Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 98

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Bí mật quần thể Angkor - Ngôi đền đặc biệt của Campuchia

Trạng nguyên 13 tuổi và giai thoại nặn voi biết đi

Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi chủ yếu nhờ tự học. Vị khai quốc trạng nguyên này xứng đáng với danh hiệu thần đồng.

    Theo Việt Nam văn hóa sử cương của nhà sử học Đào Duy Anh, năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước.
    Năm 1247, nhà Trần đặt ra tam khôi - Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Chính trong năm này, thần đồng nhỏ tuổi Nguyễn Hiền thi đỗ trạng nguyên và được vua Trần Thái Tông phong là "Khai quốc Trạng Nguyên" - vị trạng nguyên đầu tiên ở nước ta, theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
     trang nguyen 13 tuoi va giai thoai nan voi biet di hinh anh 1
    Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta. Tranh minh họa: Tạp chí Văn nghệ. 
    Nguyễn Hiền sinh năm 1234 (một số tài liệu ghi là 1235) ở làng Dương An, huyện Thượng Hiền (nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực), tỉnh Nam Định.
    Ông mồ côi cha từ bé và được mẹ cho theo học sư thầy trong làng. Cậu bé Nguyễn Hiền sớm thể hiện tư chất vượt trội, học tập rất nhanh. 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh thần đồng.
    Năm 1247, triều đình mở khoa thi. Nguyễn Hiền, lúc đó mới 13 tuổi, khăn gói lên kinh, dự kỳ thi đình với bài phú "Áp tử từ kê mẫu du hồ phú". Trí tuệ tinh thông giúp ông đạt danh hiệu trạng nguyên - vị trí cao nhất trong tam khôi.
    Khi vào cung diện kiến nhà vua, vua Trần Thái Tông rất thán phục khả năng ứng đối trôi chảy của trạng nguyên nhỏ tuổi, bèn hỏi ông học thầy nào.
    Khi nghe Nguyễn Hiền kể ông chỉ tự học, chỗ nào không hiểu thì hỏi sư thầy, vua cho rằng, trạng có tài nhưng còn nhỏ tuổi, chưa hiểu hết lễ nghĩa và phán: "Trạng nguyên niên ấu vị tri lễ hứa hồi gia học lễ đãi tam niên nhi hậu dụng".
    Vì thế, mặc dù đỗ cao, Nguyễn Hiền chưa được phong chức quan hay mũ áo. Ông trở về quê, tiếp tục đọc sách.
    Trên thực tế, sử sách viết về Nguyễn Hiền không nhiều, đa phần là những giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc.
    Trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết về hai giai thoại trên.
     trang nguyen 13 tuoi va giai thoai nan voi biet di hinh anh 2
    Đình thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở Nam Định. Ảnh: Wikimapia. 
    Tương truyền, sau khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền, sai người đến hỏi ý kiến.
    Viên quan được giao việc đến quê trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, họ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển.
    Viên quan đoán đây là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: "Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?".
    Trạng nhanh chóng ứng đối: "Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!".
    Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống, truyền lại ý chỉ vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng trạng không chịu vì cho rằng, vua làm vậy cũng không đúng lễ.
    Quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát:
    "Tích tịch tình tang
    Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
    Bên thì lấy giấy mà bưng
    Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang".
    Quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh.
    Hai giai thoại này cho thấy sự thông minh, lanh lợi của Nguyễn Hiền.
    Sau này, Nguyễn Hiền vào triều làm quan. Theo cuốn Danh nhân văn hóa Nam Định, sử sách không ghi lại được quá trình làm quan cùng những công trạng của ông khi giữ trọng trách trong triều đình. Ông cũng không sáng tác thơ văn hoặc có sáng tác nhưng đã thất truyền.
    Theo một số ghi chép, có thể Nguyễn Hiền làm đến chức Thượng thư Bộ Công và từng cho đắp đê quai vạc sông Hồng.
    Năm 1255 (một số tài liệu ghi là 1256, 1257), Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là "Đại vương thành hoàng" và tôn làm thần ở 32 nơi.
    Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông.
    "Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc
    Vạn niên thiên tuế lập tam tài".
    Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông "trạng non" - trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.
    Theo Nguyễn Sương (Zing)

    Trộm vợ của vua cha và cái kết bi đát cho hoàng đế Trung Hoa

    Câu chuyện trộm vợ của vua cha nổi tiếng nhất có lẽ là chuyện của Hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị và người mẹ kế bị Lý Trị chiếm đoạt không ai khác chính là vị nữ hoàng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Võ Tắc Thiên

      Hoàng đế bất chấp luân thường đạo lý “yêu” cả mẹ kế
       trom vo cua vua cha va cai ket bi dat cho hoang de trung hoa hinh anh 1
      Câu chuyện trộm vợ của vua cha và cái kết bi đát cho một thời đại ở Trung Quốc. Ảnh nguồn: Internet.
      Theo ghi chép của sử sách, thì Võ Chiếu vào cung thời vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân làm tài nhân (người thiếp cấp thứ 5 trong hậu cung) năm 635 khi mới 10 tuổi. Có lẽ vào cung khi còn quá nhỏ, nên Võ Chiếu không được Lý Thế Dân sủng hạnh mà chỉ được làm một người hầu việc bút mực cho Hoàng đế.
      Tuy nhiên, không phải vì thế mà Võ Chiếu không được Thái Tông chú ý tới. Thấy tên Võ Chiếu không hay vua bèn đổi tên cho nàng thành Mỵ (với nghĩa là xinh đẹp, dịu dàng), vì vậy, người ta còn gọi Võ Tắc Thiên là Võ Mỵ Nương.
      Đến khi Võ Mỵ Nương đã bước vào tuổi lớn thì cũng là lúc Lý Thế Dân đã về già. Ông vua qua đời ở độ tuổi 50. Chính vì vậy, trong thời gian này, Võ Mỵ Nương bắt đầu để ý đến một người trẻ hơn, đó chính là thái tử Lý Trị.
      Lý Trị là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 – 649) nổi tiếng. Mẹ ông là Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người vợ luôn giúp đỡ, phò tá Đường Thái Tông.
      Do chỉ là con thứ, Lý Trị lúc đầu không được nhiều người để ý. Tuy nhiên, kể từ khi mẹ ông qua đời, khi đó ông mới lên 9 đã khóc rất nhiều tại đám tang của Trưởng Tôn Hoàng Hậu – Ái phi được Đường Thái Tông rất sủng ái. Tiếng khóc lớn của cậu bé 9 tuổi khiến vua cha bắt đầu chú ý, để ý hơn đến hoàng tử nhỏ.
      Mối tình oan trái với mẹ kế dẫn tới mất giang sơn
       trom vo cua vua cha va cai ket bi dat cho hoang de trung hoa hinh anh 2
      Câu chuyện trộm vợ của vua cha và cái kết bi đát cho một thời đại ở Trung Quốc. Ảnh nguồn: Internet.
      Dù chỉ kém nhau 3 tuổi, thế nhưng về thân phận thì Võ Mỵ Nương là vợ thứ của Đường Thái Tông, nghĩa là mẹ kế của Lý Trị. Vì vậy, lúc bấy giờ mặc dù Lý Trị rất thích Mỵ Nương và muốn chiếm nàng về làm của riêng song chỉ dám giấu kín chuyện đó trong lòng.
      Tới năm 649, Đường Thái Tông qua đời. Vào thời đó, theo luật lệ nhà Đường, khi Hoàng đế băng hà thì Võ Mỵ Nương phải xuống tóc, vào chùa Cảm Nghiệp tu hành để tỏ lòng trung trinh với tiên đế.
      Chỉ hai năm sau đó, nhân một chuyến lên chùa Cảm Nghiệp thắp hương, Cao Tông Lý Trị gặp lại người trong mộng một thời của mình và quyết định đưa nàng trở lại cung.
      Tuy nhiên, hành động của Cao Tông đã gặp phải sự ngăn cản quyết liệt của các đại thần. Võ Mỵ Nương dù đã xuống tóc nhưng danh nghĩa vẫn là vợ cũ của Thái Tông, tức mẹ kế của Cao Tông. Nếu vua đưa mẹ kế lên long sàng làm bậy, đây là một hành động không thể chấp nhận theo con mắt của các nhà Nho.
      Thế nhưng, vì thứ tình yêu mù quáng, Cao Tông không quản gì đến luân thường đạo lý mà các đại thần nhắc tới nữa. Ông vua trẻ vừa mới lên nắm quyền bất chấp tất cả đưa Võ Mỵ Nương về hậu cung phong làm Chiêu nghi.
      Sự kiện trên chính là bước ngoặt đối với cả Cao Tông và Võ Mị Nương. Võ Mị Nương từng bước chiếm được niềm tin của Lý Trị, leo lên ngôi Hoàng Hậu, sau đó là Thiên Hậu.
      Đường Cao Tông về sau sức khỏe ngày một suy yếu, để Võ Tắc Thiên lộng quyền. Theo tương truyền, Cao Tông có lúc bị đau đầu do phải uống quá nhiều thuốc kích thích Võ Hậu dâng lên.
      Năm 664, Cao Tông cũng đã có ý định phế Hậu nhưng bất thành, khiến trung thần Thượng Quan Nghi bị chém đầu, thái tử Lý Trung phải uống rượu độc.
      Để rồi cuối cùng sau khi ông qua đời, Thiên Hậu chiếm được thực quyền, nhanh chóng trở thành Hoàng đế và mở ra thời nhà Chu.
      Theo H.T.H.T (Khoevadep)

      Khám phá hàng nghìn đội quân đất nung đầy bí ẩn của Tần Thủy Hoàng

      Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể hình dung ra lí do Tần Thủy Hoàng muốn đem nguyên cả một đội quân đất nung này xuống lăng mộ cùng mình.

        Đội quân đất nung “không ai giống ai”
         kham pha hang nghin doi quan dat nung day bi an cua tan thuy hoang hinh anh 1
         Khám phá hàng nghìn đội quân đất nung đầy bí ẩn của TẦN THỦY HOÀNG. Ảnh nguồn: Internet.
        Đội quân đất nung được chôn theo Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của nhà Tần, trong thời gian 210-209 trước Công nguyên.
        Đội quân đất nung được phát hiện ngày 29.3.1974 khi một người nông dân đào giếng ở phía Đông núi Lệ Sơn ở nơi có khoảng cách 1,6 kilômét phía đông mộ Tần Thủy Hoàng.
        Con số hơn 8.000 là số tượng binh sĩ bằng đất nung mà các nhà khảo cổ học ước tính hiện có trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Con số hơn 2.000 tượng đã khám phá được quá ít so với phần bí ẩn còn lại.
        Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình cầm cung, kích, giáo, mác, gươm bọc đồng... tất cả đều là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó. Ngoài tượng binh mã, tượng xe ngựa có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu tượng binh mã.
        Do binh mã bằng đất nung rất dễ vỡ nên việc bảo vệ những bức tượng này rất khó khăn, những tác động của tự nhiên như quá trình phong hóa, bị vi khuẩn hủy hoại. Các bức tượng được nặn từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp và được phết một lớp sơn bên ngoài để tăng độ bền.
        Những bức tượng này có khuôn mặt, kích cỡ, màu sơn không tượng nào giống nhau, sống động như một đội quân thật.
        Hầm mộ thứ nhất nằm ở mặt Tây có pho tượng của 6.000 binh mã, đây là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng 1.400 pho tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa trên diện tích 19.659 mét vuông. Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và một xe tứ mã gồm 68 pho tượng nằm trên diện tích 1524 mét vuông.
        Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể hình dung ra lí do Tần Thủy Hoàng muốn đem nguyên cả một đội quân đất nung này xuống lăng mộ cùng mình.
        Con sông tử thần chia cắt thế giới âm – dương
         kham pha hang nghin doi quan dat nung day bi an cua tan thuy hoang hinh anh 2
         Dòng sông thủy ngân được cho là "bức tường thành" nguy hiểm nhất bảo vệ lăng mộ. Ảnh nguồn: Internet.
        Đây được coi là thế giới trong lăng mộ với thế giới bên ngoài của con người. Con sông tử thần chính là dòng sông thủy ngân lỏng. Lớp thủy ngân bao bọc và ngăn cách lăng mộ với sự khai phá từ bên ngoài có nồng độ cực kỳ lớn, cao gấp 280 lần mức bình thường.
        Đây là một thiết kế vô cùng hiểm độc do chính Tần Thủy Hoàng nghĩ ra. Ông cho linh cữu của mình được chôn trong quan tài cùng nhiều ngọc ngà châu báu, nhiều tác phẩm thủ công và một mô hình vũ trụ hoàn chỉnh được khảm ngọc.
        Vì thế, ông muốn sử dụng chính dòng sông thủy ngân để bảo quản, tránh sự xâm hại của vi khuẩn và đặc biệt là giết ngay lập tức kẻ nào có ý định xâm nhập lăng mộ.
        Ngoài ra, nó giúp ông đạt được tham vọng trường sinh bất tử bằng "thuốc tiên" thủy ngân.
        Và cho đến nay, chưa ai có thể giải đáp được nguồn thủy ngân khổng lồ đã được đưa từ đâu về để tạo thành hàng trăm con sông lớn nhỏ chảy khắp phần lăng mộ.
        Nhiều người liên hệ đến lịch sử hai thiên niên kỷ trước, tại quận Ba thời Tần (tức thành phố Trùng Khánh ngày nay) có người quả phụ họ Thanh, chuyên nghề khai thác đá chu sa mà trở nên giàu có. Thời đó, Tần Thủy Hoàng còn cho xây dựng "Hoài Thanh Đài" ca ngợi công lao của người phụ nữ này.
        Xâu chuỗi các dữ kiện, các nhà khoa học cho rằng đá chu sa của người phụ nữ này là nguyên liệu chính để luyện nên số lượng thủy ngân khổng lồ trong lăng mộ Hoàng đế nhà Tần.
        Chu sa có thành phần chính là sulfur thủy ngân (II) (HgS) vốn được người Trung Hoa cổ đại sử dụng để luyện thủy ngân, thuốc và thủ cung sa đánh dấu trinh tiết người phụ nữ.
        Theo H.T.H.T (Khoevadep)

        4 nhân tài Việt trở thành trạng nguyên ở xứ người

        Với đức tính thông minh, hiếu học, người Việt sớm khẳng định được trí tuệ của mình trong buổi đầu lịch sử. Trong đó, nhiều người đã trở thành trạng nguyên nơi đất khách.

          Không chỉ nổi danh trong nước, nhiều nhân tài người Việt còn được phong "Lưỡng quốc trạng nguyên". Họ đỗ đầu những kỳ thi ở nước ngoài và được tôn vinh.
          Trạng nguyên triều Đường Khương Công Phụ
          Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Khương Công Phụ (731-805) tự là Đức Văn, người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, học hành chẳng bao lâu đã thuộc làu kinh sách.
           4 nhan tai viet tro thanh trang nguyen o xu nguoi hinh anh 1
          Khương Công Phụ
          Dưới đời vua Đường Đức Tông (780-803), ông sang kinh đô Trường An dự thi. Vượt qua hàng nghìn sĩ tử của Trung Quốc và các nước lân bang, ông đỗ đầu. Sau khi đỗ trạng nguyên, Khương Công Phụ được vua Đường phong chức hiệu thư lang, sau thăng dần đến tể tướng, chức quan đứng hàng đầu triều đình phong kiến.
          Hiện nay, đền thờ của Khương Công Phụ, cùng những sắc phong mà các triều đại phong kiến đã ban cho ông, vẫn còn ở Yên Định, Thanh Hóa.
          Khương Công Phụ là trường hợp “có một không hai” trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam, khi là người Việt đầu tiên thi đỗ trạng nguyên ở xứ người, giữ vị trí cao trong bộ máy cai trị của cả đất nước Trung Hoa. Giới nho sĩ qua nhiều thế hệ đều ca ngợi Khương Công Phụ không chỉ tài năng văn chương, mà còn có phẩm chất, tư cách của một “kẻ sĩ” xuất chúng..
          Mạc Đĩnh Chi - trạng nguyên Mông Cổ
          Mạc Đĩnh Chi là một trong những trạng nguyên nổi bật nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông tự là Tiết Phu, hiệu Tích Am, quê làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (nay thuộc thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương). Ông vốn là hậu duệ 7 đời của trạng nguyên Mạc Hiển Tích thời Lý.
          Năm Giáp Thìn (1304), ông thi đỗ trạng nguyên khi mới chỉ 24 tuổi, ra làm quan cho ba triều vua, gồm Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông. Mạc Đĩnh Chi được thăng đến chức Đại liêu ban tả Bộc xạ (tể tướng).
          Ông hai lần được cử sang phương Bắc vào các năm 1308 và 1322. Ngay trong chuyến đi đầu tiên, ông đã chứng minh tài năng, cốt cách của người Việt, buộc vua Nguyên phải phong mình làm trạng nguyên Bắc triều (lưỡng quốc trạng nguyên).
          Nguyễn Trực - trạng nguyên của nhà Minh
          Nguyễn Trực sinh năm Đinh Dậu (1417), trong một gia đình nho học. Năm 1442, ông đỗ đầu trong kỳ thi Đình, trở thành trạng nguyên đầu tiên của triều Lê. Ông đồng thời cũng là vị trạng nguyên đầu tiên được khắc tên tại bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
          Sau khi thi đỗ, ông được vua Lê Thánh Tông tin dùng, phong nhiều chức vụ quan trọng của triều đình. Đặc biệt, với trí tuệ uyên bác, hiểu sâu, biết rộng, ông thường được cử tiếp sứ giả các nước trong khu vực, đồng thời cử đi sứ phương Bắc.
          Trong một lần đi sứ, nhân dịp triều đình nhà Minh mở khoa thi tuyển chọn nhân tài, Nguyễn Trực dự thi và đỗ đầu, qua đó trở thành “lưỡng quốc trạng nguyên”.
          Nguyễn Đăng Đạo - trạng nguyên của nhà Thanh
          Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719) là người thôn Hoài Thượng, tên nôm “Bịu Thượng”, nay thuộc xã Liên Bão, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vì thế, dân gian gọi ông là Trạng Bịu.
          Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh hoạt bát, học rộng hiểu nhiều. Trong khoa thi Đình năm 1683, ông đỗ trạng nguyên. Sau đó, ông được bổ chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, thăng chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các Đại học sĩ nhập thị kinh diên thọ lâm bá, Thượng thư bộ Lại, Thượng thư bộ Binh kiêm Bồi tụng và thăng đến chức Tham tụng (tể tướng).
          Đầu năm Đinh Sửu 1697, ông được cử đi sứ nhà Thanh. Trong chuyến đi này, bằng tài năng và trí tuệ của mình, Nguyễn Đăng Đạo đã làm kinh ngạc cả triều đình nhà Thanh cùng sứ thần các nước. Khâm phục trước tài năng của vị trạng nguyên người Việt, vua Thanh phong cho ông là Trạng nguyên của Bắc triều, ban mũ áo, võng lọng cho ông vinh quy về nước.
          Sau khi ông mất, vua Lê Dụ Tông ban tặng 4 chữ vàng “Lưỡng quốc trạng nguyên”, treo tại nhà thờ ông ở thôn Hoài Thượng (Bắc Ninh). Ông cũng được dân làng thờ làm thành hoàng làng.
          Theo Nguyễn Thanh Điệp (Zing)

          Những chiến binh hùng mạnh nhất lịch sử

          Chiến binh Sparta, La Mã hay Mông Cổ từng là những hung thần trên chiến trường. Họ gây ra không ít nỗi khiếp đảm cho kẻ thù trong lịch sử.

            Những chiến binh mạnh nhất lịch sử
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 1
            Maori là những người Polynesia bản xứ của New Zealand. Tổ tiên của họ là những thổ dân sống ở đông Polynesia. Họ tới New Zealand bằng thuyền nhỏ trong giai đoạn từ năm 1250 đến 1300. Người Maori tin rằng chiến đấu là việc thiêng liêng để có sức mạnh tinh thần và uy tín. Không như hầu hết các thổ dân bản địa khác, người Maori chưa bao giờ bị chinh phục.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 2
            Hiệp sĩ được vũ trang kỹ trong thời Trung Cổ ở châu Âu. Họ là những người giàu có, được đào tạo bài bản và chiến đấu trên lưng ngựa. Được trang bị đến tận răng, hiệp sĩ sử dụng những bộ giáp nặng khoảng 30kg khiến họ giống như một chiếc xe tăng trên chiến trường và khó bị giết nhất lịch sử. Không chỉ là người lính thiện chiến, hiệp sĩ cũng là những người đàn ông lịch lãm. Luật lệ của họ là bảo vệ kẻ yếu, người không có khả năng tự vệ và đấu tranh cho lợi ích chung.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 3
            Chiến binh La Mã là những người lính thực dụng nhất trong lịch sử chiến tranh cổ đại, vì họ sẵn sàng làm mọi thứ để giành chiến thắng. Có kỹ năng chiến đấu toàn diện, họ được trang bị vũ khí và giáp hạng nặng như khiên, giáo... Để trở thành một chiến binh, người lính phải là công dân La Mã dưới 45 tuổi. Các quân đoàn thường có quy mô khoảng 5.400 binh sĩ và là xương sống của quân đội La Mã. Nhờ những thành công quân sự to lớn, người ta xem quân đoàn La Mã là mô hình quân đội kiểu mẫu đầu tiên trong lịch sử.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 4
            Chiến binh Mông Cổ là những người lính huyền thoại. Với khả năng năng cưỡi ngựa, họ đã giúp quân Mông Cổ chiếm đóng hầu hết lục địa Á - Âu trong thế kỷ 13, 14. Dưới sự chỉ đạo của Thành Cát Tư Hãn, chiến binh Mông Cổ đã gây ra nỗi kinh hoàng cho kẻ thù trên chiến trường.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 5
            Chiến binh Apache là những người lính thiện chiến chống lại người Tây Ban Nha và Mexico trong nhiều thế kỷ. Họ được xem là các ninja của châu Mỹ và nổi tiếng về sự hung dữ, mạnh mẽ. Để trở thành một chiến binh thực thụ, đàn ông Apache phải trải qua quá trình tập luyện khó khăn như hành quân mà không ngủ, ngồi một thời gian dài mà không gây ra tiếng ồn. Là những bậc thầy về dùng dao và rìu, chiến binh Apache có thể bất ngờ xuất hiện phía sau và cắt cổ kẻ thù.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 6
            Ninja là những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo. Các nhiệm vụ của ninja bao gồm gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định. Ninja thường sử dụng phi tiêu và kiếm để thực hiện sứ mệnh vì các vũ khí đó dễ mang theo, dễ di chuyển và hoạt động. Đặc biệt, ninja rất quả quyết và dũng cảm. Họ luôn bàn tính kỹ trước khi hành động. Khi nhiệm vụ thất bại, mỗi ninja phải tự kết liễu mạng sống để tránh làm lộ bí mật của tổ chức.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 7
            Samurai là một bộ phận của tầng lớp võ sĩ Nhật Bản, thuộc hạ của các shogun, daimyo và đứng trên một số bộ phận võ sĩ khác. Họ được vũ trang kỹ và sẵn sàng chết vì chủ nhân. Không chỉ sử dụng những thanh kiếm sắc nhất thế giới, Samurai cũng là bậc thầy về bắn cung. Một điểm đáng chú ý của samurai là luật tự mổ bụng (hay còn gọi là harakiri), cho phép chiến binh bị hạ nhục phục hồi danh dự cho mình bằng cái chết.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 8
            Chiến binh Viking thực sự là nỗi kinh hoàng của châu Âu từ cuối thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 11. Họ là những binh sĩ lưu động trên các thuyền chiến và đi biển rất giỏi. Lính Viking có sức khỏe phi thường và sử dụng các loại vũ khí như rìu, lá chắn, mũ sắt bảo vệ đầu. Chiến binh Viking đã giương buồm đi khắp châu Âu và Bắc Đại Tây Dương trên những chiếc thuyền dài. Họ cướp bóc, xâm chiếm phần lớn các vùng đất trù phú tại châu Âu, sau đó định cư tại những vùng đất chiếm được.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 9
            Chiến binh mamluk là những người lính nô lệ được chuyển sang đạo Hồi để phụng sự các lãnh đạo Hồi giáo trong suốt thời kỳ Trung Cổ. Qua thời gian, họ trở thành một lực lượng quân sự mạnh mẽ thường đánh bại các đội quân thập tự chinh châu Âu. Chiến binh mamluk thiện chiến, can đảm nhưng tàn ác và cũng rất trung thành với chủ. Người mamluk từng nắm quyền lực và thống trị Ai Cập trong giai đoạn từ năm 1250 đến 1517.
             nhung chien binh hung manh nhat lich su hinh anh 10
            Chiến binh dân tộc Sparta là một trong những đội quân hùng mạnh nhất thế giới cổ đại. Ngay từ lúc 7 tuổi, trẻ em Sparta đã tham gia các trại huấn luyện khắc nghiệt. Nếu không thể chịu đựng, chiến binh Sparta sẽ bị đào thải và bị giết một cách không thương tiếc. Nam giới Sparta trở thành chiến binh cho đến năm 60 tuổi. Ngoài ra, họ còn nổi tiếng với tinh thần quả cảm và không được phép đầu hàng trong các cuộc chiến. Những chiến binh Sparta tinh nhuệ luôn khiến cho quân thù phải khiếp sợ, kể cả khi họ sống sót lẫn khi họ hy sinh.
            Theo PV (Zing)

            Vua Minh Mạng và những độc chiêu trị quan tham

            Dưới thời trị vì của mình, để giữ yên xã tắc, vua Minh Mạng có những biện pháp xử lý rất nặng đối với quan lại có hành vi tham nhũng.

              Vua Minh Mạng có tên húy là Nguyễn Phúc Đảm, là con thứ tư của vua Gia Long, sinh năm Tân Hợi (1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định. Sau khi lên ngôi, ông lấy niêm hiệu là Minh Mạng, đặt quốc hiệu là Đại Nam.
              Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua Nguyễn, Minh Mạng là ông vua hết sức cần mẫn, làm việc không biết mệt mỏi, hết lòng vì nước, là tấm gương sáng cho các bậc đế vương noi theo.
              Dù Gia Long là người đặt nền móng, nhưng phải dưới thời Minh Mạng, kỷ cương đất nước mới đi vào quy củ. Năm Tân Mão (1831), nhà vua tiến hành cải cách hành chính trên toàn quốc, chia đất nước làm 31 tỉnh theo từng địa hình và cương vực hợp lý như ngày này.
              Dưới thời Minh Mạng, Đại Nam trở thành quốc gia rộng lớn và hùng mạnh hàng đầu khu vực, các nước lân bang đều phải kiêng nể.
              Để đất nước thịnh trị, một trong những biện pháp Minh Mạng rất coi trọng đó là trị quan tham. Nhà vua thường đưa ra những hình phạt rất nặng với những ai có hành vi đục khoét của công.
               vua minh mang va nhung doc chieu tri quan tham hinh anh 1
              Vua Minh Mạng.
              Theo sách Đại Nam thực lục, vào năm 1823, Lý Hữu Diệm làm quan tại phủ nội vụ lấy trộm hơn một lạng vàng. Theo luật, tội này sẽ bị chém đầu, nhưng xét thấy trước đây có ít nhiều công trạng nên Bộ Hình giảm xuống thành tội bắt đi đày viễn xứ.
              Khi án được tâu lên, Minh Mạng không chấp nhận đề nghị giảm án. Thay vào đó, vua ra lệnh phải đem can phạm ra trước chợ Đông Ba chém đầu, cho mọi người trông thấy mà sửa mình với khẩu dụ:
              “Thời Gia Long, bọn Nguyễn Đăng Được thông đồng với thợ bạc đúc trộm ấn giả, để trộm đổi ấn cất ở kho, đều xử chém ngay. Nay Hữu Diệm ở đấy cân vàng mà còn dám công nhiên lấy trộm.
              Thế là trong mắt hắn không có pháp luật. Chi bằng theo đúng tội danh mà định để răn người sau. Lý Hữu Diệm phải giải ngay đến chợ Đông, chém đầu cho mọi người biết. Hồ Hữu Thẩm phải truyền cho bọn viên lại Nội vụ phủ cùng đến xem, hoặc giả mắt thấy lòng sợ mà tự khuyên răn nhau để khỏi mắc tội, há chẳng là một phương thuốc hay cho bọn người sao?”.
              Tháng 11.1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên lại ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, đáng lẽ cũng bị xử tử và chặt tay treo ở kho.
              Thấy chưa đủ độ răn đe và muốn thủ phạm phải ăn năn, hối lỗi, ông ra chỉ dụ: “Lũ Nguyễn Đức Tuyên đã ăn bớt từ trước, lại dám lấy mật trộn lẫn vào để ít hóa nhiều, ý định lừa gạt che giấu. Trước còn chối cãi, đến lúc cả kho xưng ra, mới chịu thổ lộ thực tình, những người tai nghe mắt thấy ai mà không ghét.
              Đáng lẽ cho trói đem ra chợ Cửa Đông chém đầu, nhưng lần này tạm chặt một bàn tay thủ phạm Nguyễn Đức Tuyên đem treo, xóa tên trong sổ làm quan, để lại cho nó cái đầu, khiến nó suốt đời hối hận và nhờ đó để làm cho mọi người đều biết tỉnh ngộ, răn chừa. Thế cũng là một cách trừng trị kẻ gian”.
              Năm 1834, tuần phủ Trịnh Đường tham ô tới một nghìn quan tiền nhưng lại nói dối là bị giặc lấy mất. Đến khi vụ việc bị phát hiện, vua Minh Mạng rất tức giận, tuyên dụ. Sau khi thành án, Trịnh Đường bị xử tội giảo quyết (thắt cổ cho chết ngay).
              Tiếp đó vào năm 1834, mặc dù không có công trình nào lớn xây dựng, vua Minh Mạng thấy gỗ trong Bộ Công hết rất nhanh, liền sai Bộ Hộ và Viện Đô sát tra xét kỹ.
              Kết quả điều tra cho thấy Quản mộc Hồ Văn Hạ thông đồng với thợ thuyền tham ô. Để răn đe, vua lập tức đưa ra xử chém. Không chỉ có vậy, liên đới trách nhiệm, Đốc công Trần Văn Hiệu không quản lý sát sao cũng bị nhà vua cách chức, bắt làm việc chuộc tội.
              Với những biện pháp mạnh tay và cực kỳ nghiêm khắc với quan lại tham nhũng, vua Minh Mạng đã phần nào làm nhụt chí bọn “sâu mọt”, giúp đất nước phát triển cường thịnh. Đó chính là bài học đáng suy ngẫm cho hậu thế.
              Theo Nguyễn Thanh Điệp (Zing) 

              Hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh "nghiện"... khỏa thân


              Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cuộc đời của bà còn có nhiều góc khuất mà ít ai biết đến.



              Uyển Dung là hoàng hậu cuối cùng của Trung Quốc. Kể từ tháng 12.1922 vào cung đến khi bà cùng Hoàng đế Phổ Nghi bị Phùng Ngọc Tường tống ra khỏi cung vào tháng 11.1924, chỉ sống ở Tử Cấm Thành vẻn vẹn có hai năm.
              Quách Bố La Uyển Dung sinh năm 1906, bà là người tộc Đạt Oát Nhĩ. Bà được biết đến với vẻ đẹp đoan trang, thanh tú cùng tài cầm kỳ thi họa. Bản thân bà tiếp thu nền giáo dục, văn hóa phương Tây khi theo học trường giáo hội Mỹ. Ngoài ra, Uyển Dung rất am hiểu tiếng Anh và văn hóa nhạc Jazz đang rất được ưa chuộng thời bấy giờ.
              Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.
              Trong dân gian lan truyền tin đồn rằng bố của Uyển Dung đã bỏ ra 20 vạn lạng vàng để mua chức hoàng hậu cho con gái.
              Kiếp "hồng nhan bạc phận" của hoàng hậu cuối cùng triều Thanh
               hoang hau cuoi cung nha thanh "nghien"... khoa than hinh anh 1
              Hoàng hậu cuối cùng nhà Thanh "nghiện" khỏa thân để che lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối. Ảnh nguồn: Internet.
              Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa là một người yếu đuối trong đời sống tình dục. Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối. Họ “quần” ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. “Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”.
              Cũng từ những dòng hồi ký này, mà chúng ta có thể suy đoán rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.
              Đó là lý do khiến cuộc đời của hoàng hậu Thanh Uyển Dung sa vào những bi kịch đáng tiếc xuất phát từ đời sống chăn gối lạnh nhạt với chồng mình.
              Uyển Dung sa đà vào nghiện thuốc phiện rồi qua lại với người đàn ông khác đến mức mang bầu rồi sinh con. Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép lại, đứa con này đã bị chính Phổ Nghi vứt vào lò lửa thiêu chết.
              Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân. Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ. Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Bà để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.
              Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.
              Thế nhưng cả cuộc đời bà luôn chìm trong thuốc phiện và sự ghẻ lạnh của chồng, Uyển Dung kết thúc cuộc sống vào năm 1946 khi bà vừa tròn 40 tuổi. Được biết, người ta tìm thấy thi thể bà bên một con mương lạnh lẽo.
              Theo H.T.H.T (Khoevadep)

              Hoàng đế vì nói đùa “quá trớn” mà phải chết trong tay mỹ nhân

              Vì câu nói đùa lúc say đã khiến hoàng đế Tư Mã Diệu mất mạng dưới tay sủng phi quả là cái chết lãng xẹt hiếm có của bậc đế vương.



              Tư Mã Diệu là con của hoàng đế Triển Văn Đế, sau khi Triển Văn Đế băng hà, Tư Mã Diệu khi đó mới 10 tuổi được đưa lên ngôi báu kế nghiệp cha mình. Đừng xem Tư Mã Diệu còn nhỏ mà xem thường, mới 10 tuổi, nhưng Tư Mã Diệu đã thấu hiểu về đạo lý sinh tử như một cao tăng đắc đạo. Vị Hoàng đế trẻ tuổi tỏ ra là người không hề coi trọng sự sống chết.
              Trước cái chết của Triển Văn Đế, cha mình, Tư Mã Diệu tỏ ra vô cùng trấn tĩnh. Các đại thần hỏi vì sao Tư Mã Diệu không khóc? Câu trả lời của Tư Mã Diệu khiến cả trăm quan phải dựng tóc gáy: “Con người thường chỉ khóc khi gặp chuyện đau khổ tột cùng.
              Theo như thế thì nếu ta khóc sẽ là đi ngược lại với quy luật bình thường vậy”. Ý của Tư Mã Diệu thì ai cũng hiểu, vì với cậu bé mới 10 tuổi này, việc cha cậu chết thì tới phiên cậu được lên ngôi báu, chuyện đó là chuyện “đại hỷ”, sao lại phải khóc?
              Vị hoàng đế Đông Tấn Vương Triều, trong thời gian tại vị đã từng lập lên kỳ tích quân sự trong lịch sử mang tên “Phì thủy chi trận”. Sau khi dẹp yên giặc ngoại xâm, ông ta theo đuổi chủ nghĩa hưởng thụ.
               hoang de vi noi dua “qua tron” ma phai chet trong tay my nhan hinh anh 1
              Ảnh minh họa Tư Mã Diệu
              Bình sinh có hai sở thích uống rượu và tếu táo. Ông ta thích rượu như yêu bản thân, uống rượu như uống nước, cũng rất giỏi đùa giỡn người khác, thường khiến người khác phải cảm thấy khinh ngạc.
              Có hôm ngẫu hứng, Tư Mã Diệu dậy từ rất sớm thấy tâm trạng sảng khoái phấn chấn bèn dặn dò quân thần buổi trưa tụ họp tại Diên Thọ đường để cùng uống rượu, kể chuyện tiếu lâm.
              Tư Mã Diệu thường xuyên cảm thấy thoả mãn với những trò đùa giỡn của mình, thường xuyên nghĩ ra đủ trò để tiếu táo làm vui. Nhưng có lẽ ông ta không bao giờ ngờ tới bi kịch vận mệnh của đời mình cũng bắt nguồn từ câu nói đùa không đúng lúc mà ra.
              Ngày Canh Thân tháng 9.396, Tư Mã Diệu cùng uống rượu vui vẻ với sủng phi Trương quý nhân tại Thanh Thử điện trong cung. Sau khi đã uống rất nhiều nhưng vẫn muốn ép Trương quý nhân hầu rượu mình.
              Trương quý nhân không giỏi uống rượu nên tìm mọi cách khước từ. Tư Mã Diệu sắc mặt không vui, tỏ vẻ giận dữ và nói đùa với nàng rằng: “Nàng hôm nay dám kháng chỉ phạm thượng, từ chối không uống rượu ta nhất định sẽ phạt tội nàng”.
              Trương quý nhân có chút hơi men nên cũng ương bướng cãi lại: “Thiếp nhất quyết không uống để xem hôm nay bệ hạ phạt thiếp tội gì?”. Tư Mã Diệu ánh mắt nghi ngờ, đầu óc không còn được tỉnh táo nhưng vẫn làm mặt lạnh quay lại nói: “Nàng năm nay gần 30 tuổi, nhan sắc không còn như xưa, lại không sinh được con cho trẫm, nên phí một danh hiệu quý nhân, ngày mai trẫm sẽ phế nàng tuyển người mới”.
               hoang de vi noi dua “qua tron” ma phai chet trong tay my nhan hinh anh 2
              Trương quý nhân chỉ vì câu nói đùa trong lúc không tỉnh táo của hoàng đế mà giết chết bậc chí tôn
              Nói xong thì không còn đủ tỉnh táo, nôn thốc tháo vào đầy người quý nhân. Trương quý nhân vội vàng đưa Tư Mã Diệu vào phòng ngủ. Tư Mã Diệu thực ra chỉ mượn rượu trêu đùa Trương quý nhân cho vui, nhưng đối với nàng ấy đây lại là chuyện kinh thiên động địa. Nghĩ đến nhan sắc của mình đã tàn phai, nay bị Tư Mã Diệu ghét bỏ nên vừa tức vừa hận, trong đầu nhen nhóm dã tâm.
              Sau khi tắm rửa thay quần áo sạch sẽ, nàng liền cho gọi cung nữ tâm phúc lại nhẹ nhàng trèo lên giường. Thấy Tư Mã Diệu ngủ say như chết, liền dùng gối đậy lên mặt, sau đó dùng vật nặng đè lên người ông ta. Tư Mã Diệu giẫy giụa, ú ớ một lát cuối cùng thì tắt thở.
              Sau khi tự tay giết ông chồng hoàng thượng của mình, Trương quý nhân tâm trạng như trút được gánh nặng. Hôm sau, nàng khóc lóc nói với mọi người rằng: “Đêm qua hoàng thượng uống say, ngủ mơ bị bóng đè mà chết”.
              Để thoát tội “tru di cửu tộc”, người đàn bà lắm mưu nhiều kế lật lọng bao biện trước quần thần rằng: “Hoàng đế bị bóng đè mà băng hà!”.
               hoang de vi noi dua “qua tron” ma phai chet trong tay my nhan hinh anh 3
              Ảnh minh họa Trương quý nhân
              Trong một lần hoàng cung xảy ra hỗn loạn, Trương quý nhân đã âm thầm mang theo vàng bạc châu báu trốn ra ngoài mất dạng không ai biết tung tích. Chỉ có Tư Mã Diệu thân là bậc thiên hạ chí tôn, cũng đầy triển vọng vậy mà lại chết một cách lãng xẹt ở tuổi 35 chỉ vì một câu nói đùa không đúng lúc.
              Sau khi Hiếu Vũ Đế qua đời, Tấn An Đế Tư Mã Đức Tông lên kế vị, nhưng cũng sớm từ trần. Tấn Cung Đế Tư Mã Đức Văn, người con khác của Hiếu Vũ Đế, lên ngôi trị vì năm 418. Đây là vị vua cuối cùng của triều Đông Tấn. Nhưng thời gian trị vì của vị vua này chỉ kéo dài trong hơn hai năm, tức đến năm 420, kết thúc triều đại Đông Tấn với 11 vị vua cai trị trong 103 năm, đưa lịch sử Trung Quốc bước vào triều đại Nam Bắc triều.
              Theo Cẩm Nhung (Khoevadep)

              Đánh ghen bằng cách "biến người thành lợn" của Hoàng hậu Trung Hoa


              Người lợn là một hình phạt nặng nề nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa mà người đời sau từng biết đến. Người thực hiện cách này là Lã Trĩ - Hoàng hậu thời Tây Hán.


              Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, vào thời Tây Hán, Cao Tổ Hoàng hậu Lữ Trĩ đã từng tạo ra một thảm kịch không thua kém bất cứ một vị vua bạo tàn nào.
              Nỗi hận khắc sâu trong lòng Lữ Trĩ
               danh ghen bang cach "bien nguoi thanh lon" cua hoang hau trung hoa hinh anh 1
              Chuyện "biến người thành lợn" - Đòn đánh ghen man rợn nhất lịch sử Trung Hoa . Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
              Đầu thời Tây Hán, sau khi Hán Cao Tổ Lưu Bang qua đời, Hán Huệ Đế Lưu Doanh lên ngôi khi mới 17 tuổi, trời sinh mềm yếu, không có năng lực, thân thể lại yếu đuối, nên mọi quyền lực đều nằm trong tay Hoàng Thái hậu Lữ Trĩ. Để nắm chắc quyền lực trong tay mình, bảo vệ ngôi thiên tử của con, Lã Hậu đã dùng trăm ngàn thủ đoạn để loại bỏ các đối thủ trong cung.
              Sau khi Hán Cao Tổ qua đời, Lã hậu không hãm hại đại đa số các phi tần của Hán Cao Tổ. Ngược lại còn hậu đãi họ, những phi tần nào sinh được con trai đều được phong tước Vương Thái Hậu và cùng con trai trở về đất phong cư ngụ.
              Chỉ trừ duy nhất một người, đó là trường hợp của Thích phu nhân, khi Hán Cao Tổ tại vị, việc Thích phu nhân được sủng ái vốn đã không vừa mắt Lã hậu. Trước khi qua đời, Lưu Bang còn có ý định cho Triệu Như Ý (con của Thích phu nhân) làm Thái tử. Vì vậy, Lữ Trĩ ôm hận với hai mẹ con vị phu nhân này và đã trừng phạt Thích phu nhân.
              Màn đánh ghen kinh người
              Sau khi tiên đế vừa qua đời, Lữ hậu đã sai người bắt Thích phu nhân giam vào trong cung Trường Hạng – Vĩnh Hạng. Đây là nơi dùng để nhốt các cung nữ phạm lỗi, cũng từng giam giữ rất nhiều kẻ phạm trọng tội trong hậu cung.
              Bà sai người cạo đầu Thích phu nhân, dùng xích sắt khóa hai chân tình địch, chỉ cho mặc một bộ y phục rách rưới. Giam Thích phu nhân trong một căn phòng tối tăm ẩm ướt. Hằng ngày Thích phu nhân sẽ phải giã thóc, nếu giã không đủ sẽ không được ăn cơm.
              Lúc này, con trai của Thích phu nhân với Cao Tổ Lưu Bang là Như Ý đang làm chư hầu vương ở nước Triệu. Thích phu nhân nhớ lại chuyện xưa, lại nghĩ đến con trai, trong lòng đau đớn vô cùng, vừa giã thóc vừa cất câu ca ai oán, tạm dịch là:
              "Con làm vua, Mẹ đày tớ. Giã gạo ngày lại tối. Với tử thần chung chỗ! Xa cách ba ngàn dặm. Ai làm sứ cáo tố?"
              Lúc này, Lữ hậu nghe được lời hát của Thích phu nhân, liền hạ lệnh cho Triệu vương Như Ý rời khỏi đất phong về kinh thành để dễ bề bày mưu sát hại.
              Hán Huệ Đế Lưu Doanh vốn là người thiện lương, nghe Lữ hậu có ý vời Như Ý về kinh thành, ông cũng biết mẹ mình muốn sát hại em trai nên quyết tâm bảo vệ.
              Vì vậy, Lưu Doanh liền mời Triệu Như Ý ở lại cung của mình, hằng ngày ăn chung, ngủ chung với em trai. Do đó, Lữ hậu dù trong lòng tức giận nhưng cũng không dám làm bừa.
              Tháng 12.194 TCN, Huệ Đế buổi sớm ra đi săn bắn. Như Ý còn nhỏ, không thể dậy sớm nên ở lại một mình. Lúc này, Lữ Trĩ bèn sai người mang thuốc độc đến cho Như Ý uống, Như Ý uống xong thì chết.
              Thích phu nhân lúc này cũng mất đi chỗ dựa vững chắc. Lữ hậu lúc này không còn kiêng nể, liền sai người chặt đứt tứ chi, biến sủng phi của tiên đế thành người lợn, nhốt vào nhà xí.
              Sau đó, Lữ hậu cho Hán Huệ Đế đến xem. Khi tiến đến khu nhà xí ở cung Vĩnh Hạng, có người chỉ vào đó nói: “Bên trong chính là người lợn.”
              Huệ Đế nhìn thấy một kẻ không tay không chân, trong mắt lại không có con ngươi, thân hình nhiều vết thương nhầy nhụa máu thịt, miệng tuy mở nhưng á khẩu.
              Lưu Doanh mới hỏi lai lịch của kẻ bên trong. Thái giám vừa nói ra ba chữ “Thích phu nhân”, Hán Huệ Đế suýt chút nữa ngất xỉu, sau đó liền hỏi rõ ngọn ngành.
              Thực sự, trong lịch sử, người đầu tiên phải chịu hình phạt này là Thích phu nhân. Sinh thời, vị phu nhân này tướng mạo đẹp như Tây Thi, vóc người thanh mảnh, lại tinh thông cầm, kỳ, thi, họa.
              Theo H.T.H.T (Khoevadep)

              Mối tình điên dại bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc


              Biết bao nhiêu vị hoàng đế vì mỹ nhân mà đánh đổi cả giang sơn, hoan lạc hưởng thú. Đến khi bị mất nước tỉnh ngộ thì mọi chuyện cũng đã quá muộn.


              Ân Thương là thời kỳ vô cùng thịnh vượng trong lịch sử Trug Quốc, kinh tế phát triển, quốc lực hùng mạnh, nhưng đáng tiếc đến đời Trụ Vương đã bị tiêu diệt bởi nhà Chu. Nguyên nhân bắt nguồn từ chính mối tình điên dại, nghiệt ngã giữa Trụ Vương và Đát Kỷ.
              Trụ Vương nổi tiếng là người tư chất thông minh, tài hoa hơn người, bước đi dũng mãnh, thân như tuấn mã, văn võ song toàn, trí dũng đa mưu. Nhưng Trụ Vương lại là kẻ nổi tiếng háo sắc, hoang dâm vô độ.
              Theo Phong thần diễn nghĩa thì Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ, là con gái quốc sắc thiên hương của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái.
               moi tinh dien dai bac nhat trong lich su trung quoc hinh anh 1
              Đát Kỷ và Trụ Vương trên màn ảnh
              Tô Đát Kỷ, 16 tuổi, 1 bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần: Cơ thể là một sản phẩm không tỳ vết của tạo hóa, mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, hàm răng hạt lựu, môi tựa thoa son, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đầy quyến rũ, đàn ca khiêu vũ hết mực giỏi giang. Nàng tinh thông cả hội họa, múa bút như mây trôi, vẽ khổng tước rất khéo, thích đọc sách, pha trà và may vá. Chưa hết, nàng còn có tài nấu ăn tuyệt vời, biết cỡi ngựa cầm đao và nghệ thuật phòng the nhằm phục vụ cho việc làm Trụ Vương say đắm. Tương truyền, Đát Kỷ đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nổi giận cũng khiến Trụ Vương mê hồn. Nàng muốn lật đổ Khương hoàng hậu bèn tìm đến vua khóc lóc tố khổ và bịa chuyện nói khích. Trụ Vương tức giận truyền chỉ giết chết hoàng hậu rồi lập Đát Kỷ lên thay. Nàng còn xin Trụ Vương đưa Hồ Hỷ Mỵ và Ngọc Mỹ nhân đều có học phép vào cung, cùng ra sức lấy lòng khiến vua không đoái hoài gì đến những cung tần khác nữa.
              Đát Kỷ không chỉ hoang dâm vô độ mà còn rất tàn nhẫn, thường dùng các trò oái oăm hoặc các hành động vô cùng độc ác để đổi lấy tiếng cười và sự kích thích dục vọng. Từ khi có Đát Kỷ, Trụ Vương mê đắm, không rời nàng ta nửa bước, bỏ bê triều chính, ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc nhục dục. Ai tung hô sẽ được hưởng phú quý, ai chống lại tất sẽ rước họa vào thân. Thậm chí ông ta còn ngoan ngoãn phục tùng mọi mệnh lệnh do Đát Kỷ đưa ra miễn đổi được nụ cười của mỹ nhân.
               moi tinh dien dai bac nhat trong lich su trung quoc hinh anh 2
              Để phục vụ cho mọi thú vui bệnh hoạn, từ Triều Ca đến Hàm Đan trong vòng nghìn dặm, cứ cách 5 dặm Trụ Vương lại cho xây một ly cung, cách 10 dặm lại xây một biệt quán. Ông ta cùng Đát Kỷ ban ngày thì hoan lạc trên xe rong ruổi khắp nơi, đêm đến treo đèn kết hoa, ca múa hoan lạc cả đêm.
              Đát Kỷ thường xuyên yêu cầu Trụ Vương mở tiệc rượu. Mỗi lần thường có đến 3.000 người, nam nữ cùng tham gia, cùng nhau đắm chìm trong tửu sắc. Đát Kỷ nghĩ ra trò đào hai cái hố sâu, một bên đổ đầy rượu thành tửu trì, một bên treo thịt làm rừng gọi là nhục lâm, ông ta cùng Đát Kỷ và đám cung tần mỹ nữ khỏa thân thỏa thê chơi cả ngày.
              Thậm chí, Đát Kỷ còn bắt Trụ Vương cho thái giám và các cung nữ đánh nhau, kẻ thắng sẽ được ban rượu ở tửu trì và thịt ở nhục lâm, kẻ thua sẽ được ném vào thùng chứa bò cạp, rắn độc. Chính vì thế, số thái giám, cung nữ chết hàng ngày nhiều không đếm xuể.
              Lại có một lần, Tô Đát Kỷ cùng các cung nữ ra ngoài ngắm cảnh, thấy một người phụ nữ mang thai đi qua. Tô Đát Kỷ thầm nghĩ: Thật là kỳ quái, tại sao đứa trẻ lại có thể lớn lên trong bụng như vậy? Nghĩ vậy bèn sai quân lính mổ bụng người mẹ ra xem. Sự hiếu kỳ của Tô Đát Kỷ một lúc đã cướp đi sinh mạng hai mẹ con!
               moi tinh dien dai bac nhat trong lich su trung quoc hinh anh 3
              Ảnh minh họa
              Để có tiền phục vụ cho thú xa hoa hàng ngày, Trụ Vương ra lệnh thu sưu cao thuế nặng. Thiên hạ đại loạn, lòng dân căm phẫn phản đối Trụ Vương. Tây Bá Cơ Xương căm giận Trụ Vương, cố tìm cách giấu mình rồi ngầm tập hợp lực lượng chống lại. Trong nhiều năm, Cơ Xương phát triển lớn mạnh, diệt nhiều nước chư hầu vây cánh của Trụ Vương, nhưng Trụ Vương không màng lo lắng mà chỉ tập trung hưởng lạc. Khi Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên ngôi, mang quân đi đánh Thương.
              Khi tỉnh ngộ thì đã muộn, Trụ Vương đã lên Lộc Đài, chất hết vàng bạc châu báu và đốt cung điện rồi nhảy vào lửa. Đát Kỷ thì cũng bị chém đầu.
              Theo Thu Trang (Khoevadep)

              Không có nhận xét nào:

              Đăng nhận xét