ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 65
(ĐC sưu tầm trên NET)
Trong khi đó, theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về việc đào tạo văn bằng 2 quy định rõ, việc đào tạo bằng đại học thứ hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ GD-ĐT và đối với những ngành đã được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khoá chính qui của ngành đó tốt nghiệp.
Cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ GD-ĐT. Trên cơ sở đề nghị về chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính quy hàng năm và các điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các cơ sở có đủ điều kiện.
Để hợp lý hóa hồ sơ cấp văn bằng 2, Trường ĐH Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần 25 môn và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian 1 đến 2 ngày (học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ) và được cấp bằng tốt nghiệp sau 3 đến 6 tháng từ lúc nộp hồ sơ mà không phải đi học.
Kể từ năm 2016, trường này đã tuyển sinh hàng nghìn học viên. Nhờ vậy, trường đã thu lợi bất chính với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Mặc dù tại Luật Giáo dục Đại học năm 2012, các trường đại học được mở rộng phạm vi thực hiện quyền tự chủ, nhưng riêng với đào tạo văn bằng 2 vẫn được Bộ quản lý và giám sát chặt chẽ.
Cụ thể, chậm nhất là một tháng sau khi hoàn tất công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo phải gửi báo cáo danh sách tuyển sinh; một tháng sau khi kết thúc mỗi khoá học phải gửi báo cáo danh sách sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp về Bộ GD-ĐT và Bộ chủ quản để theo dõi.
Chặt chẽ như vậy, tại sao vẫn có chuyện Trường ĐH Đông Đô thực hiện hoạt động đào tạo văn bằng 2 trái phép mà Bộ hoàn toàn không hề hay biết?
Tự chủ đại học là mong muốn của các nhà làm luật nhằm phát huy nội lực của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, quyền tự chủ này cần phải được gắn liền với trách nhiệm giải trình và sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của Bộ GD-ĐT. Có như vậy, các trường được tự chủ mới không thể tự tung tự tác, lợi dụng những kẽ hở để trục lợi trái quy định.
Có hay không sự lỏng lẻo của cơ quan quản lý?
ThS. Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trong vụ việc này không đơn giản là câu chuyện một trường tự đào tạo hàng nghìn học viên qua nhiều năm mà Bộ không hề hay biết và không có sự quản lý.
“Theo quy định, hàng năm các cơ sở giáo dục ĐH phải báo cáo tổng số chỉ tiêu tuyển sinh, lượng trúng tuyển, lượng tốt nghiệp, lượng phôi văn bằng đã in, sử dụng... Do vậy, không có chuyện trường đào tạo "chui" mà Bộ không biết. Cơ quan điều tra cần phải làm rõ việc trường này có báo cáo đầy đủ với Bộ GD-ĐT hay không; nếu có thì nội dung báo cáo có chuẩn xác không?
Với các đơn vị tổ chức liên quan, kể cả đơn vị quản lý, thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cần xem xét có thực hiện hết trách nhiệm quản lý, giám sát hay không và việc báo cáo kiểm tra thể hiện qua những văn bản, tài liệu nào,…”
“Yếu tố quan trọng là phải xác định bằng do Trường ĐH Đông Đô cấp có phải là “giả” không. Nếu cơ quan công an làm rõ bằng đại học do trường này cấp là tài liệu giả (giả về con dấu, giả về thẩm quyền cấp bằng, giả về phôi, giả về người có thẩm quyền ký hay nội dung bị tẩy sửa,…) thì người cấp và sử dụng bằng giả có nguy cơ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, Luật sư Cường nói.
Trước những sai phạm của Trường ĐH Đông Đô, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng, trước hết Bộ GD-ĐT cần chủ động kiểm tra và làm rõ trách nhiệm về phía mình.
“Chắc chắn có khe hở từ phía Bộ GD-ĐT nên các trường mới có thể lợi dụng điều đó để trục lợi. Với trình độ in hiện tại, muốn làm dối phôi bằng không hề khó. Cho nên, dù việc này đã được phân quyền về các trường nhưng trách nhiệm của Bộ vẫn phải thường xuyên thanh tra, giám sát. Nếu làm chặt chẽ điều này, việc phát hiện ra sai phạm là không khó. Nhưng vừa qua, việc phát hiện sai phạm phía trường Đông Đô của Bộ lại bị chậm”.
Xử lý như thế nào với những bằng đã cấp?
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hiện nay, các học viên học văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của trường này có thể chia làm hai nhóm: không thi tuyển và "học thật, thi thật".
Trường ĐH Đông Đô tuyển sinh từ năm 2016 và công khai trên website của nhà trường, có thu học phí, có tổ chức lớp học, thi cử có kết quả thi.
Do vậy, những người học tham gia thi tuyển sinh, tham gia học tập đào tạo theo đúng nội dung chương trình, “học thật thi thật”; họ không biết được những sai phạm của lãnh đạo, cán bộ nhà trường thì những học viên này phải được đảm bảo quyền lợi cấp bằng.
