BỘ MẶT CHIẾN TRANH 54
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Tâm Sự Người Lính Trẻ | Nhạc Lính 1975 | Qc Channel
Trên bốn vùng chiến thuật - Chế Linh
-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh nảy sinh từ việc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng rồi thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh.
Vietnam War Tribute "One"
------------------------------------------------------- (ĐC sưu tầm trên NET)
Cận cảnh chiến trường khốc liệt ở Syria, Iraq
Thế Chiến 2: Số phận hàng vạn quân Ba Lan trong Wehrmacht
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
- 15 tháng 9 2019

Tháng Chín năm nay,
toàn châu Âu làm lễ tưởng niệm các nạn nhân Thế Chiến 2, xảy ra 80 năm
về trước khi nước Đức phát-xít tấn công CH Ba Lan.
Hôm 1/09, ở Warsaw, Tổng thống Đức, Frank-Walter Steinmeier đã dự lễ cùng người tương nhiệm Ba Lan Andrzej Duda.Phát biểu bằng tiếng Đức và Ba Lan, ông Steinmeiner đã xin Ba Lan tha thứ cho tội ác của 'chế độ bạo chúa từ nước Đức' gây ra cho nước láng giềng.
Đức 'nợ Ba Lan' 850 tỷ USD vì tàn phá thời chiến?
Sách 'Mein Kampf' của Hitler bán chạy
So sánh hai nguyên soái Zhukov và Rokossovsky
Các vụ đốt sách nói gì về 'tâm hồn Đức'?
Đây là sự thay đổi lớn về ngôn từ.
Trước đây, người ta chỉ nói đến 'tội ác của quân Hitler (Hitlerowcy)' ở Ba Lan và Đông Âu.
Nay ông Steinmeier công khai nói đó là 'tội ác Đức', một dấu hiệu mạnh mẽ về hối cải và sự dũng cảm nhìn vào quá khứ dân tộc mình.
Tuy thế, có những phái ở Ba Lan muốn Đức phải làm nhiều hơn nữa.
Theo Adam Easton viết cho BBC News từ Warsaw, một ủy ban Quốc hội Ba Lan đang xúc tiến việc kiểm kê lại thiệt hại khủng khiếp Đức gây ra trong Thế Chiến 2.

Hàng vạn làng mạc, hàng chục thành phố Ba Lan bị san phẳng.
Con số 850 tỷ USD bồi thường được nêu ra tuy chưa rõ chính phủ cánh hữu ở Ba Lan có nêu yêu sách tới Berlin một lúc nào đó hay là không.
Nhưng vấn đề Ba Lan - Đức phức tạp hơn thế.
Người Ba Lan là nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến xâm lăng do Đế chế Nazi gây ra, nhưng làm nạn nhân cũng không đơn giản.
Lính Ba Lan trong quân đội Đức
Một con số đông đảo công dân CH Ba Lan đã bị cưỡng bức vào quân đội Đức và thành tác nhân giúp Hitler đánh sang Liên Xô và chiếm đóng châu Âu.Các tài liệu Phương Tây ước tính con số 'lính Đức nói tiếng Ba Lan' có thể lên tới 200 nghìn, nhưng sách của Ba Lan cho rằng số thực có thể tới nửa triệu.
Cuốn 'Người Ba Lan trong quân đội phát-xít Đức' (Polacy w Wehrmachcie - Poles in the Wehrmacht) cùa GS Ryszard Kaczmarek đã nói về hiện tượng này.
Theo ông, việc đưa thanh niên Ba Lan nhập ngũ vào quân đội Đức có lý do từ nhu cầu tuyển quân của Hitler và tùy vào chính sách sắc tộc thời phát-xít.
GS Kaczmarek cho biết ngay sau khi xóa sổ nền Cộng hòa II của Ba Lan, các tỉnh phía Tây và Tây Bắc, vùng Đông Phổ (East Prussia) vùng núi Silesia phía Tây Nam bị sáp nhập ngay vào Đức.

Hitler quyết định "cho hồi hương" nhiều tỉnh của Ba Lan từng thuộc đế chế Đức hoặc Áo Hung.
Nhưng hàng triệu dân sống ở các vùng này không phải là người thiểu số Đức dù có chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ, văn hóa Đức.
Vì tính đến 1939, người sắc tộc Đức ở Ba Lan chỉ chiếm 2,3% tổng dân số 36 triệu.
Thanh lọc sắc tộc
Chiếm Ba Lan, Hitler đặt ra danh sách 'thiểu số Đức' (Deutsche Volksliste - DVL) với bốn tiêu chuẩn về sự gắn bó với Đức, qua dòng máu (mẹ, cha, ông bà) hoặc liên hệ văn hóa (biết tiếng Đức).Ai được coi là có gắn bó với cộng đồng sắc tộc Đức (deutsche Volksgemeinschaft) thì nhận được các ưu đãi nhất định, cùng trách nhiệm phục vụ chế độ Hitler.
Ngay từ tháng 3/1940, Đức lập ra ủy ban Wehrbezirkskommando để tuyển quân ở vùng chiếm đóng tại Ba Lan.

Nhưng đến năm 1942 thì tiêu chuẩn được nới ra, và vài triệu dân Ba Lan được cấp quốc tịch Đức với giá trị 10 năm, dạng thử thách, theo GS Kaczmarek.
Còn tại liệu của Wojciech Zmyślony thì cho rằng nhiều đợt tuyển quân của Đức đã không xem xét đến lý lịch, nhận cả các cựu hạ sỹ quan quân đội Ba Lan, thành viên các cuộc khởi nghĩa chống Đức ở Wielkopolska và Silesia.
Có một câu chuyện lạ là Hitler, trong cơn mơ mộng về chủng tộc thượng đẳng Ayan, đã coi dân miền núi Silesia (Slask - Schlesien) là cùng 'chủng tộc' với Đức.
Vì người vùng núi Thượng Silesia (Gornoslazacy) thờ đại bàng, giống hình đại bàng đen trên quốc huy Đức, và ở núi cao nên được cho là ít 'nhiễm văn hóa Ba Lan'.
Họ cùng dân Kaszub sống gần vùng biển Gdansk, được Hitler coi là một các dân tộc khác và 'thượng đẳng' hơn Ba Lan, điều hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Những nhóm này cũng đóng góp đông đảo quân lính cho Bộ binh Wehrmacht của Hitler.
Mở rộng bắt lính
Sau trận thua ở Stalingrad (1942), Đức thiếu quân nên nới rộng tiếp tiêu chuẩn 'sắc tộc' không chỉ với Ba Lan mà cả dân Ukraine ở Galicia từng thuộc Áo- Hung.Hitler cho lập ra sư đoàn số 14, 'SS-Freiwilligen Division Galizien' toàn dân Ukraine.
Đức cũng lập cả các sư đoàn SS người Hồi giáo ở Bosnia, từng bị coi là 'thua kém' về văn hóa, chủng tộc, miễn là họ có tinh thần chống Bolshevik.

Từ 1943, rất nhiều người Ba Lan thuần tuý nhất cũng bị cưỡng bức vào quân đội Đức.
Phản kháng lại có thể bị tử hình, hoặc hình phạt là cho cả nhà vào trại tập trung.
Tuy thế, các sử gia Ba Lan nay nêu lại nhiều vụ việc 'bất thường' cuối Thế Chiến 2, khi mà lễ ra quân của quân đội Đức ở nhiều vùng của Ba Lan bị chiếm đóng được tổ chức với ban nhạc Đức, và lời hát hùng tráng...bằng tiếng Ba Lan.
Đơn giản vì rất nhiều tân binh không hề biết tiếng Đức.
Con số không nhỏ, theo ông Wojciech Zmyślony, đã dùng tên Đức thay cho tên Ba Lan khi nhập ngũ: Henryk trở thành Heinrich, Karol - Karl, Kazimierz - Kasimir, Pawel - Paul. Đôi khi họ Ba Lan như Kaczmarek được ghi theo tiếng Đức là Katschmarek.
Vì nước Ba Lan đã bị xóa sổ, quân đội Đức không công nhận trong hàng ngũ của họ có người Ba Lan.
Trái lại, Đức dùng tên các vùng đất từng thuộc Ba Lan để xác định lý lịch quân lính, ví dụ, Schlesier (Silesia); Westpreußen (vùng biển Pomorze); aus Wartheland (Wielkopolska)...
Trong Thế Chiến 2 đã có nhiều trường hợp người Ba Lan trong quân đội Đức khi về phép đã mang theo súng và bỏ trốn, gia nhập các nhóm du kích chống Đức.
Tuy vậy, con số đông đảo sống chết với quân ngũ, bị thương, bị giết trong các chiến trường, ở cả ba quân binh chủng Bộ binh, Hải quân và Không quân của Đức.
Chia rẽ và chia cắt sau chiến tranh
Về quân đội Ba Lan, sau khi thua trận năm 1939, lực lượng này rút sang Liên Xô và Romania.Nhóm ở Liên Xô bị bắt giữ và hơn 20 nghìn sỹ quan bị đặc vụ Stalin thảm sát ở Katyn.
Số còn lại bị bỏ tù đến tháng 9/1941 rồi được Stalin thả ra để gia nhập Lực lượng Vũ trang Ba Lan ở Liên Xô do tướng Wladyslaw Anders chỉ huy.
Theo một thỏa thuận của chính phủ Ba Lan đóng tại London với Stalin, tướng Anders được tiếp nhận tù binh người Ba Lan bị Liên Xô bắt.
Nhờ thế, đến cuối năm 1942, lực lượng Ba Lan tại Liên Xô có tới 77 nghìn quân, gồm con số đáng kể là tù binh từ quân đội Đức nhưng là người Ba Lan.
Czeslaw Knopp, một quân nhân như thế đã viết lại cuốn sách 'Từ Stalingrad đến đội quân Anders'.
Ông mô tả hành trình từ trận Stalingrad khi ông còn mang quân phục Đức, tới chỗ gia nhập quân của Tướng Anders, rời Liên Xô sang Iran và đến Tây Âu.
Như thế, người Ba Lan trong Wehrmacht đã có mặt cả ở hai chiến trường Đông và Tây.
Tài liệu của Anh nói từ 1940 đến 1945, quân Đồng Minh đã bắt được 68 nghìn tù binh Đức nói tiếng Ba Lan.
Trên 50 nghìn đã nhanh chóng xin gia nhập quân đội Cộng hòa Ba Lan (không cộng sản) bên cạnh quân Pháp, Anh, và Mỹ ở Tây Âu để đánh Đức.

Đài Deutsche Welle cho hay sau khi Đức thua trận, hàng vạn lính Wehrmacht gốc Ba Lan đã chạy sang Tây Đức tìm cách định cư.
Họ sợ trở về quê cũ hoặc rớt lại ở vùng Liên Xô chiếm đóng sẽ bị trả thù tàn khốc.
Cùng họ, ước tính có tới 12 triệu dân thường (có nguồn nêu 15 triệu) là người thiểu số Đức hoặc ủng hộ Hitler, đã bỏ chạy hoặc bị trục xuất khỏi Đông Âu.
Đế chế Hitler tan rã và nhưng bi kịch mất quê hương của dân 'Volksdeutche' mới bắt đầu, bất kể họ nhiệt tình theo chế độ Nazi hay chỉ là nạn nhân của thời cuộc.
Tiết lộ về 5 tiêm kích khuynh đảo bầu trời trong Thế chiến II
Với thành tích từ 14.000 tới 20.000 chiến công, Messerschmitt Bf 109 của không quân Đức xứng đáng là một trong những tiêm kích uy lực nhất trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới hai.
Máy bay được phát hiện bằng cách nào trước khi có radar
Tiết lộ về máy bay ném bom đầu tiên của Không quân Việt Nam
Phi đoàn tiêm kích hiệu quả nhất lịch sử: 10.000 lần diệt máy bay
Phi công Đức Quốc xã - kẻ diệt 352 máy bay và chưa 1 lần bị bắn hạ là ai?
Quốc gia nào tạo ra máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới?
Supermarine Spitfire là dòng tiêm kích một
chỗ ngồi của Anh quốc. Nó chính thức phục vụ trong Không quân Hoàng gia
Anh (RAF) vào tháng 8/1938. Spitfire “vượt mặt” Hawker Hurricane và đặc
biệt nổi bật trong trận chiến nước Anh mùa hè năm 1940. Với thiết kế
cánh máy bay dạng bầu dục với mặt cắt ngang mỏng, Spitfire sở hữu tốc độ
tối đa cao hơn Hawker Hurricane và các thiết kế hiện đại khác. Ngoài
vai trò là máy bay đánh chặn, các Spitfire cũng thực hiện nhiệm vụ do
thám và ném bom trên nhiều mặt trận trong suốt Thế chiến II. Ảnh:
Wikipedia
Bắt đầu phục vụ Không quân Đức Quốc Xã năm
1937, Messerschmitt Bf 109 là loại tiêm kích chủ lực của lực lượng này
trong giai đoạn Thế chiến II. Đây là một trong những máy bay tiêm kích
hiện đại đầu tiên vào thời đó với những tính năng nổi bật như cấu trúc
thân đơn toàn kim loại, nóc buồng lái hoàn toàn kín và càng hạ cánh có
thể gấp. Bf 109 lập nhiều thành tích nhất, từ 14.000 tới 20.000 chiến
công, hơn bất cứ loại máy bay nào khác trong những năm Chiến tranh Thế
giới thứ hai diễn ra, theo History Lists. Ảnh: Wikipedia
P-51 Mustang là loại tiêm kích một chỗ
ngồi tầm xa, phục vụ trong không lực các nước Đồng minh vào những năm
Thế chiến II. Đây là một kiểu máy bay nhanh, được chế tạo tốt và rất bền
bỉ. Những chiếc P-51 đời đầu được trang bị động cơ Allison V-1710-39
công suất 1.220 mã lực/910 kW. Được thiết kế, chế tạo và bay thử chỉ
trong vòng 117 ngày, ban đầu P-51 phục vụ cho Không quân Hoàng gia Anh
như một máy bay tiêm kích ném bom và trinh sát, trước khi chuyển sang
vai trò máy bay tiêm kích hộ tống ném bom bên trên lãnh thổ Đức, giúp
duy trì ưu thế trên không của phe Đồng Minh từ đầu năm 1944. P-51 trở
thành một trong những loại máy bay nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất
trong cuộc chiến tranh. Ảnh minh họa: National Museum.af.
Dù xuất hiện khá muộn – giữa năm 1944,
tiêm kích Yakovlev Yak-3 của Liên xô ngay lập tức trở thành một trong
những máy bay chiến đấu tốt nhất và chiếm ưu thế ở mặt trận phía Đông
trong Thế chiến II. Yak-3 có kích thước nhỏ, rất cơ động, dễ bảo trì và
bền bỉ. Đa phần những chiếc Yak-3 trang bị kiểu động cơ Klimov M-105
PF-2 là sự phát triển cuối cùng của kiểu động cơ Klimov M-105 nổi tiếng.
Yak-3 từng đánh bại hai đối thủ là tiêm kích Messerschmitt Bf 109 và
Focke-Wulf Fw 190 Würger của Không quân Đức trong chiến trận. Ảnh:
sovietwarplanes.com.
Mitsubishi A6M Zero là tiêm kích hạng nhẹ
hoạt động trên tàu sân bay mà Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản sử
dụng từ năm 1940 tới 1945. Khi xuất hiện vào giai đoạn đầu Thế chiến II,
Mitsubishi A6M là dòng chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay tốt nhất
thế giới bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa tính cơ động xuất sắc và tầm bay
rất xa. Nhờ vào hiệu năng vượt trội, chúng đã giành nhiều thắng lợi
trong các trận không chiến trong giai đoạn đầu với tỷ lệ hạ gục mục tiêu
là 12:1. Đỉnh cao trong những chiến tích của A6M Zero chính là trận
Trân Châu Cảng, ngày 7/ 12/1941. Đây là một trong số các máy bay chiến
đấu mẫu mực nhất thế chiến II. Ảnh chụp Mitsubishi A6M2 "Zero" Kiểu 21
cất cánh từ tàu sân bay Akagi để tấn công Trân Châu Cảng: Wikipedia.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét