Thứ Hai, 17 tháng 2, 2020

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 311

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chiến Công Người Tình Báo - Phim Liên Xô

Giữa "đỉnh điểm" leo thang: Iran tử hình gián điệp bán bí mật cho CIA?

An Bình |



Giữa "đỉnh điểm" leo thang: Iran tử hình gián điệp bán bí mật cho CIA?
Trong năm 2019, Iran và Mỹ đã diễn ra hàng loạt căng thẳng, đỉnh điểm là tấn công đáp trả nhau sau vụ Tướng cấp cao Iran bị Mỹ giết chết. Ảnh: AP.

Iran hôm thứ Ba cho biết tòa án tối cao nước này đã tuyên án tử hình đối với một người đàn ông Iran bị kết án làm gián điệp cho CIA.

Hãng tin AP dẫn tin từ truyền thông nước này cho biết người đàn ông trên đã chia sẻ chi tiết về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran với cơ quan gián điệp Mỹ.
Phát ngôn viên của cơ quan tư pháp Gholamhossein Esmaili đã xác nhận danh tính của người này là Amir Rahimpour và nói rằng ông sẽ bị xử tử sớm. Esmaili không nói chi tiết về những tội danh mà Rahimpour bị kết án, cũng như về tuổi tác hoặc lý lịch của ông ta.
Một bản tin của hãng thông tấn IRNA của Iran cáo buộc rằng Rahimpour đã nhận tiền từ CIA để chia sẻ chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran.
Bản tin của IRNA cho biết, khi được cơ quan gián điệp trên tiếp xúc, anh ta đã kiếm được rất nhiều tiền khi cố gắng cung cấp một số thông tin về chương trình hạt nhân Iran.
Rahimpour, được nhận dạng, bị truy tố và kết án tử hình và gần đây, Tòa án Tối cao Quốc gia đã xác nhận bản án này và anh ta sẽ bị trừng phạt sớm".
CIA không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Esmaili cho biết còn có hai điệp viên bị cáo buộc khác, mỗi người nhận án tù 15 năm - 10 năm vì tội gián điệp và 5 năm vì hành động chống lại cáo buộc an ninh quốc gia.
Esmaili không nêu tên những người bị bắt, chỉ nói rằng họ làm việc trong lĩnh vực từ thiện và không cung cấp thêm thông tin.
Căng thẳng vẫn đang ở mức cao giữa Iran và Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Tehran năm 2015 (JCPOA).
Một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ hồi tháng 1 đã giết chết một tướng lĩnh cấp cao của Lực lượng Vệ binh cách mạng Iran, Tướng Qassem Soleimani ở Baghdad.
Đây là một vụ giết người có chủ đích đã khiến Tehran tiến hành đáp trả bằng một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào căn cứ của quân đội Iraq, nơi quân đội Mỹ trú đóng.



Bê bối gián điệp liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran

H.Bình |



Bê bối gián điệp liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran
Tổng thống Iran Hassan Rouhani đi thị sát công nghệ hạt nhân vào tháng 4-2019. Ảnh: EPA

Tòa án tối cao Iran ngày 4-2 kết án tử hình một công dân nước này vì tội làm gián điệp cho Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), hai người khác bị kết án 5 và 10 năm tù.

Ông Gholamhossein Esmaili, người phát ngôn Bộ Tư pháp Iran , xác nhận gián điệp tên Amir Rahimpour và kẻ gián điệp sẽ sớm bị xử tử. Ông Esmaili không nói chi tiết về những gì Rahimpour đã làm cũng như về tuổi tác và lý lịch của người này. Theo hãng thông tấn Iran IRNA, Rahimpour đã nhận tiền từ CIA và tuồn thông tin chi tiết về chương trình hạt nhân của Iran. Trong khi hãng tin Fars của Iran dẫn lời ông Esmaili cho biết Rahimpour là gián điệp CIA được trả thù lao cao, cố gắng chuyển cho Mỹ "một phần thông tin" về nguyên tử Iran.
Thông tin này đưa ra sau khi nhân viên quỹ từ thiện bị bỏ tù vì tội làm gián điệp cho CIA. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Iran nói trong cuộc họp báo được phát trực tiếp trên trang web của cơ quan này ngày 4-2: "Hai điệp viên CIA đang làm việc dưới vỏ bọc của một tổ chức và quỹ từ thiện đã bị phát hiện, xét xử và kết án 10 năm tù vì tội gián điệp cùng 5 năm tù vì xâm phạm an ninh quốc gia". Ông Esmaili cho biết thêm danh tính của hai bị cáo hiện chưa được công bố vì bản án vẫn chưa hoàn thiện.
Iran trước đây đã kết án tử hình các điệp viên Mỹ và Israel. Người gần đây nhất bị xử tử là nhà khoa học Shahram Amiri vào tháng 8-2016. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Iran khi đó cho biết Shahram Amiri "bị treo cổ vì tiết lộ bí mật tối quan trọng của quốc gia cho kẻ thù".
Bê bối gián điệp liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran - Ảnh 1.
Nhà khoa học hạt nhân Shahram Amiri được chào đón nồng hậu trong ngày từ Mỹ trở về Iran hồi giữa tháng 7-2010. Ảnh: NEW YORK TIMES
Tháng 11-2019, Iran bắt 8 người bị nghi có liên hệ với CIA sau các cuộc biểu tình chống tăng giá nhiên liệu khắp đất nước. Cơ quan phản gián Iran cho biết 6 trong 8 người bị bắt được cho là đã tham gia các cuộc bạo loạn và thực hiện nhiệm vụ được giao, hai người còn lại bị cáo buộc tìm cách thu thập và chuyển thông tin ra nước ngoài.
Căng thẳng Mỹ - Iran nghiêm trọng kể từ khi Mỹ rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 hồi năm ngoái, nhất là sau khi Washington không kích hạ sát thiếu tướng Qassem Soleimani vào tháng 1, khiến Tehran trả đũa bằng đòn tập kích tên lửa nhằm vào căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.


Tình báo Israel

Hoàng Quốc Dũng |


Tình báo Israel

Cuối năm ngoái qua đời một huyền thoại tình báo nhưng lại gắn liền với thất bại thê thảm chưa từng có của Israel. Awraham Dar ra đi ở tuổi 94 mà đến 31/1/2020 báo chính thống mới tiết lộ. Tủi hổ còn đeo đẳng mãi song họ không thể lờ mãi người anh hùng của mình.

Có lẽ ít dân tộc nào trên thế giới nhắc đến thất bại như đón chào thành công kiểu Israel. Nhiệm vụ hàng đầu của MOSSAD, cơ quan tình báo với 7.000 nhân viên cùng kinh phí 2,73 tỷ USD/năm, là luôn phân tích các thất bại. Điển hình trong số đó là vụ “Đơn vị 131” hay Unit 131.
Nhằm đổ vấy cho các lực lượng thù địch ở Ai Cập, quốc gia tiên phong tiêu diệt nhà nước Do Thái ngay sau ngày lập quốc, Unit 131 được giao đánh bom các mục tiêu nhạy cảm. Mùa hè 1954, hầu hết các dinh thự của Mỹ và Anh ở Ai Cập bị tấn công bằng bom. Israel sau đó vu cho các nhóm cộng sản và Huynh đệ Hồi Giáo song bất thành.
Toàn bộ mạng lưới ở Ai Cập, tinh vi nhất của tình báo Israel lúc bấy giờ, bị phá sập. Thiếu tá Dar, trực tiếp gây dựng và chỉ huy Unit 131, trốn thoát kỳ diệu. Kẻ trốn thoát thứ hai Seidenberg thực chất là gián điệp của Ai Cập lọt vào Unit 131 từ trước khi âm mưu được tiến hành.
Thiếu tá Dar sở hữu đặc trưng Do Thái là hoài nghi với những gì hoàn hảo. Ngay từ đầu, ông đã phản đối cuộc Hành quân Susannah khi bất ngờ được giao nhiệm vụ. Ông hoài nghi chính mình dù trực tiếp tuyển dụng và dày công xây dựng Unit 131 mấy năm trời theo các cách đặc dị. Không có bất cứ chứng cứ nào nên mọi kiến nghị của Dar bị bác.
Đặc trưng khác mà kinh thánh Do Thái luôn răn giáo dân và Dar lấy nó để xây đắp bản chất của mình là không bỏ rơi đồng loại. Năm 1957, ông quyết định từ bỏ công việc cao quý ở MOSSAD và ở ẩn chỉ vì đồng đội không được phóng thích trong vụ trao đổi tù binh chiến tranh giữa Israel và Ai Cập. 
Nguyên do đơn giản là Israel lúc ấy vẫn chối trách nhiệm cho đến khi điệp viên Seidenberg của Ai Cập tiếp tục chui sâu vào MOSSAD bị lật tẩy 10 năm sau.
Thất bại của Unit 131 vẫn không làm lu mờ cách tư duy khác biệt Do Thái. Trong khi mạng lưới tình báo quốc tế luôn được chia nhỏ thành các tổ nhóm, Dar tạo bất ngờ bằng việc không phân chia gì hết và mọi người đều biết nhau.
Từ loạt thất bại cay đắng, MOSSAD giờ đây trở thành cơ quan tình báo lớn thứ hai thế giới chỉ sau CIA. Dar phải chăng là bằng chứng nữa về cách người Israel sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt.

Mỹ dùng gián điệp Đức đánh phát xít Đức tài tình thế nào?

Cuối năm 1944, quân Đồng minh thiết lập mạng lưới tình báo sử dụng chính người Đức để hỗ trợ các hoạt động gián điệp và phá hoại Đức quốc xã từ bên trong. Nhờ vậy, quân Đồng minh có được nhiều thông tin quan trọng trong nội bộ phát xít Đức.


   
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 1
Trong Thế chiến 2, quân Đồng minh có mạng lưới gián điệp ở nhiều nước châu Âu bị phát xít Đức chiếm đóng. Tuy nhiên, bên trong nước Đức, quân Đồng minh không có tổ chức tình báo hoạt động hiệu quả.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 2
Chính vì vậy, sau một thời gian nghiên cứu, tìm ra phương án, Cục tình báo chiến lược (OSS) - tiền thân của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) quyết định chiêu mộ một số người Đức làm gián điệp.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 3
Những điệp viên người Đức làm việc cho OSS có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về nội tình Đức quốc xã cũng như thực hiện những hoạt động chống phá chính quyền Hitler.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 4
Theo đó, quan chức cấp cao của OSS quyết định sử dụng tù nhân chiến tranh người Đức cho các nhiệm vụ gián điệp bên trong lòng nước Đức.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 5
Sau khi chọn được một số người phù hợp, OSS sẽ bí mật đào tạo những kỹ năng cơ bản cho tù binh người Đức để họ có thể hoạt động gián điệp.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 6
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, OSS tìm cách đưa những tù binh người Đức làm gián điệp cho quân Đồng minh về nước an toàn để thực hiện nhiệm vụ.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 7
Ngoài tù nhân chiến tranh người Đức, OSS còn sử dụng những sĩ quan quân đồng minh gốc Đức. Một trong những sĩ quan được chọn là Peter Viertel - trung úy lính thủy đánh bộ Mỹ sinh ra ở thành phố Dresden, Đức.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 8
Do thông thạo tiếng Đức nên Viertel được lựa chọn xây dựng mạng lưới gián điệp người Đức làm việc cho Mỹ.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 9
Sau khi được đưa về nước, toàn bộ gián điệp Đức làm việc cho OSS đều mang theo Soldbuch - hồ sơ cá nhân xác nhận quan điểm tôn giáo, chính trị, quân sự và y tế của bản thân. Đây được xem là vỏ bọc hoàn hảo cho các điệp viên xâm nhập vào trong lòng Đức để có được những tin tức nội bộ quan trọng.
 my dung gian diep duc danh phat xit duc tai tinh the nao? hinh anh 10
Nhờ mạng lưới tình báo người Đức làm việc cho Mỹ trong Thế chiến 2 mà quân Đồng minh đã có được nhiều thông tin quan trọng góp phần không nhỏ vào việc đánh bại phát xít Đức.
Theo Tâm Anh (Kiến Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét