Thứ Năm, 27 tháng 6, 2019

ĐẠI GIA, NGÀI LÀ AI? 27

-Tỷ phú là những người thiên bẩm kiếm tiền. Họ là những con người tưởng tài giỏi nhưng thật ra là quá ngu ngốc!
-Cuộc đời thì quá ngắn, như chớp nháy, còn sự ngu ngốc lại quá dài, vô hạn!
-Biết vậy nhưng ai cũng thích mình ngu ngốc!!!
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cận cảnh bên trong tòa lâu đài Thành Thắng của đại gia Đỗ Văn Tiến ở Ninh Bình

Đại gia xăng dầu Trịnh Sướng là ai?

04/06/2019 06:15 GMT+7

TTO - Giàu có, sống kín kẽ nhưng đến khi kho xăng dầu bị khám xét, chân dung của ông Trịnh Sướng cùng các hoạt động của đại gia này mới được giới kinh doanh xăng dầu và bất động sản hé lộ...

    Đại gia xăng dầu Trịnh Sướng là ai? - Ảnh 1.
    Kho xăng dầu của đại gia Trịnh Sướng tại thị trấn Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) vừa bị cơ quan công an khám xét - Ảnh: K.T.
    Ngoài kho xăng dầu đã bị khám xét, ông Sướng còn có thêm một kho xăng dầu khác tại thị trấn Mỹ Xuyên (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), chưa kể 3 kho xăng dầu khác ở Tiền Giang, Cà Mau và TP Cần Thơ. 

    Trên quốc lộ Nam Sông Hậu (thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, Sóc Trăng), đại gia này đang đầu tư xây dựng một kho xăng dầu có trữ lượng thuộc vào tốp dẫn đầu ở Việt Nam.
    Thâu tóm nhiều cây xăng có vị trí đắc địa
    Đại gia Trịnh Sướng năm nay 50 tuổi, sinh ra trong gia đình đông anh em ở thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, Sóc Trăng. Sau khi lập gia đình, ông Sướng bắt đầu kinh doanh xăng dầu và phất lên nhanh chóng từ nghề này. 
    Gần đây, đại gia Trịnh Sướng lại được giới kinh doanh bất động sản ở Sóc Trăng và một số địa phương trong vùng biết đến khi ông này mạnh tay chi tiền để mua bất động sản.
    Ông Sướng sở hữu rất nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên quốc lộ 1 và các quốc lộ khác ở khắp đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Khi có cửa hàng xăng dầu nào muốn sang nhượng, ông Sướng đều mua lại, sau đó sửa sang rất hoành tráng, trong đó có hàng loạt cửa hàng xăng dầu tọa lạc tại các vị trí đắc địa ở Sóc Trăng.
    Đội xe vận tải xăng dầu của ông chủ Tám Sướng có hàng chục chiếc, từ xe bồn nhỏ đến xe đầu kéo đều có cả. Ông chủ hai công ty kinh doanh xăng dầu còn có 3 sà lan chở xăng dầu đang đậu ở TP.HCM.
    Tối 30-5, lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an bất ngờ khám xét kho xăng của ông Sướng tại thị trấn Mỹ Xuyên, cũng là nơi ở và làm việc của ông. 
    Nghe đọc lệnh khám xét, ông Sướng bị lên huyết áp và được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng cấp cứu trong sự giám sát chặt chẽ của công an. Sau khi được điều trị, huyết áp ông Sướng ổn định nên được xuất viện vào sáng 31-5 và được đưa về kho xăng dầu để chứng kiến việc khám xét.
    Đến 2h sáng 2-6, việc khám xét mới kết thúc. Theo ghi nhận, trong thời gian khám xét, khu vực kho xăng của ông Sướng được giám sát gắt gao. Không một người lạ nào được bước vào kho xăng dầu. Những người hiếu kỳ dừng xe trước cửa kho cũng bị đuổi đi. Mỗi khi ông Sướng bước ra khỏi văn phòng, liền có cảnh sát cơ động kè theo.
    Một người dân sống gần kho xăng này cho biết hôm thứ bảy (1-6) có thấy xe của công an đến làm việc đến 8h tối mới xong. 
    Đại gia xăng dầu Trịnh Sướng là ai? - Ảnh 2.
    Ông Trịnh Sướng tại hội nghị tân niên 2019 do công ty của ông tổ chức ở nhà hàng Hải Tượng, Sóc Trăng - Ảnh: K.T.
    Công ty từng dính sai phạm
    Chiều 3-6, ghi nhận của Tuổi Trẻ tại một kho xăng dầu được xem là lớn nhất của ông Trịnh Sướng ở thị trấn An Lạc Thôn, cửa đóng kín mít, không ai ra vào. 
    Theo quan sát, kho xăng dầu này có diện tích vài hecta đang trong quá trình hoàn thiện, phía ngoài bảng hiệu vẫn chưa được gắn lên. Phía trong 8 bồn chứa cao khoảng 6m đã lắp đặt xong, nhà làm việc đã hoàn thiện nhưng không thấy nhân viên làm việc.
    Trong khi đó, nhiều đại lý xăng dầu đang lo lắng do không nhận được hàng. Chị T., chủ cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên quốc lộ 1 thuộc huyện Châu Thành (Sóc Trăng), cho biết đến chiều 3-6, chị đã liên lạc được với kế toán công ty của đại gia Trịnh Sướng và được cam kết sẽ lại giao xăng dầu cho đại lý từ ngày 4-6.
    "Dù vậy, tôi cũng chưa an tâm vì những ngày trước, công ty có hứa sẽ giao nhưng vẫn không giao, buộc cửa hàng của tôi phải "chia lửa" từ các đại lý khác" - chị T. cho biết. Trong khi đó, một lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng cho biết chỉ nghe thông tin kho xăng dầu ông Trịnh Sướng bị công an khám xét, chứ "chưa có thông tin gì".
    Theo vị này, đến nay Sóc Trăng vẫn chưa phát hiện công ty của ông Sướng vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. "Tôi có nghe thông tin ở Đắk Nông, ông Sướng cũng đầu tư dự án kinh doanh xăng dầu và bị cơ quan chức năng ở tỉnh này phát hiện vi phạm, còn tại Sóc Trăng vẫn chưa phát hiện sai phạm gì" - vị này cho biết.
    Trong khi đó, theo tài liệu của chúng tôi, công ty của ông Trịnh Sướng từng dính vào vụ lùm xùm mua xăng dầu vào ban đêm trên sông Hậu trong năm 2015. 
    Tuy xác định việc mua bán 2 triệu lít xăng A92 của Công ty TNHH Gia Thành với một doanh nghiệp ở TP.HCM sai quy định, nhưng lô hàng trị giá trên 40 tỉ đồng này chỉ bị lãnh đạo PC46 đề xuất giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng thời điểm đó xử phạt hành chính 50 triệu đồng và trả lại giấy tờ có liên quan và hàng hóa cho chủ sở hữu.
    Sở hữu nhiều bất động sản
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, ông Trịnh Sướng thành lập hai công ty, gồm Công ty TNHH Mỹ Hưng (hoạt động từ năm 1996 tại thị trấn Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) do ông Sướng làm người đại diện pháp luật và Công ty TNHH Gia Thành (đăng ký hoạt động năm 2007 tại phường 8, TP Sóc Trăng), người đại diện pháp luật là Trương Như Tuyết. Ngành nghề: buôn bán nhiên liệu rắn, lỏng và các sản phẩm liên quan.
    Không chỉ có máu mặt trong giới kinh doanh xăng dầu, ông Sướng còn được biết đến như một đại gia sở hữu rất nhiều bất động sản chiếm vị trí đắc địa ở TP Sóc Trăng như: nhà hàng tiệc cưới, khách sạn ở đường Mạc Đĩnh Chi; khu đất nền trong khu dân cư 5A, nhà đất ở đường Nguyễn Chí Thanh, Trần Hưng Đạo...
    Khởi tố vụ án liên quan xăng dầu từ kho của ông Trịnh Sướng
    Liên quan đến vụ khám xét kho xăng dầu của đại gia Trịnh Sướng (Sóc Trăng), tối 3-6, nguồn tin Tuổi Trẻ xác nhận Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án sản xuất và mua bán hàng giả là xăng dầu.
    Theo nguồn tin, việc khởi tố vụ án sản xuất và mua bán hàng giả là xăng dầu ở giai đoạn này là việc mở rộng vụ án từ giai đoạn 1. Cụ thể, vụ án bắt nguồn từ một vụ cháy ôtô trên địa bàn, sau quá trình khám nghiệm hiện trường Công an tỉnh Đắk Nông nắm được nguyên nhân cháy là do xe sử dụng xăng kém chất lượng. Các đối tượng khai nguồn cung cấp xăng từ miền Tây, cụ thể bắt nguồn từ kho xăng dầu của đại gia Trịnh Sướng.
    "Từ đầu mối này, Công an Đắk Nông đã xác lập chuyên án, báo cáo Bộ Công an để mở rộng làm rõ vụ án. Ở giai đoạn 1, Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố 9 bị can và đang tiếp tục điều tra giai đoạn 2", nguồn tin cho biết.
    Theo nguồn tin, chuyên án "sản xuất và buôn bán hàng giả" là xăng dầu mà Công an tỉnh Đắk Nông xác lập đã phối hợp với Cục Cảnh sát kinh tế - Bộ Công an.
    Sau quá trình điều tra ban đầu, khám xét kho xăng dầu của Công ty TNHH Mỹ Hưng (ấp Thạnh Lợi, thị trấn Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) do ông Trịnh Sướng làm chủ, Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra.
    TRUNG TÂN
    NHÓM PHÓNG VIÊN

    Đại gia tuần qua: Sếp cũ General Motors tiết lộ cách làm "lộn ngược" của ông Phạm Nhật Vượng

    Thứ Bảy, ngày 08/06/2019 16:32 PM (GMT+7)

    Ông Phạm Nhật Vượng muốn công khai mọi hình ảnh về dự án ô tô ngay từ đầu chứ không hề bảo mật như các các hãng ô tô lớn trên thế giới.

    Quy trình làm ô tô của VinFast ngược với thế giới
    Mới đây, tiết lộ trên báo chí, ông James B. DeLuca, Tổng giám đốc VinFast, đồng thời là cựu Phó Chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu General Motors tỏ ra bất ngờ về cách làm việc khi tới Việt Nam.
    Đại gia tuần qua: Sếp cũ General Motors tiết lộ cách làm "lộn ngược" của ông Phạm Nhật Vượng - 1
    Theo ông, cách làm của các hãng ô tô lớn trên thế giới là giấu kín sản phẩm, âm thầm nghiên cứu. Những hình ảnh ban đầu với lớp ngụy trang tối thiểu chỉ để lộ trong khoảng vài tháng trước khi công bố chính thức.
    Tuy nhiên, theo ông, với VinFast, tất cả bản vẽ sơ khai của xe được công bố rộng rãi ngay từ đầu. Ông cho biết, ông Phạm Nhật Vượng muốn công khai mọi thứ ngay từ đầu để tạo sự hứng khởi cho khách hàng, duy trì sức nóng dự án.
    Theo vị tổng giám đốc VinFast, muốn phát triển một sản phẩm thường phải mất 36-60 tháng nhưng ông Vượng không muốn tốn nhiều thời gian như vậy. Thực tế, VinFast cho ra mắt chiếc xe đầu tiên sau 21 tháng.
    Kem Thủy Tạ tăng vốn gấp 10, thay một loạt lãnh đạo
    Công ty cổ phần Thủy Tạ (mã CK: TTJ) vừa được các cổ đông thông qua bầu lại toàn bộ Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ lên gấp 10 lần.
    Cụ thể, 5 thành viên cũ trong Hội đồng quản trị và 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018 - 2022 của Thủy Tạ đồng loạt có đơn xin từ nhiệm và được thông qua tại phiên họp thường niên của đơn vị này.
    Với ban thành hội đồng quản trị mới, đáng chú ý là ông Vũ Thanh Sơn - Tổng giám đốc Hapro, bà Nguyễn Hồng Hải - Trưởng ban kiểm soát Hapro và và ông Phạm Hồng Thái - Tổng giám đốc Intimex Việt Nam.
    Ngoài ra, các cổ đông cũng thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng, gấp 10 lần mức vốn cuối năm 2018.
    Trước đó, năm 2018, doanh thu Thủy Tạ chỉ đạt hơn 102 tỷ đồng, bằng 85,12% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của Thủy Tạ chỉ đạt hơn 2,9 tỷ đồng, đạt 30,72% so với kế hoạch và bằng 40,37% so với năm 2017.
    Đại gia cao tốc ôm nợ trăm tỷ 
    Tuần qua, Chính phủ đã có tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ khoản 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn các dự án quan trọng quốc gia cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
    Theo đó, mặc dù đã triển khai gần 10 năm và có 3 năm chính thực đưa vào khai thác nhưng các khoản Nhà nước cam kết hoàn trả cho nhà đầu tư là Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) vẫn chưa được thực hiện.
    Đại gia tuần qua: Sếp cũ General Motors tiết lộ cách làm "lộn ngược" của ông Phạm Nhật Vượng - 2
    Trong khi ấy, trước đó, VIDIFI trước đó đã phải vay 4.069 tỷ đồng từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để chuyển cho các địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng giai đoạn 2008-2010.
    Bởi thế, tiền lãi phát sinh bởi khoản vay trên hiện đã lên đến trên 800 tỷ đồng. VIDIFI hiện vẫn phải vay với lãi suất 10%/năm cho các khoản trên.
    Bàn tại nghị trường Quốc hội về vấn đề này, 2 luồng ý kiến được nêu lên. 1 là đồng tình với đề xuất của Chính phủ như trên. Hai là không nên dành số tiền lớn như trên cho dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng mà cần ưu tiên cho công tác xử lý phòng, tránh, khắc phục hậu quả thiên tai.
    “Vua tôm” Minh Phú bị cáo buộc tránh thuế bán phá giá tại Mỹ?
    Tuần qua, một số tờ báo nước ngoài dẫn bức thư gửi cho Cục Hải quan và Biên phòng (CBP) của đại diện của bang Illinois - ông Darin LaHood cho biết đã nhận được một đơn kiện liên quan tới việc Tập đoàn Minh Phú của Việt Nam tránh thuế chống bán phá giá với tôm Ấn Độ tại Mỹ.
    Cụ thể, Minh Phú bị cáo buộc mua một lượng lớn tôm đông lạnh của Ấn Độ, chế biến ở mức "tối thiểu" tại Việt Nam và bán qua Mỹ như là sản phẩm của Việt Nam. Bức thư nêu lên, nếu đúng, CBP phải giải quyết việc tránh chống bán phá giá với tôm Ấn Độ cũng như việc dán nhãn sai của hàng hóa càng sớm càng tốt.
    Đại gia tuần qua: Sếp cũ General Motors tiết lộ cách làm "lộn ngược" của ông Phạm Nhật Vượng - 4
    Lên tiếng trên báo chí sau đó, một đại diện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết thông tin này cần xác minh và điều tra làm rõ.
    "Chúng tôi phải tuân thủ theo quy định của nước sở tại. Có thể ở một số thị trường không khó tính thì họ không có yêu cầu có thể làm được. Về thị trường Mỹ, yêu cầu khắt khe nên chúng tôi phải kiểm soát chặt chẽ", đại diện phía Minh Phú cho hay.
    Vì sao em trai Bầu Đức muốn thoái hết cổ phần tại Hoàng Anh Gia Lai
    Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố văn bản đăng ký bán cổ phần tại Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Thu, em trai của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức).
    Theo đó, ông Thu muốn bán toàn bộ hơn 5 triệu cổ phiếu tại Hoàng Anh Gia Lai với mục đích cân đối tài chính cá nhân theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận qua sàn.
    Theo tính toán, với mức giá hiện là gần 5.000 đồng/cp, thương vụ trên có thể giúp ông Thu nhận về gần 25 tỷ đồng.
    Ông Đoàn Nguyên Thu hiện là thành viên HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai. Ông Thu cũng từng là Thành viên Hội đồng quản trị Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) nhưng đã từ nhiệm vào năm 2018 để nhường vị trí trong HĐQT cho nhân sự của Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco).

    Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng trong năm 2019 dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế lên tới 20.600 tỷ đồng, tăng gần 40%...

    Theo Phương Linh (Dân Việt)

    Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng lộ tham vọng khủng thế nào?

    Thứ Bảy, ngày 01/06/2019 16:00 PM (GMT+7)

    Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng trong năm 2019 dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế lên tới 20.600 tỷ đồng, tăng gần 40% so với 2018. Trong khi đó, với Vinsmart, công ty này đang nhắm tới mục tiêu khủng là 5 triệu thiết bị cầm tay mỗi năm.

    "Con cưng" tỷ phú đô la tiết lộ kế hoạch lãi khủng
    Loạt thông tin về các công ty liên quan tới ông Phạm Nhật Vượng tuần qua xuất hiện dồn dập. Đáng chú ý là Đại hội cổ đông Công ty cổ phần Vinhomes tổ chức ngày 27/5 với chỉ tiêu mảng kinh doanh bất động sản năm 2019 của Vinhomes sẽ mang về 73.200 tỷ doanh thu, tăng gần 90% so với 2018. Vinhomes dự kiến thu về 16.700 tỷ lợi nhuận sau thuế từ mảng này.
    Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng lộ tham vọng khủng thế nào? - 1
    Vinhomes của ông Phạm Nhật Vượng trong năm 2019 dự kiến đạt lợi nhuận sau thuế lên tới 20.600 tỷ đồng.
    Ngoài ra, thông qua hoạt động hợp tác kinh doanh bất động sản với Vingroup và các đơn vị thành viên, Vinhomes cũng dự kiến thu về 3.900 tỷ đồng lợi nhuận.
    Qua đó, tổng lợi nhuận sau thuế của VHM trong năm 2019 dự kiến lên tới 20.600 tỷ đồng, tăng gần 40% so với 2018.
    Ở hướng khác, tuần qua, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã thông báo kết quả giao dịch mua 205,7 triệu cổ phiếu VIC của SK Investment Vina II - quỹ thành viên của SK Group. Qua đó, đơn vị này đã trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Vingroup từ ngày 21/5 với sở hữu 6,15% vốn điều lệ. Theo tính toán, số lượng cổ phiếu VIC do SK Investment Vina II Pte.Ltd nắm giữ đang có giá trị khoảng 23.660 tỷ đồng, tức hơn 1 tỷ USD.
    Báo chí trong nước tuần qua cũng dẫn bài viết trên Financial Times cho biết, Vingroup đang nhắm tới mục tiêu sản xuất 5 triệu thiết bị cầm tay mỗi năm tới năm 2021, qua đó định hình lại thị trường smartphone tại Việt Nam.
    Ông Trần Quý Thanh trúng đấu giá khu 'đất vàng' Vũng Tàu
    Tuần qua, theo Cổng thông tin điện tử của UBND Bà Rịa – Vũng Tàu, Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh này đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng 18.165 m2 đất ngay trung tâm thành phố.
    Có 5 tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá gồm ông Trần Quý Thanh, Công ty Cổ phần phát triển và Kinh doanh nhà, Công ty cổ phần Hưng Thịnh Land, Công ty cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường, và một hợp danh giữa Công ty CPTM Du lịch Vũng Tàu - Sài Gòn và Công ty cổ phần đầu tư Hacom Holdings.
    Sau chín vòng bỏ phiếu kín, ông Thanh là người duy nhất trúng đấu giá tài sản với 394 tỷ đồng, cao hơn khởi điểm gần 140 tỷ đồng.
    Khu đất ông Thanh mua trúng đấu giá là đất công, được tỉnh BR-VT giao Trung tâm Phát triển Quỹ đất quản lý. Vị trí khu đất rất đẹp khi nằm trên đường vào bãi tắm Long Cung, gần hàng loạt Khu du lịch nghỉ dưỡng khác của TP Vũng Tàu đã và đang được triển khai xây dựng như khu Thanh Bình, Vũng Tàu Agenrcy của công ty CP Trùng Dương Thái Sơn.
    FLC của ông Trịnh Văn Quyết đề xuất làm 3 dự án gần 2.600 ha
    Công ty cổ phần Tập đoàn FLC vừa đề xuất đầu tư 3 dự án lớn tại tỉnh Bắc Kạn.
    Cụ thể, Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái Bắc Sông Cầu - hồ Nặm Cắt sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 690 ha với các hạng mục khu nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, đô thị sinh thái…
    Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng lộ tham vọng khủng thế nào? - 2
     Công ty cổ phần Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết vừa đề xuất đầu tư 3 dự án lớn tại tỉnh Bắc Kạn.
    Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái Quảng Khê sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 500 ha với các hạng mục khu đô thị du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, nhà dịch vụ bên sông…
    Trong khi đó, Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và đô thị sinh thái hồ Ba Bể dự kiến được xây dựng trên diện tích hơn 1.400 ha với các hạng mục khu nhà ở sinh thái, công viên mạo hiểm, du lịch ven sông, resort năm sao, sân golf 18 lỗ…
    Ông Lê Thành Vinh, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cho biết, các dự án này đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy vậy, đại diện FLC chưa công bố tổng mức vốn đầu tư.
    Trước đó FLC cũng đề xuất không ít dự án khủng như: đầu tư sân vận động 100.000 chỗ ngồi tại Hà Nội, xây nhà ga T3 tại Tân Sơn Nhất hay 3 dự án nghỉ dưỡng sinh thái ở Hà Giang,...
    Công ty của Bầu Thắng chính thức sáp nhập vực dậy đại gia gỗ
    CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) thông báo đã hoàn tất đợt chào bán 95,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi cổ phần CTCP Sứ Thiên Thanh. Sau phát hành, Gỗ Trường Thành sẽ tăng vốn lên 3.146 tỉ đồng.
    Sau khi sáp nhập, Sứ Thiên Thanh sẽ bị chấm dứt sự tồn tại. Đồng thời, Gỗ Trường Thành kế thừa toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chịu trách nhiệm với các giao dịch.
    Sứ Thiên Thanh là công ty do CTCP Đồng Tâm của "Bầu" Thắng sở hữu 47,3% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn vật liệu xây dựng; khai thác đá, cát sỏi.
    Đại gia tuần qua: Ông Phạm Nhật Vượng lộ tham vọng khủng thế nào? - 4
    TTF thông báo đã hoàn tất đợt chào bán 95,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi cổ phần CTCP Sứ Thiên Thanh.
    Với TTF, HoSE hồi tháng 4 đã thông báo về việc chuyển cổ phiếu TTF sang diện kiểm soát. Nguyên nhân bởi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2017 của TTF âm hơn 1.406 tỷ đồng.
    Lãi khủng, đại gia xăng dầu dự chi hơn 3.000 tỷ đồng cổ tức
    Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã PLX) vừa có báo cáo kinh doanh quý 1 với doanh thu gần 42.000 tỷ đồng, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước.
    Tuy vậy, theo báo cáo, lợi nhuận trước thuế của Petrolimex vẫn tăng mạnh 30% so với cùng kỳ, lên mức 1.568 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.295 tỷ đồng, tăng 29% cùng kỳ năm trước.
    Petrolimex vừa có thông báo cho biết, ngày 31/5 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ 26%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 2.600 đồng.
    Với khối lượng chứng khoán đang lưu hành hơn 1.170 triệu cổ phiếu, Petrolimex dự kiến sẽ chi hơn 3.042 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
    Năm 2019, vị đại gia xăng dầu đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 195.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 5.250 tỷ đồng.
    Theo VNDirect, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chắc chắn sẽ cải thiện triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong...
    Theo Phương Linh (Dân Việt)

