Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

THIÊN NHIÊN HOANG DÃ 43

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Thiên Nhiên Hoang Dã Nước Nga - Khu Rừng Bí Mật

Bí mật chết chóc tại "Rừng Tử thần" ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi

Trang Ly |
Bí mật chết chóc tại "Rừng Tử thần" ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi

Đại thảm họa cách đây 43 năm đã biến khu rừng taiga xanh mướt ở Nga trở thành "hoang mạc chết" đáng sợ.

Ở nước Nga rộng lớn tồn tại rất nhiều khu vực bí ẩn và kỳ lạ khiến giới khoa học mặc dù đã vào cuộc giải mã nhưng vẫn chưa tìm được cầu trả lời trọn vẹn.
Những khu vực làm tê liệt la bàn; những vùng đất khiến con người và động vật đột tử hoặc xuất hiện những triệu chứng ốm đau kỳ lạ khi tiếp cận như "Nghĩa địa Quỷ" ở Krasnoyarsk, "Thung lũng chết" miền Viễn Đông Nga, hay "Hồ Quỷ" ở vùng Kirov Oblast... đều trở thành những ẩn số khiến nhà khoa học và nhà thám hiểm day dứt không nguôi.
Tuy nhiên, không phải khu vực nào, vùng đất nào cũng bí ẩn và khó hiểu như nhau. Trên bán đảo Kamchatka rộng 270.000 km2 thuộc vùng Viễn Đông Nga tồn tại một khu "Rừng Tử thần" mà nguyên nhân đã được các nhà khoa học giải mã.
Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 1.
Có thể nói, "Rừng Tử thần" (hay Khu rừng Chết) trên bán đảo Kamchatka chính là tàn dư chết chóc của một thảm họa tự nhiên khủng khiếp xảy ra chính xác cách đây 43 năm.
Năm 1975, thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào đã biến tất cả các vùng đất dưới chân núi của nó trở thành "lãnh địa chết". Bốn bề nhuộm đen bởi gam màu chết chóc, đầy khí độc của dung nham đã tàn nguội. Đã hơn 4 thập kỷ qua đi, sự sống vẫn không thể tái sinh tại đây.
Rốt cuộc chuyện khủng khiếp gì đã xảy ra? Tại sao sự kiện núi lửa Tolbachik phun trào lại khiến giới khoa học Liên Xô thời đó gọi với cái tên "The Great Tolbachik Fissure Eruption" (tạm dịch: Đại thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào)?
Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 2.
Hình ảnh cột tro bụi núi lửa trên đỉnh Plosky Tolbachik (núi lửa còn hoạt động, thuộc Tolbachik). Hình ảnh ngọn núi lửa bên cạnh, cao hơn là ngọn Ostry Tolbachik đã ngừng hoạt động. Ảnh: Internet
Núi lửa Tolbachik là một núi lửa hỗn hợp, gồm 2 núi lửa là Plosky Tolbachik (còn hoạt động, cao 3.085m) và Ostry Tolbachik (đã tắt, cao 3.682m).
Núi lửa Tolbachik đã có bề dày hoạt động trong hàng nghìn năm trước. Tuy nhiên, sự kiện phun trào năm 1975 trở thành thảm họa không thể quên trong lịch sử nước Nga.
Bởi không chỉ kéo dài trong vài giờ, thảm họa núi lửa Plosky Tolbachik (đôi khi gọi tắt là Tolbachik) kéo dài liên tục trong 1,5 năm!
Tích tụ năng lượng khổng lồ sau hàng trăm năm, khi Tolbachik thức giấc, nó được ví như con "quái vật" đầy thịnh nộ trỗi dậy từ lòng đất rồi nuốt chửng và phá hủy tất cả sự sống trên đường đi.
Bắt đầu bằng một vụ nổ khủng khiếp, Tolbachik lập tức giải phóng ra lượng tro và đá núi lửa nóng rẫy lên không trung cao đến hàng nghìn mét.
Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 3.
Những khu vực cách tâm núi lửa hàng nghìn mét cũng bị biển dung nham sau đó nhấn chìm. Ảnh: Internet
Khoảng thời gian sau đó, Tolbachik liên tục phun các đám mây tro bụi nóng vởi đủ loại khí độc hại bao trùm khắp khu rừng taiga gần đó và hủy hoại toàn bộ sự sống của cỏ cây và động vật. Những loài động vật có khả năng "dự báo" trước thảm họa đã kịp bỏ đi trước khi bị tro nóng vùi lấp.
Toàn bộ khu rừng bị chôn dưới một lớp tro bụi dài 7 mét. Sự sống không thể tái sinh ngay cả khi hơn 40 năm đã qua đi. Những khu vực cách tâm núi lửa hàng nghìn mét cũng bị biển dung nham sau đó nhấn chìm.
Không khí đậm đặc các loại khí cực độc có hại cho sức khỏe và tính mạng của con người như khí CO2, Lưu huỳnh điôxit (SO2), Hydro sulfua (H2S) có mùi trứng thối đặc trưng, Cacbon monoxit (CO)...
Do đó, nhiều nhà khoa học muốn đến đây khám phá buộc phải mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn. tuyệt đối.
Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 4.
Ảnh: Russiatrek
Sau một năm rưỡi phun trào, lượng dung nham nóng bỏng từ núi lửa Tolbachik đã tràn xuống và bao phủ một vùng đất có diện tích 45 km2.
"Đại thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào" đã được các nhà khoa học thuộc Viện Núi lửa Liên Xô dự báo cách thời điểm phun trào 2 tuần. Do đó, dù không có bất cứ thương vong nào về người nhưng thảm họa này đã hủy diệt toàn bộ khu rừng taiga rộng lớn bên dưới, nhấn chìm đất đai dưới những dòng mắc-ma nóng hàng nghìn độ C, khiến không khí nhiễm tro bụi núi lửa và khí độc chết người. Đến nay, sự sống vẫn chưa thể tái sinh.
Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 5.
Đáng sợ hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu về núi lửa ở Nga. Cụ thể, vào ngày 27/11/2012, tại núi lửa Tolbachik xuất hiện vụ phun trào nhẹ từ hai vết nứt trên miệng núi lửa.
Vụ phun trào kéo dài hơn một tháng giải phóng một lương dung nham bazan lớn, nhanh chóng làm ngập các tòa nhà cách tâm núi lửa khoảng 4km.
Theo dự báo của các nhà khoa học Nga, cụm núi lửa Tolbachik vẫn đang tiềm ẩn năng lượng rất lớn, hoàn toàn có thể gây nên thảm họa từng xảy ra cách đây 43 năm.
Ước tính, núi lửa Tolbachik tiếp tục sẽ còn hoạt động trong hàng trăm năm nữa.
Điều đặc biệt của thành phần khoáng chất trong lòng núi lửa Tolbachik này là giới khoa học đã phát hiện và định danh 100 loại khoáng chất mới tính đến năm 2017 từ những vật chất mà núi lửa này phun ra.
Hơn 4 thập kỷ sau "Đại thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào", đất đai những khu vực bên dưới nó tựa như hoang mạc chết chóc, khô cằn. Không khí vẫn còn đặc mùi của khí độc. Để trở lại xanh tốt như trước năm 1975, khu rừng taiga nơi đây vẫn cần rất nhiều thời gian để khôi phục.
Đó là lý do, cho đến nay nó vẫn được gọi với cái tên "Rừng Tử thần" hay "Khu rừng chết chóc" - Nơi con người có thể mất mạng khi ở lại lâu vì hít phải khí độc thoát ra từ các kẽ nứt dướt đất. Ở đó, một lần nữa, sự sống vẫn chưa thể tái sinh.
Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 6.
Đã qua 43 năm, đại thảm họa núi lửa Tolbachik phun trào vẫn khiến sự sống nơi đây không thể tái sinh. Ảnh: Russiatrek
Bí mật chết chóc tại Rừng Tử thần ở Nga, nơi đoạt mạng người dễ như chơi - Ảnh 7.
Ảnh: Russiatrek
Bài viết sử dụng nguồn: RBTH, Kamchatka Land
theo Helino

"Nghĩa địa Quỷ": Vùng đất bí ẩn làm tê liệt la bàn ở Nga, đến nay khoa học vẫn tranh cãi

Trang Ly |
"Nghĩa địa Quỷ": Vùng đất bí ẩn làm tê liệt la bàn ở Nga, đến nay khoa học vẫn tranh cãi
Hình ảnh mang tính minh họa.

La bàn, đồng hồ... đều không thể hoạt động khi người ta cố gắng tiếp cận vùng đất này.

Dân địa phương kể lại rằng, nhiều người đã chết một cách bí hiểm, và mặc dù đã vào cuộc, nhưng khoa học vẫn không thể giải thích hết những điều kỳ lạ, đáng sợ tại các khu vực này của Nga.
1. Nghĩa địa Quỷ
Nằm sâu trong rừng taiga rộng lớn thuộc vùng Krasnoyarsk, cách Moskva 3.701km tồn tại một khu vực có tên "Nghĩa địa của Quỷ".
Ngay từ đầu thập niên 1980, người ta đã biết đến vùng đất đáng sợ này qua một bài báo đăng trên tạp chí khoa học nổi tiếng của Liên Xô.
Chuyện kể rằng, khi người dân trong làng chăn thả bò từ làng này qua khu vực làng khác, họ phải băng qua một cánh đồng rộng lớn, có nhiều xác động vật hoang dã nằm chết la liệt trên nền đất đen.
Bí ẩn chồng bí ẩn khi lá xanh trên cành rụng xuống đất bỗng biến thành màu đen. Bất kỳ ai đi qua đây cũng đều gặp các triệu chứng đau đầu, nhức răng và đau dạ dày.
Nghĩa địa Quỷ: Vùng đất bí ẩn làm tê liệt la bàn ở Nga, đến nay khoa học vẫn tranh cãi - Ảnh 1.
Hiện tượng kỳ lạ này khiến các nhà khoa học và thám hiểm thời Liên Xô bắt tay vào giải mã. Tuy nhiên, đúng như cái tên của nó – Nghĩa địa Quỷ - đây là khu vực rất khó tiếp cận. Bởi đến được nơi này, người ta phải di chuyển bằng thuyền, sau đó đi bộ khoảng 48km qua vùng nước nông.
Thách thức lớn nhất là mọi la bàn, đồng hồ và các thiết bị điện tử khác đều không thể hoạt động khiến việc di chuyển cũng như nghiên cứu Nghĩa địa Quỷ gặp rất nhiều khó khăn.
Cuối cùng, người ta cũng đưa ra được hai lời giải thích có thể tin tưởng được để giải thích cho những hiện tượng kỳ lại xảy ra tại đây:
Đầu tiên, sự bất thường tại Nghĩa địa Quỷ xuất hiện sau sự kiện Tunguska năm 1908 (đọc chi tiết). Rất có thể, các thành phần của sao băng chìm dưới lòng đất, và từ tính của chúng là nguyên nhân gây ra sự bất thường. Từ trường mạnh có thể ảnh hưởng đến các dạng sống dựa trên carbon, chẳng hạn như động vật có vú và thực vật.
Một số khác cho rằng, ngọn lửa than cháy âm ỉ dưới lòng đất đã giải phóng lượng khí carbonic đủ lớn để có thể gây độc cho động vật và thực vật. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên nhân chính xác vẫn còn nhiều tranh cãi.
2. Thung lũng Chết
Mirny là một thị trấn thuộc Cộng hòa Sakha (Yakutia) rộng lớn vùng Viễn Đông của Nga, cách thủ đô Moskva 6.115 km về phía đông. Ở nơi đó có một khu vực khiến chính người dân sống quanh vùng cũng không dám đến gần – đó là Thung lũng chết.
Tương truyền, vào cuối thế kỷ 19, nhà thám hiểm người Nga Richard Maack đã đến vùng này và được dân địa phương kể lại những câu chuyện kỳ bí.
Theo đó, thị trấn Mirny có một con sông gọi là Olguydach, dân địa phương tin rằng ở dưới đáy sông có chôn một cái vạc lớn bằng thứ kim loại màu đỏ, miệng vạc sắc bén như dao.
Một đêm nọ, dưới sông bắn lên những tia nước kỳ lạ. Điều đáng sợ là những ai ở gần khu vực đó đều đổ bệnh. Họ gặp phải các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và người mệt mỏi. Vì không hiểu chuyện gì xảy ra nên dân địa phương mơ hồ cho rằng, ở bên dưới cái vạc là nơi ở của một người khổng lồ một mắt.
Nghĩa địa Quỷ: Vùng đất bí ẩn làm tê liệt la bàn ở Nga, đến nay khoa học vẫn tranh cãi - Ảnh 2.
Đến những năm 1930 của thế kỷ 20, những điều bí ẩn tương tự vẫn xảy ra không một ai có thể giải thích được. Cho đến những năm 1970, nhiều cuộc thám hiểm đã được triển khai nhằm tìm kiếm vị trí của chiếc vạc và lý giải đầy đủ chuyện thực sự gì đã xảy ra. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều đi vào ngõ cụt. Thợ săn cũng như dân địa phương đều tránh xa khu vực sông Olguydach của thị trấn.
Các cuộc nghiên cứu có sự tham gia của các nhà địa chất học kết luận, những biểu hiện kỳ lạ ở người khi gần sông Olguydach có thể là do họ bị nhiễm khí độc từ núi lửa. 
Và vì bị nhiễm khí độc nên dân địa phương lâm vào tình trạng rối loạn giác quan, dễ nhầm lẫn, dần dần thêu dệt nên những câu chuyện đáng sợ xung quanh con sông Olguydach.
3. Hồ Quỷ
Ở thị trấn Urzhum thuộc vùng Kirov Oblast rộng lớn tồn tại một chiếc hồ sâu hình oval, bao quanh bởi rừng cây rậm rập có tên "Hồ của Quỷ".
Tên thật của hồ là Shaitan. Mặc dù khoác lên mình vẻ đẹp tuyệt vời của tự nhiên, của đất trời, nhưng tuyệt nhiên không có bóng người xuất hiện quanh đây. Người ta nói rằng, mặt hồ thường xuất hiện những cột nước lớn, cao hàng chục mét đi kèm với âm thanh rùng rợn.
Nghĩa địa Quỷ: Vùng đất bí ẩn làm tê liệt la bàn ở Nga, đến nay khoa học vẫn tranh cãi - Ảnh 4.
Tương truyền, cách đây nhiều năm, hai bộ lạc đã giao đấu tại đây: Một bộ lạc tôn thờ các vị thần chính nghĩa, trong khi bộ lạc còn lại tuân theo sự dẫn dụ của ma quỷ. Nhờ có được thuật thôi miên, bộ lạc ma quỷ đã khiến đối phương tự tàn sát chính mình.
Quá đau buồn trước sự ra đi của người chồng, người cha, vợ con của các chiến binh chính nghĩa đã khóc không ngừng sau đó. Nước mắt họ đọng lại thành hồ nước. Nơi đó về sau trở thành nơi trú ngụ của con quỷ mà bộ lạc tàn ác kia tôn thờ.
Dưới sự can thiệp của khoa học, sự thật bên dưới mặt hồ phẳng lặng còn ly kỳ hơn câu chuyện mà dân địa phương đã truyền tai nhau ở trên.
Theo đó, ở độ sâu 10m dưới lòng hồ, các nhà khoa học tìm thấy một cấu trúc địa chất rộng lớn giống bọt biển, được hình thành bằng đá vôi.
Theo thời gian, do bị đất bùn tích tụ gây áp lực lên các lỗ bọt biển đã gây nên hiện tượng xuất hiện các cột nước cao 10m bắn lên không trung. Bong bóng nước bị vỡ trong quá trình phun cột nước đã gây ra âm thanh lớn khiến nhiều người lầm tưởng là tiếng hú của quỷ.
Nghĩa địa Quỷ: Vùng đất bí ẩn làm tê liệt la bàn ở Nga, đến nay khoa học vẫn tranh cãi - Ảnh 6.
Theo giải thích của các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra thường xuyên vào mùa Xuân và sau những cơn mưa lớn.
Sau khi bí ẩn tại Hồ Quỷ được giải mã, hồ Shaitan hiện trở thành nơi có nhiều người xuất hiện, đồng thời trở thành vùng kinh tế của dân địa phương, nơi nghề cá phát triển khá mạnh mẽ.
Nguồn/Ảnh: RBTH (Nga)
theo Helino

Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn

Trang Ly |
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn
Hình ảnh minh họa.

Ở Thung lũng Chết tồn tại một "sát thủ vô hình" khiến con người và nhiều loài động vật phải bỏ mạng.

Trên bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông Nga tồn tại một Thung lũng Chết, nơi được cho là "nghĩa địa" của con người và nhiều loài động vật hoang dã. Được tình cờ phát hiện trong thế kỷ 20, cho đến nay, Thung lũng Chết này vẫn được xếp vào danh sách một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh.
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn - Ảnh 1.
Mọi chuyện bắt đầu từ câu chuyện kỳ lạ của hai người thợ săn sống vào thời thế kỷ 20. Chuyện kể rằng, vào những năm 1930, hai người thợ săn nọ tình cờ đi đến một khu vực kỳ lạ dưới chân núi lửa Kikpnych, trên vùng thượng nguồn sông Geyzernaya ở phía đông Bán đảo Kamchatka.
Trước mắt họ là một vùng đất khô cằn không cỏ cây hoa lá. Mặt đất bao phủ đầy xác động vật chết khô. Trong khi chưa hiểu chuyện gì xảy ra, hai thợ săn bỗng cảm thấy đau đầu dữ dội, lồng ngực cảm giác như bị tấm đá đè nặng.
Họ lập tức quay lại đường cũ, nhanh chóng rời khỏi khu vực kỳ lạ này. Đây là quyết định đã cứu mạng chính họ.
May mắn sống sót trở về cũng là lúc họ đem câu chuyện và những trải nghiệm kỳ dị của mình chia sẻ cho dân làng. Câu chuyện của họ nhanh chóng được đồn ra xa.
Những năm 1940 và 1950 chứng kiến những người ưa mạo hiểm dấn thân vào vùng đất lạ để tìm hiểu rõ thực hư. Tuy nhiên, không một ai trở về. Dân làng sống gần nhất kể lại rằng, 80 người đã ra đi và vĩnh viễn không trở lại.
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn - Ảnh 2.
Nằm trên vùng Bán đảo Kamchatka vùng Viễn Đông xa xôi của Nga, vùng đất kỳ dị có thể khiến con người và động vật bỏ mạng nhanh chóng nổi tiếng khắp nơi. Người ta gọi nó với các tên "Nghĩa địa", "Thung lũng Chết".
Thung lũng Chết Kamchatka cứ thế khiến cho dân địa phương và nhiều người dân sợ hãi không dám tiếp cận nhiều năm sau kể từ câu chuyện 80 người vĩnh viễn ra đi không trở lại.
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn - Ảnh 3.
Mãi cho đến năm 1975, một nhóm các nhà núi lửa học dẫn đầu bởi nhà khoa học Liên Xô Vladimir Leonov tiến hành cuộc thám hiểm vùng đất nghĩa địa đáng sợ.
Ngày 28/7/1975, đoàn của Vladimir Leonov tiến đến vùng đất nơi họ chứng kiến xác động vật và chim chóc nằm chết la liệt trên nền đất hoang. Ba ngày sau đó, các nhà khoa học khoanh được vùng nguy hiểm của Thung lũng Chết, và kết luận rằng, người dân và khách du lịch đã ở gần vùng đất chết rất nhiều lần mà không hề hay biết.
Khám phá này trở thành một trong những phát hiện mang tính lịch sử của Bán đảo Kamchatka. Đoàn khoa học của Vladimir Leonov giống như "hoa tiêu" giúp cho hàng chục nghiên cứu và tìm hiểu của giới khoa học toàn Liên Xô được thực hiện suốt từ năm 1975 đến 1983.
8 năm sau kể từ cuộc thám hiểm khoa học đầu tiên, giới khoa học đã giải mã được nguyên nhân biến Kamchatka trở thành Thung lũng Chết đáng sợ đến vậy.
Theo đó, Thung lũng Chết là một vùng đất nhỏ, rộng 500m và dài 2000m. "Sát thủ vô hình" gây ra cái chết hàng loạt ở vùng đất này là do hàng loạt khí độc thoát ra từ hoạt động của núi lửa gần đó gây nên.
Hỗn hợp các loại khí độc gồm Hydrogen sulfide (H2S), Carbon dioxide (CO2), Sulphur dioxide (SO2), Carbon disulfide (CS2) cùng một số khí độc khác. Chúng tích tụ ở vùng đất thấp, kín gió trong thung lũng và tạo nên "hồ khí độc", có thể giết bất cứ sinh vật nào nếu ở bị ngấm độc đủ lâu.
Theo các nhà khoa học, khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Mười hàng năm, vùng đất này sẽ trở thành "sát thủ tự nhiên" đáng sợ nhất bởi đó là lúc tuyết tan, tạo cơ hội giải phóng các loại khí độc ra bên ngoài.
Những nạn nhân đầu tiên phải kể đến là các loài chim tìm đến các con sông băng để uống nước. Rồi đến các loài cáo, sói, gấu đến săn mồi và uống nước.
Sở dĩ, xác động vật đã chết phần lớn còn nguyên vẹn là do xác chúng được vùng đất khí độc "bao bọc" khỏi các loài vi khuẩn phân hủy xác.
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn - Ảnh 5.
Bí ẩn lớn nhất mà các nhà khoa học chưa thể trả lời được tại Thung lũng Chết này là: Tại sao động vật không chạy khi chúng xuất hiện các triệu chứng ban đầu? Và tại sao chúng lại đến khu vực này để kiếm ăn sau một mùa đông giá lạnh?
Một số nhà khoa học tin rằng các nguyên tố trong khí của thung lũng có thể gây tê liệt một phần cơ thể các loài động vật khiến chúng không thể di chuyển hoặc bay đi xa, nhưng điều này chưa được chứng minh.
Đối với con người, khi đi lạc vào khu vực này thường bị đau đầu, sốt và yếu cơ, đôi khi có thể mất mạng nếu không được can thiệp y tế kịp thời hoặc đi lạc quá sâu vào vùng đất chết này.
Mặc dù sở hữu cảnh quan tự nhiên đẹp mắt, nhưng Thung lũng Chết được chính phủ Nga cách ly hoàn toàn, cấm mọi hoạt động du lịch tại đây.
Tuy nhiên, khi đến Bán đảo Kamchatka, khách du lịch vẫn có thể ngắm cảnh quan, cũng như Thung lũng mạch nước nóng, các núi lửa đang âm ỉ cháy như Karymsky và Maly Semyachik...
Bán đảo Kamchatka có hơn 15.000 con gấu nâu, 10.000 con cừu tuyết, 1.500 con tuần lộc, chó sói, cáo, và cá sấu - chưa kể đến một nửa số đại bàng biển Steller khổng lồ trên thế giới sinh sống tại đây. Các khu vực ven biển là nơi sinh sống của chín loài cá voi, các loài chim biển khổng lồ và hàng ngàn loài rái cá biển.
Vẻ đẹp của Bán đảo Kamchatka:
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn - Ảnh 7.
Ảnh: Evgeniia Ozerkina/Shutterstock/Lonely Planet
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn - Ảnh 8.
Ảnh: Dan Weits/Shutterstock/Lonely Planet
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn - Ảnh 9.
Ảnh: EhayDy/Shutterstock/Lonely Planet
Dấn thân vào Thung lũng Chết ở Nga, gần trăm người mất tích: Khoa học day dứt vì bí ẩn lớn - Ảnh 10.
Ảnh: Sergey Krasnoshchekov/Lonely Planet
Bài viết sử dụng các nguồn: RBTH (Nga), Lonely Planet
theo Helino

Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ "quái vật người tuyết" khổng lồ

Trang Ly |
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ "quái vật người tuyết" khổng lồ

Người tuyết Yeti là một trong ba sinh vật khổng lồ bí ẩn nhất trên Trái Đất.

Đối với các nhà sinh vật học, quái vật hồ Lochness, người tuyết Yeti và dã nhân Bigfoot là "Tam đại bí ẩn của thế kỷ" mà họ chưa tìm được bằng chứng xác thực nhất để chứng minh sự tồn tại hay chỉ là truyền thuyết về chúng.
Jules Verne (1828 - 1905), tác giả Pháp của cuốn tiểu thuyết khoa học "Hai vạn dặm dưới biển" từng nói: "Con người đâu biết tất cả các loài trên Trái Đất này. Bởi thế, nếu ta chưa thể giải mã hết những bí ẩn của tự nhiên thì không có lý do gì ta không tin vào sự tồn tại của quái vật và những loài không tưởng!"
Đó là lý do, cho đến nay, nhiều người vẫn tin vào sự tồn tại của 3 sinh vật khổng lồ này, và ở đâu đó trên Trái Đất chúng vẫn sống và lẩn tránh sự lần tìm của con người.
Sinh vật người tuyết Yeti khổng lồ được cho là xuất hiện tại khu vực dãy núi Himalaya rộng lớn và một vài vùng núi tuyết lạnh giá ở phương Bắc từ thế kỷ 19.
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ quái vật người tuyết khổng lồ - Ảnh 1.
Người tuyết Yeti khổng lồ là một trong là "Tam đại bí ẩn của thế kỷ" đối với các nhà sinh vật học. Hình minh họa.
Riêng ở Nga, Yeti được tin là sinh sống tại những cánh rừng Siberia rậm rạp hay trong các hang động lạnh giá ở dãy núi Ural. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tin rằng, những địa điểm dưới đây là nơi ẩn náu của "quái vật tuyết" khổng lồ Yeti.
Thung lũng Uchkulan, Karachay-Cherkessia
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ quái vật người tuyết khổng lồ - Ảnh 2.
Người dân sống tại thung lũng Uchkulan truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện về Yeti và những cuộc đụng độ giữa sinh vật khổng lồ với con người.
Một câu chuyện nổi tiếng nhất trong số đó là chuyện của một cô gái trẻ bị Yeti bắt cóc khi đang đi trong rừng. Khi người ta tìm thấy cô gái trong rừng, và ngỏ ý đưa về nhà thì cô gái trẻ như bị "bỏ bùa", nhất định không chịu về nhà.
Dân làng đồn rằng, cô gái trẻ đã bị thôi miên và trở thành vợ của người tuyết Yeti. Khi họ chết đi, người ta đã tiến hành chôn cất trong rừng. Một thời gian sau thì khai quật ngôi mộ và phát hiện hai bộ xương kỳ lạ với cái sọ lớn hơn sọ người bình thường rất nhiều.
Vùng núi Altai lạnh giá
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ quái vật người tuyết khổng lồ - Ảnh 3.
Năm 2003, một thợ săn tên là Alexander Semenov tìm thấy một thi thể bị đóng băng trên một sông bằng thuộc vùng núi Altai. Điều kỳ lạ là, toàn thân của thi thể không có quần áo này được bao phủ bởi bộ lông rậm rạp.
Một chân của thi thể vẫn bị băng đá đóng băng. Về sau, phần chân này được chuyển đến Moskva cho các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, phần chân biến mất kỳ lạ sau đó. Vì thế, bí ẩn về sinh vật này vẫn chưa được giải mã.
Chernakova
Làng Chernakova, thuộc vùng Novosibirsk
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ quái vật người tuyết khổng lồ - Ảnh 4.
Đã từ rất lâu, người dân trong ngôi làng nhỏ Chernakova rất sợ hãi mỗi khi ra khỏi nhà trời chập choạng tối. Họ kể rằng, khi trời chạng vạng tối, nhiều người đã đụng độ "người tuyết khổng lồ", khắp cơ thể ánh lên màu bạc. Thậm chí, các vật nuôi cũng có biểu hiện kỳ lạ và được cho là chúng đã nhìn thấy Yeti.
Vùng Chelyabinsk, biên giới châu Á - châu Âu
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ quái vật người tuyết khổng lồ - Ảnh 5.
Những người dân vào rừng hái nấm sống ở phía nam vùng núi Ural nói rằng họ thường xuyên nhìn thấy Yeti trong rừng. Họ tin rằng, "quái vật người tuyết" khổng lồ này có khả năng thôi miên và có thể khiến người đối diện dâng lên nỗi sợ hãi không thể kiểm soát được bản thân, buộc họ phải rời xa khu vực họ vừa đặt chân đến càng sớm càng tốt.
Vùng Kemerovo
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ quái vật người tuyết khổng lồ - Ảnh 6.
Vùng Kemerovo cũng được xem là một trong những "điểm nóng" xuất hiện quái vật Yeti khổng lồ. Người ta cho rằng, khi Yeti xuất hiện trong các cánh rừng đó là lúc chúng rời khỏi hang động bí mật để tìm kiếm thức ăn.
Trong nhiều năm, người dân địa phương tin rằng người tuyết Yeti là những sinh vật thiêng liêng và thường để sẵn thức ăn ở cửa hang "cống" cho Yeti.
Vùng núi Ural phía Bắc
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ quái vật người tuyết khổng lồ - Ảnh 7.
Nếu như người dân vùng Kemerovo sẵn sàng mang thức ăn cho Yeti thì những người Khanty sinh sống tại vùng núi Ural ở phía Bắc lại tránh xa sinh vật bí ẩn này.
Người Khanty tin rằng, đụng độ Yeti là một điềm không may, vì thế họ tránh xuất hiện tại các khu rừng sâu và không đi một mình vào ban đêm.
Làng Suvodi, thuộc vùng Kirov
Những địa điểm đáng sợ ở Nga, có thể đụng độ quái vật người tuyết khổng lồ - Ảnh 8.
Dân làng Suvodi tìm thấy rất nhiều dấu chân khổng lồ nghi của người tuyết Yeti. Vào năm 2003, một người dân trong làng tên là Boris Liberov kể lại rằng chính mắt người này đã nhìn thấy hai mẹ con người tuyết Yeti khổng lồ.
Bài viết sử dụng nguồn/ảnh: RBTH (Nga)
theo Helino

Sau gần 40 năm chìm trong bóng tối, bí mật khủng khiếp về "đảo chết" ở Anh bị phanh phui

Trang Ly |
Sau gần 40 năm chìm trong bóng tối, bí mật khủng khiếp về "đảo chết" ở Anh bị phanh phui

Cho đến nay, hòn đảo Gruinard của Anh trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh.

Nằm cách bờ biển Scotland khoảng 1km về phía Tây là hòn đảo nhỏ Gruinard vốn rất đẹp và nên thơ. Vẻ đẹp nguyên sơ của nó giờ chỉ còn là dĩ vãng bởi cách đây gần 7 thập kỷ, con người đã biến nó trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh, không có bóng người hay động vật sinh sống!
Điều gì đã biến hòn đảo nhỏ hình oval Gruinard trở thành "địa ngục" có thể giết chết một người trong thời gian ngắn sau khi đặt chân lên nó? Ở Gruinard ẩn chứa bí mật đáng sợ gì của chính phủ Anh?
Cùng quay về thời điểm những năm đầu của cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 - 1945) và Anh đầu thập niên 1940 để tìm hiểu bí mật đen tối của hòn đảo được xem là "Đảo tử thần" hay "Đảo chết" này.
Sau gần 40 năm chìm trong bóng tối, bí mật khủng khiếp về đảo chết ở Anh bị phanh phui - Ảnh 1.
Năm 1940, khi Thế chiến II đang bước vào giai đoạn cao trào, đặc biệt là sau hàng loạt cuộc oanh kích dữ dội của Phát xít Đức xuống nước Anh (bằng chiến dịch Blitz, diễn ra liên tiếp từ tháng 9/1940 đến tháng 5/1941), chính phủ nước Anh dấy lên mối lo ngại về một cuộc tấn công vũ khí sinh học mà lực lượng không quân hiếu chiến Luftwaffe (Đức) có thể oanh kích London.
Đứng trước tình thế cấp bách này, Thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill hiển nhiên nhận thấy phe Trục (nổi lên với 3 thế lực chính là Đức Quốc xã, Đế quốc Nhật, Phát xít Ý) đang theo đuổi các chương trình phát triển vũ khí sinh học chứa các mầm bệnh chết chóc, và ông muốn có một loại vũ khí tương tự sẵn sàng đáp trả và ngăn chặn Đức Quốc xã trong trường hợp Hitler phát động một cuộc tấn công vũ khí sinh học nguy hiểm.
Chính phủ Anh thời bấy giờ nhanh chóng triển khai cuộc điều tra để xác định tính khả thi của loại vũ khí sinh học mà họ gọi với mật danh là N-Bomb. 
Các nhà khoa học quân sự hàng đầu của Porton Down - Trung tâm nghiên cứu vũ khí sinh-hóa tuyệt mật của Anh - đã nghiên cứu khả năng tấn công địch bằng cách sử dụng vi khuẩn than. Theo đó, vi khuẩn than có thể giết chết người bằng nhiều cách khác nhau, thông qua việc tiếp xúc với da, hít hoặc nuốt phải.
Sau gần 40 năm chìm trong bóng tối, bí mật khủng khiếp về đảo chết ở Anh bị phanh phui - Ảnh 2.
Các nhà khoa học quân sự tại Porton Down.
Kế hoạch của những "bộ óc quân sự" hàng đầu của Porton Down là cho phát nổ những quả bom chứa nội bào tử vi khuẩn than (Bacillus anthracis), việc còn lại để loại vi khuẩn gây chết người có khả năng phát tán rộng ra không khí là thực hiện "sứ mệnh" giết người hàng loạt của nó.
Theo các nhà khoa học, vi khuẩn than có thể tiết ra loại protein có độc tính cực mạnh, gây tử vong nhanh. Một người trưởng thành chỉ cần tiếp xúc với một lượng bào tử vi khuẩn than cực nhỏ cũng có thể thiệt mạng. Vi khuẩn than không chỉ giết người, khu vực bị ném bom sẽ bị ô nhiễm trong thời gian rất lâu sau đó.
Khi loại bom sinh học đã được nghiên cứu, Anh cần tìm một khu vực hẻo lánh để thử nghiệm loại vũ khí chết người này. Và họ chọn hòn đảo nhỏ Gruinard dài 2km, rộng 1km từng có người sinh sống làm nơi nghiên cứu khả năng huỷ diệt của N-Bomb.
Vào năm 1942, giới khoa học quân sự Anh đã lựa chọn chủng bệnh than có tên "Vollum 14578" - một loại vi khuẩn than độc tính cực mạnh, có khả năng gây chết người cao (đặt theo tên của người tìm ra nó là R. L. Vollum, Giáo sư Vi khuẩn tại Đại học Oxford - Anh) - để thử nghiệm tại Gruinard.
"Nạn nhân" đầu tiên hứng chịu loại bom mầm bệnh chết chóc này là 80 con cừu. Chúng được vận chuyển bí mật lên đảo và âm thầm trải qua những nỗi đau do vi khuẩn than dày vò.
Vài ngày sau khi cho nổ bom sinh học, đàn cừu bắt đầu chết la liệt. Toàn bộ quá trình thử nghiệm được các nhà khoa học quân sự Anh quay lại và mãi đến năm 1997, người ta mới biết về những thước phim đáng sợ này.
Sau gần 40 năm chìm trong bóng tối, bí mật khủng khiếp về đảo chết ở Anh bị phanh phui - Ảnh 3.
Được ví như "quái vật dưới lòng đất", vi khuẩn bệnh than có thể thức tỉnh và gây nguy hiểm đến cho động vật và con người.
Theo các nhà khoa học, bào tử vi khuẩn bệnh than có khả năng sống sót rất khủng khiếp. Dù bị trộn với chất khử hay nung trong lò ở nhiệt độ 180 độ C, chúng vẫn sống rất bền bỉ. Thậm chí, tồn tại được hàng trăm năm dưới lòng đất.
Hòn đảo Gruinard bị ô nhiễm chủng bệnh chết người nặng nề và không ai biết chính xác nó sẽ mất bao lâu mới có thể khôi phục lại mức độ an toàn để con người và động vật có vú có thể sinh sống.
Quay lại những cuộc thử nghiệm năm 1942, sau khi phân tích kết quả, các nhà khoa học nhận định, vi khuẩn than có thể gây chết người nhanh chóng nếu tăng liều lượng và chọn chủng bệnh than có độc tính mạnh.
Sau gần 40 năm chìm trong bóng tối, bí mật khủng khiếp về đảo chết ở Anh bị phanh phui - Ảnh 4.
Các nhà khoa học tiến hành thu thập xác cừu để nghiên cứu mức độ tác động của vi khuẩn than.
Không chỉ gây hậu quả khủng khiếp lâu dài cho hòn đảo Gruinard, sau tất cả những cuộc thử nghiệm của loại vũ khí mầm bệnh chết chóc, những xác cừu chết vì bệnh than được chôn một cách bừa bãi, cẩu thả ngay tại đảo. Sau một trận bão lớn, hàng loạt xác cừu trôi nổi trên biển và dạt vào bờ khiến cho các loài động vật trên đất liền bị nhiễm và chết vì vi khuẩn than.
Kể từ năm 1947 đến năm 1968, hàng năm nhân viên của Cơ quan Nghiên cứu Vi sinh (MRE) tại Porton Down đều bí mật đến đảo Gruinard để thu thập mẫu đất nhằm kiểm tra mức độ ô nhiễm. Kết quả, mức độ ô nhiễm không hề suy giảm.
Mãi đến năm 1981, công chúng mới biết về sự thật khủng khiếp mà đảo Gruinard ẩn chứa sau 39 năm chìm trong bóng tối, sau khi một nhóm tự xưng là Dark Harvest gửi các mẫu đất nhiễm vi khuẩn than cho báo chí.
Sau khi sự thật bị phơi bày, người ta gọi những thí nghiệm trên đảo Gruinard là minh chứng đầu tiên của "khủng bố môi trường".
Năm 1986, dưới áp lực của công chúng, chính phủ Anh tiến hành "khử trùng" đất đai trên đảo bằng cách sử dụng 280 tấn formaldehyde pha loãng với nước biển và phun trên toàn bộ bề mặt của hòn đảo. Một năm sau, người ta tiến hành nghiên cứu lại mẫu đất trên đảo, kết quả đáng buồn là, chỉ một phần nhỏ đất được khử, còn lại vẫn bị ô nhiễm nặng nề.
Sau khi người Mỹ mở ra kỷ nguyên của vũ khí nguyên tử năm 1945 với việc thử thành công quả bom mang mật danh "The Trinity", vũ khí mầm bệnh chết chóc cũng dần bị xem nhẹ. Hòn đảo Gruinard cũng chịu chung số phận.
Sau gần 40 năm chìm trong bóng tối, bí mật khủng khiếp về đảo chết ở Anh bị phanh phui - Ảnh 6.
Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm trên hòn đảo Gruinard.
Hơn 7 thập kỷ qua đi kể từ những cuộc thí nghiệm cho nổ bom vi khuẩn than trên hòn đảo Gruinard, giờ đây Gruinard vẫn bị cách ly mạnh mẽ, trở thành một trong những khu vực nguy hiểm nhất hành tinh do lượng bào tử vi khuẩn than có sức sống mãnh liệt vẫn ẩn trong đất đai nơi đây.
Những nỗ lực cải tạo đất trên hòn đảo Gruinard của chính phủ Anh trong hai năm liên tục đều rơi vào thất bại bởi bào tử vi khuẩn than gần như không thể bị phá hủy và có thể tồn tại trong đất rất nhiều năm, tương tự như tính phóng xạ của bom nguyên tử.
Và cho đến nay, mặc dù nhà khoa học công bố không tìm thấy vi khuẩn than trên cá thể cừu nuôi thí nghiệm trên đảo nhưng người ta vẫn không dám đặt chân lên hòn đảo này sinh sống hoặc du lịch. Gruinard - một phần hệ quả của chiến tranh - vì thế cũng trở thành một trong những khu vực bị bỏ hoang, nguy hiểm nhất hành tinh!
Đọc các khu vực nguy hiểm khác - Tại Đây.
Bài viết sử dụng nguồn: Amusing Planet, Digital Journal (Canada)
theo Helino

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét