Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 66

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NHỮNG VỤ LỪA ĐẢO ĐÌNH ĐÁM CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ- GIANG BẢO HIỂM

Truy tố giám đốc sử dụng "sổ đỏ" giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cập nhật lúc 08:20, Chủ nhật, 22/09/2019
print  

(BVPL)- Ngày 21/9, VKSND tỉnh Kiên Giang cho biết đơn vị đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Văn Nhân (SN 1974, cư trú tại ấp Trà Co, xã Minh Diệu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, quy định tại khoản 4 Điều 174 và khoản 3 Điều 341 của Bộ luật Hình sự.


Bắt nguyên cán bộ bệnh viện làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản


Nhóm thanh niên thuê xe ô tô rồi làm giả giấy tờ đi cầm cố 280 triệu đồng


Làm giả giấy tờ, lừa mua đất chiếm đoạt số tiền 860 triệu đồng

Phó Giám đốc doanh nghiệp làm giả giấy tờ lừa đảo chiếm đoạt hơn 17 tỷ đồng

Theo cáo trạng, Huỳnh Văn Nhân là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ du lịch Huỳnh Châu, với ngành nghề kinh doanh du lịch, ăn uống, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản, Nhân thuê trụ sở tại số 145 Hùng Vương, Khóm 1, phường 6, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, là trụ sở công ty, có dự định đầu tư bất động sản tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và xây dựng khách sạn để kinh doanh tại Sóc Trăng.
 Bị can Huỳnh Văn Nhân
Sau đó, Nhân qua huyện Phú Quốc định đầu tư bất động sản và được một số người hành nghề cò đất cung cấp cho Nhân nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) bản phô, Nhân photo lại tất cả giấy CNQSDĐ do (cò đất) cung cấp để cất giữ. Để có tiền thực hiện những dự định trên, Nhân đã lên thành phố Hồ Chí Minh gặp Nguyễn Xuân Cứ (không rõ tên thật và địa chỉ) để thuê làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn kiền với đất giả để nhằm mục đích lừa đảo để chiếm đoạt tài sản.
Trong khoản thời gian từ tháng 1/2018 đến tháng 9/2018 Nhân đã làm tổng cộng 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn kiền với đất giả, Nhân lợi dụng sự tin tưởng của các bị hại là những người quen biết với Nhân để thế chấp, dưới hình thức là hợp đồng ủy quyền để vay tiền của các bị hại.
Tổng cộng số tiền mà Huỳnh Văn Nhân lừa đảo chiếm đoạt của 4 bị hại là 19,08 tỉ.
Hoàng Anh - Văn Toàn

Kỷ luật một loạt 39 lãnh đạo, cán bộ trong vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn

23/09/2019 11:45 GMT+7



TTO - Hà Nội quyết định kỷ luật 39 lãnh đạo, cán bộ trong tổng số 80 lãnh đạo, cán bộ liên quan đến vi phạm của hàng trăm công trình xây dựng trên đất rừng huyện Sóc Sơn.

Kỷ luật một loạt 39 lãnh đạo, cán bộ trong vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn - Ảnh 1.
Nhiều công trình xây dựng vi phạm tại khu vực hồ Đồng Đò, Minh Trí, Sóc Sơn - Ảnh: NAM TRẦN

