Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

BÍ ẨN KHẢO CỔ 54

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí ẩn trong lòng núi lửa - Sinh vật có thể tồn tại trong đó ?

Chuyện gì đã xảy ra trong thời khắc được xem là "đen tối nhất lịch sử Ai Cập", gây nên cái chết đẫm máu của 60 chiến binh trong ngôi mộ 4.000 năm tuổi?

HN, Theo Helino 00:10 02/08/2019

Hài cốt được tìm thấy trong lăng mộ 4.000 năm tuổi hé lộ một chương cực kỳ đen tối trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Hơn 4.000 năm trước ở Ai Cập, hàng chục người đàn ông có lẽ đã phải trải qua cái chết vô cùng ghê gợn và đau đớn bởi những vết thương không thể khủng khiếp hơn. Họ đã được ướp xác và chôn tập thể tại một vách đá gần Luxor.
Mai táng tập thể vốn là điều đặc biệt hiếm thấy ở Ai Cập cổ đại. Vậy, thảm họa bí ẩn gì đã ập đến với những người vốn đã xấu số lại phải chịu cảnh chung mồ kia?
Những cái chết đẫm máu
Cách đây không lâu, các nhà khảo cổ học đã ghé thăm hầm mộ bí ẩn của những chiến binh Ai Cập ở Deir el Bahari. Hầm mộ này được phát hiện từ năm 1923, nhưng sau đó bị niêm phong. Có điều, những mảnh lịch sử phân tích được từ các tàn tích của ngôi mộ và nhiều địa điểm khác ở Ai Cập đã ghép nên một chương kinh hoàng về Ai Cập cổ đại khoảng những năm 2150 TCN.
Thậm chí, các nhà khảo cổ nghiên cứu về vấn đề này đã thực hiện một bộ phim tài liệu mang tên Bí mật của người chết: "Thời khắc đen tối nhất của Ai Cập" ( Secrets of the Dead: Egypt's Darkest Hour). Nội dung phim khắc họa bức tranh về một thời đại ảm đạm và đầy náo loạn, châm ngòi cho những cuộc chiến đẫm máu giữa các phe phái cách đây 4.200 năm.
Một trong những cuộc giao tranh đó có thể chính là nguyên nhân gây nên cái chết tang thương cho 60 người đàn ông bị chôn tập thể nói trên.
Nhà khảo cổ học Salima Ikram, giáo sư ngành Ai Cập học tại ĐH America ở Cairo cùng nhiều chuyên gia đã bắt đầu nghiên cứu các xác ướp này vào cuối tháng 9/2018. Các chuyên gia đã phải đi qua một đường hầm dài khoảng 61m. Trong gian hầm chứa đầy bộ phận cơ thể đã được tẩm ướp, và hàng đống băng vải đã bị xô xệch ra khỏi xác ướp.
Chuyện gì đã xảy ra trong thời khắc được xem là đen tối nhất lịch sử Ai Cập, gây nên cái chết đẫm máu của 60 chiến binh trong ngôi mộ 4.000 năm tuổi? - Ảnh 1.
Tất cả xác ướp ở đây dường như đều là của đàn ông và đều có dấu vết chấn thương nghiêm trọng. Sọ bị vỡ hoặc bị thủng do vũ khí gây nên, nhiều mũi tên vẫn còn mắc kẹt trong cơ thể. Một xác ướp thậm chí vẫn còn đeo một chiếc găng tay bảo vệ dành cho cung thủ.
Những dấu hiệu này giúp Ikram và các chuyên gia khẳng định rằng họ đều là những chiến binh tử trận. Bà nhận xét: "Họ đã phải chịu cái chết đẫm máu và kinh hoàng."
Chuyện gì đã xảy ra trong thời khắc được xem là đen tối nhất lịch sử Ai Cập, gây nên cái chết đẫm máu của 60 chiến binh trong ngôi mộ 4.000 năm tuổi? - Ảnh 2.
Dù vậy các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định những chiến binh này đã trải qua cuộc chiến gì, thời điểm nào cho đến khi họ phát hiện ra những bằng chứng khác cho thấy sự kiện kinh hoàng cướp đi mạng sống của 60 người diễn ra trong thời kỳ xã hội Ai Cập biến động cực độ.
Sự sụp đổ của một vương triều
Philippe Collombert, nhà Ai Cập học tại ĐH Geneva ở Thụy Sĩ cho biết một số manh mối khác nằm trong lăng mộ của pharaoh Pepi II, vị quốc vương trị vì Ai Cập suốt gần 90 năm. Pepi II lên ngôi khi chỉ mới sáu tuổi và băng hà năm 94 tuổi, là một trong những vị pharaoh trị vì lâu nhất lịch sử Ai Cập.
Lăng tẩm của Pepi II tọa lạc tại Saqqara. Đó là một ngôi mộ lộng lẫy và tinh xảo, được cho xây dựng từ khi pharoh còn rất trẻ. "Có vẻ như vào thời điểm ấy, an ninh và chính trị của vương quốc vẫn chưa có dấu hiệu bất ổn," - Collombert phân tích.
Chuyện gì đã xảy ra trong thời khắc được xem là đen tối nhất lịch sử Ai Cập, gây nên cái chết đẫm máu của 60 chiến binh trong ngôi mộ 4.000 năm tuổi? - Ảnh 3.
Tuy nhiên vài chục năm sau đó, ngay khi Pepi II vừa được mai táng, mộ của ông đã bị cướp phá. Có bằng chứng còn cho thấy lăng tẩm của tiên đế Pepi I, cha của Pepi II cũng bị phóng hỏa.
Người Ai Cập cổ đại vốn rất tôn sùng pharaoh của họ. Một hành động vô cùng bất kính như cướp mộ sẽ khó xảy ra, trừ khi họ không còn xem vị pharaoh đó là thiên tử nữa và chính quyền cũng không còn đủ sức để kiểm soát chính trị.
Vào những năm cuối triều đại mà Pepi II cai trị, tầm ảnh hưởng của ông đã suy yếu. Sau khi ông mất, mực nước sông Nile cạn dần do hạn hán, dẫn đến nạn đói hoành hành. Không một anh em trai hay người con nào của ông có thể trị vì được lâu dài. Trong khi đó người cầm đầu các chính quyền địa phương ngày càng quyền lực. Lăng tẩm của họ thậm chí hoành tráng và xa hoa không kém gì của pharaoh.
Tại một địa điểm khác của Ai Cập, các nhà khoa học đã khai quật hầm mộ của một thống đốc cùng thời. Nó được xây dựng tại nghĩa địa Qubbet el Hawa ngay sau cái chết của Pepi II. "Hầm mộ khắc đầy cổ tự, ám chỉ sự rối loạn xã hội và nội chiến triền miên gây ra bởi sự xung đột giữa các phe phái chính trị do thiếu sự kiểm soát của một chính quyền duy nhất," - ông Antonio Morales, một nhà Ai Cập học tại ĐH Alcalá ở Madrid, Tây Ban Nha, cho biết trong bộ phim tài liệu.
Chuyện gì đã xảy ra trong thời khắc được xem là đen tối nhất lịch sử Ai Cập, gây nên cái chết đẫm máu của 60 chiến binh trong ngôi mộ 4.000 năm tuổi? - Ảnh 4.
Nạn đói và khát do hạn hán gây ra đã đẩy nhanh quá trình sụp đổ của vương triều vốn đã bất ổn và rối loạn này, Morales nói thêm. Bằng chứng là một dòng cổ tự khác trong lăng mộ của thống đốc đã viết "miền nam đất nước đang chết dần vì đói, đến nỗi cha mẹ ăn thịt chính cả con cái họ" "cả đất nước giống như một con châu chấu đói khát".
Khủng hoảng khí hậu trầm trọng kèm rối ren chính trị đã châm ngòi cho cuộc chiến kéo dài suốt 130 năm. Những chiến binh được chôn tập thể kia có thể đã chết vào những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến thảm khốc. Họ có lẽ vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác vì vẫn được ướp xác và chôn cất.
Chuyện gì đã xảy ra trong thời khắc được xem là đen tối nhất lịch sử Ai Cập, gây nên cái chết đẫm máu của 60 chiến binh trong ngôi mộ 4.000 năm tuổi? - Ảnh 5.
Tham khảo: Live Science, PBS

Sợi dây thừng tồn tại 3.200 năm trong mộ cổ Ai Cập mà không hề hư hại: Nguyên nhân là gì?

Hoàng Hiệp |
Sợi dây thừng tồn tại 3.200 năm trong mộ cổ Ai Cập mà không hề hư hại: Nguyên nhân là gì?

Lý do cho sự tồn tại bền bỉ này là gì?

Lăng mộ của vị vua trẻ có gì đặc biệt?
Ngôi mộ của vị vua trẻ Tutakhamun được nhóm nhà khảo cổ học, Ai Cập học là Howard Carter và Harry Burton phát kiến vào năm 1920. Khi mới vào khu mộ của vua Tutakhamun, họ còn phát hiện phía trong có 3 khu vực hầm mộ nhỏ hơn nữa. Harry Burton không quên làm nhiệm vụ chụp lại những bức ảnh, đồng thời không bỏ qua cơ hội khám phá 3 hầm mộ nhỏ bên trong.
Đến đây thì điều đáng ngạc nhiên xuất hiện, họ thấy rằng căn phòng thứ hai bị khóa lại đơn giản bằng một cuộn dây thừng cho dù các cánh cửa thì được trang trí công phu và bắt mắt. Dây thừng được cố định trên đầu nắm bằng gỗ có in biểu trưng vị thần Anubis (vị thần mình người đầu chó rừng) trong văn hóa Ai Cập cổ đại là thần bảo trợ cho xác ướp và cuộc sống sau cái chết.
Sợi dây thừng tồn tại 3.200 năm trong mộ cổ Ai Cập mà không hề hư hại: Nguyên nhân là gì? - Ảnh 1.
Howard Carter (đang quỳ) cùng cộng sự mở cửa căn phòng chứa quan tài Pha-ra-ông Tutankhamun. (Ảnh: Wikipedia)
Ngay từ khi chưa vào lăng mộ, Hầu tước Carnarvon (người tài trợ chính cho dự án khai quật) và Howard Carter thông qua việc quan sát vài lỗ hổng bị trát lại một cách cẩu thả đã biết rằng lăng mộ này từng bị xâm phạm trước đó không dưới năm lần.
Hơn thế nữa, khi Howard Carter tiến vào mộ, ông cũng thấy sự xáo trộn và thiệt hại với các cổ vật phía trong, điều này cho thấy nó đã từng bị cướp trước kia, chỉ có điều những kẻ trộm mộ không thể tiến sâu hơn nữa thôi.
Cũng có câu chuyện kể về chuyến đi của Howard Carter rằng ông đã vào khu vực gọi là "Antechchamber" của lăng mộ, tức phòng lớn nơi đặt xác ướp của vua Tutakhamun và tìm thấy một "miếng gạch" làm từ đất sét có ghi dòng chữ "Cái chết sẽ đến với kẻ nào hỗ trợ cho việc xâm phạm sự bình yên của Pharaon".
Quả thật sáu tuần sau, Hầu tước Carnarvon, người tài trợ và cổ vũ cho dự án khám phá lăng mộ này đã chết đột ngột chỉ bởi một vết mỗi cắn sau bị nhiễm trùng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các nghi vấn về lời nguyền tồn tại trong lăng vị Pharaon này.
Tại sao một sợi dây thừng thời xưa có thể tồn tại 32 thế kỷ?
Quay trở lại việc sợi dây thừng gần như còn nguyên vẹn sau hơn 3200 năm, có các lí do hợp lý để giải thích cho chuyện này như sau.
Thứ nhất là do vị trí địa lý của lăng mộ: Người Ai Cập cổ đại dành hẳn một khu vực thung lũng rất sâu tại bờ tây sông Nin để xây dựng lăng mộ cho các vị Pharaon từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 11 trước Công nguyên. Nhiều lăng mộ đã được đặt ở đây trong đó có lăng của vua Tutakhamun. Nơi này giờ đây nổi tiếng với cái tên "Thung lũng của các vị vua".
Sợi dây thừng tồn tại 3.200 năm trong mộ cổ Ai Cập mà không hề hư hại: Nguyên nhân là gì? - Ảnh 2.
Một góc "Thung lũng của các vị vua" ở Ai Cập (Ảnh: Wikipedia)
Đây là vùng đất sa mạc khô cằn khó để con người sinh sống và chính sự khô cằn này đã giúp bảo quản các hiện vật, trong đó ngay cả một sợi dây thừng cũng có thể kéo dài tuổi thọ lên tới hàng ngàn năm. Điều này ngược lại với những vùng đất có độ ẩm cao, nơi mà mọi thứ dễ bị tự nhiên hủy hoại hơn.
Dây thừng là một loại công cụ thô sơ của con người đã có từ rất lâu, các nhà khảo cổ cho rằng 28.000 năm trước những sợi dây thừng đã xuất hiện. Không chỉ người Ai Cập cổ đại biết dùng dây thừng nhưng chỉ có trong công trình của họ chúng lại mới được bảo quản đến 32 thế kỷ.
Thứ hai là do sự kín kẽ của lăng mộ: Việc xây lăng trong một nơi kín gió như thung lũng bờ tây sông Nin, lại bịn kín gần như mọi lối vào mộ khiến oxi trong lăng mộ vô cùng ít ỏi.
Cần biết rằng oxi chính là tác nhân gây ra sự bào mòn và hủy hoại các chất hữu cơ bởi có oxi thì các loại vi sinh vật mới có điều kiện phát triển. Dây thừng là một vật mà thành phần hóa học là chất hữu cơ, việc oxi và nước trong lăng mộ gần như là không có đã vô tình góp phần làm sợi dây thừng này trở nên bền bỉ.
Có thể thấy khí hậu sa mạc và sự kín kẽ của lăng mộ vua Tutakhamun đã giúp cho ngay cả một sợi dây thừng đơn giản cũng được bảo quản đến hơn 3200 năm. So sánh với một số lăng mộ ở các nền văn minh khác như văn minh Maya thì chúng ta sẽ thấy điều kiện tự nhiên quan trọng thế nào trong việc bảo tồn di tích.
Những lăng mộ ở Trung Mỹ tuy xây dựng sau cả ngàn năm nhưng do khí hậu ẩm ướt, nhiều rừng cây tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển mạnh và những công trình hay cổ vật đã bị biến dạnghoặc phân hủy rất nhiều.

Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật 'hóa đá' khi rơi xuống

Lộc Liên |
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật 'hóa đá' khi rơi xuống

Nếu vô tình chạm phải nước trong hồ, con người hay động vật đều có thể bị hỏng mắt, bỏng da. Ngoại trừ loài cá đã tiến hóa để sống sót trong dòng nước chết chóc, không động vật nào khác có khả năng tồn tại dưới hồ.

Video: Hồ Natron của Tanzania
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 2.
Từ lâu, hồ Natron của Tanzania là một điểm du lịch độc đáo ở khu vực phía bắc Arusha gần biên giới Kenya bởi nó chứa đựng nhiều bí ẩn nổi tiếng thế giới.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 3.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 4.
Được biết hồ có vị trí cao hơn 600 m so với mực nước biển và được nuôi dưỡng bởi những dòng suối giàu khoáng chất nên độ kiềm ở đây cao. Theo nghiên cứu, nồng độ pH đạt từ 9-10,5. Nhiệt độ của nước hồ khi nông có thể lên tới 60 độ C.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 5.
Hồ có độ sâu 3m, đường kính thay đổi phụ thuộc vào lượng nước bốc hơi. Sắc đỏ, da cam độc đáo ở đây bắt nguồn từ loại vi khuẩn cyanobacteria sinh sống trong hồ.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 6.
Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp hút mắt đó, địa danh này là một trong những nơi nguy hiểm nhất ở Tanzania. Bởi lẽ nếu vô tình chạm phải nước trong hồ, con người hay động vật đều có thể bị hỏng mắt, bỏng da. Ngoại trừ loài cá đã tiến hóa để sống sót trong dòng nước chết chóc, không động vật nào khác có khả năng tồn tại dưới hồ.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 7.
Đặc biệt, khi mực nước trong hồ xuống thấp, cơ thể động vật không may rơi xuống nước lộ ra, biến nơi đây thành nghĩa địa của hàng nghìn xác chết hóa đá. Hiện tượng nhiều loài chim chết dưới hồ được giải thích bởi độ phản quang mạnh của mặt nước khiến chúng khi bay qua bị lóa mắt và rơi xuống.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 8.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 9.
Năm 2013, nhiếp ảnh gia Nick Brandt khi tới đây đã vô tình phát hiện cảnh tượng độc đáo và ghi lại những bức hình ấn tượng.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 10.
Bởi đặc tính khác biệt này nên ở hồ Natron chỉ có loài hồng hạc nhỏ và một số loại tảo là có thể sinh sống. Tuy nhiên, đàn hồng hạc sẽ chỉ tìm kiếm thức ăn ở những khu vực nông và an toàn.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 11.
Bí ẩn về hồ nước tử thần khiến động vật hóa đá khi rơi xuống - Ảnh 12.
Mặc dù vậy, hồ lại là một địa điểm hấp dẫn thu hút đông đảo khách du lịch.
theo Tiền phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét