Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2020

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 171

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cuộc Đời Đầy Bí Ẩn Của Kỳ Phùng Địch Thủ Với Tỷ Phú Phạm Nhật Vượng – Tiểu Sử DƯƠNG CÔNG MINH

Cuộc đời của người phụ nữ thử thức ăn cho "trùm phát xít" Hitler: Mỗi ngày đều đánh cược mạng sống, từng bị cưỡng bức đến mất khả năng làm mẹ

29-08-2019 - 12:10 PM | Sống

Phải mất đến gần 70 năm, bà Margot mới nhận lời phỏng vấn kể về những trải nghiệm của mình trong thời gian Thế chiến II diễn ra, bởi bà đã quá sợ hãi và xấu hổ.

Đã hàng chục năm trôi qua kể từ khi bà Margot Wolk rời xa công việc làm người thử thức ăn cho Hitler vào thời điểm Thế chiến II diễn ra. Vậy nhưng, nỗi ám ảnh về những trải nghiệm công việc vẫn cứ như bóng ma ám ảnh cuộc đời về sau của người phụ nữ này, hàng ngày và hàng giờ.
Mãi đến tuổi gần đất xa trời, bà Margot mới dám kể lại những gì bản thân đã trải qua thời trẻ.

Cuộc đời của người phụ nữ thử thức ăn cho trùm phát xít Hitler: Mỗi ngày đều đánh cược mạng sống, từng bị cưỡng bức đến mất khả năng làm mẹ - Ảnh 1.
Vào năm 1941, bà Margot khi đó chỉ mới 24 tuổi thì bom đạn đã phá huy nhà bố mẹ bà ở thành phố Berlin (Đức). Vụ tấn công ấy buộc bà phải chuyển sang sống ở gia đình chồng ở Gross-Partsch, nay là làng Parcz (Ba Lan), cách Trụ sở quân đội Mặt trận phía Đông đầu tiên của Hitler chưa đầy 3km. Đến đây ở chưa được bao lâu thì bà Margot nhận được tin báo của thị trưởng rằng bà là 1 trong 15 phụ nữ được lực lượng vũ trang chọn làm người thử thức ăn cho Hitler.
Cuộc đời của người phụ nữ thử thức ăn cho trùm phát xít Hitler: Mỗi ngày đều đánh cược mạng sống, từng bị cưỡng bức đến mất khả năng làm mẹ - Ảnh 2.
Từ trước đến nay, gia đình bà luôn tìm cách chống lại hoặc ít nhất là trốn trách mọi hoạt động liên quan đến Chủ nghĩa quốc xã. Trong quá khứ, bà Margot đã từ chối gia nhập Liên minh các cô gái Đức. Trước đó, bố bà cũng đã nhận sự trừng phạt khi nhất quyết không vào Đảng. Chính vậy nên bà Margot không bao giờ có thể ngờ được một ngày bản thân lại trở thành 1 người phục vụ cho Hitler.
Theo phỏng vấn trên đài RBB của Đức, bà Margot cho biết toàn bộ thức ăn của Hitler đều là món chay. Do nhiều tin đồn quân đội Anh lên kế hoạch đầu độc nên ông trùm phát xít không bao giờ ăn thịt, thay vào đó là gạo, mì, ớt, đậu Hà Lan và súp lơ.
Mỗi ngày, bà Margot và 14 người phụ nữ khác sẽ được xe buýt đón đi đến doanh trại và bắt đầu công việc thử toàn bộ món ăn sẽ được phục vụ cho Hitler vào ngày hôm đó.
"Một vài cô gái vì quá sợ hãi đã bật khóc ngay khi cho muỗng thức ăn đầu tiên vào miệng. Dù vậy, chúng tôi buộc phải ăn hết toàn bộ món ăn. Sau đó, chúng tôi chờ 1 giờ đồng hồ và mỗi lần như vậy, chúng tôi như muốn phát điên vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với mình" - bà Margot kể lại.
Nếu như may mắn vẫn bình an vô sự thì họ cũng không ngăn được bản thân khóc lóc như một chú chó vì quá đỗi vui mừng. Lúc này, tất cả các món ăn mới được mang đến cho người đứng đầu.
Cuộc đời của người phụ nữ thử thức ăn cho trùm phát xít Hitler: Mỗi ngày đều đánh cược mạng sống, từng bị cưỡng bức đến mất khả năng làm mẹ - Ảnh 3.
Mặc dù bà Margot và nhiều phụ nữ khác về cơ bản là dùng bữa cùng Hitler nhưng họ chưa bao giờ có cơ hội gặp được người đàn ông này vì lý do an toàn. An ninh xung quanh Hitler càng được tăng cường đến mức tối đa và tuyệt đối sau vụ ám sát bất thành diễn ra vào năm 1944.
Sau đó, những người thử thức ăn cho Hitler không được phép ở lại nhà riêng mà bị yêu cầu dọn đến tòa nhà trống gần doanh trại. Tại đây, họ bị giam lỏng không khác gì thú vật.
Chưa dừng lại ở đó, 1 trong những tên bảo vệ còn bắc thang, đột nhập vào phòng Margot để cưỡng bức bà. Chưa bao giờ bà cảm thấy bất lực và tuyệt vọng như vậy nhưng không thể làm gì để thoát khỏi thực tại.
May mắn là vào năm 1944, khi quân đội Liên Xô tấn công vào trụ sở của Hitler, bà Margot được một trung úy của Đức giúp đỡ trốn thoát khỏi tòa nhà kia trên chuyến tàu đêm đến thành phố Berlin. Mãi sau này Margot mới biết bà là người duy nhất sống sót, tất cả 14 người đồng nghiệp của bà đều bị quân địch bắn chết.
Cuộc đời của người phụ nữ thử thức ăn cho trùm phát xít Hitler: Mỗi ngày đều đánh cược mạng sống, từng bị cưỡng bức đến mất khả năng làm mẹ - Ảnh 4.
Tưởng chừng có thể tận hưởng cuộc sống tự do, bà Margot không ngờ lại rơi vào một chốn địa ngục trần gian khác. Sau khi có mặt tại Berlin, bà bị quân đội Liên Xô bắt giữ trong suốt 2 tuần. Đó tiếp tục là khoảng thời gian tăm tối nhất đời Margot khi bà lần lượt bị binh lính thay phiên nhau đánh đập và cưỡng bức, tạo nên thương tổn về mặt tinh thần lẫn sức khỏe đến nỗi cướp đi khả năng làm mẹ của bà.
Sau đó, bà Margot nhận được sự giúp đỡ của một binh lính người Anh và người này ngỏ lời mời bà đến xứ sở sương mù. Bà Margot không vội nhận lời mà muốn tìm kiếm tung tích của chồng, ông Karl. Tưởng rằng ông Karl đã mất mạng trong thế chiến loạn lạc, bà không ngờ được gặp lại ông vào năm 1946 sau khi người này được thả ra từ doanh trại của binh lính Liên Xô.
Vợ chồng bà Margot sống với nhau đến khi ông Karl qua đời vào năm 1990. Phải mất đến gần 70 năm, bà Margot mới nhận lời phỏng vấn kể về những trải nghiệm của mình trong thời gian Thế chiến II diễn ra, bởi bà đã quá sợ hãi và xấu hổ. Năm 2014, bà Margot qua đời.
Cuộc đời của người phụ nữ thử thức ăn cho trùm phát xít Hitler: Mỗi ngày đều đánh cược mạng sống, từng bị cưỡng bức đến mất khả năng làm mẹ - Ảnh 5.
Câu chuyện của bà Margot trở thành nguồn cảm hứng cho tác giả người Ý Rosella Postorino chắp bút viết nên cuốn sách At The Wolf's Table (tạm dịch: Trên bàn ăn của sói). Sau khi xuất bản, cuốn sách này trở thành 1 trong những tác phẩm bán chạy nhất tại châu Âu và được dịch sang tiếng Anh để có thể chạm đến được trái tim của nhiều độc giả hơn.
"Đây là câu chuyện chưa bao giờ được đề cập trong lịch sử chiến tranh. Cô ấy là một tác giả phi thường khi có thể mô tả nhân vật một cách đẹp đẽ nhất, đồng thời giúp độc giả có thể hình dung được chi tiết những gì đã xảy ra vào thời điểm đó. Thật khó để tưởng tượng cảm giác kinh khủng thế nào khi ngày nào cũng phải chơi trò 'Cò quay Nga' (Russian roulette)" - nhà xuất bản Simon và Schuster nói về tác giả cuốn sách nói về cuộc đời và trải nghiệm của bà Margot.

Theo Imacho
Helino

"Hậu phương" của nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất thế giới: Người phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền từ những năm hậu thế chiến II, chưa một lần nghĩ rằng mình sẽ trở thành vợ của Thủ tướng

28-08-2019 - 19:39 PM | Tài chính quốc tế
"Hậu phương" của nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất thế giới: Người phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền từ những năm hậu thế chiến II, chưa một lần nghĩ rằng mình sẽ trở thành vợ của Thủ tướng

Là một người phụ nữ thông minh và luôn có tư tưởng bảo vệ phụ nữ, bà Masmah, vợ Thủ tướng Mahathir Mohamad, đã có rất nhiều đóng góp cho Malaysia, đặc biệt là trong những vấn đề nổi cộm trong xã hội, đó là nạn lạm dụng ma tuý hay đấu tranh để giúp đỡ những người phụ nữ sống ở vùng nông thôn.


Người phụ nữ sinh ra trong thời chiến, nhưng hoạt động rất tích cực để bảo vệ quyền lợi và thúc đẩy khả năng phát triển của phái yếu
Bà Siti Hasmah Mohamad sinh ngày 12/7/1926. Bà nắm giữ cương vị phu nhân Thủ tưởng Malaysia trong 22 năm, từ năm 1981 đến năm 2003. Thế nhưng, việc sánh bước cùng chồng trên con đường chính trị của bà vẫn chưa dừng ở đó, bởi vào tháng 5/2018, ông Mahathir tiếp tục tái đắc cử ở tuổi 94.
Năm 1955, bà tốt nghiệp ngành bác sĩ y khoa tại Khoa Y, Đại học Malaya, sau này đặt trụ sở tại Singapore. Sau đó, bà đã tham gia dịch vụ y tế của chính phủ. Một điều cực kỳ tự hào đó là bà trở thành một trong những nữ bác sĩ đầu tiên người Malaysia ở Malaya. Ngay năm sau đó, bà kết hôn với ông Mahathir và hai người có 7 người con.

Hậu phương của nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất thế giới: Người phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền từ những năm hậu thế chiến II, chưa một lần nghĩ rằng mình sẽ trở thành vợ của Thủ tướng - Ảnh 1.
Vào những năm 1960, bà đã tham dự một chương trình chứng nhận ngành sức khỏe cộng đồng tại Đại học Michigan. 10 năm sau, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí cán bộ y tế tại Cục Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em. Năm 1974, bà là người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm người đứng đầu Cục Sức khoẻ Y tế Bà mẹ và Trẻ em.
Bà Hasmah là tác giả của một số bài viết về y học gia đình và các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến việc mang thai và sinh con ở Malaysia.
Là một người phụ nữ thông minh và luôn có tư tưởng bảo vệ phụ nữ, bà Masmah đã có rất nhiều đóng góp cho Malaysia, đặc biệt là trong những vấn đề nổi cộm trong xã hội, đó là nạn lạm dụng ma tuý hay đấu tranh để giúp đỡ những người phụ nữ sống ở vùng nông thôn.
Giữ chức vị Chủ tịch của BAKTI (Câu lạc bộ phúc lợi của các bà vợ của các bộ trưởng và các thứ trưởng), Bà Hasmah đã tích cực trong nỗ lực giáo dục giới trẻ về sự nguy hiểm của lạm dụng ma túy. Năm 1985, theo lời mời của Đệ nhất phu nhân Mỹ Nancy Reagan, bà đã tham dự Hội nghị của các Đệ nhất phu nhân về lạm dụng ma túy ở Washington D.C. Bà cũng đại diện cho Malaysia tại Hội nghị quốc tế về lạm dụng và buôn bán ma túy trái phép ở Vienna năm 1987.
Hậu phương của nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất thế giới: Người phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền từ những năm hậu thế chiến II, chưa một lần nghĩ rằng mình sẽ trở thành vợ của Thủ tướng - Ảnh 2.
Hơn thế nữa, bà Hasmah cũng tích cực trong việc giúp đỡ, hỗ trợ phụ nữ nông thôn trên con đường sự nghiệp. Năm 1992, theo lời mời của Nữ hoàng Fabiola của Bỉ, bà đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh các đệ nhất phu nhân vì sự tiến bộ kinh tế của phụ nữ nông thôn, tại Geneva. Bà còn được chọn là 1 trong 6 người đầu tiên của nhóm Đệ nhât Phu nhân đầu tiên đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tại hội nghị này, bà Siti Hasmah nhấn mạnh rằng "với sự giáo dục và đào tạo phù hợp, phụ nữ nông thôn có thể hỗ trợ việc nuôi dạy những đứa trẻ lớn lên đều biết chữ và có ích cho xã hội. biết cho xã hội. Và những đứa trẻ ấy có thể là những người đóng góp tích cực cho sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia."
Đến tháng 11/1996, bà đã tiếp quản vị trí chủ tịch của Ban chỉ đạo quốc tế vì sự tiến bộ kinh tế của phụ nữ nông thôn và vùng đảo cho khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Cuộc gặp gỡ định mệnh và cuộc hôn nhân hạnh phúc suốt 6 thập kỷ
Năm 1947, sau khi tốt nghiệp trung học và bắt đầu theo học ngành y dược tại trường King Edward VII College of Medicine ở Singapore, ông Mahathir đã gặp gỡ bà Masmah. Đây không phải là cuộc gặp khiến hai người họ "yêu từ cái nhìn đầu tiên", mối tình của họ được vun đắp, phát triển trong quá trình cả hai vẫn đang theo học tại ngôi trường này.
Theo chia sẻ của 2 người, Mahathir là người chủ động tiếp cận với cô sinh viên kém 1 tuổi, khi đó ông đề nghị làm gia sư tiếng Anh cho bà Hasmah. Cùng học tập với nhau, cô gái trẻ Hasmah khi ấy đã rung động bởi tính cách phóng khoáng, rộng lượng của Mahathir. Sau này, bà Hasmah chia sẻ: "Hồi đó, ông ấy là người rất chân thành, rất quyết tâm để giúp đỡ tôi tiến bộ. Ông ấy không hề vị kỷ, luôn muốn thấy mọi người học tập tốt hơn." Và cái kết viên mãn đã đến với cặp đôi trẻ, họ tổ chức đám cưới vào năm 1956 và luôn gắn bó với nhau kể từ khi ấy.
Ông Mahathir đã đảm nhiệm chức Thủ tướng suốt hơn 20 năm và tái đắc cử ở tuổi 92, nhưng trước đó bà Hasmah chưa từng nghĩ rằng chồng mình rồi một ngày sẽ giữ cương vị là người đứng đầu đất nước như bây giờ. Bà nói: "Tôi cứ nghĩ rằng mình cưới một chàng trai đến từ mảnh đất 'trồng lúa' và sau này sẽ quay về làm bác sĩ cho vợ. Chưa bao giờ tôi có suy nghĩ rằng mình sẽ trở thành vợ của một vị Thủ tướng. Tôi biết ông ấy có niềm đam mê với chính trị, nhưng điều ấy chưa từng xuất hiện trong tâm trí tôi."
Hậu phương của nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất thế giới: Người phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền từ những năm hậu thế chiến II, chưa một lần nghĩ rằng mình sẽ trở thành vợ của Thủ tướng - Ảnh 3.
Dù đã ở tuổi "xế chiều", nhưng Thủ tướng Malaysia và phu nhân cho đến hiện tại vẫn không ít lần khiến truyền thông phải bất ngờ vì những hành động ấm áp mà họ dành cho nhau. Mới đây, ông Mahathir có một chuyến thăm 5 ngày tới Nhật Bản. Kết thúc cuộc họp, ông nghỉ ở căn phòng bên cạnh, bà Hasmah bước vào qưở trách với giọng đầy lo lắng: "Từ sáng đến giờ ông chưa hề nghỉ ngơi. Kết thúc cuộc họp ông phải đi nghỉ ngay nhé!" Ông Mahathir sau đó trở lại phòng họp với biểu cảm đầy thú vị, "ông cười khúc khích như một chàng trai trẻ mới yêu."
Hậu phương của nhà lãnh đạo lớn tuổi nhất thế giới: Người phụ nữ đấu tranh vì nữ quyền từ những năm hậu thế chiến II, chưa một lần nghĩ rằng mình sẽ trở thành vợ của Thủ tướng - Ảnh 4.
Bởi vậy, có rất nhiều người băn khoăn rằng đâu là bí quyết giúp họ có được cuộc hôn nhân viên mãn suốt hơn 60 năm? Bà Hasmah chia sẻ họ có rất nhiều điểm khác biệt nhưng rồi sự căng thẳng nếu có cũng được làm dịu lại một cách dễ dàng. Đệ nhất Phu nhân của Malaysia cho hay: "Chúng tôi cùng là bác sĩ nên phần nào dễ hiểu cho nhau hơn. Nhưng cho dù bạn có đang làm việc trong ngành nghề nào, thì 2 bạn cũng phải thực sự yêu nhau, cần phải tin tưởng nhau và phải biết họ cần điều gì."
Trả lời phỏng vấn tờ The Edge, bà nở nụ cười hiền từ và nói: "Đương nhiên giữa chúng tôi có xảy ra cãi vã, nhưng mọi thứ đều được giải quyết một cách thẳng thắn. Tất cả những cặp đôi đều có mâu thuẫn mà, nhưng chính điều đó lại khiến mối quan hệ trở nên thú vị phải không?"
Là một người mẹ, một người vợ, bà Hasmah luôn đứng sau làm hậu phương vững chắc để chồng mình được tự do trên con đường chính trị. Bà nói: "Chồng tôi không bao giờ bàn chuyện chính trị với tôi và ông ấy chắc chắn có lý do hợp lý khi làm như vậy."

Hương Giang
Theo Trí thức trẻ/Tổng hợp

Chân dung Thủ tướng lớn tuổi nhất thế giới: Cha đẻ của hiện đại hoá Malaysia, tái đắc cử ở tuổi 92

28-08-2019 - 07:25 AM | Tài chính quốc tế
Chân dung Thủ tướng lớn tuổi nhất thế giới: Cha đẻ của hiện đại hoá Malaysia, tái đắc cử ở tuổi 92

Ở cương vị Thủ tướng, ông Mahathir có công dẫn dắt Malaysia qua những bước phát triển, hiện đại hoá thần kỳ.


Từ một bác sĩ phẫu thuật, ông Mahathir Mohamad trở thành chính trị gia, giữ chức Thủ tướng Liên bang Malaysia 22 năm liền (1981 - 2003) và tiếp tục trúng cử chức vụ này ở tuổi 92 (ngày 10/5/2018). Ông được coi là nhà kiến tạo, đưa Malaysia từ nước nông nghiệp trở thành cường quốc công nghiệp, trung tâm viễn thông.
Tiểu sử - Sự nghiệp chính trị
Ông Mahathir Mohamad sinh năm 1925 tại Alor Setar, miền Bắc Malaysia, tốt nghiệp Đại học Y khoa King Edward VII (Singapore) chuyên ngành phẫu thuật và nội khoa. Ông gia nhập Đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) và tham gia sinh hoạt chính trị ngay từ lúc học đại học.
Năm 1964, ông Mahathir giành chiến thắng trong cuộc tranh cử hạ viện với đa số phiếu 60,2%, chính thức gia nhập chính trường.

Chân dung Thủ tướng lớn tuổi nhất thế giới: Cha đẻ của hiện đại hoá Malaysia, tái đắc cử ở tuổi 92 - Ảnh 1.
Năm 1974, ông Mahathir chiến thắng trong cuộc bầu cử vào Quốc hội và trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Ông chủ trương xây dựng một "nền giáo dục dành cho nhân dân" ở trình độ trung học phổ thông, đề cao toán học và khoa học công nghệ.
Năm 1978, ông trở thành Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Công thương.
Năm 1981, ông giữ cương vị Thủ tướng thứ tư của Malaysia.
Năm 2003, ông Mahathir Mohamad từ chức sau 22 năm làm Thủ tướng, trở thành một trong những nhà lãnh đạo nắm quyền lâu nhất châu Á.
Năm 2018, ông tái tranh cử chức Thủ tướng đại diện cho liên minh đối lập ở tuổi 92 và giành chiến thắng vang dội trước Thủ tướng đương nhiệm Najib Razak thuộc Liên minh Barisan Nasional. Ít ai có thể ngờ ông Mahathir quay lại chính trường, thành lập đảng đối lập Pakatan Harapan và đánh bại liên minh đã nắm chính quyền suốt 60 năm để trở thành một trong những thủ tướng tái đắc cử lớn tuổi nhất trên thế giới.
Đóng góp của Thủ tướng Mahathir đối với sự phát triển Malaysia
Về kinh tế
Ở cương vị Thủ tướng, ông Mahathir có công dẫn dắt Malaysia qua những bước phát triển, hiện đại hoá thần kỳ, biến Malaysia từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp, trung tâm viễn thông, tài chính và sản xuất công nghệ cao trong khu vực ASEAN và châu Á.
Từ năm 1988 đến 1997, tốc độ tăng trưởng trung bình của Malaysia hơn 10%, tiêu chuẩn sống tăng gấp 20 lần, nạn đói gần như được quét sạch hoàn toàn, các chỉ số phúc lợi xã hội như tỷ lệ biết chữ đạt ngang hàng các nước phát triển. Kinh tế giảm phụ thuộc vào nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, hướng tới sản xuất và xuất khẩu, Malaysia trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển trên thế giới.
Giai đoạn này, Thủ tướng Mahathir bắt đầu tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm các hãng hàng không, dịch vụ và viễn thông. Ông phát động nhiều dự án quốc gia có quy mô lớn, tiêu biểu là đường siêu tốc Bắc - Nam, siêu hành lang truyền thông đa phương tiện, thủ đô Putrajaya, sân bay quốc tế Kuala Lumpur, đập thủy điện Bakun ở Sarawak, thành phố cảng Tanjung Pelepas ở Johor, cao ốc Petronas. Các dự án này mang lại nguồn lợi ích kinh tế lớn, tạo công ăn việc làm hiệu quả theo cấp số nhân.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, thay vì giảm chi tiêu công, tăng lãi suất như khuyến nghị của IMF, ông Mahathir quyết định tăng chi tiêu chính phủ, cố định tỷ giá đồng Ringgit/USD. Nhờ đó, kinh tế Malaysia hạn chế được thiệt hại và phục hồi nhanh hơn các nước láng giềng Đông Nam Á. Sau này, chính IMF thừa nhận: "Mahathir Mohamad đã đúng".
Hiện nay, ở tuổi thứ 94, Thủ tướng Mahathir vẫn mang trong mình sứ mệnh phục hồi nền kinh tế, phát triển Malaysia. Ông cũng dành nhiều sự quan tâm cho công nghệ. Năm 2018, ông đã đưa ra Chính sách về công nghiệp 4.0 có tên là "Industry4WRD" - chính sách định hướng Malaysia tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất. Ông kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi đầu trong chuyển đổi số, làm chủ công nghệ, để có thể thu hút các nhà đầu tư và cạnh tranh trên quy mô toàn cầu.
Về giáo dục
Ông chủ trương xây dựng một "nền giáo dục dành cho nhân dân" ở trình độ trung học phổ thông, đề cao toán học và khoa học công nghệ. Suốt thời kỳ đương nhiệm Thủ tướng, ông Mahathir tiếp tục xúc tiến mạnh mẽ nghị trình giáo dục bậc cao cả về số lượng lẫn chất lượng.
Các trường nội trú được xây dựng phục vụ cho cộng đồng bản xứ có thu nhập thấp. Hàng năm, ông Mahathir đưa hàng chục nghìn học sinh đi đào tạo đại học tại Mỹ, Anh, Úc và các nước phương Tây. Ông cũng thúc đẩy tự do hóa việc thành lập các trường đại học. Các công ty tư nhân có lịch sử lâu dài hoạt động tại Malaysia được khuyến khích thành lập, xây dựng quan hệ hợp tác hoặc mở các trung tâm giáo dục bậc cao và trung tâm tài năng.
Cuộc sống đời thường
Từng là một bác sĩ, ông Mahathir rất quan tâm tới sức khoẻ cả về thể chất lẫn trí lực. Ông không hút thuốc, uống rượu hay ăn quá nhiều. Ông chỉ ăn vừa đủ để có sức khỏe làm việc và luôn duy trì số cân nặng ổn định suốt nhiều năm qua, thậm chí ông vẫn có thể mặc vừa quần áo từ 30 năm trước. Không chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chính trị gia 94 tuổi này cũng tích cực vận động thể chất với môn bóng bầu dục và đi bộ, rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc nhiều sách báo và giữ cho đầu óc luôn bận rộn.
Nhận lời mời của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad và phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 26 đến 28/8.
Chuyến thăm Việt Nam lần này của Thủ tướng Mahathir nhằm củng cố hơn nữa quan hệ giữa hai nước, đồng thời tạo cơ hội để tăng cường quan hệ song phương với mục tiêu đưa kim ngạch hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm tới, thúc đẩy các phương thức hợp tác mới trong một loạt lĩnh vực, như thương mại và công nghiệp, an ninh, giáo dục và nông nghiệp, cùng các vấn đề khu vực và thế giới mà hai bên cùng quan tâm.
Chân dung Thủ tướng lớn tuổi nhất thế giới: Cha đẻ của hiện đại hoá Malaysia, tái đắc cử ở tuổi 92 - Ảnh 2.
Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Shariffah Norhana Syed Mustaffa cho biết, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (30/3/1973), quan hệ song phương đã liên tục được củng cố và phát triển trên nhiều lĩnh vực. Hiện Malaysia đang là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Việt Nam, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 13 của Malaysia, đồng thời đứng thứ 4 trong số các nước có quan hệ thương mại với Malaysia tại khu vực ASEAN. Bên cạnh đó, Malaysia còn là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 8 của Việt Nam với tổng vốn đầu tư đạt 12,48 tỷ USD tính đến hết năm 2018.
Thủ tướng Mahathir dự kiến thăm Khu công nghệ cao Hòa Lạc và có bài phát biểu với sinh viên Việt Nam về quá trình chuẩn bị của Malaysia trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thăm nhà máy sản xuất ô tô Vinfast và Khu công nghiệp Nội Bài được quản lý bởi liên doanh giữa Việt Nam và Malaysia.

Khánh An
Theo Trí thức trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét