Chuyển đến nội dung chính

CÓ NHỮNG CHIỀU NHƯ THẾ (ĐL)

Thơ Hoàng Hôn Hay




CÓ NHỮNG CHIỀU NHƯ THẾ

Chiều chiều ra quán Cây Si
Tắm say lạc thú, lau đi bồn chồn
Khằng xác mà ngây ngô hồn
Lơng tơng níu kéo mây tần trời xưa
Tình vờ, yêu giả, cứ mua
Bày ra mơn trớn lại mùa Thanh Xuân
Thơ đàn tíu tít hồng nhan
Bổng trầm mưa nắng, díu gian núi đồi.

Chê bai, dè bỉu mặc người
Tôi cợt nhả, tôi rung đùi,..., mặc tôi!
Trăm năm còn bấy nhiêu thôi
Vơ quàng thương, nhớ,..., đã đời rồi...đi.

 Thế gian thoải mái khinh khi
Tung tăng cát bụi: "Làm gì được nhau?" !...

                                                                             Trần Hạnh Thu

Lạ lùng chuyện nhậu: Một mình cũng uống

15 Thanh Niên Online
Có nhiều cách giải quyết bế tắc trong cuộc sống hay buồn bã trong tình cảm… nhưng nhiều người trẻ lại chọn cách nhậu một mình để giải tỏa cảm xúc, tìm khoảng lặng riêng.
Có nhiều cách giải quyết nỗi buồn, sao phải nhậu một mình?
Ảnh: Tấn Hiệp
Như một thói quen
Ai cũng nghĩ việc nhậu nhẹt thường là khi có tiệc tùng, lúc đông người hay có bạn bè ngồi chung. Tuy vậy, vẫn có nhiều bạn trẻ lại tìm đến cuộc nhậu chỉ một mình.
Khi đặt câu hỏi từ bao giờ bạn bắt đầu nhậu một mình?, thì câu trả lời chung của nhiều bạn trẻ là khi thất tình. Bạn Ngô Kiên Giang, 25 tuổi, làm việc tại một công ty truyền thông ở Q.1, TP.HCM, cho biết đã bước qua 3 mối tình. Sau mỗi lần chia tay với người yêu, cảm xúc buồn Giang thường ra quán nhậu, ngồi một mình 'tu' đến ngà say mới về.
“Lúc đầu tôi nghĩ, ra quán ngồi một mình người ta nhìn vào đánh giá này nọ. Nhưng vì buồn quá, chẳng còn cách nào nên đi luôn. Mà lạ lắm, thất tình chẳng muốn chia sẻ cùng bạn bè. Bởi có kể ra nhiều khi họ lại cho mình yếu đuối, bi lụy và truyền đến họ cảm xúc tiêu cực”, Giang bộc bạch.
Ngồi một mình nhậu để giải sầu ẢNH: TẤN HIỆP
Một mình cũng nhậu 
ẢNH: TẤN HIỆP

Giang nói thêm: “Lần đầu nhậu mình buồn lắm, chẳng biết làm gì cứ nốc ừng ực mong nhanh say, nhanh quên đi buồn phiền”. Nhưng sau những lần thử nhậu một mình, dần dà Giang đã quen với việc này. Có những lúc không thất tình, nhưng thấy mệt mỏi với nhiều lo toan, Giang cũng ra quán nhậu một mình để giải sầu.
“Bình thường tôi vẫn đi nhậu với bạn bè. Nhưng thi thoảng vẫn ghé hàng quán nào đó để uống một mình. Tôi không phải dạng 'nghiện' nhậu, mà là muốn tìm một góc riêng, muốn hiểu bản thân mình hơn, ngẫm lại những được mất trong cuộc sống. Uống cà phê một mình cũng là cách tìm không gian riêng, nhưng sẽ không tìm được cảm xúc dâng trào như khi đi nhậu…”, chàng trai 25 tuổi giải thích.
Không chỉ có nam giới uống một mình, mà nhiều bạn nữ cũng chọn cách giải sầu khi buồn tình. Và khi thất tình, quá đau khổ trong tình yêu, chẳng biết làm cách nào để giải tỏa nên họ tìm tới bia rượu để “uống cho quên đi cay đắng đời mình”, “uống cho thôi buồn bã”…
P.T.P.A, nữ sinh Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ vừa mới đây cô gặp chuyện buồn trong tình cảm nên mua bia về phòng trọ để uống: “Khi chia tay người yêu, mình thất vọng nhiều thứ, chỉ biết tìm đến bia. Ra ngoài nhậu thì sợ bị đánh giá không tốt. Buồn quá buồn, bạn bè không ai biết nhậu, nên mình lủi thủi nhậu một mình ở phòng trọ,”.
Bằng nhiều cách thức khác nhau, có người chọn nhậu một mình ở nhà, có người chọn ở quán, nhưng họ đều có điểm chung mang một nỗi niềm riêng khó tả.
Thường hay nhậu và có thói quen nhậu một mình, Đỗ Văn Hai, 28 tuổi, làm tại một công ty giày ở Dĩ An, Bình Dương, cho biết chán ngán cảnh đông đúc nên chọn nhậu một mình ở nhà. “Nhậu mình có cái hay là mình biết lường tửu lượng, biết kiềm chế được cảm xúc không uống quá đà, tính trầm hơn. Tôi thấy bạn bè tôi, ai rủ cũng nhậu. Thay vì đi nhậu đông người mà chẳng tìm được niềm vui lợi ích gì, khi say còn chạy xe dễ tai nạn, đi nhiều tăng tốn kém…”, Hai nói về quan điểm của mình. Tôi thắc mắc việc uống một mình vậy có dễ trở thành “sâu rượu” không? Hai đáp: “Thường xuyên đi nhậu cũng thành sâu rượu chứ nói chi đến việc nhậu một mình. Nhưng người biết nhậu một mình, họ chỉ uống khi buồn quá nhiều chuyện thôi”.
“Nhìn như ông già”
Tuy những người trong cuộc nhìn nhận có nhiều cái hay trong việc nhậu một mình, nhưng người chưa từng uống một mình lại có ý kiến khác. Họ cho rằng uống một mình nhìn như “mấy ông già”; “tự kỷ”; “nghiện nhậu”…
“Không ít lần tôi thấy có người ngồi một mình nhậu ở quán xá. Những người đó có điểm chung là tâm trạng buồn, lộ rõ nhiều tâm sự. Tôi thường đi nhậu, nhưng chưa nhậu một mình bao giờ, cũng không biết cảm xúc đó sẽ như thế nào. Nhưng nhìn cảnh ngồi một mình uống nhìn như ông già, thấy chán đời quá”, Nguyễn Thanh Quang, 23 tuổi, cho biết.
Phan Ngô Văn Bình, sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM, thì cho rằng việc nhậu nhẹt là lúc đông vui và tìm niềm vui. “Một mình nhậu giống như bị tự kỷ. Đặc biệt thất tình mà nhậu cứ như đang hành xác bản thân. Tôi từng thử nhậu một mình nhưng uống được một ly là không uống được nữa. Tôi cũng từng thất tình nhưng không chọn nhậu để giải quyết nỗi buồn. Tôi lao vào công việc để nỗi đau không tìm đến. Tôi cũng đi du lịch làm mới bản thân. Biết bao nhiêu cách sao lại chọn nhậu một mình. Khi đông đủ bạn bè, nhậu để vui, để thoải mái chứ”, Bình nhìn nhận.
Là một chuyên gia trong lĩnh vực y tế, tiến sĩ - bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, cho biết những người trẻ cần hạn chế những thức uống có chất cồn, chất kích thích, đặc biệt là bia rượu. Vì những chất kích thích ấy sẽ ảnh hưởng đến hành vi của con người, dẫn đến những hành động mất kiểm soát. “Rượu bia gây ức chế hoạt động hệ thần kinh trung ương khi sử dụng quá liều lượng”, ông Niên nhấn mạnh.
Ý kiến
“Nhậu một mình đã buồn sẽ buồn hơn. Đó không phải cách giải quyết vấn đề mà là chạy trốn vấn đề. Thay vì vậy các bạn hãy vạch ra kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề, chỗ nào bí quá thì tìm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó để nhờ họ tư vấn, cho ý kiến”.
Nguyễn Tuấn Phongnhân viên một quán cà phê trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp, TP.HCM
“Đã buồn mà nhậu một mình ở phòng trọ thì dễ dẫn đến trầm cảm, tự kỷ. Vì mình chỉ biết ngồi lủi thủi một mình, chẳng giao tiếp cùng ai. Thay vì vậy hãy chia sẻ nỗi buồn với những người thân. Bạn cũng có thể đọc một cuốn sách, viết nhật ký để giải tỏa ưu phiền, có thể đi ăn uống thật no, hoặc đi du lịch làm mới bản thân để quên nỗi buồn… chẳng hạn”.
Trần Minh Triệu, sinh viên Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM
"Mỗi người đều có cách giải quyết nỗi buồn riêng, miễn sao cảm thấy thoải mái là được. Nhưng mình cho rằng không nên quá lạm dụng việc nhậu một mình".
Nguyễn Ngọc Thanh Tuyền, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Quán ăn tranh, tre, nứa, lá giữa Hà Nội: Vết dao lam rạch vào mặt đô thị

(VTC News) - Giữa phố phường hiện đại bỗng mọc lên một cái quán tranh tre nứa lá sừng sững, ếch nhái uôm oam, giống như vết dao lam rạch thẳng vào bộ mặt đô thị.

Quán nhậu dị biệt trên có tên Lương Sơn Quán, được chủ đầu tư xây dựng trên nền một ngôi biệt thự ba tầng cũ, sau khi đã đục phá các khoảng tường, cào rách các mảnh vữa và vẩy lên đó các lớp sơn đỏ như máu.
Trên tuyến phố Thái Hà sầm uất, chủ Lương Sơn Quán đã trồng rào tre, lợp mái ngói theo kiểu sắp đổ, dựng cổng bằng đá hộc, kê chum rượu... ngay phía trước mặt tiền ngôi nhà. 
Trên tuyến phố Thái Hà sầm uất, chủ Lương Sơn Quán đã trồng rào tre, lợp mái ngói theo kiểu sắp đổ, dựng cổng bằng đá hộc, kê chum rượu... ngay phía trước mặt tiền ngôi nhà. 
Tổ trưởng dân phố và những người dân kinh doanh gần khu vực khi được phỏng vấn cho hay, dù rất có cảm tình với chủ của Lương Sơn Quán. Song, thiết kế kì quái của quán khiến họ cảm thấy “nhếch nhác” và “không phù hợp” với mỹ quan tuyến phố.

Tiếng ồn từ những thực khách nhậu khuya, và việc hàng trăm những xe máy cùng ô-tô ken kịt dưới vỉa hè khiến giao thông đi lại khó khăn cũng ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. 

Phá cách hay “vết chém” vào bộ mặt đô thị?

Lương Sơn Quán nằm tại 173 đường Thái Hà (phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội). Đây từng là căn biệt thự được xây theo lối kiến trúc cổ, có hai mặt tiền, cổng chính đối diện với Trung tâm chiếu phim Quốc gia.

Những ông chủ giàu có đã thuê lại với giá vài trăm triệu đồng/tháng trong thời gian 5 năm và biến nơi này thành quán nhậu với phong cách “không giống ai, không ai giống chúng tôi”.

Khơi gợi cảm hứng từ “108 vị anh hùng Lương Sơn”, quán nhậu Lương Sơn là một vương quốc của những người “thích xem phim võ hiệp” và muốn nếm trải “cảm giác làm anh hùng".
Nhiều ý kiến cho rằng, trên đường phố đô thị hiện đại, hình ảnh khác lạ của quán nhậu trên đã làm mất đi tính thẩm mỹ, mỹ quan đô thị.
Nhiều ý kiến cho rằng, trên đường phố đô thị hiện đại, hình ảnh khác lạ của quán nhậu trên đã làm mất đi tính thẩm mỹ, mỹ quan đô thị.
Xuất phát từ ý tưởng này, chủ quán đã kiến trúc không gian ăn uống theo kiểu sơn trại. Mặt tiền quán có cổng chính bằng đá hộc cao gần 2m, hàng rào tre cũ mới xen kẽ nhau.

Cổng phụ tận dụng từ một bức tường được đục thủng. Lối đi và giữa những khoảng tường đã khoét loang lổ là hàng trăm chiếc chum quét sơn đỏ máu, gợi cảm giác hãi hùng với thực khách yếu bóng vía.

Phía trên gác những thanh tre, cọc gỗ lởm chởm được cố định bằng đinh và dây thép. Ván gỗ mỏng lát làm sàn, không đánh bóng mà để xù xì, như vừa đưa ra từ máy xẻ.

Bàn nhậu là những thớt gỗ khá to, ghế ngồi cũng bằng gỗ. Khách ngồi nhậu trên bàn hoặc luôn dưới sàn tùy thích. Ngay trên đầu là mái lợp ngói được chủ quán cố tình thiết kế cheo leo như… sắp sập. 
Những vật liệu dễ cháy được dựng ngay sát trạm biến áp. 
Những vật liệu dễ cháy được dựng ngay sát trạm biến áp. 
Những người dân sống cạnh Lương Sơn Quán cho biết, công trình bắt đầu cải tạo từ khoảng tháng 10 năm ngoái và 2 tháng sau thì bắt đầu kinh doanh.

Được quảng cáo có thể chứa hàng ngàn thực khách, kể từ khi khai trương, Lương Sơn Quán thu hút một số lượng rất lớn khách nhậu.

Chiều 4/4, một nhân viên trông giữ xe vừa viết vé vừa cho hay, buổi tối ở đây thường xuyên kín chỗ. Xác nhận điều này, ông S. – một đại diện Lương Sơn Quán - nói những ngày cao điểm, khách phải đặt trước hai ngày mới có bàn.

Trái ngược với tình hình kinh doanh khởi sắc, cách kiến trúc dị biệt của Lương Sơn Quán đang khiến cho nó gặp nhiều chỉ trích.

Theo N. - một người phụ nữ ngoài ngoài 30 tuổi, có thâm niên bán hàng trong con ngõ Thái Hà đã nhiều năm – thì, cách trang trí kỳ lạ của Lương Sơn Quán khiến cô ngạc nhiên vì “không giống như các cửa hàng, hàng quán lân cận trên phố”.

Ông tổ trưởng dân phố - nơi Lương Sơn Quán đang có ý định xin vào sinh hoạt, khi được hỏi đánh giá về mỹ quan đô thị trên tuyến phố Thái Hà đã nói thẳng: “Giữa khu vực thành phố sầm uất mà có một công trình như vậy thì tôi cho là không được đẹp. Nó nhơ nhếch quá!”...

Những hệ lụy

Không chỉ là mất mỹ quan đô thị, việc xây dựng Lương Sơn Quán theo phong cách sơn trại mà không tính đến yếu tố đặc trưng của đô thị loại I cũng để lại nhiều vấn đề.

Nhiều người dân đã phản ánh việc họ phải chịu đựng tiếng ồn từ quán nhậu cũng như buộc phải chấp nhận nạn kẹt xe vào mỗi tối.

“Từ khi có quán nhậu, muỗi bắt đầu xuất hiện và tiếng ếch nhái kêu như ở cánh đồng. Hình như họ mua cả ếch nhái về thả”, chị T. nói trong khi tay vẫn pha đồ uống cho khách.

Ngoài ra, theo ông tổ trưởng dân phố, chỗ đậu xe cho mấy trăm khách nhậu mỗi tối cũng là một vấn đề của Lương Sơn Quán.

“Trước đây, họ có nhờ chúng tôi trông xe, nhưng do khách nhậu khuya, có hôm đến 12h nên chúng tôi từ chối".

Một người khác cho biết, khách nhậu, có người say xỉn, lấy xe la lối om sòm; thậm chí đi vệ sinh cả ra tường nhà bên đường, bốc mùi nồng nặc nên nhiều người phản ứng.
Quán nhậu được trang trí bằng chum, vại được treo lơ lửng giống một sơn trại giữa thành phố. 
Quán nhậu được trang trí bằng chum, vại được treo lơ lửng giống một sơn trại giữa thành phố. 
Cùng đó, theo nhìn nhận của nhiều người dân sinh sống tại đây, khách nhậu trong Lương Sơn Quán, trên những thanh tre nứa, bên những bó củi, trong hàng tấn gỗ khô có thể là một mối nguy hiểm. Bởi, ngay cạnh đống vật liệu dễ cháy đó, cách chưa đầy 3m là trạm biến áp, với hàng đống dây diện lằng nhằng.

Mặc dù quán nhậu mới đây đã có chứng nhận phòng cháy, song theo chị T., họ có lí do để lo lắng về một vụ hỏa hoạn khi mùa khô hanh đanh đến gần: “Chẳng ai biết điều gì xảy ra khi những vật dễ cháy kia bắt lửa", chị T. nói với PV.

Bị xử phạt 7 triệu vì chưa có chứng nhận PCCC

Liên quan hoạt động của Lương Sơn Quán, trả lời PV báo điện tử VTC News chiều 4/4, ông S. – đại diện Lương Sơn Quán - thừa nhận, quán này từng bị cơ quan chức năng “tuýt còi”. 

Theo ông Vũ Hồng Sơn (Chủ tịch UBND phường Láng Hạ), ngày 8/1, cơ quan này đã có văn bản đề nghị xử lý và lực lượng PCCC đã ra quyết định xử phạt Lương Sơn Quán 7 triệu đồng do chưa đảm bảo phòng cháy chữa cháy theo quy định.

Như vậy, bắt đầu đưa vào khai thác kinh doanh từ tháng 12 năm ngoái, nhưng phải đến khi lực lượng chức năng vào kiểm tra, xử phạt, chủ quán nhậu này mới hoàn thiện thủ tục PCCC.
Ông Vũ Quang Vinh (Cán bộ Thanh tra Xây dựng phường Láng Hạ) cho biết: “Công  trình 173 Thái Hà được xây dựng bằng khung chịu lực bê tông cốt thép, xây tường 10. Lương Sơn Quán mới bắt đầu mở từ giữa năm 2015. Trong quá trình tu sửa, có một số hạng mục không có trong thiết kế như cổng, chum, chúng tôi đã yêu cầu chủ quán tháo dỡ ngay lúc đó".

Chiều muộn 4/4, Lương Sơn Quán mở cửa đón khá
ch như thường lệ. Dưới lòng đường, hàng trăm chiếc xe máy và vô số ô tô thi nhau bóp còi inh ỏi, nẹt pô um xùm. Vỉa hè hai bên trước và cạnh quán nêm cứng xe máy.

Trong quán, những tiếng "dô" bắt đầu vang lên, như muốn át đi hàng ngàn tiếng pô xe bên ngoài đang gầm rú…

Báo điện tử VTC News sẽ tiếp tục phản ánh!

Chén rượu… là đầu câu chuyện: Vì sao người Việt thích ‘nhậu’?

Cập nhật lúc 21-02-2018 08:24:13 (GMT+1)


 
Rượu có lẽ là thức uống quen thuộc của nhân loại hàng nghìn năm nay. Từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim, hình ảnh chén rượu cứ thấp thoáng ẩn hiện trong tâm thức người ta. Cho đến một ngày rượu trở thành thứ “tôn giáo” của những tay bợm nhậu…

Một điềm báo chẳng lành
Nói đến chuyện uống rượu, có lẽ nhiều đàn ông đất Việt khó mà ngồi yên, cứ cảm thấy ngứa ngáy, nhột nhạt trong người. Dễ hiểu thôi, Việt Nam là nơi tiêu thụ đồ uống có cồn hàng đầu thế giới. Thống kê năm 2016 cho ra một con số kinh hoàng: 77% đàn ông Việt uống rượu hoặc bia, tỉ lệ đứng đầu thế giới. Nếu tính riêng về rượu, năm 2015, người Việt đã “cạn chén” khoảng 70 triệu lít. Nhưng đó chỉ là số rượu được mua bán và giao dịch công khai. Người Việt còn có một thú vui khác là tự pha chế và nấu rượu. Vì vậy, mỗi năm chúng ta còn tiêu thụ thêm chừng 200 triệu lít rượu “nút lá chuối” đặc sản như vậy nữa. Nói chung, người Việt uống rượu bia nhiều nhất thế giới.
Và chắc chắn đó không phải là một vinh dự mĩ miều gì cho lắm trừ việc các công ty bia rượu đang làm ăn ngày càng phát đạt. Những báo cáo chưa đầy đủ của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát cho biết tốc độ tăng trưởng của ngành này lên tới 7%/năm. Chỉ riêng số tiền nộp ngân sách năm 2015 của ngành bia rượu đã là 30 nghìn tỉ đồng. Ngành này cũng tự hào “khoe” rằng đã tạo ra hàng triệu việc làm “ổn định” suốt hàng chục năm qua. Nhưng thực sự chẳng ai có thể cười nổi khi nghe những báo cáo này.
Những con số hoành tráng ấy sẽ lập tức trở nên vô nghĩa khi bạn biết rằng, gần một nửa đàn ông Việt Nam đang uống bia rượu ở mức nguy hại. Đó là thông tin được Bộ Y tế đưa ra cách đây hơn 2 năm. Cái “mức nguy hại” ấy, nói thẳng ra chính là việc đàn ông Việt sẽ phải đối mặt với đủ thứ bệnh nan y nhất ở ngay trước mắt như: tim mạch, đái tháo đường, rối loạn thần kinh, bệnh tiêu hóa và ung thư.
Bây giờ là thời mà hễ bước chân ra ngoài đường là người ta hoàn toàn có thể “vấp” phải một quán nhậu nào đó, “vấp” theo đúng nghĩa đen. Quán bia, quán rượu mọc như rừng, có thể dựng lên “dã chiến” ở bất cứ đâu, từ nhà hàng sang trọng vài sao đến một góc vỉa hè nham nhở cuối phố. Nhiều năm trước, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã viết phóng sự nổi tiếng “Con đường bia bọt” tả thú ăn chơi của dân nhậu trên con đường Thi Sách ở Sài Gòn như một dự cảm chẳng mấy hay ho về thứ đồ uống kia. Dự cảm đó bây giờ đã là sự thật, hơn nữa trở thành nguy cơ. Đó là nguy cơ, điềm báo cả một thế hệ sắp bị thui chột chỉ vì bia rượu.
Điềm báo cả một thế hệ sắp bị thui chột chỉ vì bia rượu. Ảnh dẫn theo saigoneer.com
“Nam vô tửu như kỳ vô phong”
Đoán chắc rằng dù là người biết uống rượu hay không, bạn cũng từng phải nghe câu ấy một lần. Đàn ông không uống rượu như lá cờ không có gió. Ngẫm lại thật đúng. Cờ không gió thì phẳng lặng, nghiêm trang. Gió mà nổi lên thì cờ quạt bay phần phật, gió mà mạnh quá thì thậm chí còn gãy cả cán cờ. Chính là ý tứ đó, uống rượu cũng khiến người ta “gãy đổ”, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Trong sở làm, lúc gặp gỡ bè bạn, trên bàn tiệc đối tác hay đơn giản chỉ là ngày lễ tết trong gia đình, bạn có hay bị người khác châm chọc kiểu như: “Đàn ông không nhậu thì về mặc váy cho vợ” không? Đó lại là một câu cửa miệng khác của dân nhậu, cũng là một chiêu khích tướng phổ biến nhất trên bàn nhậu. Người bị khích tướng hẳn là không vui vẻ gì cho lắm. Nếu nhẫn nhịn thì cũng phải đỏ mặt, tía tai, mất hết nhuệ khí; còn không nhẫn được chút khẩu khí, cũng “dô ta” cạn chén gỡ gạc thể diện thì hẳn là “uống bao nhiêu ra bấy nhiêu”.
Dân nhậu lại truyền nhau công thức: “Vào ba, ra bảy”, nghĩa là nhập tiệc thì uống ba chén, rời tiệc phải uống bảy chén, chốt lại vẫn là phải uống từ đầu đến cuối, muốn thoái thác cũng khó. Người Việt rất nhiệt tình, cái nhiệt tình ấy thể hiện trên bàn nhậu cũng rõ ràng chẳng kém nơi đâu. Đã ngồi vào bàn cùng các “chiến hữu” thì phải hết mình, tới bến, rót rượu “căng mặt trống”, cạn ly “không còn long đen”, hết bia lại chuyển sang rượu, không say không về…
Trong tiệc rượu, người ta thực đã lấy tửu lượng để đo giá trị của một người. Người uống khỏe, trăm chén không say, càn quét bàn rượu được cho là kẻ mạnh, đáng nể phục, có uy tín và là “nam nhi đích thực”. Còn người chưa uống đã đỏ mặt, uống vào nôn ra thì bị coi là yếu đuối, bạc nhược, không có bản lĩnh. Từ bao giờ chén rượu đã trở thành thước đo một người đàn ông như vậy?
Khi quần tụ quanh mâm rượu với nhau, mỗi bợm nhậu hầu như đều trở thành văn sĩ, nhà thơ hết cả, lời nói ra đầy tính triết lý, chừng như xuất phát tự đáy lòng. Người ta khóc cười bên chén rượu rồi cãi vã nhau, thậm chí hành hung nhau cũng chỉ vì cái chất cồn ấy. Nếu rảnh rang, bạn có thể lên mạng gõ những từ khóa kiểu như: “Say rượu đánh nhau”, “Say rượu giết người”… đảm bảo sẽ cho ra hàng trăm, hàng nghìn kết quả.
Rượu không phải là vũ khí thể hiện bản lĩnh nam nhi. Rượu, chính là thuốc độc.
Người ta khóc cười bên chén rượu rồi cãi vã nhau, thậm chí hành hung nhau cũng chỉ vì cái chất cồn ấy. Ảnh dẫn theo politico.eu
Ấy thế mà ngày nay chừng như người ta còn ra chiều cổ vũ chuyện bia rượu. Họ nâng tầm nó lên thành một nét văn minh, rồi gọi tên đàng hoàng là “văn hóa nhậu”. Bản thân chữ “văn hóa” đầy đẹp đẽ, thâm trầm là không thể đi cùng chuyện nhậu nhẹt phàm phu tục tử. Cái gì gọi là “văn hóa nhậu” đây?
Mà nhậu nhẹt từ lâu cũng không còn là chuyện riêng của giới bợm nhậu. Bây giờ, ai cũng có thể nhậu, nhậu một cách đường hoàng, nhậu được cấp cả… chứng chỉ. Sinh viên đại học ở ký túc xá 4 năm thì 3 năm ngập chìm trong men rượu. Ngày chập chững bước vào cổng trường vẫn còn là một chàng trai non tơ, đến lúc ra trường đã sớm trở thành tay nhậu thứ thiệt được đào tạo bài bản. Đến khi xin việc, đi làm, người ta cũng không thoát khỏi ám ảnh của rượu bia. Liên hoan công ty, ngày lễ tết kỷ niệm hay đơn giản như sinh nhật sếp mà thiếu đi chén rượu, cốc bia thì trong lòng bồn chồn lắm! Bạn thử nghĩ xem, 77% đàn ông Việt uống rượu bia, hỏi người nào, ngành nào mà chẳng từng ít nhất một lần trầm mình trong men cay đây?
Như vậy, tính ra đàn ông Việt Nam ít nhất phải kinh qua chừng 50 năm sống với bia rượu, chất cồn, từ thời trẻ tráng, khí lực dồi dào tận đến khi già lão, gậy chống nạng nâng. Đó chỉ là trường hợp lý tưởng khi người uống rượu sống được 70 tuổi và bỏ rượu lúc về già. Trên thực tế, những người nghiện rượu thường có thọ mệnh không dài, đến tuổi trung niên có khi đã bệnh tật đầy thân, sống vô cùng khổ sở.
Càng nghèo thì càng… nhậu
Có một nghịch lý khó hiểu là phàm ở các nước kém phát triển, người dân lại thích gần gũi với chén rượu hơn. Năm 2015, lại một thống kê đáng buồn khác cho thấy Việt Nam đứng thứ 5 trong số 10 nước châu Á tiêu thụ bia rượu nhiều nhất, “xếp cùng mâm” với Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc. Nhưng rõ ràng GDP của Việt Nam không thể sánh bằng các nước này, thậm chí chỉ bằng số lẻ. Có một câu tục ngữ rất đúng với trường hợp này là: “Con nhà lính, tính nhà quan”, nghèo hơn nhưng người Việt lại sẵn sàng chịu chơi sòng phẳng! Đó cũng là lý do vì sao người Việt uống rượu nhiều nhất ASEAN dù chỉ có GDP đứng thứ 8/10 trong khu vực này.
Nhiều người vẫn luôn tự hỏi lòng một câu này: “Vì sao Việt Nam cứ mãi nghèo thế?”. Lý do nói ra thì rất nhiều nhưng chắc hẳn rượu bia cũng là một thủ phạm ngấm ngầm góp phần kéo lùi sự phát triển của đất nước. Mà khi uống rượu bia, người ta lãng phí lắm! Bạn cứ thử nghĩ mà xem, một cân gạo ngon hiện giờ có giá khoảng 16.000 đồng, tương đương với giá một lon bia Heineken. Vậy thử làm một phép tính. Trong cuộc nhậu, bạn uống được khoảng 10 lon Heineken là đã “ngấm đòn”, phải vào nhà vệ sinh tống ra ngoài chừng 7 – 8 lon nếu không muốn lục phủ ngũ tạng bị tra tấn cả đêm. Thế là bạn đã tiêu một số tiền đủ mua được 1 yến gạo ngon rồi lại tống ra ngoài 8 cân gạo mà chẳng để làm gì. Sự lãng phí thật lớn biết chừng nào!
Càng ở những vùng nông thôn, người dân lại càng thịnh hành tiêu thụ bia rượu nhiều hơn. Năm 2015, người ta tính được rằng khu vực nông thôn tiêu thụ tới 2 tỉ lít bia trong tổng số 3,5 tỉ lít. Bia rượu từ lâu đã không còn là quyền hạn của thị dân phố phường nữa. Người phố uống rượu Vodka, rượu ngoại thì người quê tự nấu rượu gạo nút lá chuối cũng vẫn đủ chiều lòng các bạn nhậu.
Người phố uống rượu Vodka, rượu ngoại thì người quê tự nấu rượu gạo nút lá chuối cũng vẫn đủ chiều lòng các bạn nhậu. Ảnh dẫn theo baomoi.com
Dường như cuộc sống càng khó khăn, người ta lại càng thích tìm đến rượu chè nhiều hơn. Chẳng thế mà ông bà ta từng nói rất chí lý như vậy:
Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày
Nết uống rượu cao đẹp của người xưa
Đương nhiên, người xưa thích uống rượu, thậm chí cũng uống khá nhiều. Lịch sử có chép một vài vị như vậy. Lưu Linh uống rượu trăm chén không biết say, những kẻ uống rượu sau này đều chỉ tự nhận là “đệ tử Lưu Linh”. Tào Thực, con trai Tào Tháo, cũng uống rất dữ, làm thơ: “Quy lai yến Bình Lạc. Mỹ tửu đẩu thập thiên” (Trở về mở yến ở quán Bình Lạc. Rượu ngon uống mười ngàn đấu). Nguyễn Công Trứ uống rượu rồi ngông nghênh ca rằng: “Còn trời, còn nước, còn non. Còn cô bán rượu anh còn say sưa”. Đến thời hiện đại, Trần Huyền Trân một lần ghé tai khắc khoải tâm sự với Tản Đà:
Cụ hâm rượu nữa đi thôi
Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu
Rồi lên ta uống với nhau
Rót đau lòng ấy vào đau lòng này
Nhưng cái nết uống rượu của cổ nhân hoàn toàn khác hẳn với “văn hóa nhậu” bê bối của ngày nay. Khác như thế nào?
Trước hết, thuở ban sơ, rượu gắn với các hoạt động tâm linh, là thứ dùng để tế lễ Trời Đất, “vô tửu bất thành lễ” (không có rượu không thành nghi lễ). Chu Văn Vương nói: “Tế tự thì dùng rượu. Trời kia xuống mệnh cho dân ta biết nấu rượu chỉ là dùng vào việc tế tự lớn”. Tế rượu là một nghi thức trọng đại, chẳng thế mà người xưa đặt ra hẳn một chức quan chuyên trách làm việc ấy, gọi là “quan Tế tửu”. Đó phải là người có uy tín, phẩm giá, được nể trọng lắm!
Rượu trong tâm thức cổ nhân cũng là thứ vũ khí để tiêu sầu, giải phiền muộn, gọi là “phá thành sầu”. Có câu: “Dục phá thành sầu duy hữu tửu” (Muốn phá thành sầu chỉ có rượu mà thôi). Lý Bạch một đời ôm chén rượu, ngắm trăng, thưởng hoa, làm thơ, từng viết: “Nhân sinh đắc ý tu tận hoan. Mạc sử kim tôn không đối nguyệt” (Đời người đắc ý cứ vui tràn. Chớ để chén rượu vàng cạn dưới trăng). Ấy thế mà đôi khi rượu cũng vô tác dụng, chẳng phá nổi sầu mà lại chuốc thêm phiền đau. Cũng chính Lý Bạch viết: “Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu. Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu” (Rút dao chặt nước nước càng chảy. Nâng chén tiêu sầu sầu càng sầu).
Nết uống rượu của cổ nhân hoàn toàn khác hẳn với “văn hóa nhậu” bê bối của ngày nay. Ảnh dẫn theokhampha.tv
Rượu cũng là một thứ “tín vật” gắn bó người với người, là chất keo gắn kết những người bằng hữu. Người xưa nói: “Chén tạc chén thù”. Chủ nâng chén chúc khách gọi là “tạc”, khách đáp lễ chúc lại gọi là “thù”. Có chén rượu uống cạn bên người tri âm được coi là một hạnh phúc lớn trong đời. Bởi thế mà có câu: “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Thoại bất đầu cơ bán cú đa” (Rượu gặp bạn hiền ngàn chén ít. Lời không hợp ý nửa câu nhiều).
Ở một khía cạnh khác, rượu cũng là chất xúc tác cho cảm hứng sáng tác thi ca. Tô Đông Pha trong một đêm Trung thu hơn nghìn năm trước, tay nâng chén rượu mà ca rằng:
Minh nguyệt kỷ thời hữu
Bả tửu vấn thanh thiên
Bất tri thiên thượng cung khuyết
Kim tịch thị hà niên
Tạm dịch:
Vầng trăng sáng có tự khi nào
Nâng chén rượu lên hỏi trời cao
Chẳng biết cung điện trên chốn ấy
Đêm nay đã là đêm năm nao
Xa hơn nữa, Lý Bạch để lại mấy câu thơ về rượu đầy cảm khái thế này:
Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi yêu minh nguyệt
Đối ảnh thành tam nhân
Tạm dịch:
Có rượu không có bạn
Một mình chuốc dưới hoa
Nâng chén mời trăng sáng
Mình với bóng là ba
Người xưa uống rượu một cách tài tử như vậy, uống say rồi lại làm thơ, để lại cho đời biết bao câu chuyện đẹp. Người xưa cũng uống nhiều, uống dữ nhưng luôn có thể tự ước thúc được hành động của chính mình, rất hiếm tìm thấy một “bợm nhậu” phá phách, đảo lộn luân thường đạo lý. Bởi thế mới nói, cái đạo uống rượu của cổ nhân thực là uy nghiêm, trang trọng, thực là quyến rũ.
Và tất nhiên, nó khác hoàn toàn với “văn hóa nhậu” xô bồ, dung tục bây giờ…
Cái đạo uống rượu của cổ nhân thực là uy nghiêm, trang trọng, thực là quyến rũ. Ảnh dẫn theo daikynguyenvn.com
Lời kết
Lạm bàn về chuyện bia rượu cũng chính là bước vào một vùng tương đối “nhạy cảm”. Như đã nói ở phần đầu, 77% đàn ông Việt uống rượu bia, quả thực người viết không chắc rằng trong số đó lại không có đến hàng nghìn, hàng triệu người cảm thấy bị đụng chạm đôi chút khi đọc những dòng này.
Nhưng rồi, chuyện nhậu nhẹt vốn đã trở thành thói hư thâm căn cố đế cũng đến lúc phải được nhìn nhận một cách trực diện. Một kẻ ưa nhậu nhẹt thì chẳng thể nên người, thành công. Một dân tộc thích nhậu nhẹt cũng chẳng thể thay đổi số phận của mình.
Những thống kê thẳng thắn nhất đã chỉ ra rằng năng suất lao động của người Việt đang thuộc hàng thấp nhất Châu Á Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Ngay cả so với những nước láng giềng trong khu vực, năng suất làm việc của chúng ta cũng còn phải chạy dài mới theo kịp, chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan. Đó là những số liệu được thống kê vào 4 năm trước (2013).
Năng suất làm việc kém một phần là bởi người Việt dành nhiều tiền của cho việc ăn nhậu. Thống kê cho thấy, người Việt đã tiêu tốn 3 tỉ USD/năm cho bia rượu, vượt xa các nước xếp sau là Thái Lan và Philippines. Trong khi đó, hãy nhìn sang Singapore bạn sẽ thấy ngay sự khác biệt.
Singapore chỉ tiêu thụ lượng bia rượu bằng 1/2 so với nước đứng thứ 3 khu vực ASEAN là Philippines, cũng là nước tiêu thụ đồ uống có cồn vào hàng thấp nhất thế giới. Có người nói rằng, một người Việt nhậu bằng 15 người Singapore. Thật trớ trêu, nhậu gấp 15 lần và làm việc kém 15 lần!
Lại có người nói vui rằng, với dân nhậu Việt thì Singapore chính là… địa ngục. Bởi chính phủ Singapore cấm kinh doanh và uống rượu bia hằng ngày từ 22h30 đêm đến 7h sáng hôm sau. Nếu chẳng may bạn để cảnh sát nước này bắt gặp đang cầm một chai bia ở nơi công cộng, hãy chuẩn bị tinh thần đối diện với những án phạt khắc nghiệt nhất. Khách nước ngoài lỡ mang bia ra nơi công cộng sẽ bị phạt 1.000 đô la Singapore (khoảng hơn 16 triệu đồng) lần đầu, gấp đôi ở lần thứ hai. Vi phạm lần thứ 3, họ sẽ phải vào tù.
Singapore hiện là một trong những đất nước phát triển nhất thế giới với một nền kinh tế năng động dù tài nguyên và nhân lực hạn hẹp. GDP bình quân đầu người của họ gấp… 27 lần Việt Nam. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.052 USD, chỉ tương đương mức GDP bình quân của Malaysia năm 1988 và Hàn Quốc năm 1982. Chúng ta đã đi sau các nước khác hàng 20, 30 năm như thế.
Quả thực, từ trên bàn nhậu, có thể phần nào nhìn ra được tương lai của một dân tộc, đất nước vậy!
Nguồn: Văn Nhược/ĐKN

Ngán ngẩm trước hình ảnh vị khách nữ tiệc tùng tưng bừng đón lễ đến mức rơi cả nội y tại quán ăn

Sau những buổi tiệc tàn là vô số thứ hổ lốn còn ở lại. Dù vẫn trên tinh thần là việc dọn dẹp sẽ gặp phải vài điều chẳng tốt lành gì, nhưng hẳn không ít người sẽ rơi vào trạng thái ‘mắt chữ A miệng chữ 0′ khi bỗng thấy một… một chiếc nội y của phụ nữ còn sót lại hòa chung trong đống rác.
Mới đây, mạng xã hội bất ngờ xuất hiện câu chuyện trớ trêu tại một quán nhậu khiến nhiều người xôn xao. Cụ thể, sau khi một nhóm khách ăn uống xong và ra về, anh chàng nhân viên này được giao nhiệm vụ dọn dẹp bàn tiệc. Điều đáng nói là vừa định dọn dẹp thì anh chàng đã gặp một tình huống bất ngờ. Theo đó, một vị khách nữ nào đã "chơi lớn" vứt cả chiếc áo lót lại quán nhậu này.
Ngán ngẩm trước hình ảnh vị khách nữ tiệc tùng tưng bừng đón lễ đến mức rơi cả nội y tại quán ăn - Ảnh 1.
Toàn cảnh bàn nhậu của nhóm khách này.
Chàng trai viết:
‘Biết là ngày lễ ăn chơi các thứ lại đang vào mùa nóng, mấy chị em đi nhậu cởi áo trong ra nhậu nhẹt cho cho thoải mái là điều quá bình thường, nhưng nhậu xong chị em mặc lại hoặc đem về giúp em được không? Khó xử lắm luôn ạ. Làm thằng phục vụ giờ không biết phải làm sao luôn, vứt đi thì tiếc, mang về cho vợ dùng nhưng sợ nó hiểu lầm sẽ đấm cho không trượt phát nào. Áo còn mới lắm ạ, thơm phức luôn’
Dòng trạng thái có phần hài hước, bông đùa nhưng việc ăn uống, quẩy đến mức… rơi cả nội y thế này, nghiêm túc mà nói, đúng là có phần ngộ đời và khó hiểu. Đính kèm những tâm sự của nam thanh niên này là những hình ảnh "cận cảnh" chiếc áo lót "mới và thơm". 
Ngán ngẩm trước hình ảnh vị khách nữ tiệc tùng tưng bừng đón lễ đến mức rơi cả nội y tại quán ăn - Ảnh 2.
Và chiếc áo lót bị bỏ rơi của cô gái
Ngay khi được đăng tải, câu chuyện này đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Một số người cảm thấy vô cùng hài hước trước câu chuyện này. Trong khi đó, một số khác lại cảm thấy không đồng tình với hành động vị khách nữ:
"Vui thôi đừng vui quá chứ, thế này thì mất lịch sự quá rồi! Con gái mà không ý tứ gì", 
"Chị em rút kinh nghiệm, lần sau đi nhậu nhớ mặc áo có dây, chứ thế này thì chịu…",…
"Chị em rút kinh nghiệm, lần sau đi nhậu nhớ mặc áo có dây nhé, có say xỉn hay vui chơi quá đà cũng không lo lắng mất mặt như thế này".
"Dù lí do gì cũng không chấp nhận được, phận đàn bà con gái thì phải có ý tứ chứ, đến mức này thì ai xem ra gì?"
Mặc dù, không biết chủ nhân chính xác là ai nhưng nhiều người cho rằng, nhậu nhẹt đến mức bỏ quên cả đồ trong tại quán thế này thì đúng là chả có gì đẹp mặt. Và để tránh tình trạng tương tự có thể xảy ra vào đợt lễ đang diễn ra, thì một lời nhắc nhở nhẹ nhàng là: Các chị em ơi, vui thôi đừng vui quá!
Tú Cầu (Theo Thế giới trẻ)
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

MIỀN TÂY HOANG DẠI

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

VẪN THẾ MÀ!