Còn trường hợp thứ hai là những người bỏ tiền ra để nhà trường hợp thức hóa hồ sơ, cấp bằng tốt nghiệp dù không tham gia học tập hay thi tuyển thì đương nhiên là không hợp pháp. Trường hợp này cần phải xử lý nghiêm minh và thu hồi toàn bộ bằng, chứng chỉ đã được cấp.
Thúy Nga
Vì sao nguyên Hiệu trưởng Đại học Đông Đô bị khởi tố, bắt giam?
Hiệu trưởng ĐH Đông Đô bị bắt, Bộ Giáo dục có vô can trong kiểm soát đào tạo văn bằng 2?
05/08/2019
08:57
GMT+7
-
Các quy định chặt chẽ tại sao vẫn có chuyện Trường ĐH Đông Đô thực hiện
hoạt động đào tạo văn bằng 2 trái phép mà Bộ hoàn toàn không hề hay
biết?

Trường ĐH Đông Đô dù không được đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh nhưng vẫn chiêu sinh và cấp bằng cho hàng trăm sinh viên.
Theo
cơ quan điều tra, dù không được Bộ GD-ĐT cấp phép đào tạo văn bằng 2
ngành Ngôn ngữ Anh nhưng Trường ĐH Đông Đô vẫn có phôi bằng để hợp thức
hóa hàng nghìn văn bằng.Trong khi đó, theo Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về việc đào tạo văn bằng 2 quy định rõ, việc đào tạo bằng đại học thứ hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ GD-ĐT và đối với những ngành đã được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khoá chính qui của ngành đó tốt nghiệp.
Cơ sở đào tạo phải có văn bản đề nghị với Bộ GD-ĐT. Trên cơ sở đề nghị về chỉ tiêu đào tạo đại học hệ chính quy hàng năm và các điều kiện bảo đảm chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo bằng đại học thứ hai cho các cơ sở có đủ điều kiện.
Để hợp lý hóa hồ sơ cấp văn bằng 2, Trường ĐH Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết học phần 25 môn và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian 1 đến 2 ngày (học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ) và được cấp bằng tốt nghiệp sau 3 đến 6 tháng từ lúc nộp hồ sơ mà không phải đi học.
Kể từ năm 2016, trường này đã tuyển sinh hàng nghìn học viên. Nhờ vậy, trường đã thu lợi bất chính với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Mặc dù tại Luật Giáo dục Đại học năm 2012, các trường đại học được mở rộng phạm vi thực hiện quyền tự chủ, nhưng riêng với đào tạo văn bằng 2 vẫn được Bộ quản lý và giám sát chặt chẽ.
Cụ thể, chậm nhất là một tháng sau khi hoàn tất công tác tuyển sinh, cơ sở đào tạo phải gửi báo cáo danh sách tuyển sinh; một tháng sau khi kết thúc mỗi khoá học phải gửi báo cáo danh sách sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp về Bộ GD-ĐT và Bộ chủ quản để theo dõi.
Chặt chẽ như vậy, tại sao vẫn có chuyện Trường ĐH Đông Đô thực hiện hoạt động đào tạo văn bằng 2 trái phép mà Bộ hoàn toàn không hề hay biết?
Tự chủ đại học là mong muốn của các nhà làm luật nhằm phát huy nội lực của các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, quyền tự chủ này cần phải được gắn liền với trách nhiệm giải trình và sự giám sát, thanh tra, kiểm tra của Bộ GD-ĐT. Có như vậy, các trường được tự chủ mới không thể tự tung tự tác, lợi dụng những kẽ hở để trục lợi trái quy định.
Có hay không sự lỏng lẻo của cơ quan quản lý?
ThS. Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, trong vụ việc này không đơn giản là câu chuyện một trường tự đào tạo hàng nghìn học viên qua nhiều năm mà Bộ không hề hay biết và không có sự quản lý.
“Theo quy định, hàng năm các cơ sở giáo dục ĐH phải báo cáo tổng số chỉ tiêu tuyển sinh, lượng trúng tuyển, lượng tốt nghiệp, lượng phôi văn bằng đã in, sử dụng... Do vậy, không có chuyện trường đào tạo "chui" mà Bộ không biết. Cơ quan điều tra cần phải làm rõ việc trường này có báo cáo đầy đủ với Bộ GD-ĐT hay không; nếu có thì nội dung báo cáo có chuẩn xác không?
Với các đơn vị tổ chức liên quan, kể cả đơn vị quản lý, thanh tra Bộ GD-ĐT cũng cần xem xét có thực hiện hết trách nhiệm quản lý, giám sát hay không và việc báo cáo kiểm tra thể hiện qua những văn bản, tài liệu nào,…”
“Yếu tố quan trọng là phải xác định bằng do Trường ĐH Đông Đô cấp có phải là “giả” không. Nếu cơ quan công an làm rõ bằng đại học do trường này cấp là tài liệu giả (giả về con dấu, giả về thẩm quyền cấp bằng, giả về phôi, giả về người có thẩm quyền ký hay nội dung bị tẩy sửa,…) thì người cấp và sử dụng bằng giả có nguy cơ bị xử lý theo quy định của pháp luật”, Luật sư Cường nói.
Trước những sai phạm của Trường ĐH Đông Đô, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho rằng, trước hết Bộ GD-ĐT cần chủ động kiểm tra và làm rõ trách nhiệm về phía mình.
“Chắc chắn có khe hở từ phía Bộ GD-ĐT nên các trường mới có thể lợi dụng điều đó để trục lợi. Với trình độ in hiện tại, muốn làm dối phôi bằng không hề khó. Cho nên, dù việc này đã được phân quyền về các trường nhưng trách nhiệm của Bộ vẫn phải thường xuyên thanh tra, giám sát. Nếu làm chặt chẽ điều này, việc phát hiện ra sai phạm là không khó. Nhưng vừa qua, việc phát hiện sai phạm phía trường Đông Đô của Bộ lại bị chậm”.
Xử lý như thế nào với những bằng đã cấp?
Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, hiện nay, các học viên học văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của trường này có thể chia làm hai nhóm: không thi tuyển và "học thật, thi thật".
Trường ĐH Đông Đô tuyển sinh từ năm 2016 và công khai trên website của nhà trường, có thu học phí, có tổ chức lớp học, thi cử có kết quả thi.
Do vậy, những người học tham gia thi tuyển sinh, tham gia học tập đào tạo theo đúng nội dung chương trình, “học thật thi thật”; họ không biết được những sai phạm của lãnh đạo, cán bộ nhà trường thì những học viên này phải được đảm bảo quyền lợi cấp bằng.
Còn trường hợp thứ hai là những người bỏ tiền ra để nhà trường hợp thức hóa hồ sơ, cấp bằng tốt nghiệp dù không tham gia học tập hay thi tuyển thì đương nhiên là không hợp pháp. Trường hợp này cần phải xử lý nghiêm minh và thu hồi toàn bộ bằng, chứng chỉ đã được cấp.
Thúy Nga
Nguyên hiệu trưởng ĐH Đông Đô và đồng phạm “phù phép” văn bằng như thế nào?
03/08/2019
17:28
GMT+7
4 cán bộ Trường ĐH Đông Đô đã tổ chức thi đầu vào, hết học phần 25 môn và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian từ 1 đến 2 ngày và cấp bằng sau 3 đến 6 tháng mà không phải đi học.
Ngày
30-7, Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt
bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở,
nơi làm việc về tội “Giả mạo trong công tác” quy định tại Điều 359, Bộ
luật Hình sự năm 2015 đối với 4 bị can, gồm: Dương Văn Hòa (SN 1983, trú
tại Khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà
Nội), nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô; Trần Ngọc Quang (SN
1962, trú tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), nguyên
là Phó Trưởng phòng Đào tạo và quản lý sinh viên trường Đại học Đông
Đô; Phạm Vân Thùy (SN 1981, trú tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa) và
Lê Thị Lương (SN 1996, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà
Nội) là cán bộ trường Đại học Đông Đô.
Ngày 1-8, sau
khi có quyết định phê chuẩn của VKSND Tối cao, Cơ quan An ninh điều tra
Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ
ở, chỗ làm việc đối với Dương Văn Hòa và Trần Ngọc Quang. Đồng thời, áp
dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối
với Phạm Vân Thùy, Lê Thị Lương.
Qua công tác quản lý
địa bàn, trước đó, Phòng 6, Cục An ninh chính trị nội bộ có thông tin về
việc một số cán bộ chủ chốt của Trường Đại học Đông Đô có dấu hiệu
thông đồng, móc ngoặc với các trung tâm đào tạo ngắn hạn ở bên ngoài,
thu thập hồ sơ của những người có nhu cầu tuyển sinh đào tạo và cấp văn
bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh, hệ chính quy...
![]() |
Cơ quan ANĐT thực hiện quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam. |
Trước
thông tin trên, Cục An ninh Chính trị nội bộ đã chủ động báo cáo lãnh
đạo Bộ Công an thu thập chứng cứ, tài liệu, chứng minh hành vi vi phạm.
Kết hợp với các thông tin thu thập được, Cục An ninh Chính trị nội bộ
phối hợp với Cục An ninh điều tra tiếp tục làm việc với Bộ GD&ĐT thu
thập các tài liệu liên quan đến quy trình đào tạo văn bằng 2 hệ chính
quy của các cơ sở đào tạo đại học; quy định về việc liên kết giữa các
trường đại học với các trung tâm bên ngoài, trách nhiệm của các bên
trong liên kết đào tạo; chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 hệ chính quy và danh
sách học viên trúng tuyển văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh, hệ chính quy
của Đại học Đông Đô từ năm 2016 đến nay...
Quá trình
xác minh xác định việc buông lỏng công tác quản lý đào tạo và cho phép
học viên không phải đi học, không phải thi đầu vào, đầu ra, để hợp lý
hóa hồ sơ cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh hệ chính quy tại Đại
Học Đông Đô đã vi phạm quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT. Cục An ninh
Chính trị Nội bộ và Cục An ninh điều tra xác định: Từ năm 2016, trường
Đại học Đông Đô đã tuyển sinh hàng nghìn học viên và tổ chức đào tạo văn
bằng 2 ngôn ngữ Anh tại 3 cơ sở gồm: Số 1 Hoàng Đạo Thúy; 60B Nguyễn
Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) ; 171 Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ
Liêm, Hà Nội).
Đến đầu năm 2018, trường đã liên kết
tuyển sinh với khoảng 200 trung tâm đào tạo ngắn hạn trên toàn quốc
không được cấp phép theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Căn
cứ vào các tài liệu thu thập được, CQĐT xác định các đối tượng có liên
quan gồm Hòa, Quang, Thùy và Lương và triệu tập lên trụ sở làm việc. Ông
Trần Ngọc Quang khai: Đại học Đông Đô có tổ chức các lớp văn bằng 2
ngôn ngữ tiếng Anh tiến độ nhanh (không tổ chức học, chỉ hoàn thiện các
bài thi và cấp bằng)... Các lớp tiến độ nhanh không có thông báo tuyển
sinh, việc tổ chức thi không thành lập hội đồng, không phê duyệt danh
sách học viên và cán bộ coi thi. Dưới sự chỉ đạo của ông Dương Văn Hòa -
Hiệu trưởng, ông Quang đã ký bảng điểm cho học viên.
Ngoài
8 trường hợp có bằng ngôn ngữ tiếng Anh mà không phải đi học, ông Quang
nhận hồ sơ từ bà Phạm Diệu Thúy - nguyên cán bộ Khoa Thú y, Đại học
Đông Đô, kinh phí thu từng trường hợp là 45 triệu đồng/trường hợp.
Sau
khi nhận hồ sơ và kinh phí, ông Quang nộp về Phòng Tài vụ mỗi trường
hợp 30 triệu đồng theo quy định của nhà trường, số tiền còn lại (95
triệu đồng) do ông Quang giữ, sử dụng cá nhân. Đến nay, cả 8 trường hợp
trên đều đã nhận bằng.
Phạm
Vân Thùy có nhiệm vụ nhận hồ sơ, tổ chức hoàn thiện, hợp thức các bài
thi đầu vào, thi kết thúc các môn, thi tốt nghiệp (27 bài thi) và cấp
bằng cho các học viên mà không phải trải qua quá trình học tập (thời
gian thi hoàn thiện chỉ trong 2 ngày).
Trong khóa học
2016-2018 đã có khoảng 400 hồ sơ văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh được đào
tạo theo hình thức trên. Trong đó, Thùy trực tiếp được chỉ đạo nhận
khoảng 200 hồ sơ (20 hồ sơ từ ông Dương Văn Hòa, 20 hồ sơ từ một số cán
bộ của trường...). Ngoài ra, bà Thùy trực tiếp nhận 3 hồ sơ của người
thân với số tiền 32 triệu/người và nộp về Phòng Tài vụ của trường số
tiền 90 triệu đồng...
Kết quả điều tra bước đầu xác
định: Xuất phát từ nhu cầu của một bộ phận người dân cần có văn bằng,
chứng chỉ ngoại ngữ để hoàn thiện hồ sơ cán bộ (nâng lương, nâng ngạch,
thăng hạng, thi tuyển vào biên chế…), Đại học Đông Đô đã tổ chức tuyển
sinh, đào tạo và cấp văn bằng 2 cử nhân ngành ngôn ngữ Anh hệ chính quy
cho các học viên theo học. Để cạnh tranh với các đơn vị đào tạo khác,
Ban lãnh đạo Đại học Đông Đô có chủ trương liên kết với các trung tâm
đào tạo ngắn hạn bên ngoài để tổ chức tuyển sinh và ăn chia theo thỏa
thuận.
Các đối tượng đăng thông tin tuyển sinh trên
mạng internet. Người có nhu cầu học thì trung tâm môi giới sẽ giới thiệu
hình thức đào tạo “cấp tốc” thông qua cán bộ của Đại học Đông Đô chèn
hồ sơ học viên vào danh sách lớp đã học trước đó.
Để
hợp thức hóa vi phạm trên, Đại học Đông Đô tổ chức thi đầu vào, thi hết
học phần 25 môn và thi tốt nghiệp cho các học viên chỉ trong thời gian 1
đến 2 ngày (học viên được phát giấy thi và đáp án để chép ngay tại chỗ)
và được cấp bằng tốt nghiệp sau 3 đến 6 tháng từ lúc nộp hồ sơ mà không
phải đi học. Tiêu cực phí được thả nổi thông qua “cò giáo dục” dao động
từ 50 - 150 triệu/học viên. Vào thời điểm đó, có rất nhiều đường dây
trong trường cạnh tranh nhau.
Tuy nhiên nếu theo dây
ông Dương Văn Hòa - Hiệu trưởng và một số lãnh đạo thì đảm bảo an toàn,
nhanh và đúng thời gian nhất... Số cán bộ chủ chốt của nhà trường đã
thông đồng, chỉ đạo cấp dưới móc ngoặc với các trung tâm trên để thu
thập hồ sơ của những người có nhu cầu lấy nhanh bằng đại học chính quy
nhưng không tham gia học, thu lợi bất chính với số tiền lên đến hàng tỷ
đồng.
Trong vụ án này, các đối tượng đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân, vi phạm quy định tại Quyết định số
22/2001/QĐ-BGDĐT ngày 26-6-2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về đào tạo để
cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, gây hậu quả nghiêm trọng cho xã
hội. Người sử dụng văn bằng đều là những người có uy tín, vị trí chủ
chốt trong các cơ quan, ban, ngành, phần lớn đang làm thạc sĩ, nghiên
cứu sinh để nâng cao trình độ. Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra,
làm rõ.
Theo Công an nhân dân
Theo nguồn tin từ Công an Hà Nội, tội danh “Lừa dối khách hàng” mà ông Lê Thanh Thản bị điều tra có liên quan đến hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes, đây là công ty mà ông Thản đứng tên làm Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật.
Việc CQĐT thực hiện các biện pháp tố tụng đối với ông Lê Thanh Thản để làm rõ, xử lý các dấu hiệu vi phạm pháp luật tại dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư Bemes, tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. Trước đó, nhiều khách hàng đã lên tiếng phản ánh một số bức xúc sau khi mua căn hộ tại CT6C của Công ty Bemes ở phường Kiến Hưng, Hà Đông. Dự án chung cư CT6, do Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bemes làm chủ đầu tư được quy hoạch thiết kế được duyệt là 2 tòa, gồm CT6A và CT6B. Tuy nhiên, trong thực tế, chủ đầu tư đã tự ý xây thêm 4 căn biệt thự và toà CT6C cao 30 tầng, sai quy hoạch được duyệt. Bức xúc vì không được cấp sổ hồng, các hộ dân đã gửi đến tố cáo đến các cơ quan chức năng của Hà Nội...
Như Tiền Phong đã đưa tin, tại buổi tiếp xúc sau kỳ họp lần thứ 5 HĐND TP, diễn ra chiều 19/12/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời chất vấn của cử tri về việc xử lý sai phạm của tập đoàn Mường Thanh. Ông Chung cho biết, ngay từ đầu năm 2016, sau khi Thanh tra TP Hà Nội có kết luận đã chuyển toàn bộ hồ sơ về vi phạm của tập đoàn Mường Thanh sang Công an TP điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Đồng thời, Thường trực Thành ủy cũng giao Ủy ban kiểm tra Thành ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tất cả cán bộ cấp phường, cấp quận, huyện của hai đơn vị là quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì. Kết quả đã xử lý trên 20 cán bộ có liên quan đến trách nhiệm trong quản lý về mặt quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, theo chủ tịch TP, đó mới chỉ là xử lý về mặt trách nhiệm quản lý nhà nước của cán bộ. Trong quá trình Công an TP điều tra, xử lý, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tiêu cực sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án và hành vi sai phạm liên quan đến ông Lê Thanh Thản, Cơ quan CSĐT –Công an TP Hà Nội đã khởi tổ, bắt tạm giam ba bị can liên quan về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”gồm: Nguyễn Duy Uyển (SN 1964), Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội; Vương Đăng Quân (SN 1958), nguyên Chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông và Mai Quang Bài (SN 1960), cán bộ Đội Quản lý trật tự xây dựng quận Hà Đông. Các quyết định tố tụng của CQĐT đã được Viện KSND cùng cấp phế chuẩn.
Theo Dương Lê (Tiền Phong)
TP HCM khó xử lý cán bộ sai phạm liên quan dự án Khu công nghệ cao
Phó chủ tịch UBND TP HCM nói, đa số cán bộ, công
chức liên quan sai sót ở dự án Khu công nghệ cao (quận 9) đã về hưu, có
người đã mất.
"Về bản chất, các sai phạm, thiếu sót ở dự án này khác với vấn đề ở Thủ
Thiêm (quận 2)", Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nói tại buổi họp
báo về tiến độ thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) và Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại dự án Khu công nghệ cao (KCNC), chiều 6/8.
TTCP xác định, việc UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi 804 ha để
thực hiện dự án KCNC là đúng thẩm quyền và phù hợp quy hoạch chung của
thành phố. Tuy nhiên, lúc thành phố mở rộng thu hồi thêm 6,9 ha và 102
ha là chưa được Thủ tướng chấp thuận điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng
thể KCNC.
"Sai phạm của thành phố là về trình tự thủ tục, thu hồi trước, thu hồi
bổ sung nhưng không xin ý kiến Chính phủ. TTCP đã xác định là trong quá
trình thực hiện thường xuyên báo cáo và công nhận tổng diện tích là hơn
900 ha", ông Hoan nói và cho rằng chủ trương thực hiện dự án là thống
nhất nhưng khi thực hiện (kéo dài hơn 20 năm) có những việc "chưa xuyên
suốt" nên dẫn đến sai sót.
![]() |
Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan tại buổi họp báo. Ảnh: Trung Sơn.
|
Theo ông Hoan, các sai phạm tại dự án KCNC mang tính chất kỹ thuật,
thiếu sót khi xử lý các văn bản quy phạm pháp luật. Hiện, UBND thành phố
chưa có kết luận về xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan nhưng
"nhìn chung là phê bình, kiểm điểm rút kinh nghiệm". "Tuy nhiên, việc
kiểm điểm cũng khó vì nhiều cán bộ, công chức liên quan đến các sai sót
đã về hưu, có người đã mất", Phó chủ tịch thành phố nói.
Thành phố đã 3 lần tiếp xúc các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án. Hầu hết
mọi người đều mong muốn giải quyết sớm, chỉ vài trường hợp yêu cầu làm
rõ các vấn đề pháp lý. "Pháp lý chính là kết luận của TTCP và ý kiến chỉ
đạo của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình. Đây là căn cứ để
thành phố sửa sai", ông Hoan nói.
Theo đó, TP HCM dành số tiền hơn 1.400 tỷ đồng
(đã được HĐND thành phố thông qua) để bồi thường cho các hộ dân bị ảnh
hưởng. Đối với khu vực 41 ha là trong ranh quy hoạch dự án nên không thể
áp dụng chính sách như trường hợp 4,3 ha ở dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Còn với 49 trường hợp đang khiếu nại, thành phố sẽ nghiên cứu cơ chế đặc
thù theo hướng bán nền tái định cư cho các hộ dân theo giá bán tái định
cư để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, phù hợp với tình hình
thực tiễn ở địa phương. Vị trí đất nền tái định cư là tại khu đất 4.000
m2 mặt tiền đường Lê Văn Việt; một số nền đất thuộc Khu nhà ở Khang
Điền, thuộc phường Phước Long B và Khu tái định cư Long Bình - Long
Thạnh Mỹ.
![]() |
Khu công nghệ cao TP HCM có diện tích hơn 900 ha. Ảnh: Quỳnh Trần.
|
Về kế hoạch chi trả tiền bồi thường cho người dân, Chủ tịch UBND quận 9 Trần Văn Bảy cho biết, sau khi UBND thành phố có kế hoạch chi tiết, quận sẽ triển khai ngay, hoàn thành trước Tết Âm lịch 2020. Đồng thời, quận sẽ hỗ trợ hoàn thiện pháp lý, hạ tầng để bố trí cho người dân ổn định cuộc sống.
Là một trong ba khu công nghệ cao quốc gia được thành lập theo Quyết
định của Chính phủ, dự án KCNC có quy mô hơn 913 ha (trong đó có 112 ha
đất sông, rạch, giao thông). Từ năm 2002, UBND quận 9 đã bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư cho 3.110 hộ dân bị ảnh hưởng nhưng vẫn còn hàng chục
hộ khiếu nại suốt nhiều năm qua, chưa bàn giao mặt bằng.
Tháng 8/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 370 thông báo ý kiến kết
luận của Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình về việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo liên quan dự án KCNC.
Cụ thể, diện tích đất gần 41 ha đã được thu hồi theo quy hoạch sẽ không
xem xét giao lại cho các hộ dân mà giải quyết bằng cách bồi thường, hỗ
trợ tái định cư theo quy định của pháp luật.
UBND thành phố được yêu cầu thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư cho
các hộ dân tính từ thời điểm Thủ tướng ban hành quyết định số 458 điều
chỉnh bổ sung quy hoạch KCNC (ngày 18/4/2007).
Trung Sơn
Hà Nội phân loại, xử lý cán bộ vi phạm liên quan đất rừng Sóc Sơn
Ban thường vụ Huyện uỷ Sóc Sơn họp vào đầu tháng 4, giao chính quyền lên kế hoạch xử lý các vi phạm về đất rừng trên địa bàn.
Sáng 10/4, tại hội nghị Ban chấp hành đảng bộ TP Hà Nội, lãnh đạo Thành
uỷ đã yêu cầu khẩn trương xử lý sau khi có kết luận thanh tra việc quản
lý sử dụng đất rừng Sóc Sơn.
![]() |
Kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội cho thấy có hàng nghìn công trình vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn. Ảnh: Gia Chính.
|
Ông Phạm Xuân Phương, Bí thư Sóc Sơn cho biết, huyện đang tập trung thực
hiện chỉ đạo của thành phố. "Từ đầu tháng 4, chúng tôi đã họp Ban
thường vụ và ra nghị quyết giao UBND huyện có kế hoạch triển khai xử lý
các công trình xây dựng vi phạm trong năm 2017, 2018 cũng như xử lý cán
bộ", ông Phương nói.
Theo ông, Sóc Sơn đã phân loại cán bộ thuộc diện thành phố hoặc huyện quản lý, báo cáo Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ xem xét.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin thêm, thành phố đang tập hợp
việc xử lý các công trình vi phạm ở Sóc Sơn và sẽ báo cáo kết quả với
lãnh đạo Chính phủ. Ban cán sự đảng ủy UBND TP cũng sẽ họp với
Thanh tra chính phủ để thống nhất theo tinh thần, "những nội dung Thanh
tra chính phủ đã kết luận thì cơ quan chức năng thành phố không kết luận
lại mà phối hợp để tiếp tục thực hiện".
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo xử lý, khắc phục sau thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 10 xã và thị trấn Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn) giai đoạn 2008-2018.
Thành phố yêu cầu Sóc Sơn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức
xử lý theo quy định đối với tập thể, cá nhân các thời kỳ 2006-2018 đã
không nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng và UBND thành phố về xử lý khắc phục sau thanh tra;
buông lỏng quản lý đất đai, trật tự xây dựng, để xảy ra các vi phạm như
kết luận thanh tra.
Thành phố cũng giao các đơn vị liên quan làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm,
xử lý một số cá nhân như Giám đốc Xí nghiệp đầu tư phát triển thuỷ lợi
Sóc Sơn; Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội; Giám đốc
Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện Sóc Sơn.
Việc kiểm điểm, xử lý các tập thể, cá nhân liên quan phải báo cáo kết quả thành phố trước ngày 15/5.
Võ Hải
Liên quan vụ ông Lê Thanh Thản: Bắt giam Chủ tịch phường và hai cán bộ thanh tra
Thứ Ba, ngày 06/08/2019 20:30 PM (GMT+7)
Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến đại gia Lê Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, Cơ quan CSĐT – Công an Hà Nội đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Uyên (SN 1964), Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội cùng hai cựu cán bộ thanh tra xây dựng quận Hà Đông.
Sự kiện:
Ngày 6/8, nguồn tin cho biết, mở rộng điều tra vụ án liên quan đến đại gia Lê Thanh Thản,
Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh, Cơ quan CSĐT – Công an Hà Nội đã khởi
tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Uyên (SN 1964), Chủ tịch UBND phường
Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội cùng hai cựu, cán bộ thanh tra xây dựng
quận Hà Đông.Khởi tố ông Lê Thanh Thản

Công ty Bemes tự ý xây thêm toà nhà CT6C Khu đô thị Kiến Hưng
Trước đó, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can ông Lê
Thanh Thản, Chủ tịch Tập đoàn Mường Thanh để điều tra về hành vi lừa dối
khách hàng; ông Thản được tại ngoại hầu tra. Dưới sự giám sát của VKSND
thành phố Hà Nội, CQĐT đã tiến hành khám xét tại trụ sở công ty này
tại: Lô 45-BT2 bán đảo Linh Đàm, quận Hoàng Mai; Ban quản lý dự án Thanh
Hà, phường Phú Lương, quận Hà Đông và Ban quản lý khu đô thị Xa La,
phường Phúc La, quận Hà Đông, cảnh sát đã thu giữ nhiều tài liệu liên
quan.Theo nguồn tin từ Công an Hà Nội, tội danh “Lừa dối khách hàng” mà ông Lê Thanh Thản bị điều tra có liên quan đến hoạt động của Công ty cổ phần sản xuất – xuất nhập khẩu Bemes, đây là công ty mà ông Thản đứng tên làm Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật.
Việc CQĐT thực hiện các biện pháp tố tụng đối với ông Lê Thanh Thản để làm rõ, xử lý các dấu hiệu vi phạm pháp luật tại dự án đầu tư xây dựng tổ hợp chung cư Bemes, tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông. Trước đó, nhiều khách hàng đã lên tiếng phản ánh một số bức xúc sau khi mua căn hộ tại CT6C của Công ty Bemes ở phường Kiến Hưng, Hà Đông. Dự án chung cư CT6, do Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bemes làm chủ đầu tư được quy hoạch thiết kế được duyệt là 2 tòa, gồm CT6A và CT6B. Tuy nhiên, trong thực tế, chủ đầu tư đã tự ý xây thêm 4 căn biệt thự và toà CT6C cao 30 tầng, sai quy hoạch được duyệt. Bức xúc vì không được cấp sổ hồng, các hộ dân đã gửi đến tố cáo đến các cơ quan chức năng của Hà Nội...
Như Tiền Phong đã đưa tin, tại buổi tiếp xúc sau kỳ họp lần thứ 5 HĐND TP, diễn ra chiều 19/12/2017, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã trả lời chất vấn của cử tri về việc xử lý sai phạm của tập đoàn Mường Thanh. Ông Chung cho biết, ngay từ đầu năm 2016, sau khi Thanh tra TP Hà Nội có kết luận đã chuyển toàn bộ hồ sơ về vi phạm của tập đoàn Mường Thanh sang Công an TP điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Đồng thời, Thường trực Thành ủy cũng giao Ủy ban kiểm tra Thành ủy kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tất cả cán bộ cấp phường, cấp quận, huyện của hai đơn vị là quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì. Kết quả đã xử lý trên 20 cán bộ có liên quan đến trách nhiệm trong quản lý về mặt quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, theo chủ tịch TP, đó mới chỉ là xử lý về mặt trách nhiệm quản lý nhà nước của cán bộ. Trong quá trình Công an TP điều tra, xử lý, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tiêu cực sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án và hành vi sai phạm liên quan đến ông Lê Thanh Thản, Cơ quan CSĐT –Công an TP Hà Nội đã khởi tổ, bắt tạm giam ba bị can liên quan về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”gồm: Nguyễn Duy Uyển (SN 1964), Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội; Vương Đăng Quân (SN 1958), nguyên Chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông và Mai Quang Bài (SN 1960), cán bộ Đội Quản lý trật tự xây dựng quận Hà Đông. Các quyết định tố tụng của CQĐT đã được Viện KSND cùng cấp phế chuẩn.
Theo phản ánh của nhiều cư dân thuộc chung cư của "đại gia điếu cày" Lê Thanh Thản, việc thu hồi sổ đỏ đã được...
Theo Dương Lê (Tiền Phong)
Hiệu trưởng ĐH Đông Đô bị cáo buộc cấp sai hàng trăm văn bằng 2
Cơ quan điều tra cho rằng 600-700 người đã nhận văn bằng 2 của ĐH Đông Đô mà không cần đi học, chỉ đóng 28-35 triệu đồng.
Điều tra việc cấp văn bằng 2 theo kiểu "đi mua" tại Đại học Đông Đô,
ngày 1/8, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố bị can với
ông Dương Văn Hòa
(hiệu trưởng); Trần Ngọc Quang (57 tuổi, phó trưởng phòng đào tạo và
quản lý sinh viên) cùng hai cán bộ Đại học Đông Đô là Phạm Vân Thùy (38
tuổi), Lê Thị Lương (23 tuổi) về tội Giả mạo trong công tác, theo điều 359 Bộ luật Hình sự 2015.
Đại diện cơ quan điều tra cho hay, cuối năm 2018 đơn vị nhận được thông
tin một số trường đại học buông lỏng quản lý cấp văn bằng 2. Học viên
chủ yếu là cán bộ, công chức cần văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ để được
nâng lương, nâng ngạch, thi tuyển biên chế.
Chủ nhân một số tấm bằng do Đại học Đông Đô cấp cho biết họ không phải
học, chỉ cần đóng tiền và được cấp bằng "chớp nhoáng" trong 2-3 tuần
hoặc 2-3 tháng...
Đại học Đông Đô thông báo mức phí với những lớp dạng này từ 28 đến 35
triệu đồng một người. Các đầu mối trung gian được trường trả 30% tiền
hoa hồng. Trên thực tế, các đầu mối thấy khách hàng đều cấp bách muốn có
bằng nên tự nâng giá 50-150 triệu đồng.
![]() |
Một tấm văn bằng 2 bị cơ quan công an thu giữ. Ảnh: Công an cung cấp
|
Các lớp văn bằng 2 dạng này không thông báo tuyển sinh, không lập hội
đồng chấm thi, không phê duyệt danh sách học viên và cán bộ coi thi. Ban
giám hiệu Đại học Đông Đô sắp xếp thi tại những phòng không có camera
an ninh và học viên chỉ cần chép đáp án của 27 tín chỉ để hoàn thiện thủ
tục đầu ra. Học viên nào chép nhanh thì hơn một ngày là xong, chép chậm
thì 2-3 ngày.
Hiệu trưởng Hòa giao cho ông Quang ký vào bảng điểm cho học viên. Bà
Thùy nhận nhiệm vụ hợp thức hóa các bài thi đầu vào, thi kết thúc các
môn, thi tốt nghiệp và cấp bằng.
Theo cáo buộc, từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, ĐH Đông Đô đã cấp
600-700 văn bằng "dạng cấp tốc" trên, ước tính tổng tiền thu hàng chục
tỷ đồng. Hiện cơ quan công an làm rõ gần 460 văn bằng đã được sử dụng
tại nhiều cơ quan nhà nước và tư nhân.
Từ năm 2017 đến nay, Đại học Đông Đô còn tổ chức tuyển sinh trái quy
định pháp luật hệ văn bằng 2 với hàng nghìn học viên tại 4 cơ sở: số 9
Hoàng Đạo Thúy, 60B Nguyễn Huy Tưởng, 170 Phạm Văn Đồng và khán đài B
Sân vận động Mỹ Đình.
Đây đều là các cơ sở do tư nhân quản lý, tự thuê giảng viên, tự xây dựng
chương trình học. Họ hợp tác với nhà trường để lấy danh nghĩa và trả
cho Đông Đô 35% học phí. Theo cơ quan điều tra, số học viên này đang
được đào tạo không đúng với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (học
ngoài cơ sở, giảng viên và chương trình học không được thẩm định) nên sẽ
không được cấp bằng.
Ông Lê Văn Thiệp (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng cơ quan chủ quản của
những người "mua bằng" trên cần có biện pháp xử lý để đảm bảo công bằng
với những người "học thật". Với những trường hợp đang học, nhà chức
trách phải hủy bỏ các kết quả học tập và buộc các trung tâm liên kết trả
lại số tiền đã thu.
Nhận xét
Đăng nhận xét