Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 82

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Tiểu Sử TRIỆU THỊ TRINH - Những Giai Thoại Kì Bí Xung Quanh Thân Thế BÀ TRIỆU

Những góc khuất kinh hoàng chưa ai kể về cung nữ thời xưa

Cung nữ trong cung đình là những cuộc đời khổ cực và cô độc, tuy họ không phải lo chuyện cơm áo nhưng lại tổn thương về tinh thần.

    Sự thật kinh hoàng chưa từng biết về cung nữ thời xưa
    Được tuyển chọn vào hậu cung, các cung nữ đều có dung mạo như hoa, nhưng có ai thấu được nỗi thống khổ của thân trâu ngựa chốn thâm cung.
    Ít ai biết rằng, các cung nữ sau khi được tuyển chọn và đưa vào cung cũng là đồng nghĩa với sự bắt đầu của kiếp sống thân trâu ngựa. Cả đời họ phải lao động cật lực khổ sai, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm.
    Sống nơi thâm cung không biết ngày tháng, chả bao giờ có ngày được ngẩng mặt, thậm chí không bao giờ được gặp lại người thân.
    Khi đau ốm cũng như tù nhân hay phế nhân, các cung nữ không được khám chữa bệnh, chỉ dựa vào sinh mệnh duy trì sự sống hoặc chờ đợi cái chết.
    Nếu cung nữ nào may mắn được hoàng đế để mắt đến, thì may ra có chút địa vị, nếu may mắn hơn sinh được con cho hoàng thượng thì có thể được sắc phong.
    Còn lại các cung nữ chỉ còn cách sống âm thầm, lặng lẽ. Thậm chí, khi chết cung nữ cũng không được chôn cất mà hỏa thiêu, tro cốt sẽ được ném xuống giếng cạn.
     nhung goc khuat kinh hoang chua ai ke ve cung nu thoi xua hinh anh 1
    Những góc khuất kinh hoàng chưa ai kể về cung nữ thời xưa. Ảnh minh họa.
    Những cung nữ vi phạm quy định thường sẽ phải chịu hình phạt “Đề linh”. Ban đêm, cung nữ bị phạt phải đi từ Minh cung, cổng của Cung Đức Càn Thanh đến Nhật Tinh Môn, Nguyệt Hoa Môn sau đó phải về trước cung Càn Thanh.
    Phải đi từng bước chậm rãi, mưa gió cũng không được dừng lại, vừa đi vừa cao giọng hát “Thiên Hạ thái bình”, âm thanh phải mềm mại ngân dài như tiếng chuông. Nhưng đây vẫn là hình phạt nhẹ nhàng.
    Hình phạt “Bản trước” là cung nữ bị phạt, đứng mặt hướng về phía Bắc, sau đó cúi gập người hai tay ôm hai chân. Giữ tư thế này trong thời gian một canh giờ (khoảng 2 tiếng đồng hồ).
    Đa phần các cung nữ bị phạt đều hoa mắt chóng mặt, ngất lăn ra đất. Thậm chí có nhiều người còn nôn thốc tháo rất nguy hiểm đến tính mạng.
    Đôi khi cung nữ trở thành món đồ mua vui của hoàng đế
    Cung nữ được coi như món đồ chơi hoặc trò tiêu khiển đó là chuyện thường tình. Ngoài những lúc bắt các cung nữ phải "hầu hạ" mình, các nàng còn bị bắt quan hệ với động vật để làm trò tiêu khiển thỏa mãn thú tính biến thái của những tên hoàng đế vô lại.
    Khi vào cung họ mới 16 tuổi, đến khi đã 60 tuổi, xuân sắc qua đi, hồng nhan phai nhạt, họ lại làm phận ni cô, bầu bạn với ngọn đèn vàng và những cuốn sách cổ trong am, miếu, sống những tháng ngày còn lại trong lạnh lẽo.
    Khi chết đi, họ bị chôn chung ở phần mộ của các cung nữ có tên "Dã Cô Lạc" hoặc "Cung Nhân Tà". Thậm chí, nhiều còn không có đất để chôn, xác của họ được đốt và vứt xuống giếng trong cung.
    Theo H.T.H.T (Khoevadep)

    Giải mật chương trình vũ khí hạt nhân của Nam Tư

    Cuối thập niên 1940, mối lo ngại về an ninh quốc gia chính là lý do thúc đẩy Tổng thống nhà nước Nam Tư (cũ) Josip Broz Tito ra quyết định thành lập chương trình nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Giai đoạn nghiên cứu hạt nhân ban đầu của Nam Tư nhận được sự hợp tác rất lớn từ Na Uy. Nhưng đến thập niên 1960, Josip Tito bất ngờ ra lệnh kết thúc mà không có lý do rõ ràng.

    Đến năm 1974, sau khi nắm được thông tin Ấn Độ thử nghiệm bom hạt nhân, chương trình vũ khí hạt nhân Nam Tư được tái phục hồi với tên gọi “Program A” (Chương trình A) bất chấp việc nước này đã tham gia Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) năm 1970. Cuối cùng, chương trình vũ khí hạt nhân của Nam Tư chẳng đi đến đâu và chấm dứt vào năm 1987.
    Vai trò của Mỹ và Na Uy
    Năm 1948, Viện Khoa học Hạt nhân Vinca (tên gọi ban đầu là Viện Nghiên cứu Cấu trúc Vật chất) được thành lập tại thành phố Vinca cách không xa thủ đô Belgrade của Nam Tư. Tiếp đến vào 2 năm 1949 và 1950, Tito cho thành lập thêm 2 trung tâm nghiên cứu hạt nhân – Viện Josef Stefan ở Ljubljana, Slovenia và Viện Rudjer Boskovic gần Zagreb ở Croatia. Bắt đầu từ năm 1952, các nhà khoa học Nam Tư được huấn luyện và làm việc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Hạt nhân ở thành phố Kjeller nằm về phía bắc thủ đô Oslo của Na Uy.
     giai mat chuong trinh vu khi hat nhan cua nam tu hinh anh 1
    Tổng thống Nam Tư Josip Broz Tito.
    Vài nguồn tin cho rằng, các nhà khoa học Nam Tư làm việc tại Kjeller tham gia đường dây buôn lậu một lượng lớn uranium làm giàu cấp độ cao (HEU) trở về Vinca. Năm 1955, Ủy ban Năng lượng Hạt nhân Liên bang (FCNE) ra đời để giám sát sự phát triển chương trình hạt nhân Nam Tư và Aleksandr Rankovic – lãnh đạo tổ chức mật vụ nước này – được chỉ định làm giám đốc cơ quan.
    Sau khi chính thức tham gia Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT) vào năm 1970, Nam Tư có dấu hiệu từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và chọn công ty Mỹ Westinghouse để hợp tác xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và duy nhất Nuklearna Elektrana Krsko (NEK) của nước này tại Krsko.
     giai mat chuong trinh vu khi hat nhan cua nam tu hinh anh 2
    Viện Vinca.
    Tuy nhiên, quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân của Nam Tư bắt đầu đảo ngược vào ngày 18.5.1974, sau khi Ấn Độ tiến hành cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên của họ. Lúc đó, trong một cuộc họp khẩn với Tito, giới tướng lĩnh quân đội bàn cách lợi dụng nhà máy điện hạt nhân NEK để làm vỏ bọc cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
    Giáo sư Filip Kovacevic, giảng viên thỉnh giảng tại Đại học San Francisco và là một nhà nghiên cứu độc lập đã liên lạc với CIA để yêu cầu được cung cấp các tài liệu liên quan đến chương trình hạt nhân của Nam Tư trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
    Trong thời gian từ năm 1957 đến năm 1986 (tức gần 30 năm) ông nhận được từ CIA 8 tập tài liệu với tổng số 84 trang. Các tài liệu này được trình bày dưới nhiều hình thức, từ các báo cáo ngắn đến các nghiên cứu khoa học, tất cả đều được đóng dấu mật. Tập hợp các dữ liệu từ các tài liệu này, Filip Kovacevic đi đến kết luận rằng, vào tháng 12.1975, CIA đã nắm rõ Nam Tư có khả năng kỹ thuật và nguồn cung cấp uranium cần thiết để chế tạo vũ khí hạt nhân và tiên liệu: họ (tức Nam Tư) có thể có được một vũ khí hạt nhân vào năm 1980.
    Trao đổi với phân nhánh của tờ Sputnik tại Serbia, Filip Kovacevic khẳng định: nội dung các tài liệu bí mật cho thấy, giới lãnh đạo Nam Tư bắt đầu có ý tưởng về chương trình hạt nhân ngay sau Thế chiến thứ II. Filip Kovacevic giải thích: “Nam Tư bắt đầu hợp tác với Mỹ trong việc phát triển một chương trình hạt nhân của riêng mình bằng cách gửi sinh viên học các ngành có liên quan tại các trường đại học ở Mỹ”.
    Nhiều tài liệu còn cho biết rằng trong năm 1952, các nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Địa chất Mỹ với sự trợ giúp của các chuyên gia địa chất đã thực hiện một chuyến khảo sát tại  Nam Tư và xác định được hai mỏ uranium có trữ lượng lớn tại các nước Cộng hòa Slovenia và Macedonia.
    “Một trong số các tài liệu, được đưa ra vào tháng 7.1979, cho thấy khoản tiền gửi ở Slovenia có thể được sử dụng vào việc sản xuất 300.000 tấn uranium mỗi năm, đủ để làm ra khoảng 300 tấn uranium oxide”- một dạng nhiên liệu để chế tạo bom hạt nhân. Thời gian này, cơ quan tình báo Mỹ đã nhận thức rõ về những nỗ lực của Nam Tư với chương trình hạt nhân của nước này, nhờ vào một mạng lưới cung cấp thông tin nằm trong các cơ quan chính phủ Nam Tư.
    Theo học giả Filip Kovacevic, tuy có “tay trong” như vậy nhưng Washington vẫn không thể kiểm soát chính phủ Nam Tư, nhất là ban lãnh đạo cao cấp. “Các tài liệu cho thấy dưới sự lãnh đạo của Josip Tito, Nam Tư xây dựng mối quan hệ mở với phương Tây và phương Đông nhưng chỉ trong chừng mực hạn chế nào đó, chứ không hoàn toàn dựa dẫm vào bất cứ thế lực nào”.
    Các tài liệu của CIA cũng cho thấy chương trình hạt nhân của Nam Tư đã có những bước tiến quan trọng trong khoảng thời gian giữa những năm 1950 và năm 1970. Trong khi một phân tích năm 1958 kết luận rằng. Nam Tư không có khả năng tự sản xuất vũ khí hạt nhân, thì đến năm 1975 lại cho thấy những tiềm lực rất lớn trong lĩnh vực hạt nhân của Nam Tư cũng như những quyết tâm cụ thể của lãnh đạo nước này.
    Yếu điểm lớn nhất của Nam Tư lại là họ không có bất cứ một loại tên lửa hay một quả bom nào có thể mang được đầu đạn hạt nhân và chương trình nghiên cứu bom nguyên tử của Nam Tư, đáng lẽ ra đã thành công nếu không có sự giảm tầm ảnh hưởng của nhà lãnh đạo Tito với lý do sức khỏe vào cuối những năm 70.
    Filip Kovacevic cho rằng, giá như Tito khỏe thêm được vài năm nữa, giá như Nam Tư hoàn thiện được việc chế tạo bom nguyên tử thì có thể quốc gia này đã không phải chịu chuỗi hậu quả đau đớn và lâu dài từng xảy ra trong thập niên 90.
    Sau cái chết của Josip Tito năm 1980, Nam Tư vẫn tiếp tục âm thầm phát triển vũ khí hạt nhân dưới sự lãnh đạo của tân Bộ trưởng Quốc phòng Branko Mamula – người tích cực ủng hộ chương trình.
    Dưới sự chỉ đạo của Đô đốc Mamula, các nhà khoa học làm việc với 2 chương trình song song – Chương trình A được thiết kế đặc biệt để nghiên cứu chế tạo quả bom hạt nhân, trong khi Chương trình B tập trung vào điện hạt nhân làm vỏ bọc cho Chương trình A. Viện Kỹ thuật Quân sự (MTI) chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ cả 2 chương trình này. Lúc đó, phần lớn các cơ sở nghiên cứu hạt nhân đều liên quan theo cách này hay cách khác với Chương trình A hay Chương trình B song cuộc nghiên cứu vũ khí hạt nhân chủ yếu được tiến hành ở Viện Vinca, Viện Vật lý Đại học Belgrade và MTI.
    Ngày 7.7.1987, đột nhiên Chương trình A được thông báo kết thúc trong một cuộc họp ở MTI. Theo giới chuyên gia phân tích lịch sử, có 3 lý do dẫn đến quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân của Nam Tư.
    Thứ nhất, điện hạt nhân được đánh giá là cực kỳ quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của Nam Tư. Thứ 2, Nam Tư muốn xây dựng uy tín với quốc tế và cuối cùng là vấn đề tài chính không cho phép tiếp tục nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân. Do cả 3 yếu tố này mà giới lãnh đạo cũng như các nhà khoa học không còn mấy thiết tha với vũ khí hạt nhân nữa. Không lâu sau khi Chương trình A kết thúc, đến lượt Chương trình B cũng chịu chung số phận.
    Tháng 4.1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl làm rúng động thế giới chứng minh rằng sự an toàn của các chương trình hạt nhân không là tuyệt đối nên từ đó làm bùng nổ tranh cãi dữ dội về nguồn năng lượng nguy hiểm này tại Nam Tư. Cuối cùng, Nghị viện Croatia không cho phép chính quyền Nam Tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 2 Prevlaka đồng thời áp đặt tội phạm hình sự đối với bất cứ chương trình nào liên quan đến năng lượng hạt nhân.
    Hầm ngầm bí mật của Josip Tito
    Không chỉ có tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân răn đe mà Tổng thống Nam Tư Josip Tito còn luôn canh cánh mối lo ngại về viễn cảnh của một cuộc tấn công hạt nhân. Trong thập niên 1950, thời kỳ cao điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh, Josip Tito quyết định xây dựng hầm ngầm (bunker) bảo vệ giới lãnh đạo cao cấp của chính phủ Nam Tư trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân từ nước ngoài.
     giai mat chuong trinh vu khi hat nhan cua nam tu hinh anh 3
    Du khách tham quan bunker của Tito.
    Công trình này được gọi bằng mật danh “D-O”, nằm trong lòng núi Belasnica, cách thành phố Sarajevo 50km về phía tây nam. Những tòa nhà đơn điệu có dãy tường rào bao quanh sơn màu trắng đục, ngụy trang cho 3 lối vào bí mật dẫn tới khu hầm ngầm rộng 6.500m2 nằm ở độ sâu 270m so với mặt đất. Công cuộc xây dựng kéo dài 26 năm, ngốn khoảng 4,5 tỉ USD hoàn thành vào năm 1979 - 1 năm trước khi ông Tito qua đời.
    Hầm trú ẩn này được thiết kế để đáp ứng cho hơn 350 người làm việc trong suốt 6 tháng mà không cần ra ngoài. Nó có cả một hệ thống phát điện, cung cấp nước và điều hòa không khí riêng. Riêng 3 cánh cửa thép làm lối vào chính của hầm dày hơn 1m.
    Trong trường hợp đứng trước nguy cơ xảy ra tấn công hạt nhân, Ban lãnh đạo Liên bang Nam Tư do Josip Tito đứng đầu cùng các nhân vật trọng yếu khác sẽ được di tản khẩn cấp đến “D-O”, nơi có lượng thực phẩm dự trữ đủ dùng trong một thời gian dài. Phân bổ lần lượt dọc theo tuyến hành lang từ ngoài vào là các khu vực tẩy xạ, bệnh viện, phòng kiểm soát, phòng điều hành, phòng họp cùng các khu nghỉ ngơi nằm xen kẽ nhau.
     giai mat chuong trinh vu khi hat nhan cua nam tu hinh anh 4
    Một phòng họp rộng rãi trong hầm.
    Gần phòng làm việc của Tito là một phòng lớn đặt 4 tuốc-bin điều hòa không khí do Đức sản xuất, bảo đảm nhiệt độ toàn khu boongke luôn ổn định ở mức từ 21-23oC, còn độ ẩm không khí xê dịch trong khoảng từ 60-70% tạo điều kiện tối đa cho việc sinh sống và làm việc dưới lòng đất.
    Trong thời gian trú ẩn, các nhân viên chuyển và nhận thư từ, điện tín thông qua dàn máy đánh chữ đặt tại trung tâm điện thoại-thư tín. Một gian lớn khác đặt 2 bồn dầu diezel với sức chứa tổng cộng 50 tấn, cung cấp nhiên liệu cho 2 máy phát điện có tổng công suất 1.100KW, tự động vận hành 18 giây sau khi mất điện lưới nhằm bảo đảm sự cung ứng điện không bị gián đoạn.
    Hầm này có thể chịu đựng một cuộc tấn công hạt nhân với độ lớn hơn 20 kilotons - tức hơn quả bom mà Mỹ ném xuống Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2- và chỉ một vài chỉ huy cấp cao mới biết đến sự tồn tại của nó.
    Sinh thời, Tổng thống Tito chưa một lần ghé thăm khu căn cứ liên hoàn đầy đủ tiện nghi được hình thành dưới lệnh của ông. Sau khi xây dựng, bunker chẳng bao giờ được sử dụng và được giữ trong tuyệt mật mãi cho đến thập niên 1990. Năm 2011, Chính phủ Cộng hòa Bosnia và Herzegovina đã quyết định mở cửa khu hầm ngầm đồ sộ dưới lòng đất cho du khách tham quan.
    Khu hầm ngầm tránh bom hạt nhân ngày trước nay trở thành nhà bảo tàng và không gian dành cho những cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại. Nhiều nghệ sĩ trên khắp thế giới đến đây tổ chức các cuộc triển lãm các tác phẩm về chủ đề Chiến tranh Lạnh và vũ khí hạt nhân.
    Nhiều tác phẩm trong số đó vẫn còn được giữ lại trong hầm để du khách được dịp chiêm ngưỡng. Để có được một nơi tham quan và trưng bày độc đáo như “D-O”, người ta phải cảm ơn cựu đại tá Serif Grabovisa, người đã nhận lệnh của quân đội liên bang đặt trước 3 cổng vào hầm ngầm một lượng thuốc nổ TNT lên đến 4.500 kg trước khi triệt thoái khỏi Bosnia. Chính ông đã cắt dây cháy chậm nối với ngòi nổ, giúp bảo toàn nguyên vẹn công trình bí mật và quy mô này.
    Theo Quốc Hùng - Diên San (An ninh thế giới)

    Vua Minh Mạng xử tử cha vợ - Huỳnh Công Lý ra sao?

    Đầu thời vua Minh Mạng, vụ án Phó tổng trấn Gia Định Thành Huỳnh (Hoàng) Công Lý là một vụ trọng án làm nhà vua lao tâm khổ tứ và phiền lòng rất nhiều. Vụ án ấy, ít nhiều có liên quan tới Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Riêng đời sau, thì đồn đãi đến “tam sao thất bản”.

      Sở dĩ nói vậy, bởi nếu đối chiếu những ghi chép trong sử nhà Nguyễn với những nghiên cứu sau này, thì ta nhận thấy có một sự sai lệch đáng kể về vai trò xét xử vụ án của vua Minh Mạng và Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt. Việc ấy, cũng nên làm sáng tỏ.
       vua minh mang xu tu cha vo - huynh cong ly ra sao? hinh anh 1
       Đưa phạm nhân ra pháp trường.
      Cũng là kẻ quyền cao
      Nói về Huỳnh Công Lý, trước thời điểm bị tội thì chức vụ của họ Huỳnh kể ra cũng đáng nể lắm, bởi lúc ấy đường đường Huỳnh Công Lý đang là Phó tổng trấn, chỉ đứng dưới quan Lê Văn Duyệt mà thôi. Lại thêm điều nữa, ông là cha vợ vua Minh Mạng, do có con gái làm phi của vua.
      Quyền thế ấy, thật không dám coi là nhẹ được. Về đường làm quan của họ Huỳnh, qua thu lượm những mảnh sử liệu nơi “Đại Nam thực lục”, thì được biết ngay từ thời vua Gia Long, tên tuổi của Huỳnh Công Lý, đã được biết đến rồi.
      Bởi như ghi chép thì tháng 11 năm Ất Hợi (1815), “Tả thống chế Thị trung là Hoàng Công Lý xin mộ dân ngoại tịch ở Bình Định lập làm đội Thái hương, hằng năm nộp trầm hương mỗi người 1 cân”.
      Việc này được vua Gia Long ưng chuẩn. Tháng 10 năm Đinh Sửu (1817), họ Huỳnh lại cùng với Tôn Thất Bính mộ dân ngoại tịch sung vào vệ Nội hầu và các đội Túc trực.
      Đến cuối thời Gia Long, tháng 7 năm Mậu Dần (1818), họ Huỳnh được bổ làm quan cai trị đất Gia Định: “Lấy Đô thống chế Tả dinh quân Thần sách là Lê Văn Phong làm Phó tổng trấn Bắc thành, Tả thống chế Thị trung là Hoàng Công Lý làm Phó tổng trấn Gia Định”.
      Cái duyên với đất Gia Định bắt đầu từ đây. Nhưng cũng từ đó, mà tì vết rồi dẫn đến án tử của họ Huỳnh cũng điểm. Sang thời vua Minh Mạng ở ngôi, tháng 7 năm Canh Thìn (1820), “Quốc triều sử toát yếu” cho biết, có nhà sư Chân Lạp tên Kế làm loạn, tự xưng Chiêu vương, thu thập bè đảng, lấn cướp một số đạo thủ Quang Hóa, Quản Phong, Thuận Thành thuộc trấn Phiên An làm cho dân ta náo động.
      Được tin ấy, Hoàng Công Lý với tư cách Phó tổng trấn Gia Định đã sai thuộc cấp là Trấn thủ Phiên An Đào Quang Lý đem quân đi trấn áp. Nhưng sức giặc mạnh nên sau đó, Hoàng Công Lý trực tiếp cầm quân, phối hợp với Chân Lạp đánh cho chúng chạy dài.
      Làm quan đất này, cai trị vùng đất rộng lớn, quyền lực chỉ đứng sau vị Tổng trấn nổi danh Lê Văn Duyệt, họ Huỳnh cũng làm được những việc đáng kể như đã nói ở trên trong việc trị an Gia Định thành vậy.
      Tội bất dung tha
      Tiếc nỗi, nắm giữ quyền cao chức trọng, đáng ra càng phải giữ mình làm gương cho kẻ dưới mới phải, nhưng họ Huỳnh, lại từ quyền thế chức vị ấy ngày càng lún sâu vào vũng bùn tội lỗi.
      Bởi như sử nhà Nguyễn cho hay, vào tháng 9 năm Canh Thìn (1820): “Phó tổng trấn Gia Định là Hoàng Công Lý tham lam trái phép, bị quân nhân tố cáo hơn mười việc.
      Lê Văn Duyệt đem việc tâu lên. Vua bảo Nguyễn Văn Nhân và Nguyễn Đức Xuyên rằng: “Không ngờ Công Lý quá đến thế, công trạng nó có gì bằng các khanh, duy nhờ Tiên đế cất nhắc, ngôi đến Phó tổng trấn, lộc nước ơn vua, thực không phải bạc, thế mà lại bóc lột tiểu dân, làm con mọt nước. Nay tuy dùng phép buộc tội, nhưng dân đã khốn khổ rồi”.
      Về tội trạng của họ Huỳnh, xem trong “Ngự chế văn”, ta biết được vua Minh Mạng có dụ ngày 14.5 năm Minh Mệnh thứ hai, trong đó có đoạn nêu rõ tội trạng của Huỳnh Công Lý là “Trước đây, khi phạm tội Hoàng Công Lý làm Thị trung Tả thống chế, đã không làm rõ được ý trẫm là yêu thương binh lính.
      Trái lại còn lợi dụng làm giàu cho mình, làm hại người khác, sai riêng cấm binh mở ba cửa hàng gạch ngói mưu lợi riêng.
      Tất cả gỗ đá gạch ngói đều cho chở về xây dựng, nhưng chưa bị phát giác. Đến khi y trở lại nhận chức Phó tổng trấn Gia Định, lòng tham lại càng quá đáng. Nay bị binh lính, dân chúng, thợ thuyền Gia Định tố giác”. Riêng đời sau, thì có nơi ghi khác, như “Kỷ niệm 200 năm sinh đức Tả quân” chép:
      “Huỳnh Công Lý là người tham lam, sách nhiễu dân chúng thái quá: nào khi giám đốc việc đào kinh An-thông (kinh Bến-nghé - người dẫn chú) ở Sài-gòn ăn qua kinh Ruột Ngựa và việc vét kinh Bảo-định cho thông từ Chợ cũ Mỹ-tho đến rạch Vũnggù (Tân-an), Lý xuất của kho mà không phát cho dân phu, bắt chẹt để làm tiền điền chủ và người có thân nhân phải đi làm xâu… nào khi xây rộng mộ cha, Lý đã ban mả dời mồ thân nhân kẻ khác chôn gần đó, một việc mà luật nước cấm rất ngặt.
      Ngoài ra, Lý ỷ thế con gái là sủng phi của vua Minh Mạng nên còn làm nhiều điều tệ bất chấp pháp luật triều đình”. Như sách này ghi, thì họ Huỳnh đã “làm tiền điền chủ và những người đi xâu”, rồi lấn đất mồ mả, ỷ thế con gái được vua yêu… Vậy, triều đình sẽ xử y thế nào?
      Án tử được tuyên
      Việc phạm tội của quan Phó tổng trấn đất Gia Định, được báo về kinh đô. Sau khi đã rõ sự vụ, vua Minh Mạng đã sai đình thần hội bàn “Công Lý bị người kiện, nếu triệu về Kinh để xét, tất phải đòi nhân chứng đến, không bằng để ở thành mà tra xét thì tiện hơn”.
      Vua cho là phải, bèn hạ Công Lý xuống ngục, sai Thiêm sự Hình bộ Nguyễn Đình Thịnh đến hội với tào thần ở thành mà xét hỏi”.
      Vậy là từ những lời tố cáo tội trạng của họ Huỳnh, vua Minh Mạng ra lệnh tống giam y vào ngục để xét hỏi, thay vì đưa về kinh để vua trực tiếp xử lý. Qua truy xét, Huỳnh Công Lý toàn mắc vào trọng tội bất dung tha cả.
      Điểm này, xem qua “Đại Nam thực lục”, được biết, tháng 5 năm Tân Tỵ (1833), vua dạy “Hoàng Công Lý trước bị tội tham nhũng, tang vật đến trên 2 vạn quan tiền. Sai quan thành Gia Định đòi hỏi. Khi thành án, giao đình thần bàn xét, đáng tội chết, bèn đem giết, tịch thu gia sản đem trả lại binh dân”.
      Tội ấy, không chỉ khi y làm Phó tổng trấn mới vướng vào, mà ở chức cũ, cũng đã phạm rồi. Bởi, vẫn theo lời vua Minh Mạng, thì “Lý làm Tả thống chế quân Thị trung, ngày ngày bắt quân sĩ xây dựng nhà riêng ở trên bờ sông Hương, đến nay việc phát, hạ lệnh trị giá bán nhà ấy lấy tiền cho cấm binh”.
      Người đã trực tiếp xét xử vụ án Huỳnh Công Lý, chính là Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Dụ ngày 14.5 năm Minh Mệnh thứ hai ghi rõ : “Quan Tổng trấn ở đó đã tra xét rõ ràng và tấu trình.
      Trẫm nghĩ phạm nhân cũng là viên quan lớn ngoài biên nên giáng chỉ cho đình thần họp bàn định tội và phúc tấu. Nay đã trình lên và đều nói tội ác của Hoàng Công Lý chồng chất quá nhiều, xin chém theo luật cho mọi người biết và để răn sau này. Lời nghị tội thật xác đáng…”.
      Theo lời dụ, ta được biết quan Tổng trấn xử vụ Huỳnh Công Lý, nhưng bởi đây là kẻ có quyền cao, đương làm Phó tổng trấn, án liên quan đến sinh mệnh con người, nên vua Minh Mạng chính là người quyết định cuối cùng và theo đó, họ Huỳnh bị tử hình. Nội dung sự vụ án Huỳnh Công Lý là thế.
      Nhưng đời sau nhiều ý kiến cho rằng, một tay Tổng trấn họ Lê quyết hết việc này, bởi Tổng trấn Lê Văn Duyệt e rằng nếu giải họ Huỳnh về kinh, thì vua Minh Mạng sẽ tìm cách mà tha cho cha vợ.
      Ngay như Trương Vĩnh Ký cũng lầm khi trong “Ký ức lịch sử về Sài Gòn và các vùng phụ cận” (Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs), ông có đề cập đến một trong những ngôi mộ nổi tiếng nơi nghĩa trang mà ông biết là mộ Huỳnh Công Lý:
      “Ai cũng biết ngôi mộ nằm cạnh đường sắt tàu hơi (tramway, khi ấy chưa chạy bằng điện) gần nhà ông Vandelet, Minh Mạng đã chu đáo cho xây ngôi mộ này để tôn vinh bố vợ là Huỳnh Công Lý; ông này bị chặt đầu theo lệnh của Lê Văn Duyệt.
      Trước đây Huỳnh Công Lý làm quan trấn tỉnh Gia Định (tức Sài Gòn). Trong một lần Tổng trấn du hành ra Huế, Lý đã giao du với các bà vợ của Duyệt.
      Khi từ kinh về và được thông báo về tính nham nhở của quan phụ tá, Tổng trấn liền cho xử trảm mà không đủ lý do chính đáng, cũng không kiêng nể gì Minh Mạng (theo chính sử thì vụ này không đơn giản như thế, và Lê Văn Duyệt chưa bao giờ tỏ thái độ quá quắt đối với nhà vua)”…
      Theo Trần Đình Ba (Phapluatplus)

      Vị vua "máu lạnh" nhất lịch sử Trung Hoa: Ép chết trọng phụ của mình

      Cuộc đời Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc luôn đi kèm với những câu chuyện thần thoại.

        Lý giải thân thế Tần Thủy Hoàng
         vi vua "mau lanh" nhat lich su trung hoa: ep chet trong phu cua minh hinh anh 1
        Phác họa hình ảnh Tần Thủy Hoàng, hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa.
        Mẹ của Tần Thuỷ Hoàng là Triệu Cơ. Theo truyền thuyết, Triệu Cơ từng có thời gian thân mật với thương nhân tên Lã Bất Vi.
        Sau này, Triệu Cơ được Lã Bất Vi dâng cho Tử Sở, trở thành Hoàng hậu nước Tần.
        Liên quan đến bí ẩn thân thế Tần Thủy Hoàng, cuốn sử ký có chép, Tần Vương Chính là do Tần Trang Tương Vương Tử Sở và Triệu Cơ sinh ra. Nhưng lúc Lã Bất Vi mang Triệu Cơ hiến tặng cho Tử Sở, thì đã biết được bà có mang, cũng có nghĩa là rất có khả năng Doanh Chính là đứa con riêng của Lã Bất Vi.
        Trong cuốn Hán thư nổi tiếng, sử gia thời Đông Hán Ban Cố đã gọi Doanh Chính là con riêng của Lã Bất Vi. Câu chuyện này lưu truyền qua dân gian và được biết đến sâu rộng cho tới ngày nay.
        Cái chết khó tránh khỏi với Lã Bất Vi
         vi vua "mau lanh" nhat lich su trung hoa: ep chet trong phu cua minh hinh anh 2
        Nhân vật Lã Bất Vi (trái) trong phim truyền hình Trung Quốc.
        Năm 251 TCN, Tử Sở lên làm vua nước Tần. Giữ đúng lời hứa, Tử Sở phong Lã Bất Vi làm thừa tướng, quyền lực dưới một người, trên vạn người.
        Dưới thời Lã Bất Vi, nhà Tần ngày càng trở thành thế lực mạnh mẽ, tạo nên xu hướng thống nhất thiên hạ không gì có thể ngăn được.
        Tần Thủy Hoàng khi đó mới 13 tuổi lên làm vua. Kể từ đây, Lã Bất Vi liên tiếp mắc những sai lầm không thể tha thứ.
        Trước khi thống nhất Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng bắt cải cách đất nước toàn diện. Con người theo tư tưởng buôn bán, luôn đặt lợi ích lên hàng đầu như thừa tướng Lã Bất Vi trở thành cái gai trong mắt.
        Tần Thủy Hoàng không thể để Lã Bất Vi "một tay che bầu trời".
        Theo các học giả Trung Quốc, vụ bê bối liên quan đến thái hậu Triệu Cơ và “hoạn quan” Lao Ái chỉ là giọt nước tràn ly, khiến Tần Thủy Hoàng quyết tâm loại trừ trọng phụ.
        Theo sử gia Tư Mã Quang, Tần vương giết Lã Bất Vi thực chất chỉ vì muốn che đậy xuất thân không chính đáng của mình. Tuy nhiên, quan điểm này thiếu các dẫn chứng thuyết phục. Các nhà sử học cũng không chứng minh được rằng, liệu Tần Thủy Hoàng có coi Lã Bất Vi là cha hay không.
        Theo trang mạng Qulishi, trước sự can ngăn của các quan trong triều, Tần Thủy Hoàng chỉ phế bỏ chức tướng quốc của Lã Bất Vi. Tần vương thậm chí còn phong ấp cho Văn Tín Hầu Lã Bất Vi ở Hà Nam, để trọng phụ có thể an hưởng tuổi già trong giàu sang.
        Về ở Hà Nam, Lã Bất Vi “ngựa quen đường cũ”, giao thiệp với không ít khách quý, bao gồm cả sứ giả các nước chư hầu. Đoàn người đứng chờ gặp Lã Bất Vi kín cả bên ngoài khiến Tần Thủy Hoàng hết sức tức giận.
         Năm 235 TCN, Tần Thủy Hoàng gửi thư viết: “Ông có công gì với Tần, mà Tần phong ông ở Hà Nam, ăn thuế của mười vạn hộ. Ông thân thích gì với Tần mà hiệu là trọng phụ?”
        Đọc thư, Lã Bất Vi hiểu rằng, ông đã mắc sai lầm không thể tha thứ, và Tần Thủy Hoàng cũng không còn coi ông là trọng phụ như xưa. Trên đường rời khỏi Hà Nam, Lã Bất Vi đã uống thuốc độc tự tử.
        Có thể nói, Tần Thủy Hoàng không thể làm ngơ trước việc Lã Bất Vi dùng mọi cách để thao túng đất nước, dù đó có phải là cha ruột đi chăng nữa.
        Theo H.T.H.T (Khoevadep)

        Loại vũ khí ẩn dưới mặt đất, 10 năm sau vẫn giết người

        authorQuang Minh – Tổng hợp Thứ Tư, ngày 16/08/2017 00:25 AM (GMT+7)

        (Dân Việt) Loại vũ khí này gần đây còn được thiết kế để “biết” chính xác đâu là xe của địch, đâu là xe của lực lượng sử dụng nó.

           loai vu khi an duoi mat dat, 10 nam sau van giet nguoi hinh anh 1
          Khu vực phi quân sự tại biên giới Triều Tiên.
          Không phải ngẫu nhiên mà nhiều loại vũ khí trong loạt bài sau đây bị cấm trong chiến tranh hiện đại. Chúng có sức tàn phá khủng khiếp và hậu quả để lại cho nạn nhân là vô cùng thảm khốc.
          Cú giẫm chân định mệnh
          Ha Jaecheon, trung sĩ của Sư đoàn Bộ binh Số 1 Hàn Quốc thức dậy từ 5 giờ sáng, gấp gọn chăn màn và tập thể dục theo quy định nhà binh. Sau bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng lúc 6 giờ, anh cùng đồng đội nghỉ ngơi một chút để chuẩn bị đi tuần ở khu vực phi quân sự (DMZ) giáp biên giới Triều Tiên.
          Ha xem đồng hồ, vẫn còn quá sớm. Từng tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường khiến anh sốt ruột. Trung sĩ trẻ tuổi nghĩ về buổi sáng mùa hè nóng nực của những ngày tháng 8.2015. Anh đã ở đây một thời gian, quen dần với nếp sống quân đội và sự buồn tẻ nơi khu vực nguy hiểm bậc nhất thế giới. Ha Jaecheon gõ tay trên bàn, tay kia cầm chắc khẩu súng. Sắp tới giờ đi tuần, Ha thở phào. Sự nhàm chán, ít ra là như vậy, sắp chấm dứt.
           loai vu khi an duoi mat dat, 10 nam sau van giet nguoi hinh anh 2
          Lính Hàn Quốc đi tuần ở khu vực DMZ.
          Khi vừa bước chân ra khỏi hàng rào ngăn cách giữa hai miền Triều Tiên, Ha vô tình giẫm chân phải một hộp gỗ nhỏ. Cú giẫm tưởng như vô hại đó đã cướp đi hai chân của Ha và một chân của người đồng đội tên Kim Jeongwon đi cùng.
          Loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm, bị cấm hoàn toàn trong chiến tranh hiện đại, đang tồn tại ngày đêm dưới đất ở khu DMZ. Những rủi ro mà Ha gặp phải phần nào cho thấy sự hủy diệt của loại vũ khí ghê rợn này.
          1 triệu quả mìn chôn dưới đất
           loai vu khi an duoi mat dat, 10 nam sau van giet nguoi hinh anh 3
          Trăm quả mìn đất được tìm thấy.
          Không chỉ gây ra một vụ nổ kinh hoàng, vụ việc diễn ra hồi tháng 8.2015 khiến một quả mìn nữa phát nổ. Ha mất hai chân, bạn chiến đấu của anh mất một chân. Hàn Quốc xem vụ việc này là rất nghiêm trọng và đánh giá đây là “sự tấn công của Triều Tiên”.
          Sau đó hai ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố phát hiện nhiều dấu vết hộp mìn tương tự được đặt ở khu vực DMZ. Hãng tin Yonhap khẳng định chính binh sĩ Triều Tiên đã “cấy” những quả mìn đất này xuống khu vực tranh chấp và khiến vụ việc xảy ra. Theo điều tra, số mìn đất này được chôn trong một đêm mưa rào từ trước đó nửa tháng. Quả mìn đặt trong hộp gỗ với một thiết bị kích nổ. Chỉ cần va chạm nhẹ, quả mìn sẽ nổ tung và khiến binh sĩ trong bán kính 2m bị thương nặng.
           loai vu khi an duoi mat dat, 10 nam sau van giet nguoi hinh anh 4
          Lính Mỹ gỡ một quả mìn đất ở Afghanistan.
          Đây là vụ việc đầu tiên xảy ra sau thời kì chiến tranh hai miền Triều Tiên tạm thời chấm dứt năm 1953. Nhiều người Hàn Quốc gọi đây là sự vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngừng bắn giữa hai bên.
          Khu vực phi quân sự DMZ kéo dài 200 km, rộng khoảng 4 km, nằm giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngoài hàng rào dây thép gai dày đặc, nơi đây được cho là địa điểm chôn hơn 1 triệu quả mìn đất, theo The Sun.
          Số mìn này được Triều Tiên chôn nhằm ngăn cản binh sĩ trốn sang Hàn Quốc hoặc Trung Quốc. Ngoài ra, nếu chiến tranh hai miền diễn ra, mìn đất sẽ là vũ khí đầu tiên chặn bước tiến của bộ binh hoặc xe tăng đối phương.
          Cơ chế hủy diệt
           loai vu khi an duoi mat dat, 10 nam sau van giet nguoi hinh anh 5
          Cấu tạo một quả mìn đất thông thường.
          Mìn đất là một thiết bị gây nổ được giấu dưới đất và dùng để phá hủy hoặc làm tê liệt các mục tiêu đối phương, từ bộ binh tới xe vận tải hoặc xe tăng. Chỉ cần một lực tác động đủ mạnh lên mìn đất, thiết bị gây nổ sẽ được kích hoạt và gây ra một vụ nổ khủng khiếp. Mảnh vỡ của mìn cũng khiến loại thiết bị này đặc biệt nguy hiểm.
          Mìn đất được dùng để diệt quân hoặc diệt xe quân sự của đối phương. Theo luật quốc tế, mìn đất đã bị cấm sử dụng từ năm 1997 và có 162 quốc gia đã kí vào thỏa thuận không sản xuất loại vũ khí chết người này.
          Hiện nay, ngoài khu vực DMZ của Triều Tiên, mìn đất còn sử dụng ở đảo Síp, Afghanistan và Myanmar. Trong cuộc nội chiến Syria, nhiều nguồn tin cho rằng quân đội chính phủ cũng sử dụng mìn đất để ngăn chặn bước tiến quân nổi dậy và khủng bố. Mỗi năm, mìn đất cướp đi sinh mạng của ít nhất 4.300 người và thậm chí là sau 10 năm kể từ khi được “cấy” xuống đất, loại mìn này vẫn có thể gây họa.
           loai vu khi an duoi mat dat, 10 nam sau van giet nguoi hinh anh 6
          Mìn đất có nhiều chủng loại, từ diệt người tới diệt tăng.
          Những loại mìn đất hiện nay có thể kích nổ nhờ áp lực, âm thanh, từ trường và sự rung động. Loại mìn diệt quân thường phát nổ khi chân người tạo ra lực rung lên mặt đất. Các loại mìn hiện đại còn“biết” phân biệt đâu là thiết bị chở quân của địch. Để làm được điều này, các nhà khoa học cài đặt sẵn cảm biến nhận diện.
          Các loại mìn đất mới nhất có chức năng tránh đối phương gỡ ngòi nổ. Chỉ cần mìn đất bị di chuyển hoặc nhấc lên mặt đất, nó sẽ tự động nổ. Ngoài ra, mìn đất cũng được làm bằng ít kim loại nhất có thể để giảm khả năng bị phát hiện bởi máy dò hiện đại.
          Một số loại mìn đất được tự kích nổ sau một thời gian hoặc có hóa chất bên trong để khiến nó vô dụng sau một thời gian cố định. Đây là cách để giúp mìn đất tránh gây hại cho dân thường. Dù vậy, chức năng tự hủy của mìn đất không đáng tin cậy.
           loai vu khi an duoi mat dat, 10 nam sau van giet nguoi hinh anh 7
          Bộ quần áo chuyên dụng để gỡ mìn.
          Loại mìn lớn nhất dùng để diệt tăng. Chúng thường nặng hơn 100 kg và cần lực tác động cả tấn mới có thể phát nổ. Thông thường, mìn đất diệt tăng chỉ nổ khi xe chiến đấu bộ binh hoặc xe tăng đi qua. Mục đích của mìn diệt tăng là ngăn bước tiến của xe đối phương hoặc diệt sinh lực địch.

          Top 5 vị Hoàng Đế dâm đãng, loạn luân chấn động lịch sử Trung Hoa

          Dưới đây là top 5 những vị hoàng đế đã bất chấp luân thường đạo lý để đổi lấy những cuộc hôn nhân “loạn luân”, “cận huyết” khiến người đời khinh bỉ.

            Nam Tống hoàng đế Lưu Tuấn thông dâm với em họ, loạn luân với mẹ ruột
            Lưu Tuấn (430 – 464) là một hoàng đế triều Lưu Tống. Năm 24 tuổi, Lưu Tuấn nổi dậy giết chết anh trai Lưu Thiệu (khi đó đang làm hoàng đế) rồi chiếm đoạt ngai vàng.
            Sau khi lên ngôi, Lưu Tuấn đã loạn luân với tất cả các con gái của Lưu Nghĩa Tuyên (tức là mối quan hệ loạn luân giữa anh em họ).
            Lưu Nghĩa Tuyên khi đó là thống đốc Kinh Châu, cũng là chú ruột Lưu Tuấn. Lưu Nghĩa Tuyên là người có công lớn đưa Lưu Tuấn lên ngôi.
            Cũng chính vì hành vi dâm loạn này của Lưu Tuấn mà Lưu Nghĩa Tuyên cùng 100.000 quân đã nổi dậy. Cuộc nổi dậy nhanh chóng bị Lưu Tuấn đàn áp. Vị vua tàn bạo này thậm chí đã thẳng tay giết chết chú ruột cùng 16 người họ hàng có tham gia vào cuộc binh biến này.
            Tuy nhiên sự tàn bạo và dâm loạn của vị vua này chưa dừng lại ở đó. Lưu Tuấn thậm chí còn thông dâm cùng mẹ ruột của mình là Lộ Thái hậu.
            Trong cuốn “Ngụy thư” có ghi: “Tuấn dâm loạn vô độ, thông dâm cùng Lộ Thái hậu, tiếng xấu vang khắp."
            Sách “Nam Sử - Tống Thư” có chép, vào thời Tống Hiếu Vũ Đế thời Nam Triều, “Lộ thái hậu ở Điện Hiển Dương, hoàng thượng thường vào ở tại phòng ngủ của thái hậu vì thế trong dân gian thường đồn đoán chuyện không hay…”
            Sau khi Lưu Tuấn qua đời, chính con trai Lưu Tử Nghiệp (cũng là một kẻ dâm loạn) đã chỉ thẳng vào bức họa của cha mình mà nói rằng: “Phụ thân quá mức hiếu sắc, không biết tôn ti trật tự.”
             top 5 vi hoang de dam dang, loan luan chan dong lich su trung hoa hinh anh 1
            Ảnh minh họa.
            Phế đế Lưu Tử Nghiệp loạn luân cùng dì ruột
            Lưu Tử Nghiệp (449 – 465) là hoàng đế cuối cùng của Nam Tống, con trai của Lưu Tuấn. Lưu Tử Nghiệp trời sinh nóng nảy, tính cách phóng đãng, lại vô cùng hiếu sát.
            Cô ruột của Lưu Tử Nghiệp là Tân Thái công chúa Lưu Anh Mị.Tân Thái công chúa trước đó đã kết hôn cùng Hà Mại. Nhưng Tử Nghiệp vì quá si mê cô ruột, đã tìm đủ mọi cách đưa Tân Thái công chúa vào công làm thiếp.
            Lưu Tử Nghiệp còn có một cô em gái ruột là Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc – vị công chúa “đệ nhất háo dâm” trong lịch sử Trung Quốc. Tử Nghiệp thường xuyên mời Sở Ngọc vào cung để tư thông.
            Bởi vì tính cách đa dâm hiếu sát của mình, Lưu Tử Nghiệp chỉ tại vị chưa đầy hai năm rồi bị quân đảo chính giết chết khi mới 17 tuổi.
            Đường Thái Tông Lý Thế Dân giết em trai, lấy em dâu làm thiếp
            Lý Thế Dân ( 599 – 649) được đánh giá là vị vua vĩ đại của nhà Đường. Để có được ngai vàng, Lý Thế Dân đã ra tay trừ khử anh ruột là Thái tử Lý Kiến Thành và hoàng tử Lý Nguyên Cát, ép vua cha thoái vị nhường ngôi.
            Lý Thế Dân thẳng tay thanh trừng những kẻ có ý định chống lại mình. Tuy nhiên trong cuộc thanh trừng đó vẫn còn xót lại một người. Đó là Tề Vương Phu Dương Khuê Mi – vợ của Lý Nguyên Cát (em dâu Lý Thế Dân).
            Sau khi Lý Nguyên Cát bị giết, Lý Thế Dân đưa em dâu vào hậu cung của mình. Hành động loạn luân của Đường Thái Tông được coi là mở đầu cho một loạt các cuộc hôn nhân trái với luân thường đạo lý của các vị vua nhà Đường sau này.
            Đường Huyền Tông Lý Long Cơ lập con dâu làm Quý phi
            Lý Long Cơ (685 – 762) là con trai thứ ba của Đường Duệ Tông. Tuổi trẻ cùng sự lên ngôi của ông gắn với công lao giúp đỡ của Thái Bình công chúa.
            Về cuối đời, Lý Long Cơ say mê sắc đẹp của Dương Ngọc Hoàn (sau này là Dương Quý Phi) – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc.
            Trước đó, chính Lý Long Cơ đã gả Ngọc Hoàn cho người con trai thứ tám của mình là Lý Mạo. Tuy nhiên sau này, ông lại đưa Ngọc Hoàn (khi đó là con dâu) vào cung và sắc phong làm Quý phi.
            Tại thời điểm đó, Lý Long Cơ đã 56 tuổi, còn Ngọc Hoàn chỉ mới 22. Mặc dù là Quý phi, nhưng sự sủng ái của Long Cơ dành cho Ngọc Hoàn chẳng khác gì hoàng hậu.
            Từ khi có Ngọc Hoàn, cuộc sống của Đường Huyền Tông quả đúng như câu thơ trong “Trường hận ca” của Bạch Cư Dị:
            “Xuân tiêu khổ đoản nhật cao khởi
            Tòng thử quân vương bất tảo triều”
            (Tạm dịch: Mùa xuân theo đi chơi xuân, đêm nào cũng là đêm riêng của nàng với vua )
            Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực sở hữu hậu cung toàn…họ hàng!
            Hoàng Thái Cực (1592 – 1643) là con trai của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, và là vị hoàng đế thứ hai của triều Thanh.
            Trong “ngũ cung” của Hoàng Thái Cực, các phi tần đều là những người thuộc họ Bác Nhĩ Tề Cẩm của Mông Cổ. Điều đáng ngạc nhiên là trong số đó có ba vị phi tử, luận về vai vế thì một người là cô, hai người còn lại là cháu gái của hoàng đế.
            Người cô họ Bác Nhĩ Tề Cẩm được gả cho Hoàng Thái Cực vào năm 1614, sau đó được tôn xưng là Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu, sinh hạ cho vua ba người con gái.
            Tiếp đó vào năm 1625, cô cháu gái chỉ mới 13 tuổi của Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu lại được vào cung. Người cháu này sau đó được Hoàng Thái Cực phong làm Vĩnh Phúc Cung Trang Phi.
            Chưa dừng lại ở đó, vào năm 1634, một cháu gái khác của Hiếu Đoan Văn Hoàng Hậu, khi đó đã 26 tuổi, lại được nhập cung gả, sau được phong làm Thần Phi.
            Những cuộc hôn nhân cận huyết này không chỉ bắt nguồn từ quan niệm của người Mãn Châu, mà còn mang yếu tố chính trị, với mục đích củng cố vương quyền trong tay hoàng tộc.
            Tuy nhiên, cũng chính những cuộc hôn nhân này khiến tôn thất thuộc dòng họ Ái Tân Giác La đều có tuổi thọ không cao. Chỉ tính riêng số con cái của Hoàng Thái Cực, đã có 20% hoàng nam, hoàng nữ bị chết yểu.
            Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!
            Theo Tùng (Khoevadep)

            Không có nhận xét nào:

            Đăng nhận xét