Flycam khu vực vi phạm đất rừng Sóc Sơn
Kỷ luật cảnh cáo nguyên chủ tịch, phó chủ tịch huyện Sóc Sơn
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn đã quyết định kỷ luật hàng loạt lãnh đạo, cán bộ liên quan những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng tại huyện Sóc Sơn.
Tháng 3-2019, Thanh tra thành phố Hà Nội chỉ rõ trong số 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp nêu từ năm 2008 không được xử lý mà tiếp tục để phát sinh các vi phạm mới.
Theo Thanh tra thành phố Hà Nội, đến năm 2017 huyện Sóc Sơn xác định 555 công trình vi phạm, đến thời điểm thanh tra vẫn còn 485/555 công trình chưa xử lý.
Tuy nhiên, kết quả thanh tra cho thấy việc xác định công trình vi phạm của UBND huyện Sóc Sơn năm 2017 không chính xác, thực tế số lượng công trình vi phạm lớn hơn rất nhiều.
"Chỉ riêng hai xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng đã có 797 công trình vi phạm" - kết luận của Thanh tra thành phố Hà Nội nêu.
Kỷ luật một loạt 39 lãnh đạo, cán bộ trong vụ vi phạm đất rừng Sóc Sơn - Ảnh 3.
Nhiều công trình biệt thự, nhà vườn xây trên đất rừng ở huyện Sóc Sơn - Ảnh: NAM TRẦN
Với hàng loạt vi phạm về quản lý, sử dụng đất rừng, cá biệt là tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng, các công trình xây trên đất rừng, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể Ban thường vụ Huyện ủy 3 nhiệm kỳ (2005-2010; 2010-2015; 2015-2020) và các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý có trách nhiệm liên quan trong 3 nhiệm kỳ trên.
Nguồn tin này cũng cho biết sau quá trình kiểm điểm ở cấp huyện, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có kết luận: Ban Thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn qua 3 nhiệm kỳ (từ năm 2006 đến nay) cần nghiêm túc rút kinh nghiệm sâu sắc.
Sau kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo với các ông Vương Văn Bút - nguyên chủ tịch UBND huyện, Tạ Văn Đạo - nguyên phó chủ tịch UBND huyện.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội còn quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách với ông Đỗ Minh Tuấn, phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn. Ngoài kỷ luật về Đảng, ông Tuấn còn bị UBND thành phố Hà Nội thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách.
Kỷ luật 39 lãnh đạo, cán bộ; không kỷ luật 22 trường hợp do ốm, chữa bệnh
Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cũng cho biết liên quan những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất rừng đã được Thanh tra Thành phố Hà Nội chỉ rõ, huyện Sóc Sơn đã thành lập tổ công tác chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Theo đó, huyện Sóc Sóc xác định có 80 lãnh đạo, cán bộ thuộc diện cần kiểm điểm, xem xét trách nhiệm. Trong số 80 lãnh đạo, cán bộ, có 39 lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật với các hình thức từ khiển trách đến buộc thôi việc.
Cụ thể, có 29 trường hợp gồm 11 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, 18 trường hợp công chức, lao động hợp đồng bị kỷ luật khiển trách; 6 trường hợp bị kỷ luật cảnh cáo; 2 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý bị kỷ luật cách chức; 2 trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc.
Ngoài ra, huyện Sóc Sơn cũng xác định có 19 trường hợp sau kiểm điểm nhưng chưa đến mức phải kỷ luật.
Huyện Sóc Sơn cũng báo cáo còn 22 trường hợp khác, trong đó có 7 trường hợp thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý, 15 công chức, người lao động không kỷ luật vì hết thời hiệu với các lý do ốm, chữa bệnh.
Trước đó, ngày 1-4-2019, UBND thành phố Hà Nội có văn bản chỉ đạo xử lý, khắc phục sau thanh tra toàn diện công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 10 xã và thị trấn Sóc Sơn giai đoạn 2008-2018.
Theo đó, UBND thành phố giao Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân các thời kỳ 2006-2018 đã không nghiêm túc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND thành phố về xử lý khắc phục sau thanh tra; buông lỏng quản lý về đất đai, trật tự xây dựng, để xảy ra các vi phạm như kết luận thanh tra.
Ngoài ra, yêu cầu UBND huyện Sóc Sơn phải tổ chức cưỡng chế ngay các công trình vi phạm được lập hồ sơ xử lý trong các năm 2017, 2018 trên địa bàn 10 xã và thị trấn Sóc Sơn, trả lại nguyên trạng ban đầu.
Với các công trình vi phạm về đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm trật tự xây dựng giai đoạn 2006-2018 tại thị trấn Sóc Sơn và 10 xã trên, huyện phải lập kế hoạch và thiết lập hồ sơ, phương án xử lý, khắc phục.
Hà Nội yêu cầu cưỡng chế, xử lý nhiều cán bộ vụ đất rừng Sóc Sơn Hà Nội yêu cầu cưỡng chế, xử lý nhiều cán bộ vụ đất rừng Sóc Sơn
TTO - Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký văn bản yêu cầu xử lý nhiều cán bộ theo kiến nghị của Thanh tra TP về những sai phạm trong quản lý đất đai ở Sóc Sơn.
XUÂN LONG 

Xét xử vụ thất thoát 1.700 tỉ đồng BHXH: Bản luận tội nghiêm khắc của Viện kiểm sát

Cập nhật lúc 19:14, Thứ sáu, 20/09/2019
print  

(BVPL)- Đại diện VKS đã đề nghị xử phạt cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng từ 8 - 9 năm tù với tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.


Vụ gian lận điểm thi tại Hà Giang: Hoãn phiên tòa theo đề nghị của đại diện VKS


Xét xử 2 cựu Tổng Giám đốc BHXH và đồng phạm gây thất thoát 1.700 tỉ đồng

Nữ cán bộ tham ô hàng trăm triệu để chi " tình phí " bị tuyên án 7 năm tù

Tài xế gây tai nạn thảm khốc làm chết 8 người ở Hải Dương lĩnh án 13 năm tù

Vì sao Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba Nguyễn Thái Luyện và em trai bị bắt?

(NÓNG) Cảnh sát bao vây, bắt "sếp" của Công ty Alibaba

Cơ quan điều tra VKSNDTC bắt cựu chấp hành viên "tiếp tay" tẩu tán tài sản

Truy tố đối tượng đứng sau kế hoạch đào tẩu của Vũ “nhôm”

Trình bày quan điểm luận tội, đại diện VKS nhấn mạnh: Cần thiết phải có mức án thật nghiêm khắc, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Tiếp tục cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian dài mới có đủ tác dụng giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời, có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.
 Đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa
Tại phiên tòa xét xử vụ thất thoát nghìn tỷ tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam liên quan đến cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cựu TGĐ BHXHVN Lê Bạch Hồng cùng đồng phạm, sau phần xét hỏi, đại diện Viện kiểm sát đã trình bày bản luận tội đối với 6 bị cáo liên quan trong vụ án.
Theo đại diện VKS, việc truy tố đối với các bị cáo về các tội danh trong cáo trạng là đúng quy định của pháp luật. Đối với bị cáo Nguyễn Huy Ban, cựu Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là người được NN giao quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, có trách nhiệm sử dụng, quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bị cáo Ban đã chỉ đạo nhân viên dưới quyền thực hiện các thủ tục để ký và chỉ đạo thực hiện 11 hợp đồng cho ALC II vay trái pháp luật, gây thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng. Trong đó, hơn 590 tỷ đồng và hơn 600 tỷ đồng tiền lãi.
Hành vi phạm tội của bị cáo giữ vai trò chính và nhiều lần phạm tội, đó là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó, cần có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội, cần cách ly bị cáo một thời gian dài khỏi xã hội mới có đủ tác dụng giáo dục để cải tạo, giúp bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời, có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.
Nhân thân bị cáo Ban chưa có tiền án, tiền sự và tại cơ quan điều tra, tại phiên tòa có thái độ thành khẩn khai báo. Đồng thời, là người già, thương binh hạng 4/4, tỷ lệ thương tật 21%, được tặng nhiều Huân chương nên khi lượng hình cần xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt.
Đại diện VKS sau đó đề nghị HĐXX, xử phạt Nguyễn Huy Ban từ 15 - 16 năm tù về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại nghiêm trọng.
 Toàn cảnh phiên tòa (Nguồn: congly.vn)
Bị cáo Lê Bạch Hồng, cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cựu Tổng Giám đốc BHXHVN là người được NN giao quản lý quỹ bảo hiểm xã, có trách nhiệm sử dụng, quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, bị cáo Hồng đã cố ý cùng cấp dưới làm thủ tục ký 3 hợp đồng cho ALC II vay 380 tỷ đồng không đúng nguyên tắc đầu tư, đối tượng, trong đó có 2 hợp đồng quá hạn không thu hồi được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 434 tỷ đồng, gồm hơn 173 tỷ đồng tiền gốc và hơn 261 tỷ đồng tiền lãi.
Bị cáo Lê Bạch Hồng được xác định có quyền quyết định cao nhất, giống như bị cáo Ban và thực hiện hành vi phạm tội với vai trò chính. Bị cáo đã 2 lần thực hiện hành vi phạm tội do đó cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Đại diện VKS nhấn mạnh: Cần thiết phải có mức án thật nghiêm khắc, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Tiếp tục cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội một thời gian dài mới có đủ tác dụng giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời, có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung.
Nhân thân của bị cáo Hồng chưa có tiền án, tiền sự, có thái độ ăn năn, hối hận và là thương binh với thương tật 32% và được tặng huân, huy chương nên đề bị HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Đại diện VKS đề nghị HĐXX xử phạt từ 8 - 9 năm tù đối với bị cáo Hồng về tội Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Cũng trong nhóm tội Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đại diện VKS đã đề nghị: Đối với bị cáo Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng ban Kế hoạch - tài chính) bị đề nghị mức án 15 - 16 năm tù; Bị cáo Hoàng Hà (cựu Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính) bị đề nghị mức án 8 - 9 năm; Bị cáo Trần Tiến Vỹ (cựu Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp) bị đề nghị từ 3 - 4 năm tù.
Về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: Bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (chuyên viên phòng Kế hoạch - tổng hợp, Ban Kế hoạch - tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị đề nghị 24 - 30 tháng.
Về trách nhiệm dân sự, đại diện VKS cho rằng các văn bản bảo lãnh của Agribank phát hành trong vụ án này không phải bảo lãnh vay vốn. Hợp đồng giữa ALC II với BHXH là hợp đồng vay vốn, không phải loại hợp đồng Agribank bảo lãnh.
Tuy nhiên, việc Agribank phát hành bảo lãnh đã tạo niềm tin khiến BHXH cho ALC II vay vốn trái pháp luật.
Vì vậy, đại diện Viện kiểm sát đề nghị tòa tuyên Agribank phải có trách nhiệm một phần trong việc khắc phục hậu quả, bồi thường trong số tiền gần 1.700 tỷ đồng các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước
 
Hà Nhân

Từ nguồn tin của Mỹ, cựu cán bộ công an bị bắt vì mua bán thẻ quà tặng phi pháp

23/09/2019 22:10 GMT+7

TTO - Cơ quan tố tụng xác định tổng số tiền mà Trần Xuân Hưởng tham gia chiếm đoạt là hơn 13 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 1,2 tỉ đồng.

Chiều 23-9, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo Trần Xuân Hưởng (35 tuổi, cựu cán bộ Công an TP Hà Nội, đã bị tước danh hiệu Công an nhân dân) 17 năm tù, Lê Thành Tiến Sĩ (31 tuổi, trú TP Cần Thơ) 15 năm tù, Mai Quang Thanh (36 tuổi, trú TP.HCM) và Nguyễn Hồng Thanh (31 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi) cùng bị phạt 13 năm tù về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng, tháng 1-2015, thông qua hợp tác quốc tế, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an nhận được thông tin, tài liệu của Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ (HIS) cung cấp liên quan đến một số đối tượng có hành vi mua bán, sử dụng thẻ "Gift card" (thẻ quà tặng) của trang web mua bán hàng trực tuyến Amazon.com có nguồn gốc bất hợp pháp nhằm thu lợi bất chính.
Cụ thể, năm 2012, Cảnh sát Olanthe, bang Kansas điều tra đối tượng Colin Lee Custard (trú tại Hoa Kỳ) có hành vi mua thẻ "Gift card" của một người tên "Huong" ở Việt Nam có được do mua bằng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp của người khác trên mạng Internet thông qua trang web "Ebay.com" (trang bán hàng trực tuyến trên mạng Internet) với giá rẻ hơn bình thường.
Các thẻ "Gift card" này được mua bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ được phát hành bởi 65 tổ chức tài chính thuộc 9 nước, chủ yếu là Hoa Kỳ và Canada. Colin Lee Custard chuyển tiền cho "Huong" về Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển tiền quốc tế Western Union và dịch vụ Paypal (hệ thống chuyển tiền thanh toán quốc tế trên Internet).
Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ đề nghị Bộ Công an Việt Nam điều tra làm rõ hành vi của người tên "Huong" nêu trên và ba đối tượng liên quan là Mai Quang Thanh, Nguyễn Hồng Thanh và Lê Thành Tiến Sĩ.
Qua điều tra, công an xác định đối tượng tên "Huong" nói trên chính là Trần Xuân Hưởng. Trong thời gian từ năm 2011 đến 2013, tại TP Hà Nội và một số tỉnh, thành phố khác, Trần Xuân Hưởng đã cùng với Mai Quang Thanh mua thẻ "Gift card" của một số đối tượng.
Số thẻ này có nguồn gốc mua bằng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp. Hưởng đã thuê các đối tượng khác sử dụng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp mua hàng hóa (máy tính bảng, ổ cứng di động, máy chơi game, máy nghe nhạc…) trên các trang bán hàng trực tuyến để bán cho những người khác.
Nguyễn Hồng Thanh có hành vi sử dụng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp mua thẻ "Gift card" bán cho Hưởng. Lê Thành Tiến Sĩ có hành vi sử dụng thông tin thẻ tín dụng trộm cắp "ship" hàng thuê cho Hưởng để thu lợi bất chính, sử dụng cho mục đích cá nhân.
Cơ quan tố tụng xác định tổng số tiền mà Trần Xuân Hưởng tham gia chiếm đoạt là hơn 13 tỉ đồng, hưởng lợi hơn 1,2 tỉ đồng. Mai Quang Thanh tham gia chiếm đoạt gần 1,5 tỉ đồng, hưởng lợi gần 120 triệu đồng. Nguyễn Hồng Thanh tham gia chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng, hưởng lợi gần 180 triệu đồng. Lê Thành Tiến Sĩ tham gia chiếm đoạt 3,8 tỉ đồng, hưởng lợi 1,3 tỉ đồng.
Đề nghị truy tố cựu thượng úy công an vì đẩy người khác vào tù bằng ma túy Đề nghị truy tố cựu thượng úy công an vì đẩy người khác vào tù bằng ma túy
TTO - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội vừa kết thúc điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ đến Viện KSND TP Hà Nội đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thị Vững (cựu cán bộ công an) về hai tội tàng trữ trái phép chất ma túy và vu khống.
Theo TTXVN

Công an TP.HCM công bố sự thật về 'tập đoàn' địa ốc Alibaba

 Công an xác định, bản chất thực sự của địa ốc Alibaba là huy động vốn theo hình thức đa cấp, sử dụng đất nền tại các dự án “ma” làm…mồi nhử.

Kêu gọi nhân viên Alibaba tự nguyện “tố cáo”, cung cấp chứng cứ
Ngày 25/9, thông tin từ cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho hay, đã có 900 người nộp đơn tố cáo công ty CP địa ốc Alibaba và anh em Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT - Nguyễn Thái Lĩnh, Giám đốc.
Tổng cộng 900 người này tố cáo bị Alibaba chiếm đoạt 900 tỷ đồng thông qua việc bán đất nền ở các dự án “ma”.
Hiện ở nhiều tỉnh thành khác như: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận… cũng tiếp nhận đơn tố cáo của người dân đối với địa ốc Alibaba nhưng chưa có thống kê cụ thể.
Công an TP.HCM công bố sự thật về 'tập đoàn' địa ốc Alibaba
Công an kêu gọi nhân viên địa ốc Alibaba hợp tác điều tra, cung cấp chứng cứ
Công an TP.HCM tiếp tục kêu gọi các nạn nhân đã ký hợp đồng mua đất nền của địa ốc Alibaba đến tố cáo tại phòng 15, Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và tham nhũng, Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, P.Mai Dịch, Q.Cầu Giấy, Hà Nội); cơ quan CSĐT Công an TP.HCM (số 674 đường 3/2, P.14, Q.10, TP.HCM) hoặc Công an quận, huyện nơi gần nhất.
Công an cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không được giao dịch mua bán đất nền tại các dự án Alibaba để tránh tiếp tục bị lừa đảo.
Đáng nói, cơ quan Công an cũng kêu gọi các nhân viên của công ty địa ốc Alibaba hoặc các con ty con, tự nguyện hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động lừa đảo của các đối tượng. Mọi hành vi che giấu, tiếp tay, giúp sức cho các đối tượng trong việc tiêu huỷ tài liệu, tẩu tán tài sản… đều bị xử lý theo quy định pháp luật.
Công an TP.HCM công bố sự thật về 'tập đoàn' địa ốc Alibaba
Đến nay, Công an đã khởi tố anh em Luyện - Lĩnh và đang làm rõ vai trò của hàng loạt người khác
Tính đến nay, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với anh em Nguyễn Thái Luyện - Nguyễn Thái Lĩnh cùng về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Công an cũng đang quá trình triệu tập, mời làm việc đối với khoảng 20 nhân sự là CEO của địa ốc Alibaba, Giám đốc các công ty con để làm rõ vai trò liên quan, xử lý theo quy định.
Bản chất thực sự của “tập đoàn” địa ốc Alibaba
Công an TP.HCM chính thức thông tin, đến nay đủ cơ sở xác định Nguyễn Thái Luyện có vai trò cầm đầu, chủ mưu vụ án lừa đảo đình đám này. Luyện và Lĩnh lập ra công ty địa ốc Alibaba và các công ty thành viên, có quy mô tổng cộng khoảng 2.600 nhân viên.
Thủ đoạn của Luyện và đồng bọn là đi thu gom đất nông nghiệp, đến nay xác định là hơn 600ha, ở nhiều tỉnh, thành. Các khu đất này, Luyện giao cho 2 người em ruột là Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực và một số người thân khác đứng tên.
Công an TP.HCM công bố sự thật về 'tập đoàn' địa ốc Alibaba
Công an xác định bản chất thực sự của địa ốc Alibaba là huy động vốn theo hình thức đa cấp
Luyện chỉ đạo nhân viên tự vẽ các khu đất nông nghiệp thành dự án khu dân cư cao cấp, thực tế là chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan quản lý Nhà nước phê duyệt dự án, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở. Đội ngũ hùng hậu Alibaba đã sử dụng nhiều kênh thông tin, rao bán các đất nền cho khách hàng từ các dự án “ma” đó.
Đến nay Công an làm rõ, địa ốc Alibaba có 40 dự án “ma” ở nhiều tỉnh thành. Thực tế, Alibaba không có sản phẩm đất nền như quảng cáo, như hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Và tính đến ngày 30/6/2019, địa ốc Alibaba và các công ty trực thuộc đã ký hợp đồng với 6.700 khách hàng, chiếm đoạt số tiền 2.500 tỷ đồng.
Công an đã làm rõ bản chất thực sự của địa ốc Alibaba. Đó là anh em Luyện - Lĩnh đã dùng phương thức, thủ đoạn tinh vi, núp bóng là hình thức kinh doanh bất động sản, nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức huy động vốn theo mô hình đa cấp. Chúng sử dụng đất nền ở các dự án “ma” là mồi nhử để các nạn nhân sập bẫy.
Công an TP.HCM công bố sự thật về 'tập đoàn' địa ốc Alibaba
40 dự án "ma" ở nhiều tỉnh thành được Alibaba sử dụng làm "mồi nhử" khiến hàng ngàn người sập bẫy đa cấp tinh vi
Như VietNamNet đã phản ánh, ban đầu địa ốc Alibaba mời chào khách hàng đầu tư mua đất với rất rẻ so với thị trường, mỗi lô khoảng 300 - 400 triệu đồng.
Tiếp đó, một trong các công ty con của Alibaba đứng ra ký hợp đồng thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong đó thể hiện cụ thể số lô, diện tích ở “dự án” do Alibaba tự đặt. Trong hợp đồng này, công ty con của Alibaba yêu cầu khách hàng thanh toán làm 2 đợt.
Đợt 1 là ngay sau ký hợp đồng (95% giá trị lô đất), đợt 2 thanh toán 5% và nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với nhiều khách hàng trước đây, thời hạn công ty bàn giao đất là 12 tháng, còn gần đây chỉ còn 6 tháng. Sau đó, khách hàng sẽ ký tiếp “hợp đồng quyền chọn” với Alibaba.
Trong hợp đồng này, Alibaba đưa ra 4 phương án. Quyền chọn 1: Alibaba thuê lại đất với giá 2%/tháng trên tổng giá trị nền đất, thời gian 12 tháng, chỉ áp dụng cho các trường hợp thanh toán 95%. Quyền chọn 2: Aliabba mua lại của khách hàng với chênh lệch 30% sau 12 tháng.
Quyền chọn 3: Alibaba mua lại với chênh lệch 38% sau 15 tháng. Và quyền chọn 4, thanh toán 50% và trả góp 3 triệu đồng/tháng, lãi suất 0% và Alibaba sẽ mua lại với chênh lệch 38% sau 15 tháng (khi thanh toán đủ 95% giá trị nền đất). Khách hàng sẽ nhận được lãi suất tương ứng với 1 trong các quyền chọn trên.
Như vậy, bản chất thực sự của vụ án lừa đảo xảy ra tại công ty này và các công ty liên quan là hình thức huy động vốn đa cấp.
Hiện Bộ Công an đang phối hợp cùng Công an TP.HCM, Công an các tỉnh, thành để tiếp tục mở rộng điều tra.
Anh em CEO Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện khai về số tiền 2.500 tỷ

Anh em CEO Địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Luyện khai về số tiền 2.500 tỷ

 Quá trình điều tra, anh em Nguyễn Thái Luyện, Nguyễn Thái Lĩnh đã khai báo về khoản tiền 2.500 tỷ đồng ....
Trang Nguyên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét