Nhận ra tâm lí này, United Way chi nhánh tại Cleveland đã kêu gọi mọi người giúp đỡ để họ có thể thực hiện một chiến dịch quảng cáo thật ấn tượng. Các tổ chức phi lợi nhuận luôn muốn gây được sự chú ý của công chúng, bởi càng nhiều người biết đến và chung tay đóng góp thì nguồn lực sẽ càng lớn và việc tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng sẽ càng dễ dàng hơn. Việc đánh bóng tên tuổi này thật ra không hề xấu chút nào – chỉ là cách thực hiện là hơi... khó coi mà thôi.
Về mặt quy mô, ai cũng đều phải công nhận rằng United Way chắc chắn sẽ khiến mọi người trầm trồ. Tuy nhiên, không ai rõ liệu khi đó người ta có nhìn trước được những hậu quả đáng ngại về môi trường hay không mà rất nhiều người đã ủng hộ sự kiện này một cách hào hứng bằng tiền túi của mình. May thay, vào ngày sự kiện diễn ra thì con số này chỉ dừng lại ở mức... 1,4 triệu quả - thấp hơn kha khá so với dự tính. Dẫu vậy, người ta vẫn phải huy động tới hơn 2.500 học sinh và tình nguyện viên tham gia mới có thể bơm hết chỗ bóng này và một giàn giáo đã được xây tạm ở quảng trường để giữ cho bóng khỏi bay mất trước khi thả.
Công trình cao tương đương một tòa nhà 3 tầng với diện tích gần 3500 m2 – chỉ cần nhìn vào đây ta cũng có thể thấy United Way đã đầu tư mạnh tay đến mức nào. Không một ai là không háo hức trước sự kiện trọng đại này.
Sau 6 tháng chờ đợi, thời khắc quan trọng cũng đến. Thứ bảy ngày 27 tháng 9 năm 1986, bất chấp sự phản đối của thời tiết, toàn bộ số bóng đã được thả vào lúc 13:50 theo giờ địa phương. Kỉ lục Guinness vừa thuộc về lễ kỉ niệm 31 năm thành lập của Disneyland năm trước, lúc này đã chính thức bị thay thế bởi United Way.
Khoảnh khắc mà hơn 1 triệu trái bóng được thả ra, mọi người đều hô hào trong sung sướng và tự hào. Họ đang ở đây, chứng kiến một sự kiện chắc chắn sẽ được nhớ mãi trong lịch sử loài người – không hạnh phúc sao được?
Ấy vậy mà niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ ít lâu sau, không biết bao nhiêu tai ương đã ập đến vỗ vai tổ chức này bởi những hậu quả mà hội bóng vô tình mang lại. Vào thời điểm sắp diễn ra sự kiện, người ta đã dự báo rằng có một cơn bão lớn sắp sửa quét qua – nhưng thay vì chọn hướng giải quyết an toàn hơn, United Way đã quyết định thả bóng sớm hơn dự kiến.
Thông thường, loại bóng bay latex bơm bằng heli mà ban tổ chức sử dụng có thể "trụ" được khá lâu trên không trung và hoàn toàn có thể phát tán đủ xa trước khi bị xẹp rồi rơi xuống đất. Tuy nhiên, không khí lạnh cùng với mưa gió khắc nghiệt đã giáng xuống những quả bóng tội nghiệp một cái kết đau lòng: chúng vừa bay lên đã ngay lập tức bị "gửi trả" về mặt đất.
Bóng bay quả thì nổ, quả thì xịt, rơi xuống với mật độ dày đặc làm tắc nghẽn giao thông đường bộ và đường thủy của toàn bộ Đông Bắc Ohio. Không ít tai nạn xảy ra do tầm nhìn của người đi đường bị che khuất bởi các "vật thể lạ nhiều màu sắc". Sân bay Burke Lakefront gần đó cũng phải tạm ngừng hoạt động hơn 30 phút để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Chẳng những gây ra vô số nguy hiểm nhãn tiền, số bóng khổng lồ này còn để lại hậu quả môi trường mà không ai có thể đong đếm được. Mà nó không chỉ diễn ra ở Hoa Kỳ, vì người láng giềng Canada cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ. Số bóng trôi dạt vào bờ biển của nước này nhiều không kể xiết và cư dân đia phương chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm rồi tự bảo nhau thu dọn "bãi chiến trường".
Raymond Broderick và Bernard Sulzer ra khơi vào ngày 26 và được thông báo là chưa thấy trở về vào hôm sau, tức là đúng thời điểm diễn ra sự kiện. Hai đội tìm kiếm trên không và tầm thấp ngay lập tức được cử đi đều phải trở về tay không vì bóng bay xịt đã che kín tầm nhìn của họ. Trực thăng không thể đi vào những vùng còn nhiều bóng đang rơi vì lí do an toàn, còn đội tìm kiếm bằng tàu thì chẳng tài nào nhìn thấy bất cứ thứ gì dưới mặt nước đã bị phủ kín bởi xác bóng.
Công cuộc tìm kiếm chấm dứt sau 3 ngày khi thi thể hai nạn nhân mất tích trôi dạt vào bờ hôm 29. Tàu của họ được tìm thấy, nhưng người thì đã ra đi mãi mãi. Vợ của Raymond đã đâm đơn tố cáo United Way và thắng kiện với số tiền 3,2 triệu USD. Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về tổ chức bởi hành động cố tình để sự kiện tiếp diễn mà không để ý đến thời tiết và các tình huống khẩn cấp trong khu vực là không thể chấp nhận được.
Đây cũng không phải là rắc rối pháp lí duy nhất mà tổ chức này vướng phải sau "thảm họa" bóng bay ngày hôm đó. Một người phụ nữ tên Louise Nowakowski cũng kiện United Way vì cho rằng chính vì số bóng này đã làm con ngựa quý của cô hoảng loạn mà gặp chấn thương để rồi bị tật vĩnh viễn. United Way phải ngậm ngùi bồi thường cho Louise 100.000$ kèm theo một số điều khoản nhượng bộ khác.
Như vậy là sau tất cả, ngoài số tiền bỏ ra ban đầu là $500.000, United Way còn bị lỗ thêm hàng triệu đô do các khoản bồi thường và lạm chi trong quá trình tổ chức. Với ngần ấy tai nạn, hội bóng 1986 không những không lưu lại được dấu ấn nào tốt đẹp, mà còn khiến họ vừa xấu hổ vừa thất vọng.
Quá nhiều tiền bạc bị lãng phí chỉ để đổi lại những gì thế kia? Nhiều người còn cho rằng nếu 500.000$ và số tiền quyên góp được sử dụng vào những việc hữu ích hơn, có lẽ United Way đã ghi điểm trong mắt thế giới theo một cách rất khác – tuy không vang dội bằng nhưng chắc chắn là sẽ tích cực hơn.
Tất cả có lẽ bây giờ chỉ có thể là một bài học đắt giá – không chỉ cho United Way, mà là cho tất cả những ai đang định "chơi lớn xem mọi người có trầm trồ". Marketing là một nghệ thuật – và nghệ thuật thì luôn đòi hỏi khắt khe. Có tầm cỡ nhưng thiếu tầm nhìn thì mọi thứ cũng sẽ chỉ trở thành thảm họa.
Đáng tiếc thay, cuối cùng hội bóng công phu này lại bất đắc dĩ thành minh chứng cho câu "vui thôi đừng vui quá"
Nhận ra tâm lí này, United Way chi nhánh tại Cleveland đã kêu gọi mọi người giúp đỡ để họ có thể thực hiện một chiến dịch quảng cáo thật ấn tượng. Các tổ chức phi lợi nhuận luôn muốn gây được sự chú ý của công chúng, bởi càng nhiều người biết đến và chung tay đóng góp thì nguồn lực sẽ càng lớn và việc tạo ra những ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng sẽ càng dễ dàng hơn. Việc đánh bóng tên tuổi này thật ra không hề xấu chút nào – chỉ là cách thực hiện là hơi... khó coi mà thôi.
Thả 2 triệu quả bóng bay lên trời - chiến dịch quy mô tưởng vô hại mà đem lại vụ kiện trị giá cả trăm triệu đô
Với mức giá 1$ cho mỗi cặp bóng bay, United Way hi vọng số bóng mua được sẽ đạt đến 2 triệu quả. 2 triệu quả bóng sẽ được thả cùng lúc và phá vỡ mọi kỉ lục thế giới từng ghi nhận trước đó!Về mặt quy mô, ai cũng đều phải công nhận rằng United Way chắc chắn sẽ khiến mọi người trầm trồ. Tuy nhiên, không ai rõ liệu khi đó người ta có nhìn trước được những hậu quả đáng ngại về môi trường hay không mà rất nhiều người đã ủng hộ sự kiện này một cách hào hứng bằng tiền túi của mình. May thay, vào ngày sự kiện diễn ra thì con số này chỉ dừng lại ở mức... 1,4 triệu quả - thấp hơn kha khá so với dự tính. Dẫu vậy, người ta vẫn phải huy động tới hơn 2.500 học sinh và tình nguyện viên tham gia mới có thể bơm hết chỗ bóng này và một giàn giáo đã được xây tạm ở quảng trường để giữ cho bóng khỏi bay mất trước khi thả.
Công trình cao tương đương một tòa nhà 3 tầng với diện tích gần 3500 m2 – chỉ cần nhìn vào đây ta cũng có thể thấy United Way đã đầu tư mạnh tay đến mức nào. Không một ai là không háo hức trước sự kiện trọng đại này.
Sau 6 tháng chờ đợi, thời khắc quan trọng cũng đến. Thứ bảy ngày 27 tháng 9 năm 1986, bất chấp sự phản đối của thời tiết, toàn bộ số bóng đã được thả vào lúc 13:50 theo giờ địa phương. Kỉ lục Guinness vừa thuộc về lễ kỉ niệm 31 năm thành lập của Disneyland năm trước, lúc này đã chính thức bị thay thế bởi United Way.
Khoảnh khắc mà hơn 1 triệu trái bóng được thả ra, mọi người đều hô hào trong sung sướng và tự hào. Họ đang ở đây, chứng kiến một sự kiện chắc chắn sẽ được nhớ mãi trong lịch sử loài người – không hạnh phúc sao được?
Ấy vậy mà niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ ít lâu sau, không biết bao nhiêu tai ương đã ập đến vỗ vai tổ chức này bởi những hậu quả mà hội bóng vô tình mang lại. Vào thời điểm sắp diễn ra sự kiện, người ta đã dự báo rằng có một cơn bão lớn sắp sửa quét qua – nhưng thay vì chọn hướng giải quyết an toàn hơn, United Way đã quyết định thả bóng sớm hơn dự kiến.
Thông thường, loại bóng bay latex bơm bằng heli mà ban tổ chức sử dụng có thể "trụ" được khá lâu trên không trung và hoàn toàn có thể phát tán đủ xa trước khi bị xẹp rồi rơi xuống đất. Tuy nhiên, không khí lạnh cùng với mưa gió khắc nghiệt đã giáng xuống những quả bóng tội nghiệp một cái kết đau lòng: chúng vừa bay lên đã ngay lập tức bị "gửi trả" về mặt đất.
Bóng bay quả thì nổ, quả thì xịt, rơi xuống với mật độ dày đặc làm tắc nghẽn giao thông đường bộ và đường thủy của toàn bộ Đông Bắc Ohio. Không ít tai nạn xảy ra do tầm nhìn của người đi đường bị che khuất bởi các "vật thể lạ nhiều màu sắc". Sân bay Burke Lakefront gần đó cũng phải tạm ngừng hoạt động hơn 30 phút để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Chẳng những gây ra vô số nguy hiểm nhãn tiền, số bóng khổng lồ này còn để lại hậu quả môi trường mà không ai có thể đong đếm được. Mà nó không chỉ diễn ra ở Hoa Kỳ, vì người láng giềng Canada cũng phải chịu ảnh hưởng không nhỏ. Số bóng trôi dạt vào bờ biển của nước này nhiều không kể xiết và cư dân đia phương chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm rồi tự bảo nhau thu dọn "bãi chiến trường".
Mọi sai lầm đều phải trả giá
Đau lòng hơn cả, có sai lầm một khi đã mắc phải sẽ chẳng có cách nào bù đắp được. Lượng bóng quá lớn rơi xuống cùng lúc còn là nguyên nhân gián tiếp gây ra cái chết cho hai ngư dân vô tội.Raymond Broderick và Bernard Sulzer ra khơi vào ngày 26 và được thông báo là chưa thấy trở về vào hôm sau, tức là đúng thời điểm diễn ra sự kiện. Hai đội tìm kiếm trên không và tầm thấp ngay lập tức được cử đi đều phải trở về tay không vì bóng bay xịt đã che kín tầm nhìn của họ. Trực thăng không thể đi vào những vùng còn nhiều bóng đang rơi vì lí do an toàn, còn đội tìm kiếm bằng tàu thì chẳng tài nào nhìn thấy bất cứ thứ gì dưới mặt nước đã bị phủ kín bởi xác bóng.
Công cuộc tìm kiếm chấm dứt sau 3 ngày khi thi thể hai nạn nhân mất tích trôi dạt vào bờ hôm 29. Tàu của họ được tìm thấy, nhưng người thì đã ra đi mãi mãi. Vợ của Raymond đã đâm đơn tố cáo United Way và thắng kiện với số tiền 3,2 triệu USD. Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về tổ chức bởi hành động cố tình để sự kiện tiếp diễn mà không để ý đến thời tiết và các tình huống khẩn cấp trong khu vực là không thể chấp nhận được.
Đây cũng không phải là rắc rối pháp lí duy nhất mà tổ chức này vướng phải sau "thảm họa" bóng bay ngày hôm đó. Một người phụ nữ tên Louise Nowakowski cũng kiện United Way vì cho rằng chính vì số bóng này đã làm con ngựa quý của cô hoảng loạn mà gặp chấn thương để rồi bị tật vĩnh viễn. United Way phải ngậm ngùi bồi thường cho Louise 100.000$ kèm theo một số điều khoản nhượng bộ khác.
Như vậy là sau tất cả, ngoài số tiền bỏ ra ban đầu là $500.000, United Way còn bị lỗ thêm hàng triệu đô do các khoản bồi thường và lạm chi trong quá trình tổ chức. Với ngần ấy tai nạn, hội bóng 1986 không những không lưu lại được dấu ấn nào tốt đẹp, mà còn khiến họ vừa xấu hổ vừa thất vọng.
Quá nhiều tiền bạc bị lãng phí chỉ để đổi lại những gì thế kia? Nhiều người còn cho rằng nếu 500.000$ và số tiền quyên góp được sử dụng vào những việc hữu ích hơn, có lẽ United Way đã ghi điểm trong mắt thế giới theo một cách rất khác – tuy không vang dội bằng nhưng chắc chắn là sẽ tích cực hơn.
Tất cả có lẽ bây giờ chỉ có thể là một bài học đắt giá – không chỉ cho United Way, mà là cho tất cả những ai đang định "chơi lớn xem mọi người có trầm trồ". Marketing là một nghệ thuật – và nghệ thuật thì luôn đòi hỏi khắt khe. Có tầm cỡ nhưng thiếu tầm nhìn thì mọi thứ cũng sẽ chỉ trở thành thảm họa.
Đáng tiếc thay, cuối cùng hội bóng công phu này lại bất đắc dĩ thành minh chứng cho câu "vui thôi đừng vui quá"
(Nguồn: Cleveland, News 5 Cleveland)
Nhận xét
Đăng nhận xét