    Mỹ-Trung thương chiến, đại gia Việt nào “ngư ông đắc lợi” nhất?

    Thứ Sáu, ngày 31/05/2019 16:00 PM (GMT+7)

    Theo CTCK VNDirect, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chắc chắn sẽ cải thiện triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tương lai. Các nhà nhập khẩu toàn cầu sẽ tiếp tục chuyển nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam để phòng ngừa một cuộc căng thẳng thương mại trong tương lai có thể tái diễn. 

    Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán VNDIRECT, dệt may là ngành nhận được tác động tích cực nhất từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Bên cạnh đó, ngành này còn được hưởng lợi từ sự tái cấu trúc trong nền kinh tế Trung Quốc, Hiệp định CPTPP đã ký và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sắp tới.
    Việc chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể mang lại lượng đơn hàng dệt may lớn và giúp Việt Nam giành thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ. VNDirect đã chỉ ra hai yếu tố giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam “ngư ông đắc lợi” trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang:
    Đầu tiên, việc đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng mất giá so với VND, giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn.
    Thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã phải phá giá đồng NDT để hỗ trợ hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, khiến đồng NDT giảm 210 điểm cơ bản so với VND từ đầu tháng 5/2019. Điều này giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể mua nguyên liệu giá rẻ hơn, bao gồm sợi, vải từ Trung Quốc (nguồn nhập khẩu lớn nhất cho các sản phẩm này) và cải thiện biên lợi nhuận gộp.
    Mỹ-Trung thương chiến, đại gia Việt nào “ngư ông đắc lợi” nhất? - 1
    Doanh nghiệp ngành dệt may hưởng lợi đáng kể từ căng thẳng thương mại Mỹ- Trung
    Do nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 60%-70% giá vốn hàng bán), ước tính nếu đồng NDT mất giá 100 điểm cơ bản so với VND thì biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tăng trung bình 50 - 60 điểm cơ bản.
    Thứ hai, ngành dệt may của Việt Nam có thể giành thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư FDI, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra.
    Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng lên 11,6% vào năm 2018 từ mức 6,7% vào năm 2010, trong khi Trung Quốc mất dần thị phần xuống 36,5% từ mức 41,2% trong cùng kỳ. Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này bao gồm: Sự tái cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc và Quan điểm chính trị của Tổng Thống Donald Trump đã châm ngòi cho căng thẳng thương mại kể từ khi ông đắc cử vào năm 2016.
    Theo VNDirect, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chắc chắn sẽ cải thiện triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tương lai. Các nhà nhập khẩu toàn cầu sẽ tiếp tục chuyển nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam để phòng ngừa một cuộc căng thẳng thương mại trong tương lai có thể tái diễn. 
    Tuy nhiên, VNDirect đánh giá quá trình hưởng lợi của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ diễn ra với quy mô vừa phải. Các đối tác tập đoàn đa quốc gia, sản xuất tại Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn nhất định, nhất là đối với các phân phúc cần trình độ nhân công cao dù mức lương tại đây đang có xu hướng tăng.
    Một số doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam như CTCP Dệt may Thành Công (TCM) hay CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC) chắc chắn sẽ có được thuận lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, nhưng mức độ có thể sẽ không quá đột biến. Bởi các doanh nghiệp này hiện đã chạy hết công suất cũng như chưa có kế hoạch đầu tư thêm trong ngắn hạn. Nếu lấy thêm được đơn hàng từ Mỹ, các doanh nghiệp này cũng sẽ phải thuê gia công bên ngoài và chấp nhận mức biên lợi nhuận thấp hơn.
    Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro chính bao gồm chi phí nhân công gia tăng và công đoạn nhuộm. Trong đó, lợi thế nhân công giá rẻ trong sản xuất hàng may mặc có thể sẽ không còn được duy trì từ năm 2025 và ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành. Nguyên nhân khiến chi phí nhân công có thể tăng nhanh là dòng vốn FDI đổ vào sẽ thúc đẩy nhu cầu lao động.
    Trở thành tỷ phú USD, tài sản của hai đại gia Việt đã biến động ra sao?
    Ở thời điểm hiện tại, sau ba tháng, Forbes đang thống kê tài sản ròng của ông Hồ Hùng Anh là 1,7 tỷ USD (không thay đổi),...
    Theo Quang Sơn (Dân Việt)

    Trở thành tỷ phú USD, tài sản của hai đại gia Việt đã biến động ra sao?

    Thứ Năm, ngày 30/05/2019 13:00 PM (GMT+7)

    Ở thời điểm hiện tại, sau ba tháng, Forbes đang thống kê tài sản ròng của ông Hồ Hùng Anh là 1,7 tỷ USD (không thay đổi), còn tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang đã tăng thêm 100 triệu USD lên 1,4 tỷ USD.

    Đầu tháng 3, Tạp chí Forbes đã công bố danh sách tỷ phú USD năm 2019, trong đó Việt Nam có thêm 2 tỷ phú là ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank) và ông Nguyễn Đăng Quang (Chủ tịch Tập đoàn Masan) với tổng tài sản 3 tỷ USD. Trong đó, ông Hồ Hùng Anh sở hữu 1,7 tỷ USD, đứng thứ 1349 thế giới. Ông Nguyễn Đăng Quang có 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1717 thế giới.
    Ở thời điểm hiện tại, sau ba tháng, Forbes đang thống kê tài sản ròng của ông Hồ Hùng Anh là 1,7 tỷ USD (không thay đổi), còn tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang đã tăng thêm 100 triệu USD lên 1,4 tỷ USD.
    Trở thành tỷ phú USD, tài sản của hai đại gia Việt đã biến động ra sao? - 1
    Ông Hồ Hùng Anh - Chủ tịch HĐQT Techcombank
    Theo thông tin từ Forbes, hai vị đại gia này gặp nhau và thiết lập mối quan hệ kinh doanh mật thiết khi là các du học sinh tại Nga và Đông Âu. Năm 1993, ông Nguyễn Đăng Quang bắt đầu đầu tư vào Ngân hàng Techcombank. Năm 1995, ông Hồ Hùng Anh đầu tư chung vào Techcombank cùng ông Quang.
    Năm 2004, hai vị này tiếp tục thành lập nên Masan. Sau đó, ông Nguyễn Đăng Quang tập trung xây dựng và phát triển Masan, còn ông Hồ Hùng Anh phụ trách và dẫn dắt ngân hàng Techcombank. Hiện tại, Masan và Techcombank đều là hai doanh nghiệp có quy mô thuộc top đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam.
    Kết thúc ba tháng kinh doanh đầu năm 2019, Techcombank báo lãi trước thuế 2.617 tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sụt giảm 18%, nhưng bù lại chi phí dự phòng cũng giảm mạnh.
    Tổng tài sản của Techcombank đến cuối kỳ đạt 326.112 tỷ đồng, tăng 1,6% so với hồi đầu năm. Nợ xấu tại Techcombank là 2.924 tỷ đồng, tăng 120 tỷ so với đầu năm. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng có tăng nhẹ từ 1,75% lên 1,78%.
    Trở thành tỷ phú USD, tài sản của hai đại gia Việt đã biến động ra sao? - 2
    Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan
    Còn đối với Masan, doanh thu trong Quý I giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước, đạt 8.160 tỷ đồng. Trong đó, nguồn thu từ mảng tiêu dùng (nước nắm, gia vị, mỳ gói…) của Masan Consumer tăng nhẹ lên 3.800 tỷ đồng, nguồn thu từ mảng chuỗi giá trị thịt Masan Nutri-Science đạt 3.200 tỷ đồng, còn mảng khoáng sản của Masan Resource giảm 20% về 1.200 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế thu về cho cổ đông công ty đạt 865 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
    Về giá cổ phiếu, so với thời điểm đầu tháng 3, cổ phiếu MSN (Masan) suy giảm từ ngưỡng 89.400 đồng/cổ phiếu xuống 87.000 đồng/cổ phiếu khi kết thúc phiên giao dịch 28/5, tương ứng giảm 2,7% giá trị. Còn cổ phiếu TCB (Techcombank) cũng giảm từ 26.800 đồng/cổ phiếu xuống 23.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất 13,8% giá trị. Diễn biến này là do thị trường chứng khoán chung không thuận lợi và sự tăng trưởng chậm lại của cả Techcombank và Masan trong ba tháng đầu 2019.
    Nếu tính toán từ lượng cổ phiếu đang sở hữu tại Masan và Techcombank, khối tài sản chứng khoán niêm yết của hai đại gia này đều suy giảm so với thời điểm được công nhận là tỷ phú USD. Trong đó, ông Hồ Hùng Anh hiện đang nắm khoảng 22.422 tỷ đồng, còn ông Nguyễn Đăng Quang đang nắm khoảng 22.152 tỷ đồng.
    Theo Quang Sơn (Dân Việt)

    Bí quyết trẻ khỏe "ngược đời" của tỉ phú U90 Warren Buffett: "Tôi ăn như đứa trẻ 6 tuổi"

    Vân Hồng |


    Bí quyết trẻ khỏe "ngược đời" của tỉ phú U90 Warren Buffett: "Tôi ăn như đứa trẻ 6 tuổi"

    Tỉ phú số 3 thế giới Warren Buffett nói về bí quyết giữ sự trẻ trung bằng những món ăn dành cho trẻ em 6 tuổi. Khái niệm "ăn uống lành mạnh" có vẻ như không tồn tại trong thực tế.

    Bí quyết trẻ khỏe "ngược đời" của vị tỉ phú U90
    Tỉ phú thứ 3 thế giới Warren Edward Buffett sinh ngày 30/8/1930 tại Omaha, tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ, là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Mỹ.
    Ông có thể coi là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ ba thế giới (chỉ sau Jeff Bezos và Bill Gates với tài sản chừng 88 tỉ USD).
    Ngài tỉ phú Buffett từng được mọi người gọi với danh xưng là "Huyền thoại đến từ Omaha" hay "Hiền tài xứ Omaha", rất nổi tiếng do sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm, dù ông đã là người sở hữu khối tài sản "siêu khủng".
    Làm thế nào để nhà đầu tư hàng đầu thế giới, ở tuổi 89, vẫn có thể sảng khoái thức dậy mỗi ngày và đối mặt với thế giới công việc bận rộn với một nguồn năng lượng sống "vô biên"?
    Câu trả lời cho câu hỏi này thì có thể có nhiều phương án, nhưng vị tỉ phú này nói vui rằng, ông đã uống nước ngọt có gas.
    Trả lời phóng viên tờ Fortune, ông nói với phóng viên điều này trong một cuộc gọi điện thoại vào ngày hôm qua (chúng tôi đang nói về cái chết của bạn ông ấy, cựu chủ tịch Coca-Cola Don Keough), tôi cho rằng ông ấy đang nói về danh mục đầu tư chứng khoán của mình.
    Không, Buffett giải thích, nếu tôi ăn 2700 calo mỗi ngày, một phần tư trong số đó là Coca-Cola. Tôi uống ít nhất 5 phần nước ngọt loại 12 ounce. Tôi làm điều đó mỗi ngày."
    Có lẽ, chỉ có người đàn ông sở hữu khoảng 16 tỷ đô la cổ phần trong Coca-Cola và 9% cổ phiếu của Coke, thông qua công ty của ông, Berkshire Hathaway - sẽ duy trì chế độ ăn uống hàng ngày như vậy.
    Một lon Coke dung tích 12 ounce chứa 140 calo. Thông thường, tỉ phú Buffett nói, "Tôi sử dụng 3 lon vào ban ngày và 2 lon vào ban đêm".
    Bí quyết trẻ khỏe ngược đời của tỉ phú U90 Warren Buffett: Tôi ăn như đứa trẻ 6 tuổi - Ảnh 2.
    Khi ông ấy làm việc tại trụ sở Berkshire Hathaway ở Omaha, ông uống Coca thường xuyên; Ở nhà, ông ấy cũng sử dụng Cherry Coke.
    Vị tí phú này giải thích thêm, một trong những bữa ăn sáng bình thường, ông có sở thích uống Coca cùng với que khoai tây. Ông cầm trên tay vỏ hộp đựng khoai tây que và nói rằng, ông đã nói chuyện với ban lãnh đạo Utz về khả năng mua công ty sản xuất khoai tây que này.
    Các nhà đầu tư vào Berkshire Hathaway có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì CEO không nghiện món khoai tây que Utz Potato Stix vào mỗi bữa sáng.
    Sáng nay, tôi đã ăn một bát kem sô cô la chip, ông Buff Buffett nói.
    Bí quyết trẻ khỏe ngược đời của tỉ phú U90 Warren Buffett: Tôi ăn như đứa trẻ 6 tuổi - Ảnh 3.
     Khi được yêu cầu giải thích lý do vì sao ông duy trì chế độ ăn nhiều đường, nhiều muối nhưng ông trông vẫn có vẻ khỏe mạnh, Buffett trả lời:
    "Tôi đã xem kỹ các bảng khảo sát và nhận thấy rằng tỷ lệ tử vong thấp nhất là ở trẻ 6 tuổi. Vì vậy, tôi quyết định "ăn như một đứa trẻ 6 tuổi". Người đàn ông U90 cho biết thêm, "đó là khóa học an toàn nhất tôi có thể tham gia".
    Với tài sản ròng trị giá 88,3 tỷ đô la, ông trùm kinh doanh Warren Buffett có thể thưởng thức bất kỳ chế độ ăn nào, ví dụ như chế độ ăn gồm trứng cá muối và rượu sâm banh hàng ngày. Nhưng nhà đầu tư tỷ phú lại "trốn tránh" thức ăn và đồ uống xa xỉ.
    Lý do đằng sau chế độ ăn của theo cách này của tỉ phú là vì ông tin rằng đó là cách sống lành mạnh nhất.
    Dường như thói quen ăn uống của ngài tỉ phú số 3 thế giới W. Buffett không mới. Giống như kiểu ông ăn uống những thứ mà ông nghĩ rằng có thể đầu tư vào đó. Ví dụ, vào năm 2008, ông đã nghiền ngẫm một khoản đầu tư vào Goldman Sachs trong khi ăn kẹo Cheetos và kẹo pastel cam thảo – sản phẩm của hãng này.
    Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New Yorker năm 2012, ngài tỉ phú cũng đã ăn một chiếc bánh hamburger, khoai tây chiên và gọi món kem vani với xi-rô sô cô la cho món tráng miệng.
    Bí quyết trẻ khỏe ngược đời của tỉ phú U90 Warren Buffett: Tôi ăn như đứa trẻ 6 tuổi - Ảnh 4.
     Ông nói: "Những gì tôi thích ăn ngày hôm nay cũng giống như những gì tôi thích ăn từ 50 năm trước ... Tôi đã không tăng thêm nhiều thói quen mới. Tôi đã cảm thấy rất hạnh phúc khi ở tuổi đôi mươi, và tôi không thấy cần có một lý do nào để thay đổi mọi thứ".
    Bí quyết trẻ khỏe có thể là do gen, cũng có thể là vì biết vui vẻ tận hưởng cuộc sống
    Năm 2009, ông từng tiết lộ nhà hàng yêu thích của mình là Piccolo Pete's ở Omaha - một nhà hàng gia đình chuyên về sườn.
    Một trong những nữ phục vụ của quán ăn này nói với phóng viên kênh CNBC rằng ông ấy luôn kết thúc bữa ăn với một cốc bia và không bao giờ gọi các món rau.
    Ngài Buffett cũng nhấn mạnh về thói quen không thích ăn rau của ông đối với thực phẩm xanh trong tiểu sử của mình. Ông nói với nhà văn Alice Schroeder rằng: "Bông cải xanh, măng tây và mầm Brussels nhìn tôi như thức ăn Trung Quốc bày quanh đĩa. Súp lơ gần như làm tôi phát ốm. Tôi ăn cà rốt một cách miễn cưỡng".
    'Tôi không thích khoai lang. Tôi thậm chí không muốn gần gũi với các món rau như cải cây cuống đỏ, nó khiến tôi cảm giác bị buồn nôn".
    Chế độ ăn uống hàng ngày của Buffett đã từng bị một nha sĩ dinh dưỡng ở New Jersey nghi ngờ vào năm 2009, người đã thúc giục ông ấy cần phải chú ý ăn các thực phẩm lành mạnh hơn.
    Tuy nhiên, ông Buffett bảo vệ sự lựa chọn của mình, ông từng trả lời phỏng vấn trên kênh Omaha Herald World rằng: Chế độ ăn uống của tôi, mặc dù không đạt tiêu chuẩn, nhưng có phần tốt hơn so với những gì thường được miêu tả.
    Tôi có một bác sĩ tuyệt vời, người sẽ đưa tôi theo hướng quỹ đạo của mình mỗi khi tôi gặp anh ấy.
    Sau tất cả, tôi đã tận hưởng sức khỏe của mình ở mức tốt đáng kể - tất nhiên là do gen, nhưng tôi cũng nghĩ, bởi vì tôi tận hưởng cuộc sống rất nhiều mỗi ngày.
    Ông trùm kinh doanh, người năm nay kỷ niệm 50 năm làm Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway có trụ sở tại Nebraska, cũng thừa nhận ông ăn kem cho bữa sáng và mang theo một ống khoai tây que Potato Stix để ăn thêm.
    Bí quyết trẻ khỏe ngược đời của tỉ phú U90 Warren Buffett: Tôi ăn như đứa trẻ 6 tuổi - Ảnh 5.
    Một năm trước, ông nói khi phải đứng trước một sự lựa chọn giữa việc không ăn thực phẩm xấu và tập thể dục. Ông đã chọn tập thể dục vì đó là "thứ ít tệ hơn trong hai cái đều tệ".
    Vừa rồi, tỉ phú Buffett kỷ niệm 50 năm làm việc ở vị trí lãnh đạo của Berkshire Hathaway, và dường như thói quen ăn uống "kỳ quái" của ông đã không ảnh hưởng đến sự thèm ăn và khả năng kiếm thêm tiền của ông.
    Có vẻ như, bí quyết sống khỏe của mỗi chúng ta đều khác nhau, và với tỉ phú số 3 thế giới, có thể bí quyết trẻ trung của ông chính là sử dụng những thực phẩm mà bản thân mình đang đầu tư vào đó.
    Bí quyết sống khỏe mạnh của bạn là gì, hãy chia sẻ bằng cách gửi e-mail về songkhoe@soha.vn, chúng tôi rất vui được đón nhận ý kiến của bạn.
    theo Trí Thức Trẻ

    Chuyện ít biết về đại gia xăng giả Trịnh Sướng

    Thứ Sáu, ngày 14/06/2019 08:45 AM (GMT+7)

    Câu hỏi về “lòng tốt” đối với địa phương của đại gia này dường như đã có câu trả lời và theo người dân, “lòng tốt” ấy mang tính vụ lợi.

    Vụ đường dây xăng giả cực lớn khiến người dân sửng sốt bởi lượng nhiên liệu giả hàng chục triệu lít tuồn ra thị trường nhiều năm với món lợi bất chính hàng trăm tỉ đồng. Xung quanh đó là câu chuyện của ông Trịnh Sướng, chủ tịch Công ty TNHH Mỹ Hưng (Sóc Trăng), nhân vật chính trong đường dây.
    Bạo chi quà tặng và mời quan chức du lịch nước ngoài
    Để biết hơn về nhân vật này, mấy ngày qua PV Pháp Luật TP.HCM đi nhiều nơi trong TP Sóc Trăng và thu thập được nhiều thông tin về “thời hoàng kim” của ông Trịnh Sướng.
    Theo đó, ông Trịnh Sướng từng tặng cho tỉnh tám xe cứu thương, đài thọ nhiều cán bộ đương chức và hưu trí đi tham quan, học tập ở nước ngoài… Ông này cũng đã được tỉnh tặng bằng khen là doanh nhân tiêu biểu, xuất sắc.
    Đáng lưu ý, tháng 12-2018, khi tổ chức lễ trao tặng chiếc xe cứu thương thứ ba cho tỉnh Sóc Trăng, ông Trịnh Sướng mời được ông Huỳnh Thành Hiệp (nguyên Phó Chủ tịch tỉnh), ông Mai Hồng Thái (nguyên Chủ tịch tỉnh)… và một số quan chức khác đến dự.
    Đến tháng 3-2019, ông Trịnh Sướng tài trợ một đoàn gần 20 người, trong đó có nhiều nhân vật đương chức đi Nhật Bản, danh nghĩa là đi học tập kinh nghiệm nước ngoài. Sau chuyến đó, một chuyến “học tập” khác chuẩn bị sang Úc thì ông Trịnh Sướng bị bắt.
    Chuyện ít biết về đại gia xăng giả Trịnh Sướng - 1
    Khu xăng dầu nơi được cho là trung tâm pha chế xăng giả của ông Trịnh Sướng (thuộc huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Ảnh nhỏ: Ông Trịnh Sướng. Ảnh: TRẦN VŨ - NAM GIAO
    Manh mối xăng giả từ những chiếc xe bất ngờ cháy
    Trao đổi với báo chí, Đại tá Lê Vinh Quy, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông, cho hay từ việc nhiều phương tiện xe máy trên địa bàn tỉnh này bốc cháy, cơ quan chức năng đã vào cuộc. Trong quá trình điều tra nguyên nhân, công an kiểm tra một cửa hàng xăng dầu ở thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) thì phát hiện ở đây có chứa 10 m3 xăng giả. Từ những manh mối này, đường dây xăng giả cực lớn trải nhiều tỉnh, thành liên quan tới Trịnh Sướng bị bóc gỡ.
    Theo cơ quan chức năng, nhiều chủ cây xăng bán xăng giả biết rõ nguồn gốc hàng hóa mình nhập về. Tuy vậy, họ vẫn đưa xuống hầm chứa để bán và từ đó thu được nguồn lợi rất lớn. Vụ việc diễn ra ở rất nhiều địa phương trên cả nước nhưng đang trong quá trình điều tra nên không thể thông tin chính xác tất cả cây xăng bán hàng giả.
    Về tác hại của xăng giả, các chuyên gia cho hay khi sử dụng xăng giả, động cơ của phương tiện (xe máy, ô tô...) chắc chắn sẽ bị giảm công suất và tuổi thọ. Đồng thời, động cơ của xe sẽ bị nóng lên khi sử dụng xăng giả, quá trình này diễn ra lâu ngày sẽ khiến vỏ dây điện, vỏ nhựa xung quanh nóng lên, khi di chuyển sẽ bị đứt. Điều này dễ dàng dẫn tới tình trạng hở điện gây cháy nổ.
    Biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi phương tiện đang sử dụng xăng giả để hoạt động chính là việc chiếc xe sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình tăng tốc. Xe có thể tự thay đổi tốc độ khi đang chạy hoặc việc tăng tốc sẽ mất thời gian khá lâu.
    Trước đó, từ đầu năm 2017, lực lượng chức năng TP.HCM bắt giữ, giao các địa phương xử lý hàng chục vụ buôn lậu xăng dầu cũng như dung môi với số lượng lớn lên đến hàng triệu lít. Thời điểm đó, trả lời báo chí, Thượng tá Nguyễn Thế Anh, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, cho hay đoàn đặc nhiệm phát hiện lượng dung môi nhập về lớn cả mấy chục triệu lít. Theo ông Anh, nếu lượng dung môi này dùng để pha chế thành xăng bán ra thị trường thì món lợi bất chính rất lớn. Ông Anh dẫn chứng giá nhập dung môi 9.000 đồng/lít, sau khi nộp thuế, phí tương đương 10.000 đồng/lít. Nhưng khi pha chế thành xăng (việc pha thành xăng rất đơn giản), bán ra thị trường bằng với giá xăng thật.
    Được biết vụ án xăng giả cực lớn đang được Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ, nếu phát hiện cá nhân, tổ chức có sai phạm sẽ xử lý.
    Tỉnh Sóc Trăng nhận khuyết điểm
    Tại cuộc họp báo ngày 11-6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Văn Hiểu đã nhận trách nhiệm của UBND tỉnh về vai trò quản lý nhà nước còn yếu kém. Ông cho hay tỉnh đã chỉ đạo, phân công rất nhiều đơn vị, đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra nhưng thực hiện chưa đảm bảo chặt chẽ, chưa phát hiện được tổ chức, cá nhân vi phạm. “Trước mắt UBND tỉnh xin nhận khuyết điểm, đây là bài học cho địa phương” - ông nói.
    Còn trước thông tin ông Trịnh Sướng cho một phó giám đốc Sở Công Thương vay 600 triệu đồng, tỉnh cho hay đã kiểm điểm người này nhưng số tiền vay chỉ là mối quan hệ thân tình giữa những người vợ với nhau…
    Về việc ông Huỳnh Văn Sum đi Nhật từ ngày 29-3 tới 3-4-2019, PV đã liên lạc để hỏi thêm chi tiết nhưng ông Sum từ chối tiếp xúc, nói có gì hỏi qua tỉnh… Trong khi đó, tại văn bản thông tin về việc này, tỉnh Sóc Trăng chỉ khẳng định ngắn gọn ông Sum xin nghỉ phép, đi tham quan bằng kinh phí tự túc, hồ sơ và thủ tục đúng quy định…
    Ngày 13-6, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, gửi thư khen công an các địa phương Đắk Nông, Sóc Trăng, TP.HCM, TP Cần Thơ cùng nhiều đơn vị thuộc Bộ Công an đã phối hợp đấu tranh triệt phá đường dây xăng giả do Trịnh Sướng cùng nhiều người tổ chức.
    Lãnh đạo Bộ Công an đánh giá đây là chiến công xuất sắc thể hiện tinh thần khắc phục khó khăn, kiên quyết đấu tranh trấn áp tội phạm, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các đơn vị. Đại tướng yêu cầu các đơn vị khẩn trương điều tra mở rộng, củng cố tài liệu, chứng cứ để truy tố những người trong đường dây.
    P.BÌNH 

    Hàng năm trời, tung ra thị trường hàng triệu lít xăng giả, sở hữu khối bất động sản “khủng” ở những vị trí đắc...

    Theo TRẦN VŨ - NAM GIAO (Pháp luật TPHCM)

    Ai bao bọc cho đại gia Trịnh Sướng?

    Thứ Năm, ngày 13/06/2019 10:00 AM (GMT+7)

    Hàng năm trời, tung ra thị trường hàng triệu lít xăng giả, sở hữu khối bất động sản “khủng” ở những vị trí đắc địa…, hành vi vi phạm pháp luật không những không bị phát hiện, doanh nghiệp của đại gia Trịnh Sướng còn được cho là “làm tốt công tác an sinh xã hội”, “hoàn thành tốt nghĩa vụ tài chính”, thậm chí được tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen…

    Ai bao bọc cho đại gia Trịnh Sướng? - 1
    Kho nhiên liệu Phú Mỹ Hưng của đại gia xăng dầu miền Tây
    Nếu biết thì đã không đi...
    Trả lời báo chí về việc có nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đi du lịch Nhật Bản do đại gia Trịnh Sướng tổ chức và “bao trọn gói”, ông Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết khi đó thấy doanh nghiệp (DN) của ông Sướng làm tốt công tác an sinh xã hội, tặng nhiều xe cứu thương cho các bệnh viện của tỉnh, việc tổ chức đi nước ngoài nhằm cho cán bộ hưu trí đi “tham quan học tập” (?). Theo ông Hiểu, nhận thấy lý do hợp lý nên tỉnh đồng ý, thành lập đoàn và phân công Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đi “học tập” nước ngoài. Thời điểm đó do Tỉnh ủy chưa phát hiện DN của ông Sướng vi phạm pháp luật, nếu biết thì đã không đi…
    Tuy nhiên, một số lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã phủ nhận phát biểu trên của ông Phó Chủ tịch tỉnh. Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 12/6, ông Triệu Công Tính - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết thông tin trên là không chính xác. Ông Huỳnh Văn Sum - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đi nước ngoài là tự túc kinh phí, đồng thời cung cấp phiếu thu của công ty lữ hành về số tiền của ông Sum đóng là 37,9 triệu đồng. Theo ông Tính, ông Sum được đi du lịch theo dạng một chuyến nghỉ phép và thủ tục quy trình đúng theo quy định. Ông Sum có gửi đơn đến Chi bộ Phòng Tài chính - Quản trị và Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy cho phép đi tham quan du lịch tại Nhật Bản từ ngày 29/3/2019 đến ngày 3/4/2019, toàn bộ kinh phí chuyến đi tự túc.
    Lý giải về việc lãnh đạo chụp ảnh chung với ông Trịnh Sướng tại Nhật Bản, ông Tính cho biết đó là một sự “trùng hợp ngẫu nhiên”, gặp nhau nên chụp ảnh lưu niệm chung chứ không phải ông Sum dẫn đoàn trong chuyến đi đó. Còn ông Huỳnh Văn Sum - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng xác nhận thông tin ông đi nước ngoài do Trịnh Sướng tài trợ là không chính xác. Ông đi nước ngoài bằng tiền tự túc, có giấy xác nhận của Cty lữ hành.
    Cùng đi trong chuyến này còn có ông Trương Hoài Phong - Giám đốc Sở Y tế Sóc Trăng. Theo ông Phong, trước đó ông có quen biết với ông Sướng do ông này từng hỗ trợ cho ngành y tế tỉnh 4 chiếc xe cứu thương. “Tuy nhiên, việc đi nước ngoài do tiền tôi tự bỏ ra và cũng xin phép lãnh đạo đúng quy trình” - ông Phong nói.
    Một cán bộ hưu trí cho rằng: “Nếu quả thực chuyến đi do Trịnh Sướng tài trợ thì đoàn cán bộ của tỉnh Sóc Trăng đã vi phạm Chỉ thị của Ban Bí thư  “Lãnh đạo chủ chốt của bộ, ngành, địa phương không được tham gia đoàn của các doanh nghiệp đi nước ngoài hoặc do các DN nước ngoài mời đích danh”.
    Liên quan đến việc Cty của ông Trịnh Sướng nhiều lần được UBND tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen, ông Hiểu cho biết thời điểm đó vì thấy DN này làm ăn đàng hoàng, nghĩa vụ tài chính tốt, không phát hiện vi phạm gì nên UBND tỉnh có xét tặng bằng khen. Sắp tới tỉnh sẽ xem xét và có hướng xử lý vấn đề này.
    Cho cán bộ mượn tiền làm ăn?
    Theo ông Võ Văn Chiêu - Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng, Phó Giám đốc sở này là ông Nguyễn Việt Trung từng bị kiểm điểm rút kinh nghiệm vì gia đình mượn tiền của đại gia Trịnh Sướng. Thời điểm đó (năm 2017), ông Trung là Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng.
    Trả lời câu hỏi xoay quanh việc ông Nguyễn Việt Trung mượn trên nửa tỷ đồng của ông Trịnh Sướng có liên quan gì đến việc kiểm tra, thanh tra chất lượng xăng dầu của Mỹ Hưng hay không, ông Võ Văn Chiêu cho biết: “Vụ ông Trung mượn tiền Trịnh Sướng là có, Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy đã làm việc và kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Trung. Việc mượn tiền là quan hệ gia đình. Bên vợ ông Trung là bà con với bên vợ ông Sướng”.
     Một cán bộ Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng xin giấu tên cho Tiền Phong biết: “Ông Nguyễn Việt Trung 2 lần “mượn” tiền của ông Sướng tổng cộng 600 triệu đồng, được thực hiện vào tháng 3 và tháng 5/2015.
    Trong khi đó đối chiếu với báo cáo của Sở KH&CN, từ năm 2017 đến tháng 6/2019, Thanh tra Sở này phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Phòng Cảnh sát kinh tế tiến hành thanh tra 103 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phát hiện 27 cơ sở vi phạm.Trong số 27 cơ sở này, có 1 cơ sở của Công ty TNHH Gia Thành có liên quan đến ông Trịnh Sướng vi phạm về đo lường. Thậm chí, cuối năm 2018, kiểm tra kho xăng dầu Phú Mỹ Hưng của đại gia Trịnh Sướng cũng không phát hiện vi phạm, mặc dù các vi phạm của Phú Mỹ Hưng đã nằm trong tầm ngắm của Công an Đắk Nông và Bộ Công an. Hơn nữa, ông Nguyễn Việt Trung là người phụ trách về đo lường chất lượng hàng hóa”.
    Chiều tối ngày 12/6, Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng phát đi thông cáo báo chí về việc thông tin một số lãnh đạo tỉnh được đại gia Trịnh Sướng mời đi tham quan du lịch nước ngoài là chưa chính xác.
    Văn phòng UBND tỉnh thông tin chính thức như sau:
    Qua rà soát, tỉnh Sóc Trăng tuân thủ thực hiện Kế hoạch Đoàn ra, Đoàn vào năm 2019 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng không tổ chức đoàn cũng như phân công lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn tham gia bất kỳ đoàn đi nước ngoài theo lời mời của các doanh nghiệp.
    Việc ông Huỳnh Văn Sum – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đi nước ngoài ngày 29/3/2019 đến ngày 3/4/2019 là có đơn xin nghỉ phép đi tham quan du lịch tại Nhật Bản. Kinh phí chuyến đi do cá nhân ông Sum tự chi trả. Hồ sơ, thủ tục xin đi Nhật Bản được thực hiện đúng theo quy định hiện hành.                                                                                                    
                                                                                                                                                   Nhật Huy
    Phó Bí thư tỉnh Sóc Trăng đi nước ngoài, ”vô tình” gặp Trịnh Sướng?
    Chuyến đi của cán bộ hưu trí tỉnh Sóc Trăng, tất cả đều dùng tiền cá nhân và chỉ "vô tình" gặp đại gia Trịnh...
    Theo C. KỲ - N.HUY - X.LƯƠNG (Tiền Phong)

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét