Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 57

 
Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê - Duy Khánh
 
Tôi Chưa Có Mùa Xuân - Giang Tử | Nhạc sĩ: Châu Kỳ | Asia 67

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
Metallica - The Day That Never Comes
  
Five Finger Death Punch - Wrong Side Of Heaven
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Thế Chiến 1917 (2020)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thế Chiến 1917 - 1917



Nội dung phim

1917 là một bộ phim chiến tranh sử thi của đạo diễn Sam Mendes và đồng biên kịch bởi Mendes và Krysty Wilson-Cairns. Bộ phim được dựa trên một câu chuyện do ông nội Alfred Mendes kể cho cháu Sam Mendes, và kể lại câu chuyện về hai người lính trẻ Anh ở đỉnh điểm của Thế chiến 1 trong Mùa xuân năm 1917, được giao nhiệm vụ đưa ra một thông điệp cảnh báo về một cuộc phục kích trong một trong những cuộc giao tranh ngay sau khi quân Đức rút về Phòng tuyến Hindenburg trong Chiến dịch Alberich.

 




Trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới

Chủ Nhật, ngày 29/10/2017 10:30 AM (GMT+7)

Trận đánh quyết định ở Stalingrad khiến 1,9 triệu người thiệt mạng trong Thế chiến 2 cho đến nay được ghi nhận là “địa ngục trần gian”, nơi người lính bằng mọi giá phải đấu tranh để sinh tồn.

Trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới - 1
Ảnh minh họa.
Theo National Interest, kể từ tháng 7.2012, thế giới phải chứng kiến đất nước Syria, với những thành phố Aleppo, Raqqa chìm trong đống đổ nát vì chiến tranh. Con số người chết trong cuộc nội chiến Syria tính đến năm 2016 ước tính lên tới 300.000 người.
Trong chiến tranh Iraq kéo dài từ năm 2003-2011, một thống kê cho biết có 405.000 người Iraq thiệt mạng do giao tranh. Kể từ khi Mỹ can thiệp vào Afghanistan giai đoạn năm 2001-2015, ước tính 91.991 người mất mạng.
Tỉnh tổng cả 3 quốc gia này trong giai đoạn 15 năm, con số người chết vì chiến tranh là 796.991.
Nhưng những thống kê trên vẫn còn khá khiêm tốn so với trận Stalingrad, trận đánh đẫm máu và tồi tệ nhất lịch sử nhân loại với 1,9 triệu binh sĩ Đức, Liên Xô và dân thường thiệt mạng chỉ trong 6 tháng.
Tháng 6.1941, trùm phát xít Adolf Hitler bất ngờ ra lệnh xâm lược Liên Xô. Trong vòng một năm sau, đội quân Đức chiếm một khu vực rộng lớn hàng ngàn km2. Tất cả những gì quân Đức cần khi đó chỉ là thành phố Stalingrad để làm bàn đạp.
Dân số Stalingrad trước chiến tranh vào khoảng 400.000 người. Đây là thành phố chiến lược với cảng biển và nhiều khu công nghiệp quan trọng.
Trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới - 2
Quân Đức chiến đấu trong trận Stalingrad.
Lãnh tụ Liên Xô Stalin khi đó chủ trương bảo vệ Stalingrad bằng mọi giá còn Hitler cũng sẵn sàng đổ 1 triệu người vào trận đánh lịch sử này.
Ban đầu, quân Đức đạt bước tiến nhanh chóng, chiếm nhiều khu vực bên trong Stalingrad. Đến tháng 11, quân Đức đẩy phòng tuyến Liên Xô về phía bờ sông Volga. Cả hai bên đều ghi nhận con số thương vong hàng trăm ngàn người.
Nhưng đó chỉ mới là sự bắt đầu của trận đánh đẫm máu nhất lịch sử thế giới hiện đại. Đúng và sai, đạo lý và danh dự của những người lính đều được gác lại cho một lý do duy nhất, chiến đấu vì sự sống còn.
Năm 2001, bộ phim Hollywood mang tên “Enemy at the Gates” phác họa cảnh đối đầu giữa hai lính bắn tỉa Liên Xô và Đức. Đây được coi là vũ khí đáng sợ nhất của cả 2 phe. Bởi nó có thể cướp đi sinh mạng người khác từ xa, khiến không một ai cảm thấy an toàn.
Một lính bắn tỉa Liên Xô, tên Anatoly Chechov kể lại lần đầu tiên cướp đi mạng sống của người khác: “Tôi cảm thấy tồi tệ. Tôi  đã giết người. Nhưng sau khi nhận ra quân Đức đã tàn sát nhiều người khác, tôi chỉ còn biết xả đạn không ngừng vào họ”.
Đây là những lời nói của Chechov ngay tại chiến trường đẫm máu này, phác họa phần nào cảnh tượng “địa ngục trần gian” ở Stalingrad.
Trong bối cảnh Hồng quân Liên Xô đứng trước khả năng thua trận, không thể phòng ngự được cho đến đêm, tướng lĩnh Liên Xô Alexander Rodimtsev đưa ra quyết định can đảm.
Trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới - 3
Giao tranh ở Stalingrad diễn ra trên từng ngôi nhà, con phố.
Tướng Rodimtsev dẫn đội quân do mình chỉ huy vượt sông, bất chấp máy bay Đức quần thảo trên bầu trời. Một nhân chứng cho biết, chiếc thuyền chở tướng Rodimtsev và bị trúng bom Đức trước khi cập bờ, khiến hầu hết binh lính thiệt mạng.
Bản thân Rodimtsev bằng một cách nào đó đã sống sót. Nhưng những người đồng đội thì lại không may mắn như vậy.
Albert Burkovski, một trong những người lính Liên Xô làm nhiệm vụ cố thủ bên kia sông, mô tả lại cảnh tượng thảm khốc đối với quân đoàn số 13. “Họ cố gắng vượt sông, xác người chết rải rác khắp nơi. Những con thuyền chở binh sĩ, đạn dược, súng máy nổ tung ngay trước mắt tôi”.
Quân Đức khi đó chiếm ưu thế ở bên kia sông nhờ các cao điểm, liên tục xả đạn súng máy không ngừng về phía Hồng quân Liên Xô. “Tưởng chừng như đợt phản công của Liên Xô là tự sát nhưng họ đã thành công”, Michael Jones, tác giả cuốn sách viết về trận đánh Stalingrad nói.
Quân đoàn 13 do tướng Rodimtsev chỉ huy cận chiến với quân Đức, đánh chiếm các tòa nhà quan trọng và làm chủ khu vực bờ bên kia sông.
Cảnh tượng ở bên kia chiến tuyến còn khốc liệt hơn. Theo trang WW2History., một người sống sót tên Helmut Walz mô tả lại cảnh chiến đấu trên từng con phố, căn nhà ở Stalingrad.
Bất ngờ, Walz đụng độ với binh sĩ Liên Xô, hứng trọn đòn đánh trời giáng vào mặt, khiến máu trào ra từ miệng. Walz chợt nghĩ đó là dấu chấm hết nhưng một đồng đội lao đến trợ giúp, không ngừng lấy báng súng đánh vào đầu người lính Liên Xô.
Trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới - 4
Xác quân Đức nằm la liệt ở Stalingrad.
Cảnh tượng kinh hoàng đó chưa chấm dứt, khi Walz đang được đồng đội băng bó, một người lính Liên Xô khác tiến đến bắn thẳng vào đầu đồng đội của Walz từ phía sau. Walz kể rằng đó là lần đầu tiên nhìn thấy đầu người vỡ làm đôi còn não bộ rơi ra ngoài.
Những cảnh tượng mà người lính Liên Xô thuộc quân đoàn 13 phải trải qua và Helmut Walz ở bên kia chiến tuyến đã lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt 6 tháng giao tranh đẫm máu.
Chiến sự cuối cùng cũng kết thúc vào tháng 2.1943, khi tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã, do tướng Friedrich Paulus chỉ huy ra hàng. Quân Đức từ hàng triệu người, nay chỉ còn 90.000 lính.
Thất bại trên sông Volga đánh dấu bước ngoặt trên chiến trường, khiến quân Đức không ngừng thua trận và thất bại ngay tại thủ đô Berlin hai năm sau đó, cùng với cái chết của trùm phát xít Hitler.
Trong số 90.000 tù binh Đức, chỉ có khoảng 6.000 người là còn có thể quay trở về quê nhà, trong giai đoạn những năm 1950.
Có thể nói, 1,9 triệu người chết, với những trải nghiệm kinh hoàng, cận chiến trong những tháng ngày mùa đông rét thấu xương ở Liên Xô đưa Stalingrad trở thành nơi diễn ra trận đánh tồi tệ nhất lịch sử thế giới.
Đại chiến xe tăng thảm khốc nhất lịch sử chiến tranh
Với hơn 1.500 xe tăng lao vào nhau bắn giết tơi bời trong vùng đất chật hẹp, trận chiến vòng cung Kursk cho đến nay được...
Theo Đăng Nguyễn - NI (Dân Việt)




Nỗi kinh hoàng pháo binh Việt Nam gây ra cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ

Thứ Ba, ngày 07/05/2019 00:30 AM (GMT+7)

Trong cuốn "Điện Biên Phủ 13/3-7/5/1954" của nhà sử học Ivan Cadeau, những nỗi kinh hoàng về pháo binh Việt Nam đã được các tướng, tá Pháp dự trận Điện Biên Phủ nhắc lại.

Nỗi kinh hoàng pháo binh Việt Nam gây ra cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ - 1
Pháo mặt đất của Việt Minh nhả đạn trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu)
Cuốn sách vừa được Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông ra mắt nhằm chào mừng 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, theo hợp đồng với NXB Tallandier, Pháp. Trong cuốn sách, tiến sĩ Ivan Cadeau, Phó Tổng biên tập Tạp chí Lịch sử quân đội Pháp đã khai thác những tài liệu mật trong kho lưu trữ của Bộ Quốc phòng Pháp cùng những hồi ký, ghi chép của các cựu binh Pháp tham gia trận Điện Biên Phủ để cung cấp cho độc giả những thông tin quý giá, trong đó nhiều phần chưa từng được công bố.
Các tài liệu được đề cập trong cuốn sách đều chung một nhận định: Tại Điện Biên Phủ, pháo binh Việt Nam đã giành thắng lợi hoàn toàn trước pháo binh Pháp.
Ngay từ những ngày đầu thành lập tập đoàn cứ điểm, sau khi nhận được sơ đồ bố trí lực lượng quân đội Việt Nam do nhân viên tình báo chuyển về, đích thân tướng Navarre, Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương đã yêu cầu các sĩ quan pháo binh trả lời câu hỏi: Liệu pháo binh Việt Nam có ngăn cản quân Pháp sử dụng đường băng hay không?
Trả lời viên tướng 4 sao, cả chỉ huy lực lượng pháo binh ở Đông Dương, lẫn chỉ huy pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ, trung tá Piroth, đều khẳng định, sẽ "khóa miệng" được pháo của Việt Minh. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng đã ngược hẳn với những khẳng định của các sĩ quan này.
Một năm sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Đại tá Langlais, nguyên chỉ huy trưởng phân khu trung tâm mới thừa nhận những lỗ hổng trong phòng ngự của tập đoàn cứ điểm này đã dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ, ở trung tâm của lực lượng, bộ phận phẫu thuật và ba hầm chỉ huy, gồm của tướng De Castries, của phân khu trung tâm và kho dự trữ, đều nằm trong bán kính 100m, và viên đại tá nói rằng: "Chỉ cần nhắm vào chính giữa thì chắc chắn sẽ trúng ít nhất một trong bốn mục tiêu trên".
Ngoài ra, các nhà quan sát tới thăm Điện Biên Phủ đã đánh giá một nhược điểm nữa là sự thiếu phòng ngự tại các hầm trú ẩn do quân Pháp xây dựng. Theo tiến sĩ Ivan Cadeau, điểm yếu này gây hậu quả bi thảm cho quân Pháp trong chiến dịch này.
Điển hình, ngay trong trận mở màn của chiến dịch chiều 13/3/1954, hầm chỉ huy cứ điểm Him Lam (Béatrice) đã bị trúng đạn pháo, giết chết thiếu tá chỉ huy trưởng Pégot và 3 sĩ quan khác, đồng thời phá hủy luôn điện đài khiến Him Lam không thể liên lạc được về trung tâm Mường Thanh được nữa. Him Lam nhanh chóng bị thất thủ trong đêm.
Cũng tối hôm đó, một quả đạn cối đã xuyên qua cửa thông gió hầm trú ẩn của chỉ huy khu vực trung tâm, khiến trung tá Gaucher tử vong và De Castries phải bổ nhiệm trung tá Langlais làm chỉ huy trưởng phân khu này thay thế.
Những thiệt hại này khiến chỉ huy cứ điểm Độc Lập (Gabrielle) là thiếu tá Mecquenem phải lập chốt chỉ huy dự phòng ở phòng ăn chung của các sĩ quan nhằm loại trừ khả năng tổn thất về chỉ huy.
Nỗi kinh hoàng pháo binh Việt Nam gây ra cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ - 2
Lựu pháo cỡ nòng 105mm của Việt Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu).
Tuy nhiên điều thiếu tá Mecquenem lo ngại đã xảy ra: Lúc 2h30' sáng 15/3, một quả đại bác đã lọt vào hầm chỉ huy của ông ta. Dù Mecquenem thoát chết, nhưng thiếu tá Kah, người đang nhận bàn giao vị trí chỉ huy của ông ta lẫn một số thành viên khác của ban tham mưu bị thương nặng. Đến sáng 15/3, Độc Lập cũng theo chân Him Lam, lọt vào tay quân đội Việt Nam, cả hai thiếu tá Mecquenem và Kah đều bị bắt làm tù binh.
Theo lời kể của quân nhân Franz Fischer thuộc đại đội số 11, các vị trí phòng thủ của quân Pháp không được bảo vệ đủ dưới lớp dày 30cm được làm từ đất và rơm, nên khi hứng chịu trận pháo kích của quân đội Việt Nam, đã "bắn tung lên không trung, tan rời thành nhiều mảnh như những búp bê biết hát bị tháo rời chân tay".
Một sĩ quan sống sót sau trận đánh ở đồi Độc Lập và may mắn được chuyển về Hà Nội đã kể lại cho Robert Guillain vài ngày sau: "Những khẩu pháo 81, 105, 120mm thay nhau 'nhảy múa' nhả đạn. Rồi súng cối của chúng tôi, hạng trung cũng như hạng nặng bị loại khỏi trận đánh. Chúng tôi cố trở về chỗ ấn nấp rồi lại chạy ra ngoài bắn một chút, nhưng quá khó khăn. Đạn rơi khắp nơi trên nền cát đỏ, bay tứ tung nhất là ở khu phía bắc".
Ảnh hưởng của những trận pháo kích đã khiến đại tá De Castries, trong bức thư đề ngày 22/3, một trong những bức thư cuối cùng gửi về cho tướng Cogny, Tư lệnh quân đội Pháp tại Bắc Bộ, đã viết: "Khả năng chuẩn bị của pháo binh Việt Minh nhắc tôi nhớ lại những ngày tồi tệ ở Italia, không tuyệt vời chút nào cả".
Theo Ivan Cadeau, ảnh hưởng của những trận bão lửa của pháo binh Việt Nam dội xuống Điện Biên Phủ trong các ngày 13-15/5 đã gây ra cuộc khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng trong toàn bộ quân đồn trú ở Điện Biên Phủ. Trung tá Keller, tham mưu trưởng của De Castries rơi vào trạng thái ủ rũ và căng thẳng khiến tướng Cogny phải rút ông này về Hà Nội.
Nhưng người bị khủng hoảng nặng nhất là trung tá Pirot, chỉ huy pháo binh, mà chính De Castries đã thuật lại là "Piroth người bị lên án khắp nơi, nay đã trở thành kẻ thân tàn ma dại". Rạng sáng 15/3, ông ta đã tự sát bằng lựu đạn và tin tức về vụ tự sát đã lan truyền trong toàn quân đồn trú, dù De Castries cố gắng che giấu vụ việc bằng cách đổ lỗi cho hậu quả của một trận pháo kích.
Bên cạnh việc công nhận hiệu quả của lực lượng pháo mặt đất Việt Nam, các tài liệu từ phía Pháp cũng khẳng định, hệ thống pháo phòng không 37mm của quân đội Việt Minh đóng vai trò nhất định trong việc khiến quân Pháp ở Điện Biên Phủ thất bại. "Hệ thống này đã bóp nghẹt tập đoàn cứ điểm bằng việc chặn việc sử dụng sân bay từ ngày 26/3, khiến việc tiếp tế cho binh lính Pháp trở nên không thực hiện được", Cadeau phân tích. Tình báo Pháp ước tính, Trung Quốc đã chuyển tổng cộng 67.000 đạn pháo 37mm cho Việt Minh.
Nỗi kinh hoàng pháo binh Việt Nam gây ra cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ - 3
Binh sĩ trung đoàn Pháo cao xạ 367 (đơn vị tiền thân của Sư đoàn 367 ngày nay), với vũ khí là những khẩu pháo phòng không cỡ nòng 37mm, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tư liệu)
Cuốn sách cũng cho biết, tình báo Pháp đã phát hiện từ đầu tháng 4/1954, quân đội Việt Nam đã được bổ sung các dàn hỏa tiễn mà họ gọi là "giàn pháo Staline", và mô tả chúng là "gồm nhiều súng phóng tên lửa 7 nòng do Trung Quốc sản xuất, cỡ nòng 85 hoặc 90mm, tuy nhiên loại vũ khí này chỉ bắt đầu được sử dụng từ ngày 5/5 và tỏ ra kém hiệu quả hơn nhiều so với pháo binh trước đây".
Trong suốt chiến dịch, chưa bao giờ không quân Pháp thành công trong việc cản trở hậu cần của Việt Minh chỉ trong vài giờ, cũng như cản được bước tiến của pháo binh và pháo phòng không của Việt Minh đến Điện Biên Phủ. Tướng Dechaux đã phải thừa nhận điều này khi trình bày trước Ủy ban điều tra quân sự: "Chúng ta đã thất bại".
Cuối cuốn sách, Ivan Cadeau tổng hợp các nguyên nhân thất bại của quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ, trong đó xếp hàng đầu là sự gia tăng sức mạnh hỏa lực mới của quân đội Việt Minh, tiếp đến là hậu quả của việc thông báo hội nghị Genève, sự yếu kém của không quân Pháp, sai lầm trong chuẩn bị và chỉ huy chiến dịch ở cấp cao, từ tướng Cogny lẫn tướng De Castries, đến thất bại về tâm lý...
Chuyện hai đặc công Việt Nam đánh chìm tàu sân bay Mỹ
Hai đặc công Việt Nam bí mật xâm nhập vào cảng Sài Gòn, mỗi người mang theo 40kg thuốc nổ và các bộ phận cần thiết...

Theo Lê Tiên Long (Dân Việt)




Trận đánh kỳ lạ: 47 người đánh bại 5.000 quân trong nội chiến Mỹ

Thứ Tư, ngày 28/11/2018 00:30 AM (GMT+7)

Đây là một trong những trận đánh hiếm hoi trong lịch sử mà lực lượng ít ỏi hơn nhiều lại giành chiến thắng quyết định, trong khi không tổn thất một người nào.

Trận đánh kỳ lạ: 47 người đánh bại 5.000 quân trong nội chiến Mỹ - 1
Liên minh miền Nam chỉ với 47 người đã buộc quân miền Bắc với 5.000 binh sĩ phải rút lui.
Trận chiến Đèo Sabine lần hai diễn ra trong cuộc nội chiến Mỹ. Năm 1863, tướng William B. Franklin dẫn một lực lượng của liên bang miền bắc tấn công đèo Sabine để có thể tiến vào bang Texas bằng đường thủy.
Đội quân của Franklin gồm 5.000 lính, 4 chiến hạm, 18 tàu chở quân. Trong khi đó, đối thủ của họ chỉ là khoảng 47 binh sĩ thuộc một trung đoàn pháo binh của Liên minh miền nam. Đồn trú tại pháo đài Griffin, họ chịu sự chỉ huy của trung úy Richard Dowling và có 6 khẩu pháo.
Nội chiến Mỹ đẫm máu
Sau khi Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 1860, 11 tiểu bang theo chế độ nô lệ ở miền Nam Hoa Kỳ đã tuyên bố ly khai khỏi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và lập ra liên minh miền Nam. 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ liên bang miền Bắc. Lincoln chủ trương xóa bỏ chế độ nô lệ, trong khi liên minh miền Nam phản đối điều này và kết quả là chiến tranh nổ ra.
Sau hai năm đầu tiên nội chiến với những thắng lợi liên tiếp, cuộc chiến dần trở nên bất lợi với liên minh miền Nam. Đến năm 1863, phe miền Nam bắt đầu để mất những vùng lãnh thổ chiếm được, không còn thể hiện được ưu thế trên chiến trường.
Ở Gettysburg, nơi được coi là thành trì của liên minh miền Nam, liên bang miền Bắc đã giáng đòn mạnh mẽ để chiếm được thành trì này trong trận đánh ngày 1-3.7.1863, dù tồn thất tới 23.049 binh sĩ.
Ở Vicksburg, liên bang miền Bắc chia đôi lực lượng phe miền Nam làm đôi, sau khi chiếm quyền kiểm soát con sông Mississippi.
Đây là bàn đạp để liên bang miền Bắc tiếp tục tiến sâu xuống phía nam, nhắm đến Texas. Nhiều tàu chở quân, tàu pháo sẵn sàng khởi hành từ New Orleans, hướng qua đèo Sabine.
Trận đánh kỳ lạ: 47 người đánh bại 5.000 quân trong nội chiến Mỹ - 2
Ông Don Smart đã có hàng chục năm diễn lại những trận đánh nổi tiếng, bao gồm trận Đèo Sabine lần hai.
Trận đánh ở Đèo Sabine lần hai diễn ra vào ngày 8.9.1863 được ghi nhớ với chiến công lịch sử của phe miền Nam, khi làm nên điều không tưởng và ngăn liên bang miền Bắc bén mảng đến Texas trong suốt hai năm còn lại của nội chiến.
Don Smart, 67 tuổi, là một người chuyên diễn lại trận đánh lịch sử trong cuộc nội chiến và dĩ nhiên ông rất quen thuộc với trận đánh ở Đèo Sabine lần hai.
“Tôi đã diễn lại các trận đánh suốt hơn 20 năm qua”, Smart nói. “Nhưng trận đánh ở Đèo Sabine khiến tôi nhớ rõ nhất”.
Bởi đây là trận đánh sống còn đối với riêng bang Texas, Smart nói. Liên bang miền Bắc có thể dùng 5.000 quân chính quy và 10.000 quân dự bị để ngăn phe miền Nam giao thương với Mexico, bằng cách chiếm các cảng biển chính.
Nếu thành công, phe miền Nam có thể sớm cạn kiệt nguồn lực, không thể kéo dài chiến tranh. Tát cả những gì phe miền Bắc cần làm là vượt qua pháo đài Griffin ở Đèo Sabine. Trung úy Richard Dowling, chỉ huy pháo đài khi đó có không đến 50 binh sĩ dưới quyền, và 6 khẩu pháo.
Theo kế hoạch, 5.000 binh sĩ miền bắc với 4 tàu pháo và 18 tàu chở quân sẽ vượt qua Đèo Sabine bằng đường biển.
Trận chiến sống còn với bang Texas
Sáng sớm ngày 8.9, các tàu pháo của liên bang miền Bắc nã đạn dữ dội vào pháo đài Griffin. Dowling ra lệnh cho binh sĩ dưới quyền bình tĩnh chờ đối phương đến gần mới khai hỏa. Lợi thế của Dowling là đã sắp đặt sẵn 6 khẩu pháo ở vị trí thuận lợi để giáng đòn bất ngờ vào tầu chiến đối phương.
Kết quả trận đánh diễn ra thảm hại đối với một liên bang miền Bắc đang hừng hực khí thế. Tàu Khi tàu USS Sachem, USS Clifton của liên bang miền Bắc tiến đến gần căn cứ ở khoảng cách không đến 1km, Dowling ra lệnh cho binh sĩ đồng loại khai hỏa.
Sau 45 phút giao tranh ác liệt đầu tiên, tàu USS Sachem chìm nghỉm trước loạt đạn pháo trúng vào nồi hơi nước. Tàu USS Cliffton bị vô hiệu hóa hoàn toàn, rơi vào tay liên minh miền Nam.
Binh sĩ phe miền Nam phá hủy hoặc làm hỏng nhiều tàu của đối phương đến nỗi chúng chặn ngang dòng sông. Tình thế ấy buộc tướng William B. Franklin, chỉ huy chiến dịch của phe miền Bắc ra lệnh rút lui về New Orleans.
Trận đánh kỳ lạ: 47 người đánh bại 5.000 quân trong nội chiến Mỹ - 3
Hàng chục tàu chiến của phe miền Bắc tiến vào Texas qua pháo đài Grifffin nhưng buộc phải rút lui.
Theo các nhà sử học Mỹ, phe miền bắc trong trận đánh này tổn thất tới 200 người, hai tàu pháo bị đánh chìm hoặc rơi vào tay quân miền Nam. Ngược lại, phe miền Nam không mất một người nào.
Chiến thắng của Dowling và các đồng đội đã ngăn liên bang miền Bắc chiếm Texas trong suốt hai năm còn lại của cuộc nội chiến, giúp khu vực này không bị tàn phá bởi chiến tranh.
“Texas được cứu khỏi sự hủy diệt, giống như phần còn lại của liên minh miền Nam”, Smart nói.
Ngày nay, một phần của tàu USS Cliffton vẫn còn được trưng bày trong bảo tàng. Sau trận đánh ở Đèo Sabine lần hai, liên minh miền Nam sửa chữa lại tàu Cliffton, sử dụng nó làm vật cản ngăn phe miền Bắc.
Dù giành chiến thắng không tưởng ở Đèo Sabine nhưng nỗ lực trên là không đủ để liên minh miền Nam có thể kết thúc chiến tranh trong vinh quang.
Quân miền Bắc đông hơn gấp đôi, lại có tướng giỏi chỉ huy và Tổng thống Mỹ Lincoln thì tiếp tục đắc cử lần hai, dẫn đến kết cục thắng lợi tất yếu vào năm 1865.
Kết quả sau nội chiến là toàn bộ người nô lệ tại các bang miền Nam được thả tự do. Nô lệ tại các tiểu bang ranh giới, kể cả Washington, D.C., được trả tự do vào mùa xuân năm 1865. Tổng cộng có khoảng 4 triệu nô lệ được tự do.
Trận đánh biên giới 120 lính Ấn Độ khiến Pakistan ”ôm hận” mãi mãi
Ấn Độ nổi tiếng với những trận đánh không cân sức trước quân Trung Quốc ở biên giới, và họ cũng từng dạy cho quốc...

Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét