Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 270

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Những thất bại của tình báo Mỹ ở Bắc Việt

Iran tuyên bố giáng đòn mạnh vào mạng lưới gián điệp mạng "khủng" của CIA

HẢI ANH |


Iran tuyên bố giáng đòn mạnh vào mạng lưới gián điệp mạng "khủng" của CIA

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran (SNSC) Ali Shamkhani cho hay, mạng lưới tình báo của nước này đã phát hiện thành công và giáng một đòn mạnh vào mạng lưới gián điệp mạng do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều hành và hoạt động ở một số nước.

Ông Shamkhani phát biểu trước thềm cuộc họp quốc tế về vấn đề an ninh dự kiến tổ chức tại thành phố Ufa, Nga từ 18-20.6: "Thật thú vị khi biết rằng một trong những mạng lưới phức tạp nhất do CIA điều hành trong lĩnh vực gián điệp mạng, chiếm một phần lớn trong năng lực hoạt động của CIA tại các quốc gia mục tiêu, đã bị bộ máy tình báo của Iran phát hiện và một đòn mạnh đã nhắm vào nó".
Quan chức an ninh hàng đầu Iran cũng cho biết thêm, nhiều thông tin cụ thể về việc này sẽ sớm được Bộ Tình báo Iran công bố.
Ông Shamkhani cho hay, Iran đã chuyển tiếp thông tin tình báo về việc phát hiện mạng lưới của CIA ở nhiều quốc gia cho các đồng minh của Iran. Nhờ vậy, mạng lưới sĩ quan tình báo của CIA đã bị triệt phá, nhiều điệp viên bị bắt giữ và xử lý ở nhiều nước.
Thư ký SNSC cáo buộc, các cuộc tấn công mạng nhằm vào các quốc gia "là một hình thức tấn công quân sự khác mà Mỹ thực hiện một cách bất hợp pháp, chống lại các quy tắc pháp lý, thậm chí các chính sách an ninh của chính họ, và đương nhiên, họ phải chịu trách nhiệm cho các biện pháp đó trước các cơ quan quốc tế".
Cho rằng Mỹ đã có lịch sử tấn công mạng nhằm vào nhiều nước, ông Ali Shamkhani cáo buộc: "Người Mỹ không ngừng thúc đẩy các biện pháp như vậy cùng với cuộc chiến kinh tế và tình báo nhắm vào Iran và nhiều quốc gia khác".
Liên quan tới hoạt động của Mỹ ở Trung Đông, ông cho rằng, Mỹ chưa bao giờ tìm cách thiết lập an ninh và ổn định trong khu vực mà thay vào đó đang theo đuổi chính sách bài Iran trong nỗ lực bán thêm vũ khí cho một số quốc gia ở Trung Đông.
"Chúng tôi luôn nhấn mạnh vào lập trường nguyên tắc của chúng tôi về sự cần thiết phải chấm dứt sự hiện diện của lực lượng quân đội Mỹ ở các khu vực khác nhau, đó là một yếu tố gây ra khủng hoảng và bất an" - quan chức an ninh Iran nói thêm, nhấn mạnh rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ ở các khu vực khác nhau của thế giới, đặc biệt là ở vịnh Ba Tư, đặt ra một mối đe dọa cho tất cả các quốc gia ven biển.
"Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng, chúng tôi đảm bảo an ninh cho vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz và đã đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác với các nước láng giềng để giảm căng thẳng" - thư ký SNSC nói.
Iran và Mỹ cắt quan hệ ngoại giao vào năm 1980 sau cuộc cách mạng Hồi giáo. Quan hệ song phương đã xấu đi kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào tháng 1.2017 và đặc biệt kể từ năm ngoái khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đạt được với các cường quốc thế giới năm 2015. Căng thẳng đã gia tăng kể từ tháng 4 khi Mỹ đưa Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vào danh sách các tổ chức khủng bố và tăng cường các biện pháp trừng phạt nhắm vào Iran.

theo Lao Động


Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức

Hồng Sơn |


Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức

Tên tuổi Heinz Felfe xứng đáng được xếp trong hàng ngũ của những điệp viên xuất sắc nhất thế giới. Là người hoạt động tình báo từ rất lâu và hiệu quả cho Liên Xô, Felfe được đánh giá là nhân vật trong suốt 10 năm đã thâm nhập sâu vào bộ máy và gần như vô hiệu hóa hoạt động của Cơ quan tình báo Tây Đức (BND) …

Heinz Felfe sinh ra tại Dresden trong gia đình một nhân viên cảnh sát Đức. Thời niên thiếu của ông gắn liền với năm tháng bất ổn sau sự sụp đổ của chính quyền Cộng hòa Weimar, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1929 và sự lên ngôi của nhà nước phát xít do Hitler đứng đầu.
Cũng như phần lớn những thanh thiếu niên Đức vào thời bấy giờ, Felfe đều tin rằng chế độ phát xít sẽ giúp khôi phục sự hùng mạnh của nước Đức và đem lại sự phồn vinh cho người dân, cho đến khi sự thật diễn ra.
Ngày 1-9-1939, Đức phát xít khơi mào Đại chiến thế giới thứ hai bằng việc tấn công Ba Lan. Felfe nhanh chóng được gọi nhập ngũ. Nhưng chỉ hai tuần từ khi bắt đầu chiến sự, Felfe đã phải nhập viện do bị viêm phổi.
Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức - Ảnh 1.
Heinz Felfe.
Tình trạng sức khỏe sau đó đã không cho phép Felfe quay trở lại quân ngũ. Sau khi tranh thủ hoàn thiện chương trình học phổ thông, Felfe đã vượt qua kỳ thi tuyển chọn để gia nhập lực lượng cảnh sát bảo vệ thuộc Tổng cục an ninh đế chế (RSHA), tiếp tục được cử đi học luật tại Trường đại học tổng hợp Berlin.
Ngoài chuyên môn chính, Felfe còn tham gia vào khóa đào tạo thanh tra cảnh sát hình sự. Tốt nghiệp đại học, ban đầu ông được điều về cơ quan cảnh sát hình sự tại thành phố quê hương Dresden, sau đó là thị trấn biên giới Gliwice.
Tháng 8-1943, Felfe được điều chuyển về Cục VI của RSHA, một cơ quan chuyên trách về tình báo đối ngoại. Một thời gian sau, ông trở thành chỉ huy ban phụ trách về Thụy Sĩ. Giai đoạn cuối chiến tranh, Felfe được cử tới Hà Lan với nhiệm vụ điều hành việc tung các nhóm biệt kích phá hoại vào khu vực hậu phương quân Anh-Mỹ.
Tuy nhiên, ông đã ngay lập tức bị người Anh bắt làm tù binh khi vừa chân ướt chân ráo tới đây.
Chiến tranh kết thúc, Felfe tiếp tục học tập tại Trường đại học tổng hợp Bonn. Ông bắt đầu đi lại khắp nơi tại Đức với tư cách phóng viên tự do của Đài phát thanh Berlin, trong đó tới cả những khu vực do Liên Xô kiểm soát. Cho đến lúc này, thế giới quan của Felfe bắt đầu có những thay đổi căn bản. Sự sùng bái đối với quốc trưởng Hitler từ thời trẻ đã thay thế bằng nỗi thất vọng hoàn toàn.
Ông cũng rất phẫn nộ trước những đợt ném bom vô tội vạ của không quân Mỹ xuống các thành phố của Đức, đặc biệt là quê hương Dresden. Sau khi nghiên cứu kỹ chính sách đối ngoại của Liên Xô đối với nước Đức, Felfe đi đến kết luận, hành động của Liên Xô chỉ nhằm phá bỏ tận gốc rễ chủ nghĩa quốc xã, xây dựng một nước Đức hòa bình, thống nhất.
Trong khi chính sách của Mỹ và đồng minh lại tập trung vào dự định chia cắt nước Đức thành nhiều quốc gia nhỏ, âm mưu khởi xướng một cuộc chiến tranh mới chống lại phe XHCN.
Một trong những chiến hữu cũ của Felfe trong cơ quan an ninh tại Dresden là Hans Clemens đã được tình báo Xôviết tuyển mộ và được giao nhiệm vụ thuyết phục ông hợp tác với Moscow. Sau một cuộc nói chuyện cởi mở giữa hai người bạn vào đầu năm 1951, Felfe đồng ý bí mật hợp tác với tình báo Xôviết.
Người phơi bày “gan ruột” của BND
Để có thể tiếp cận với nguồn thông tin mật, “Gerhard” (mật danh đầu tiên của Felfe) được đề xuất cần phải tìm cách vào làm việc trong “Gehlen Organization”, cơ quan tình báo đầu tiên được thành lập tại Tây Đức từ năm 1946 dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Mỹ.
Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức - Ảnh 2.
Vitali Korotkov từng đảm nhiệm vai trò liên lạc viên của Felfe.
Mục tiêu hàng đầu của tổ chức này chính là hoạt động chống lại lực lượng Hồng quân đang đóng tại Đức và Áo, cũng như hoạt động phá hoại chống lại nhà nước CHDC Đức.
Felfe đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên này – đến mùa thu năm 1951, ông đã có mặt trong cơ quan đại diện của “Gehlen Organization” tại Karlsruhe, khi đó đang hoạt động dưới vỏ bọc một công ty thương mại dưới sự chỉ huy của cựu sĩ quan tình báo phát xít Bencinger.
Công việc ban đầu của ông là nghiên cứu hồ sơ lưu trữ để tìm kiếm các ứng cử viên có thể cho công tác tuyển mộ. Theo như Felfe báo cáo về, “Gehlen Organization” trong giai đoạn 1951-1952 đã rất tích cực xây dựng mạng lưới gián điệp tại những lĩnh vực kinh tế và chính trị chủ chốt của cả Đông và Tây Đức.
Từ thời điểm đó, trong mỗi lần gặp mặt với điệp viên Xôviết, cả Felfe và Clemens (lúc này cũng đã vào làm việc tại Gehlen Organization) đều mang theo rất nhiều cuộn phim và băng ghi âm các tài liệu quan trọng.
Một năm sau với sự cho phép của Moscow, Felfe còn sử dụng một đồng nghiệp nữa của mình là Erwin Tiebel để làm liên lạc viên. Dần dần, ông đã gây dựng và điều hành cả một mạng lưới điệp viên quan trọng.
Ngay từ những ngày đầu tiên hợp tác, những thông tin mà tình báo Xôviết nhận được từ Felfe đều được đánh giá là chính xác và kịp thời. Cũng nhờ có ông, Liên Xô đã kịp thời phản ứng để dập tắt cuộc bạo loạn do phương Tây âm mưu tổ chức tại Berlin vào năm 1953.
Chẳng bao lâu, Moscow giao cho Felfe nhiệm vụ tiếp theo – đó là phải xâm nhập vào được trụ sở chính của Gehlen Organization tại thị trấn nhỏ Pullach gần Munich.
Từ tháng 7-1955, Thủ tướng Adenauer đã đưa ra quyết định phải cải tổ lại Gehlen Organization, cụ thể là phải xây dựng một cơ quan tình báo độc lập không còn bị phụ thuộc vào Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA).
Theo đó, từ ngày 1-4-1956, Cơ quan tình báo Tây Đức (BND) chính thức ra đời và đi vào hoạt động. Chủ tịch BND sẽ hoạt động trực tiếp dưới sự điều hành của Thủ tướng. Felfe may mắn được nhận hàm cố vấn cao cấp của chính phủ, đồng thời được bổ nhiệm làm chỉ huy bộ phận phản gián chống lại Liên Xô và các cơ quan đại diện của Xôviết trên lãnh thổ Tây Đức.
Về thực chất, Felfe chính là lãnh đạo ban Xôviết của BND. Qua tay ông là hàng loạt những tài liệu quan trọng nhất được tình báo Tây Đức chuẩn bị trước khi báo cáo Adenauer; trong đó có liên quan đến những vấn đề như tái trang bị cho quân đội, chính sách đối ngoại của Tây Đức với tư cách là thành viên trong khối NATO.
Nhờ có Felfe, cơ quan an ninh Xôviết đã giáng nhiều đòn chí tử vào các âm mưu của mật vụ Mỹ và Tây Đức.
Điển hình như việc CIA và BND đã phối hợp tổ chức một chiến dịch khá tốn kém nhằm cài cắm các thiết bị nghe trộm tại tòa nhà mới của Cơ quan đại diện thương mại Xô viết ở Cologne. Nhờ sự cảnh báo của Felfe, các chuyên gia kỹ thuật từ Moscow đã vô hiệu hóa hoàn toàn các thiết bị trên.
Heinz Felfe – Người “xỏ mũi” Cơ quan Tình báo Tây Đức - Ảnh 3.
Trụ sở của BND tại Pullach.
Từ mùa hè năm 1956, đảm nhiệm cương vị liên lạc với Felfe là nhân viên tình báo trẻ Vitali Korotkov.
“Qua tay của Felfe là những báo cáo tổng hợp hàng tuần để trình lên Thủ tướng Adenauer. Nhưng tất cả chúng đều báo cáo sớm cho điện Kremli, trước khi có mặt trên bàn của Thủ tướng Tây Đức – Korotkov, sau này đại tá tình báo về hưu nhớ lại - Thông tin của Felfe đã giúp giới lãnh đạo Xôviết chuẩn bị kỹ càng và nắm thế chủ động trong các vấn đề và đề xuất cần bàn bạc trước chuyến viếng thăm chính thức của Adenauer tới Moscow vào năm 1955”.
Sau năm 1955, BND đã đẩy mạnh việc phối hợp không chỉ với CIA, mà còn với nhiều cơ quan mật vụ của các nước NATO trong việc chống phá hoạt động của các cơ quan đại diện Liên Xô. Nhờ đó, Felfe đã nắm bắt từ trước rất nhiều chiến dịch của mật vụ phương Tây trên mặt trận này để báo cáo kịp thời.
Tuy nhiên, Felfe cũng đặt ra một điều kiện tiên quyết cho việc hợp tác của mình với KGB: đó là không được bắt giữ bất cứ một điệp viên BND hay đối tượng nào có liên quan trực tiếp đến thông tin do ông cung cấp để có thể đảm bảo an toàn.
Yêu cầu trên đã được Moscow tuân thủ nghiêm ngặt. Chính vì tầm quan trọng từ các thông tin của Felfe, toàn bộ mọi hoạt động liên quan đến ông đều được áp dụng những nguyên tắc bí mật cao nhất.
Bị lộ
Cho dù cả hai bên đều hết sức cẩn trọng, nhưng Felfe cuối cùng vẫn bị phát hiện và bắt giữ. Nguyên nhân là BND không thể không phân tích có hệ thống tất cả những chiến dịch thất bại của mình để khoanh vùng và lần ra những đối tượng nghi vấn có thể tiếp xúc nguồn thông tin trên.
Tháng 10-1961, Felfe xin nghỉ phép, về ngôi nhà nhỏ của mình ở vùng ngoại ô sát với nước Áo. Nhưng chỉ vài ngày sau, ông nhận được chỉ thị phải quay trở lại Pullach, báo cáo tướng Langkau về một chiến dịch của BND.
Ngay sau khi báo cáo xong, các nhân viên mật vụ đã xuất hiện tại văn phòng, tuyên bố bắt giữ Felfe. Cùng lúc đó, các thành viên khác trong nhóm của ông cũng bị bắt giữ.
Vụ bắt giữ những nguồn tin giá trị của Moscow từng làm việc lâu năm tại BND đã gây ra một cơn chấn động thực sự tại Tây Đức. Trong quá trình khám xét nhà ở và văn phòng của Felfe, các nhân viên phản gián đã phát hiện hàng chục cuộn phim chụp tài liệu mật, một chiếc cặp tài liệu hai đáy cùng thiết bị chuyên dụng để chụp ảnh.


Tình báo Israel truy lùng đồ tể phát xít Đức lẩn trốn sau Thế chiến 2

Trung Hiếu - Thúy Đoan |


Tình báo Israel truy lùng đồ tể phát xít Đức lẩn trốn sau Thế chiến 2

Cơ quan tình báo Israel đã tung người đi khắp nơi trên thế giới sau Thế chiến 2 để truy bắt các cựu trùm phát xít Đức gây ra họa diệt chủng Do Thái.




Adolf Eichmann – một kẻ chủ mưu chính trong cuộc diệt chủng người Do Thái Holocaust, đã trốn sang Nam Mỹ sau Thế chiến 2. Cơ quan tình báo Israel quyết tâm lần ra hắn và bắt hắn phải trả giá.
Mật vụ Israel ra tay
“Un momentito, Señor” (có nghĩa là “một lát thôi, thưa ngài”) là cụm từ ngắn ngủi bằng tiếng Tây Ban Nha mà nhân viên tình báo Israel Peter Malkin biết nhưng chính cụm từ này lại giúp thay đổi tiến trình lịch sử liên quan đến việc xử tội các phần tử phát xít Đức phạm tội ác chiến tranh.
Malkin nói ra những từ này với một công nhân bị hói làm cho nhà máy Mercedes-Benz đang trên đường trở về nhà ở Argentina vào ngày 11/5/1960. Khi người công nhân này miễn cưỡng chào viên đặc vụ, Malkin nhanh chóng hành động.
Tình báo Israel truy lùng đồ tể phát xít Đức lẩn trốn sau Thế chiến 2 - Ảnh 1.
Chân dung Eichmann khi là một quan chức trong chế độ phát xít Đức. Ảnh: Getty.
Với sự trợ giúp của 3 nhân viên đặc vụ khác, Malkin quật ngã người đàn ông kia và tống ông ta vào ô tô. Khi xe lao đi, nhóm này trói ông ta lại và trùm kín chăn lên ông ta ngồi ở hàng ghế sau.
Đây không phải là vụ bắt cóc thông thường. Người đàn ông ở hàng ghế sau là một trong những tên tội phạm khét tiếng nhất thế giới: Adolf Eichmann - một quan chức của Đức Quốc xã đã giúp chế độ này thực hiện thảm sát 6 triệu người Do Thái trong Thế chiến 2.
Trong nhiều năm sau đó, y đã lẩn trốn nhà chức trách và sống tương đối yên bình ở Argentina thuộc Nam Mỹ. Và giờ đây, y đã nằm trong tay cơ quan tình báo đối ngoại Mossad của Israel. Các tội ác bí mật một thời của y sắp sửa được công bố cho thế giới.
Tình báo Israel truy lùng đồ tể phát xít Đức lẩn trốn sau Thế chiến 2 - Ảnh 2.
Chứng minh thư của công dân Argentina Ricardo Klement- vỏ bọc của Eichmann. Ảnh: Tàng thư Bettmann.
Việc bắt giữ, thẩm vấn và xét xử Eichmann là một phần của một trong các chiến dịch mật tham vọng nhất thế giới.
Guy Walters, tác giả cuốn “Hunting Evil: The Nazi War Criminals Who Escaped and the Quest to Bring them to Justice” nói: “Công tác hậu cần phục vụ việc bắt giữ này thật phi thường... Cứ như một kịch bản phim xảy ra trong đời thực. Và việc này đã giúp thế giới thức tỉnh trước cuộc thảm sát Holocaust”.
Quá khứ của đối tượng bị bắt
Khi Eichmann lần đầu gia nhập Đảng Quốc xã Áo vào năm 1932, ít ai có thể dự đoán được gã trong tương lai sẽ trở thành một kẻ thảm sát hàng loạt. Nhưng sau đó y đã trở thành một quan chức hành chính đầy kỹ năng và một kẻ cuồng tín chống Do Thái.
Hắn thăng tiến nhanh chóng trong hàng ngũ Đảng Quốc xã. Vào năm 1935, y giúp đảng này vạch ra câu trả lời cho cái gọi là “vấn đề Do Thái” – đây là thuật ngữ mà bọn Quốc xã dùng trong 1 thập kỷ tiếp theo để chỉ cách đối xử người Do Thái ở châu Âu.
Tình báo Israel truy lùng đồ tể phát xít Đức lẩn trốn sau Thế chiến 2 - Ảnh 3.
Ngôi nhà bí mật của Adolf Eichmann ở San Fernando, Argentina vào khoảng năm 1960. Ảnh: Tàng thư Keystone.
Mặc dù sau này hắn tuyên bố mình chỉ là kẻ chấp hành mệnh lệnh, trên thực tế Eichmann đã giúp phát xít Đức giải quyết khâu hậu cần cho việc thảm sát người Do Thái. Y đã dự hội nghị Wannsee – cuộc họp mà tại đó các quan chức cấp cao của Đức Quốc xã điều phối các chi tiết về cái mà chúng gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (ám chỉ việc sát hại người Do Thái – ND).
Mặc dù Eichmann không đưa ra quyết định nào tại hội nghị đó, y đã ghi chép về hội nghị và chuẩn bị các dữ liệu được các quan chức phát xít cấp cao sử dụng để ra quyết định chính xác về cách thức diệt chủng cư dân Do Thái của châu Âu. Sau hội nghị, Eichmann giúp triển khai việc diệt chủng, điều phối việc trục xuất và sát hại hàng trăm ngàn người Do Thái ở các khu vực bị Đức Quốc xã chiếm đóng.
Sau Thế chiến 2, nhiều “kiến trúc sư” của thảm sát Holocaust đã bị bắt giữ, xét xử tại tòa án Nuremberg và bị hành quyết. Thế nhưng Eichmann lại thoát khỏi lưới công lý. Sau khi bị người Mỹ bắt vào thời điểm chiến tranh kết thúc, y đã trốn thoát, thay đổi nhân dạng nhiều lần trong quãng thời gian y chu du khắp châu Âu thời hậu chiến.
Ở Italy, y được các tu sĩ và giám mục có cảm tình với chế độ phát xít Đức trợ giúp. Eichmann tới Buenos Aires, Argentina vào năm 1950. Tại đây, y sử dụng một danh tính mới “Ricardo Klement”. Gia đình y đoàn tụ cùng y ở Argentina một thời gian ngắn sau đó, cùng sống một cuộc sống tĩnh lặng. Eichmann cố gắng tự nuôi sống bản thân bằng nhiều nghề khác nhau.
Tình báo Israel truy lùng đồ tể phát xít Đức lẩn trốn sau Thế chiến 2 - Ảnh 4.
Lò thiêu tại trại tập trung Auschwitz. Lò thiêu này dùng để thiêu thi thể những người chết tại trại tập trung này. Ảnh: Corbis.
Thế nhưng Eichmann không phải là gã phát xít duy nhất lẩn trốn sang quốc gia Nam Mỹ. Y cũng không quá úp mở về bí mật quá khứ của mình.
Eichmann duy trì quan hệ xã hội với các kẻ Đức Quốc xã lẩn trốn khác. Y thậm chí còn trả lời phỏng vấn chi tiết của một nhà báo thân Đức Quốc xã, trong đó y phàn nàn rằng mình đã mắc một sai lầm là không giết tất cả những người Do Thái ở châu Âu.
Phát hiện mục tiêu, điều tra và “cất vó”
Tin đồn về hoạt động của Eichmann ở Argentina cuối cùng cũng lan tới Mỹ, châu Âu và Israel. Tình báo Tây Đức và tình báo đã phát hiện ra dấu hiệu về Eichmann nhưng họ không có hành động tiếp theo bởi vì, theo Walters, “người Mỹ không có nhiệm vụ phải săn các phần tử Đức Quốc xã”.
Nhưng có 1 quốc gia mới ra đời rất quan tâm đến việc bắt giữ Eichmann, đó là Israel.
Nhờ vào Lothar Herrmann – một người Do Thái tị nạn bị mù và chạy sang Argentina sau khi bị giam ở Dachau, Israel biết được tung tích của Eichmann và bắt đầu lên kế hoạch bắt giữ y.
Khi Herrmann phát hiện ra Eichmann đang ở Argentina thông qua người con gái của ông là Sylvia (cô này hẹn hò với một trong các con trai của Eichmann), ông đã viết thư cho Đức để cung cấp thông tin này.
Một thẩm phán Đức gốc Do Thái tên là Fritz Bauer đã hỏi thêm chi tiết về vụ này. Với sự trợ giúp của Sylvia, Herrmann đã cung cấp địa chỉ của Eichmann. Đề phòng những phần tử cảm tình với phát xít Đức sẽ cảnh báo cho Eichmann về cuộc điều tra của phía Đức, Bauer bí mật “phím” thông tin này cho cơ quan mật vụ Mossad của Israel.
Để bắt cóc Eichmann, Mossad đã tập hợp một đội “bắt giữ” với thành viên đa số là những người có cả gia đình bị giết hại trong thảm sát Holocaust.
Mục tiêu của nhóm đặc vụ Israel này không chỉ là bắt giữ Eichmann mà còn đưa y về Israel để bắt y phải chịu xét xử công khai về các tội ác của y.
Khi đội này theo dõi Eichmann, họ nhận thấy hành tung của y cực kỳ dễ đoán. Họ quyết định bắt hắn khi hắn đi bộ về nhà sau khi rời khỏi xe bus.
Kế hoạch được dàn dựng kỹ lưỡng để bắt cóc Eichmann vào ngày 11/5/1960 đã suýt bị phá hỏng khi Eichmann không xuống xe bus vào thời điểm dự kiến. Tuy nhiên, nửa tiếng sau Eichmann đã xuất hiện khi rời khỏi một chiếc xe bus đến sau.
Malkin và đồng đội đối diện với Eichmann trên một con phố tối và yên tĩnh. Họ bắt cóc và đưa Eichmann tới một “địa điểm an toàn” ở Buenos Aires, nơi hắn bị thẩm vấn trong vài ngày trước khi bị đánh thuốc mê và đưa lên phi cơ bay về Israel.
Phiên tòa xét xử y sau đó được truyền hình toàn bộ. Phiên xét xử thu hút hàng triệu người xem với phần chứng thực đầy cảm xúc của các nhân chứng về cuộc thảm sát Holocaust. Trong phiên tòa này, Eichmann tiếp tục ra vẻ ngây thơ mà y đã tạo dựng ở Argentina – hình ảnh về một quan chức nhu mì phải tuân theo lệnh của thượng cấp.
Tác giả Walter viết rằng Eichmann là một kẻ sốt sắng phục vụ chế độ Đức Quốc xã và đã nỗ lực giết thật nhiều người Do Thái ở mức có thể. “Ông ta không chỉ là một quan chức thực thi nhiệm vụ đơn thuần”.
Dù đến phút cuối cùng Adolf Eichmann khăng khăng mình không chịu trách nhiệm về thảm sát Holocaust, Adolf Eichmann vẫn bị một tòa án đặc biệt kết tội. Y bị treo cổ vào ngày 31/5/1962.


Thực hư tin điệp viên Anh giấu bí mật quốc phòng Nga trong hộp trà, đưa tới Venezuela

Hoàng Trang |


Thực hư tin điệp viên Anh giấu bí mật quốc phòng Nga trong hộp trà, đưa tới Venezuela
Máy bay ném bom siêu thanh hạng nặng Tupolev Tu-160 của Nga. Ảnh: Sputnik

Trong một âm mưu táo bạo, các điệp viên người Anh đã giấu bí mật quốc phòng của Nga bên trong hộp trà dùng trên chiếc máy bay ném bom tầm xa chiến lược Tu-160 đến Venezuela.

Tờ Daily Mail (Anh) đưa tin, kế hoạch trên do điệp viên MI6 của Anh đã phối hợp với các thành viên Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan tình báo Mossad Israel thực hiện.
Sự việc xảy ra khi phi công người Nga trên chuyến bay từ Nga đến Caracas cuối năm 2018 vô tình uống trà với các bí mật quan trọng bị gián điệp giấu dưới đáy hộp, bài báo không nói rõ dưới dạng thiết bị lưu trữ điện tử hay hình thức khác.
Những bí mật quốc phòng này hé lộ chi tiết chương trình nâng cấp trị giá hàng triệu USD của Moskva đối với máy bay ném bom siêu thanh Tu-160 (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương định danh là Blackjack).
Theo tờ Sunday Express, các cải tiến trên oanh tạc cơ Tu-160 đã giúp nó tăng cường khả năng phòng vệ, trở nên khó bị phát hiện bởi máy bay địch.
Các lực lượng Không quân phương Tây muốn nắm được thông tin về yếu điểm của máy bay Nga – thứ vũ khí mà họ lo ngại sẽ trở thành một mục tiêu khó nhằn đối với những máy bay đánh chặn hiện có. Vì vậy, kế hoạch đánh cắp táo bạo trên đã ra đời.
Sau khi xác định được nguồn có thể tiết lộ thông tin trên, cơ quan tình báo 3 nước bắt đầu tìm cách tuồn bí mật này ra khỏi Nga mà không cần phải cử tình báo viên đến nước này.
Câu trả lời xuất hiện ở một nơi không ngờ đến khi các điệp viên Anh phát hiện Tổng thống Vladimir Putin điều hai máy bay Tu-160 tới Venezuela hồi tháng 12/2018 theo một chương trình hợp tác giữa Moskva và Caracas. (Xem video máy bay Tu-160 Nga diễn tập tại Venezuela. Nguồn: Daily Mail)
Bí mật quốc phòng Nga đã bị đưa ra khỏi Nga trên một trong hai chiếc máy bay ném bom siêu thanh mà phía Moskva không hề hay biết. Các điệp viên đã tính toán lượng trà các phi công sẽ pha trong hành trình dài 13 giờ bay. Nếu còn lại quá nhiều, họ sẽ không vứt hộp đi. Nếu còn lại quá ít, họ có thể phát hiện ra âm mưu này.
Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Simon Bolivar ở Venezuela, một mật vụ đã nhặt lại vỏ hộp trà bị bỏ đi và đưa nó cho một nhân viên CIA đang chờ sẵn tại Caracas. Bí mật trên đã được đưa đến Mỹ để phân tích trước khi nước này chia sẻ với Anh và các đồng minh NATO.
Một nguồn tin tình báo hé lộ: “Một giờ sau khi hạ cánh, số rác trong đó có túi trà đã được dọn sạch khỏi máy bay trong lúc nó được nạp nhiên liệu. Chiếc túi chỉ còn một chút trà nằm lẫn với những vật thể khác ở chỗ chứa rác. Kế hoạch đã thành công, phần không hề nhỏ là do may mắn, nhưng đó chính là cách mà nhiều chiến dịch khác diễn ra”.
Hãng Sputnik (Nga) ngay lập chia sẻ lại thông tin này. Tuy nhiên, sự việc chưa được bất kỳ nguồn tin chính thống hay cơ quan tình báo liên quan nào xác nhận.
Tu-160, biệt danh “Thiên Nga trắng”, là máy bay ném bom tầm xa chiến lược có thể mang bom và tên lửa hạt nhân của Nga. Đây là một trong những máy bay chiến đấu uy lực nhất trên thế giới.
Năm 2015, Nga công bố quyết định khôi phục việc sản xuất các máy bay hạng nặng mang tên lửa chiến lược tại Nhà máy Hàng không Kazan. Vào ngày 16/11/2017, chiếc máy bay mới đã được chuyển từ khâu lắp ráp cuối cùng đến trạm thử nghiệm của nhà máy.
Nhờ hiện đại hóa, hiệu năng của Tu-160 sẽ tăng 60%. Dù ra đời đã hàng chục năm, song tới thời điểm này, Tu-160 vẫn đóng vai trò là “át chủ bài” trong lực lượng không quân chiến lược Nga.

theo Báo tin tức

Vệ tinh gián điệp phát hiện bất thường ở dãy Himalaya, cảnh báo tai họa cho gần 1 tỉ người

Trang Ly |

Vệ tinh gián điệp phát hiện bất thường ở dãy Himalaya, cảnh báo tai họa cho gần 1 tỉ người
Ảnh: Columbia University

Hiện trạng tại Himalaya đang khiến các nhà khoa học lo lắng thực sự.

Himalaya là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới - Everest, cao 8.848m. Không những thế, nó còn là nơi có trữ lượng băng và tuyết lớn thứ ba trên thế giới, sau Nam Cực và Bắc Cực.
Tuy nhiên, Himalaya và thế giới đang đối mặt với một vấn nạn to lớn được vệ tinh gián điệp thu thập trong vòng 40 năm qua: Dòng sông băng của Himalaya đã mất hàng tỷ tấn băng.
Việc Trái Đất ấm lên khiến cho tổng 1/4 băng của Himalaya biến mất hoàn toàn từ năm 1970 đến nay. Việc băng tan không chỉ khiến Trái Đất ngày càng nóng lên, nó còn đe dọa đến nguồn cung cấp nước cho gần 1 tỉ người ở vùng hạ lưu khắp châu Á, tác giả chính Joshua Maurer tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia (Mỹ) cho biết.
Các nhà nghiên cứu cho hay, sự mất băng khổng lồ tại Himalaya liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.
Nhiệt độ trong khu vực đã tăng một độ C so với nhiệt độ từ năm 1975 đến năm 2000, theo dữ liệu nhiệt độ thu thập được từ các trạm mặt đất.
Vệ tinh gián điệp phát hiện bất thường ở dãy Himalaya, cảnh báo tai họa cho gần 1 tỉ người - Ảnh 1.
Vùng Sikkum, ở Nepal, được hiển thị vào năm 1975 bởi vệ tinh gián điệp KH-9 HEXAGON. Nguồn: JOSH MAURER / LDEO
Các nhà nghiên cứu đã tính toán lượng băng tan chảy có thể xảy ra do nhiệt độ ấm hơn để xác nhận rằng 1 độ thực sự đủ để tạo ra bi kịch tự nhiên cho các lớp băng trên thế giới.
Đồng tác giả Joerg Schaefer, giáo sư tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Doherty của Đại học Columbia cho biết, việc Trái Đất tăng 1 độ C là cả một vấn đề lớn. Vào giữa kỷ băng hà gần đây, nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ có 3 độ C, ông nói.
Cảnh báo châu Á đối mặt thảm họa kép
Theo ghi nhận của tập thể các tác giả, nếu không có vệ tính gián điệp của Mỹ - vệ tinh quân sự lục giác KH-9 Hexagon - thu thập và giải mật các hình ảnh chụp dãy Himalaya từ trên cao từ năm 1973 đến nay, thì họ khó lòng kết luận sự mất băng của Himalaya liên quan đến sự ấm lên toàn cầu.
Vệ tinh gián điệp phát hiện bất thường ở dãy Himalaya, cảnh báo tai họa cho gần 1 tỉ người - Ảnh 3.
Hình ảnh vệ tinh gián điệp KH-9 HEXAGON.
Hình ảnh được giải mật từ những vệ tinh gián điệp đó đã được chuyển thành mô hình 3D để cho thấy độ cao và kích thước của sông băng trong những năm 1970, Maurer nói.
Mô hình 3D này sau đó được so sánh với hình ảnh vệ tinh tinh vi gần đây của NASA cho thấy độ cao của băng thay đổi theo thời gian. Điều đó cho phép các nhà khoa học nghiên cứu những thay đổi của 650 sông băng lớn nhất, chiếm 55% lượng băng trong khu vực trong 40 năm qua.
Các sông băng ở dãy Himalaya được nghiên cứu ít hơn nhiều so với Greenland vì đây là một trong những khu vực nguy hiểm nhất về địa lý. Himalaya trải dài hơn 2.400km, đi qua các quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Bhutan và Nepal.
Các tác giả cho biết, châu Á đang đối mặt với một thảm họa kép từ sóng nhiệt cực độ và băng tan từ dãy núi Himalaya.
Riêng đối với thảm họa băng tan, băng và tuyết trong khu vực Himalaya là nguồn cấp nước cho những con sông hùng vĩ của châu Á bao gồm Ấn Độ, Dương Tử và Ganga-Brahmaputra.
Băng khổng lồ tan chảy gây ra lưu lượng băng lớn gấp 1,6 lần so với sông băng ổn định, gây ra nhiều hồ băng có nguy cơ lũ lụt thảm khốc. Vào tháng 5/2012, một trận lụt như vậy đã giết chết hơn 60 người tại các ngôi làng gần Pokhara, Nepal; nó cũng phá hủy nhà cửa và cơ sở hạ tầng tại đây.
Vệ tinh gián điệp phát hiện bất thường ở dãy Himalaya, cảnh báo tai họa cho gần 1 tỉ người - Ảnh 4.
Khoảng 800 triệu người phụ thuộc một phần vào dòng chảy theo mùa từ dòng sông băng ở dãy Himalaya. Ảnh: Reuters
Nghiên cứu dày công này rất có ý nghĩa nhưng lại khiến nhiều người lo sợ thực sự. Bởi với những người dựa vào nước sông băng để làm thủy điện và tưới tiêu, việc băng tan sẽ làm mất ổn định nguồn nước, ảnh hưởng đến đời sống của người dân hạ lưu.
Khoảng 800 triệu người phụ thuộc một phần vào dòng chảy theo mùa từ dòng sông băng ở dãy Himalaya để phục vụ tưới tiêu, thủy điện và nước sinh hoạt.
Theo một báo cáo chính được tổng hợp gần đây bởi hơn 200 nhà nghiên cứu trong khoảng thời gian 5 năm, nếu không cắt giảm đáng kể lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch vào năm 2100, thì dãy núi Himalaya có thể mất 66% lượng băng.
Hiện thực 40 năm qua về sông băng của Himalaya đang khiến các nhà khoa học lo lắng thực sự.
Nghiên cứu được công bố ngày hôm nay trên tạp chí Science Advances.
Bài viêt sử dụng nguồn: National Geographic

theo Helino

Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố

Trang Ly |

Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố

Gần 18 năm đã trôi qua kể từ sự kiện 11/9 tang thương ở Mỹ, nhiều người vẫn không thể nào quên ký ức đầy ám ảnh đó.

Chẳng ai có thể ngờ, những giây phút diễn ra vào buổi sáng ngày 11/9/2001 lại trở thành miền ký ức kinh hoàng, tang thương nhất trong lịch sử của người Mỹ.
4 chiếc máy bay thương mại bị 19 tên không tặc chiếm giữ lần lượt đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở thành phố New York; chiếc thứ ba đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại thủ đô Washington DC; chiếc còn lại rơi xuống một cánh đồng gần Shanksville, bang Pennsylvania.
Tổng cộng khiến 2.977 người dân vô tội thiệt mạng (chưa tính 19 tên không tặc cũng chết theo cái gọi là sứ mệnh cảm tử mà chúng thực hiện nhằm làm "chao đảo' nước Mỹ), thiệt hại về kinh tế là không đếm xuể.
Tổng thống Mỹ George W. Bush lập tức lên truyền hình, ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và thề quyết truy lùng và tìm diệt những kẻ chủ mưu, đứng đằng sau "thảm kịch quốc gia" đen tối nhất trong lịch sử Mỹ, gây chấn động địa cầu này.
10 năm sau, nước Mỹ hoàn thành lời thề đanh thép: Kẻ chủ mưu cuối cùng cũng phải nhận cái giá đích đáng cho những tang thương tột cùng mà hắn gây ra - trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt - mạng lưới khủng bố Taliban ở Afghanistan và Pakistan cũng bị Mỹ và các nước đồng minh nhổ tận gốc.
Dẫu vậy, thảm kịch khiến hàng ngàn người dân vô tội thiệt mang này mãi mãi trở thành ký ức đen tối, ám ảnh những người sống mãi không nguôi.(đọc bài chi tiết)
Nhiều năm về sau, người ta sẽ còn nhắc mãi về sự kiện khủng bố ngày 11/9 năm đó.
Gần 18 năm đã trôi qua kể từ sự kiện 11/9, BBC mới đây nhất đăng tải những bức ảnh chưa từng công bố, phần nào nhắc lại những khoảnh khắc không thể nào quên trong 110 phút kinh hoàng của nước Mỹ khi ấy.
Những bức ảnh chưa từng công bố về sự kiện 11/9 ở Mỹ
Các nhà lưu trữ Mỹ đã tìm thấy 2.400 bức ảnh lưu trong đĩa CD liên quan đến sự kiện 11/9 về khu Ground Zero (nơi Tòa Tháp Đôi World Trade Center đã bị khủng bố phá hủy) ở New York.
Dù chưa biết rõ danh tính tác giả của các đĩa CD ảnh này và mặc dù điều kiện bảo quản CD trước đó rất kém, những các nhà lưu trữ Mỹ đã truy xuất được các hình ảnh và tải lên Flickr (một trang mạng chia sẻ hình ảnh)..
Nhà lưu trữ Mỹ Jason Scott Sadofsky, người được biết đến là "nhân vật của thế giới lưu trữ kỹ thuật số" là tác giả chính khôi phục lại dữ liệu hàng ngàn bức ảnh trong CD.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 2.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 3.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 4.
Tiến sĩ Johnathan Burgess, đồng nghiệp của Jason Scott, cho biết: "Các đĩa CD này thay vì nằm trong thùng rác, bằng một phép lạ nào đó, chúng tôi đã có được chúng, và giờ đây công bố rộng rãi những bức ảnh chưa từng được thấy về ngày 11/9."
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 6.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 7.
Tiến sĩ Johnathan Burgess và Jason Scott đều chưa tìm được tác giả của những bức ảnh này.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 8.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 9.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 10.
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (DCD), nhiều người làm việc ngay sau khi xảy ra vụ tấn công 11/9 đã bị bệnh. Khoảng 400.000 người được cho là đã tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm độc hại hoặc bị thương hoặc chấn thương trong ngày khủng bố 11/9/2001.
Dưới đây là những bức ảnh đăng tải trên Flickr:
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 11.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 12.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 13.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 14.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 15.
Tang thương ngày 11/9: Ảnh hiếm về sự kiện khủng bố Mỹ chưa từng công bố - Ảnh 16.
Bài viết sử dụng nguồn: BBC

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét