Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 155

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tại Sao Chúng Ta Già Đi ? | Phim tài liệu khoa học | Khám phá thế giới (Thuyết Minh)

Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao?

Trang Ly |


Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao?

"Nếu hiểu rừng Amazon bị cháy đồng nghĩa với việc nguồn cung cấp oxy của Trái Đất đang cạn kiệt, thì đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm..."

Một trong những vấn đề thời sự khiến cộng đồng quốc tế quan tâm, lo lắng trong thời gian gần đây là sự kiện rừng Amazon bị cháy dữ dội.
Amazon là rừng mưa nhiệt đới lớn nhất thế giới, bao phủ một vùng diện tích rộng 5,5 triệu km2, trải rộng khắp 9 quốc gia Nam Mỹ: Brazil, Bolivia, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp.
Là ngôi nhà của 40.000 loài thực vật; 2,5 triệu côn trùng; 3.000 loại cá; 1.300 loài chim; cùng 430 loài động vật có vú, rừng Amazon được mệnh danh là khu dự trữ sinh quyển trù phú của Trái Đất, là 'lá phổi của hành tinh xanh'.
Hiện giờ, 'lá phổi' ấy đang gặp nạn!
Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao? - Ảnh 1.
Rừng mưa nhiệt đới Amazon (phần diện tích tại Brazil) đang gặp nạn. Ảnh minh họa: 4KWallpaper


Phần lớn diện tích rừng Amazon, phân bố chủ yếu tại Brazil (chiếm tới 60%) đang chìm trong biển lửa hung tàn, khiến hàng trăm bộ lạc người Amerindian bản địa mất nơi nương tựa, hủy diệt rất nhiều sinh vật quý hiếm, phát thải lượng CO2 khổng lồ 'hun nóng' bầu khí quyển Trái Đất.
Sẽ chẳng có ngòi bút nào có thể diễn tả nỗi đau mà Amazon và những sinh mệnh nơi ấy đang phải hứng chịu trong biển lửa hung tàn lúc này. Thảm họa tự nhiên (dù là khách quan hay có tác động dưới bàn tay con người) đều tàn khốc đến cùng cực như nhau. Thảm họa địa cầu ấy đang cần cộng đồng thế giới chung tay cứu giúp hơn bao giờ hết...
"Rừng rậm Amazon - lá phổi tạo ra 20% oxy cho hành tinh chúng ta - đang bốc cháy" là dòng nhận định xuất hiện rất nhiều trên truyền thông quốc tế hiện nay.
Rừng mưa Amazon (tại Brazil) đang bốc cháy là có thật. Thảm họa đang khiến nhiều sinh mệnh lâm vào cảnh khốn cùng này cũng là có thật. NHƯNG... việc 'Amazon tạo ra 20% oxy cho hành tinh chúng ta' lại cần phải được XEM XÉT LẠI dưới góc độ khoa học và thực tiễn.
Mở đầu bài viết trên The Conversation - chuyên trang của cộng đồng khoa học thế giới - tập thể các nhà khoa học khẳng định luôn rằng:
Thế giới có nhiều lý do để cảm thấy chua xót và kinh hoàng trước sự kiện Amazon chìm trong biển lửa năm 2019, nhưng nếu hiểu Amazon cháy đồng nghĩa với việc nguồn cung cấp oxy của Trái Đất đang cạn kiệt thì đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, phần lớn nguồn dưỡng khí (oxy) cần thiết cho sự sống trên Trái Đất có nguồn gốc từ đại dương; và quan trọng hơn cả, lượng oxy này có đủ để cung cấp cho chúng ta trong hàng triệu năm nữa.
"Why the Amazon doesn’t really produce 20% of the world’s oxygen" (tạm dịch: "Lý do rừng Amazon không thực sự tạo ra 20% oxy cho Trái Đất" là tựa đề bài viết mới nhất mà National Geographic đăng tải ngày 28/9, nhằm giải quyết sự hiểu lầm của truyền thông và cộng đồng quốc tế về 'lá phổi của hành tinh xanh'.
Mời độc giả theo dõi.
Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao? - Ảnh 2.
Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao? - Ảnh 3.
Scott Denning, Giáo sư ngành Khoa học khí quyển (Mỹ), cho biết: Trái Đất và bầu khí quyển chứa rất nhiều các loại khí khác nhau, trong đó có khí oxy. Các loại khí này liên tục luân chuyển giữa các hệ sinh thái trên đất liền, đại dương và khí quyển theo những cách mà nhà khoa học có thể đo lường và định lượng.
Phần lớn oxy tự do trong không khí được thực vật tạo ra thông qua quá trình quang hợp. Khoảng 1/3 quá trình quang hợp trên đất liền diễn ra ở các khu rừng nhiệt đới, trong đó, dĩ nhiên phần lớn nhất diễn ra tại lưu vực sông Amazon.
Thế nhưng, nguồn oxy này lại không đến được 'tay' con người. Vì sao?
Giáo sư Scott Denning giải thích: Hầu như toàn bộ nguồn oxy được tạo ra bởi quá trình quang hợp đều được tiêu thụ bởi các sinh vật sống trong rừng và các trận hỏa hoạn.
Sinh vật sống trong rừng (ở đây chỉ nói riêng đến côn trùng và vi khuẩn) tiêu thụ nguồn oxy khổng lồ này ra sao?
Bạn hãy hình dung, cây rừng luôn rụng lá, cành cây hoặc chết đi. Khi đó, chúng tạo thành một hệ sinh thái phong phú mới, có khả năng nuôi sống côn trùng và vi khuẩn, trong thế giới mới đó, côn trùng và vi khuẩn là những cư dân chính và chúng, dĩ nhiên, cũng cần oxy để sinh sống.
Như vậy, thực vật rừng sinh ra nguồn oxy dồi dào (từ quá trình quang hợp) thì vi khuẩn/côn trùng rừng lại tiêu thụ hết nguồn oxy đó. Kết quả là, việc sản xuất oxy bằng rừng gần như bằng 0.
Còn các trận hỏa hoạn, cháy rừng diện rộng đang hủy diệt nguồn oxy của chúng ta ra sao?
Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao? - Ảnh 4.
Biển lửa khổng lồ đang 'nuốt chừng' Amazon tại Brazil. Nguồn: Al Jazeera
CNN trích số liệu của Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE) cho thấy, từ đầu năm 2019 đến nay, Brazil hứng chịu hơn 80.000 vụ hỏa hoạn (tăng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2018). Hơn một nửa trong số đó diễn ra tại rừng Amazon. Con số khổng lồ này tương đương với việc, trung bình cứ 1 phút mỗi ngày, một vùng diện tích rừng rộng gấp 1,5 sân bóng bị hủy diệt.
Cháy rừng không chỉ "hút sạch" nguồn oxy của rừng mà còn phát thải ra lượng khí CO2 khổng lồ ra khí quyển, hủy diệt vùng đất sống của nhiều sinh vật và con người bản địa, gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của chính Amazon.
Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao? - Ảnh 5.
Trên Ecology, Tiến sĩ Jack Hall (Mỹ) phân tích: Khoa học ước tính rằng, thực vật biển sản xuất từ 70 đến 80% nguồn oxy cho Trái Đất. Các loài thực vật biển đó là sinh vật đơn bào, tảo, thực vật phù du...
Riêng về loại tảo, trên Trái Đất có khoảng 7.000 loại tảo khác nhau, chúng sống (phần lớn) ở đại dương, vùng nước ngọt và đất liền. Mỗi năm, tảo sản xuất ra khoảng 330 tỷ tấn oxy.
Cũng giống như thực vật trên cạn, thực vật biển sống nhờ vào quá trình quang hợp, sau khi lấy năng lượng từ Mặt Trời và dưỡng chất từ nước, chúng sẽ thực hiện quá trình quang hợp nhằm cung cấp năng lượng duy trì sự sống. Quá trình này đồng thời tạo ra oxy.
Tại sao thực vật biển lại tạo ra nguồn oxy khổng lồ đến vậy?
Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao? - Ảnh 6.
Trước hết, bạn hãy nhớ lại rằng, đại dương bao phủ 3/4 diện tích Trái Đất và đất đai chỉ chiếm 1/4. Nếu chúng ta giả định rằng, mỗi dặm vuông của đại dương tạo ra nhiều oxy tương tự như mỗi dặm vuông trên đất liền, thì điều này có nghĩa là đại dương sẽ sản sinh ra 71% lượng oxy cho Trái Đất, trong khi ở trên đất liền là 29%.
Sẽ có nhiều ý kiến cho rằng, thực vật biển có tạo ra nguồn oxy giàu tương đương thực vật trên cạn không (vì thực vật biển nhỏ hơn rất nhiều thực vật trên cạn).
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Jack Hall, dù nhỏ nhưng với số lượng lớn trải rộng khắp 3/4 diện tích Trái Đất, thì điều mà thực vật biển nhỏ bé đang làm thực sự quá vĩ đại!
Tựu chung lại, thực vật biển và thực vật trên cạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự sống của con người.
Cây trồng trên đất cung cấp cho chúng ta (và các sinh vật khác) nguồn thực phẩm dồi dào. Không những thế chúng còn bảo vệ đất khỏi xói mòn, sản xuất oxy, tạo cảnh quan và bóng mát cho con người.
Trong khi đó, thực vật biển tuy nhỏ và khó nhìn thấy nhưng lại đóng vai trò tối quan trọng trong việc tạo ra nguồn dưỡng khí khổng lồ, kéo dài hàng triệu năm (tất nhiên với điều kiện, đại dương không bị "bệnh").
Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao? - Ảnh 7.
Cuối bài, National Geographic đưa ra kết luận, nhận định về 20% nguồn oxy của Trái Đất do Amazon tạo ra đã xuất hiện nhiều thập kỷ, mặc dù không ai biết nguồn gốc thực sự của nó.
Cả chuyên gia sinh thái Yadvinder Malhi (Viện Biến đổi Môi trường, ĐH Oxford của Anh) và Tiến sĩ Michael Coe (Giám đốc Chương trình Amazon, thuộc Trung tâm Woods Hole Research-WHRC) đều cho rằng: Có thể nhiều người nhầm lẫn việc Amazon sản sinh ra 20% nguồn oxy là từ quá trình quang hợp (của thực vật Amazon) trên đất liền, với việc Amazon tạo ra 20% nguồn oxy cho khí quyển Trái Đất.
Rừng Amazon cháy thảm khốc, oxy của Trái Đất đang cạn kiệt: Quan niệm này hoàn toàn sai lầm - Vì sao? - Ảnh 8.
Nhà khoa học cấp cao người Brazil, Tiến sĩ Michael Coe. Ảnh: WHRC
Tất nhiên, việc làm rõ con số 20% này không có nghĩa là các nhà khoa học đang phủ định sự quan trọng của rừng rậm Amazon. Việc cộng đồng quốc tế cảm thấy đau xót trước những vạt rừng nguyên sinh bị thiêu cháy là điều hoàn toàn nhân văn. Và việc cả thế giới chung tay vì Amazon cũng là điều đáng trân trọng hơn nữa.
Tiến sĩ Michael Coe không ví Amazon là 'lá phổi của hành tinh xanh', ông ví rừng Amazon là một máy điều hòa không khí khổng lồ, có tác dụng làm mát hành tinh của chúng ta trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nóng lên toàn cầu diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong thế kỷ này. Ở trạng thái nguyên sinh, Amazon đóng góp đáng kể quá trình lọc sạch khí CO2 ra khỏi bầu khí quyển Trái Đất.
Cùng với các khu rừng nhiệt đới khổng lồ khác ở châu Phi, châu Á và nhiều nơi khác trên thế giới, rừng mưa Amazon đóng vai trò không thể phủ nhận đối với sự sống của con người và nhiều sinh vật sống khác trên hành tinh.
Việc bảo vệ những cánh rừng này không chỉ giúp Trái Đất bảo tồn sự đa dạng sinh học, mà còn giúp chính con người chúng ta 'dễ thở' hơn trong một thời đại khi nền sản xuất công nghiệp bùng nổ mạnh mẽ nhất trong lịch sử loài người.
Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic, Ecology, CNN, The Conversation, WHRC, NatGeo Kids
theo Helino

Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học

Hoàng Hiệp |

Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học
Người xưa đã dùng cách nào để chế tạo một thanh kiếm ngàn năm không rỉ vẫn còn là bí ẩn. (Ảnh: Zhuanlan.zhihu.com)

Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên, Việt Vương Câu Tiễn là ba nhân vật gắn liền với bí ẩn đến từ các hiện vật lịch sử mà khoa học vẫn chưa giải thích được.

01.
Việt Vương Câu Tiễn
Thanh kiếm đồng không bị rỉ sét sau 2000 năm?
Đây là một hiện vật lịch sử được các nhà khảo cổ nhận định là có niên đại từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Tức tuổi đời của nó rơi vào khoảng hơn 2000 năm, trước cả khi Trung Hoa được thống nhất bởi Tần Thủy Hoàng. Độ dài khoảng lưỡi kiếm 55cm, chuôi kiếm dài 8,4cm và chiều rộng 4,6cm.
Thanh kiếm cũng được cho là đã được dùng bởi một nhân vật lịch sử nổi tiếng: Việt vương Câu Tiễn.
Việt vương Câu Tiễn nổi tiếng với giai đoạn làm vua nước Việt (ngày nay là Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô) nhưng sau đó bị vua Ngô là Phù Sai đánh bại và phải lưu đày ở nước Ngô.
Không cam chịu số phận đó, Câu Tiễn đã nếm mật nằm gai, dùng liên hoàn kế để lấy được sự tin tưởng của vua Ngô như khổ nhục kế, mỹ nhân kế (dâng cho vua Ngô nàng Tây Thi). Sau cùng, Câu Tiễn tập hợp được lực lượng, đánh bại vua Ngô, khôi phục nước Việt vào thời Xuân Thu ở Trung Quốc rồi đánh bại nước Ngô hoàn toàn.
Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học - Ảnh 2.
Kiếm Câu Tiễn vẫn còn sắc bén đến tận ngày nay. Hình minh họa: Internet
Thanh kiếm của Việt Vương Câu Tiễn (còn gọi là Kiếm Câu Tiễn) khi được các nhà khảo cổ tìm thấy bị bùn đất bao quanh nhưng điều kì diệu là bề mặt của nó gần như không bị han rỉ. Thực sự khó tin với bất cứ nhà khoa học nào. Lưỡi kiếm còn như được phủ một lớp kim loại khiến nó vẫn có phần sáng bóng.
Có nhà khảo cổ thậm chí đã bị thương vì lỡ tay chạm nhẹ vào lưỡi kiếm, cho thấy độ sắc bén của nó vẫn tốt. Đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng nào cho "thanh kiếm bất tử" này.
02.
Tần Thủy Hoàng
12 bức tượng đồng của vị hoàng đế này ở đâu?
Không chỉ trước mà ngay cả sau khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng cũng đối mặt với nhiều kẻ thù, những âm mưu ám sát vị hoàng đế này vẫn luôn thường trực. Lo sợ trước điều đó, Tần Thủy Hoàng cho rằng trong dân chúng không được phép sở hữu các loại vũ khí hay vật dụng lớn bằng đồng vì đồng là vật liệu chính để chế tạo binh khí.
Vì thế ông đã ra lệnh tịch thu những dụng cụ bằng đồng sau đó cho người nấu chảy chúng rồi đúc thành12 bức tượng đồng lớn, mỗi tượng nặng gần 30 tấn.
Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học - Ảnh 4.
Tượng đồng trong lịch sử Trung Hoa có nhiều nhưng sự biến mất của 12 bức tượng dưới thời Tần Thủy Hoàng chính là dấu hỏi lớn nhất (Ảnh: Sohu.com)
Với những hiện vật lịch sử có tính "khổng lồ" về kích thước như vậy, lại được tạo nên từ đồng thì đáng ra phải tồn tại cho đến ngày nay cho dù có thể bị biến dạng nhưng điều kì lạ là chúng hoàn toàn biến mất ngay sau khi nhà Tần sụp đổ.
Các tài liệu lịch sử cũng chỉ nêu rằng có sự việc về những mệnh lệnh của Tần Thủy Hoàng dẫn đến sự xuất hiện của chúng (12 bức tượng đồng lớn) chứ không còn tài liệu hay dấu tích khảo cổ nào nhắc về sự tồn tại của những bức tượng này.
03.
Võ Tắc Thiên
Bia đá gần lăng mộ Võ Tắc Thiên không có một chữ nào?
Từ xa xưa, mọi tấm bia đá được dựng lên trước lăng mộ của bất cứ nhân vật nào cũng đều có mục đích là ghi công trạng, thành tích hay tiểu sử của nhân vật đó trong suốt cuộc đời để người thế hệ sau nhìn vào ngưỡng mộ.
Ấy vậy nhưng một nhân vật nổi tiếng thuộc hàng bậc nhất lịch sử như Nữ đế Võ Tắc Thiên lại dựng một bia đá hoàn toàn không có bất cứ một chữ nào trước mộ của mình. Bia đá này là một bia đá lớn, cân đối, có hoa văn.
Ba hiện vật lịch sử bí ẩn nhất Trung Quốc: Không ngừng thách thức trí tuệ nhà khoa học - Ảnh 6.
Hình minh họa: Internet
Nhiều câu hỏi được đặt ra là lí do gì người xưa dựng nên một công trình cẩn thận như vậy mà lại không ghi bất cứ dòng chữ nào về chủ nhân của nó khi người đó là vị vua của một đế quốc. Một người quyền lực và kiêu ngạo như Võ Tắc Thiên lại không ghi danh trước lăng mộ của mình?
Đến nay thì câu hỏi đó vẫn là ẩn số không lời giải thích. Có nhiều người cho rằng vì Võ Tắc Thiên coi mình là nữ hoàng đế đã có tất cả rồi, ngàn đời sau tự khăc thiên hạ sẽ nhớ tên tuổi và công lao, không cần ghi lại.
Cũng có người cho rằng bà đã lấy giang sơn Đại Đường của họ Lý nhưng chỉ xem mình như là một người con dâu tạm thời trông coi ngai vàng, ổn định xã tắc cho họ Lý nên không muốn ghi danh như một vị vua dù bà đã làm vua.
Thực tế là sau khi Võ Tắc Thiên qua đời, giang sơn cũng được trả lại cho một người họ Lý để tiếp tục sự nghiệp chấn hưng Đại Đường chứ bà không quyết định đổi tên sang một triều đại mới.
Tham khảo: SOHU.COM, KKNEWS.CC
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét