Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 8

Cùng một duộc: lũ bất tài vô tướng, đạo đức giả, đỏ vỏ den lòng, tham muốn quyền lực, thượng đội hạ đạp, ăn tàn phá hại!
----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Sắp truy tố ông Đoàn Ngọc Hải vì mắt xích nhóm lợi ích RỬA TIỀN nghìn tỷ

Phá đường dây sản xuất nhớt giả quy mô lớn ở Sài Gòn

Thứ Ba, 11/06/2019 15:25
|

(CATP) Các đối tượng khai tham gia đường dây làm dầu nhớt giả một số nhãn hiệu nổi tiếng do Nguyễn Thái Ngọc tổ chức từ đầu năm 2019.
Ngày 10-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM cho biết đã bắt giữ Nguyễn Thái Ngọc - Giám đốc Công ty TNHH đầu tư quốc tế Tuấn Phát (địa chỉ tại Q.Bình Tân), Nguyễn Mậu Hiếu (SN 1988, tạm trú huyện Bình Chánh), Nguyễn Ngọc Tới (ngụ Q.Bình Tân) để điều tra về hành vi sản xuất (SX) dầu nhớt giả.
Trước đó chiều 6-6, trong lúc Hiếu vận chuyển 30 thùng nhớt giả (loại 24 bình/thùng, trị giá tương đương hàng thật là 60 triệu đồng), chuẩn bị giao cho nhà xe ở đường An Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân để chuyển về Sóc Trăng tiêu thụ thì bị tổ trinh sát của Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT) - Công an TPHCM bắt quả tang.
Tại cơ quan CA, Hiếu khai cùng một số đối tượng tham gia đường dây làm dầu nhớt giả một số nhãn hiệu nổi tiếng do Ngọc tổ chức từ đầu năm 2019. Ngọc chỉ đạo Hiếu thu mua các vỏ bình loại 1 lít và 800ml của các hãng nổi tiếng tại một số điểm sửa chữa xe máy.
Sau đó Hiếu vệ sinh vỏ bình, rót nhớt nguyên liệu từ can 30 lít vào các vỏ bình nhỏ, dập nắp mới vào bình, đóng thùng carton, rồi dán băng keo để giao cho khách. Toàn bộ số nhớt nguyên liệu, nắp, băng keo, thùng carton... đều do Ngọc cung cấp. Hiếu được Ngọc trả công 8 triệu đồng/tháng.

Ảnh minh họa
Từ lời khai của Hiếu, cơ quan điều tra thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp gần 10 địa điểm là kho hàng, điểm tiêu thụ nhớt giả của đường dây SX, mua bán nhớt giả này tại các quận: 10, Tân Bình, Bình Tân, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn... phát hiện, thu giữ thêm 148 thùng nhớt loại 18 lít/thùng và 30 lít/thùng, 816 chai nhớt loại 1 lít và 800ml, cùng lượng lớn vỏ bình, can nhựa, tem nhãn, máy móc dùng để SX nhớt giả.
Bị bắt quả tang cùng 50 thùng nhớt giả loại 18 lít tại kho ở P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, Tới khai được một đối tượng trong đường dây thuê SX nhớt giả với tiền công khoảng 6 triệu đồng/tháng. Nhớt giả do các đối tượng SX được đóng màng nhôm và dán tem chống hàng giả như nhớt thật.
Bị triệu tập làm việc, Ngọc không thừa nhận chỉ đạo đường dây SX nhớt giả, mà khai số nhớt giả bị CA bắt giữ ngày 6-6 là Ngọc mua của Hiếu, bán lại cho người khác để hưởng lợi. Hiện CA đang điều tra mở rộng vụ án và làm rõ vai trò các đối tượng liên quan.
Đây không phải lần đầu tiên CSKT - Công an TPHCM phát hiện đường dây SX nhớt giả quy mô lớn. Trước đó tháng 10-2017, Phòng CSKT đã triệt phá 1 đường dây SX nhớt giả, bắt giữ hàng chục đối tượng.
Xưởng làm nhớt giả được các đối tượng tổ chức quy mô, chuyên nghiệp với đầy đủ các loại máy móc như: máy ép bao bì, máy in lụa, máy ép nắp, máy nén khí... Sản phẩm giả làm ra được các đối tượng chuyển đi tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Truy tố nữ phóng viên cưỡng đoạt 70.000 USD của doanh nghiệp

Biết sai phạm của một công ty ở Bắc Giang, bà Bình yêu cầu đưa 100.000 USD để đổi "sự im lặng", không viết bài.









Ngày 12/6, VKSND tỉnh Bắc Giang đã ra cáo trạng truy tố Đào Thị Thanh Bình (41 tuổi, cựu phóng viên báo Thương hiệu và Công Luận); Ngô Văn Tuấn (46 tuổi, nguyên Trưởng Phòng quản lý doanh nghiệp thuộc Ban quản lý các khu Công nghiệp tỉnh Bắc Giang) và Nguyễn Thị Nhâm (37 tuổi, ngụ tại Hà Nội) cùng về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Theo cơ quan công tố, năm 2017, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cấp phép cho một công ty 100% vốn nước ngoài xây dựng Trung tâm nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên, sau đó công ty tự ý thay đổi thiết kế, xây dựng thành 460 phòng cho nhân viên lưu trú.
Tuấn biết các sai phạm này nên gặp Nhâm, nhờ giới thiệu một phóng viên để viết về công ty này. Sau đó, Tuấn được Nhâm giới thiệu làm quen với Bình.
Tháng 10/2018, được sắp xếp của Nhâm, Tuấn và Bình gặp nhau. Bình đồng ý viết bài và nhận tài liệu liên quan do Tuấn chuyển. Sau đó, Bình báo cáo đề tài với tổng biên tập và được cấp giấy giới thiệu đến công ty viết bài.
Cuối tháng 11/2018, các bị can gặp nhau và Bình cho hay sẽ yêu cầu công ty đưa tiền để không viết bài. Tuấn nói với Bình không cần ký hợp đồng truyền thông mà nhận tiền trực tiếp.
Sau đó, Nhâm đã tạo Nhóm bí mật trên một trang xã hội, để trao đổi về việc nhận tiền của công ty sai phạm. Khi người của công ty tới tiếp cận, Bình cho số điện thoại của Nhâm nhưng giới thiệu là Ngọc, và bảo "cứ liên lạc với Ngọc sẽ được hướng dẫn".
Thông qua Nhâm, Bình yêu cầu mức chi phí là 100.000 USD, sau đó thỏa thuận còn 70.000 USD. Chiều 18/12/2018, phía Công ty mang 70.000 USD đến tòa soạn báo giao số tiền này cho Bình.
Khi đó, cảnh sát đã bắt quả tang hành vi tống tiền của Bình.

Việt Dũng

Vụ thanh tra “vòi tiền” tại Vĩnh Phúc: Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng là ai?

Dân trí Liên quan đến vụ đoàn thanh tra Bộ Xây dựng vừa bị Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản vì hành vi “vòi” số tiền lớn khi thanh tra tại huyện Vĩnh Tường, theo nguồn tin của PV Dân trí, trưởng đoàn thanh tra này là bà Nguyễn Thị Kim Anh- Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng (Thanh tra Bộ Xây dựng).
>>Bộ trưởng Xây dựng: Cán bộ thanh tra đòi "chung chi" chục tỷ là vi phạm cá nhân!
>>Bộ Xây dựng lên tiếng về đoàn thanh tra “vòi tiền” chục tỷ đồng

Đây là cuộc thanh tra được thực hiện theo kế hoạch trong năm 2019 của Bộ Xây dựng . Tại tỉnh Vĩnh Phúc, đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng tiến hành thanh tra công tác quản lý, đầu tư xây dựng cơ bản tại Thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Đảo và huyện Vĩnh Tường…
Đoàn thanh tra gồm 5 thành viên; bà Nguyễn Thị Kim Anh - Phó trưởng phòng Phòng chống tham nhũng được Thanh tra Bộ Xây dựng giao làm trưởng đoàn. Trong kế hoạch, đoàn thanh tra làm việc với Phòng Kinh tế hạ tầng, Ban Quản lý dự án huyện Vĩnh Tường và 29 xã, thị trấn trên địa bàn. Trong đó, tập trung vào công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; các công trình, dự án giao thông, dân dụng công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật và hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản… 







Vụ thanh tra “vòi tiền” tại Vĩnh Phúc: Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng là ai? - 1
Trụ sở Bộ Xây dựng.
Được biết, cuối buổi làm việc chiều 12/6, khi cả 5 thành viên đoàn thanh tra đang làm việc tại UBND huyện Vĩnh Tường  thì Công an tỉnh Vĩnh Phúc lập biên bản sự việc “vòi” số tiền rất lớn. Đến nay những cán bộ thanh tra này vẫn đang bị tạm giữ để làm rõ sự việc việc với cơ quan công an.
Đáng chú ý, trao đổi với PV Dân trí chiều 13/6, một lãnh đạo Thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng không hề trao đổi hoặc đề nghị phối hợp khi tiến hành thanh tra ở địa phương này.
“Chúng tôi hoàn toàn không nắm được thông tin về đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng. Hôm nay khi báo chí thông tin về sự việc thì mới có nhiều anh em dưới huyện gọi điện hỏi. Đến quyết định thanh tra chúng tôi cũng không có”- vị này cho hay.
Một lãnh đạo Văn phòng UBND huyện Vĩnh Tường xác nhận, lực lượng chức năng, cơ quan an ninh có tiến hành lập biên bản hành vi vòi tiền của đoàn thanh tra Bộ Xây dựng tại cơ quan này vào chiều 12/6. Tuy nhiên thông tin cụ thể về sự việc thì phải liên hệ cơ quan công an.
Ngay trong buổi tối ngày 12/6, thông tin về sự việc đã được báo cáo tới lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan.








Vụ thanh tra “vòi tiền” tại Vĩnh Phúc: Trưởng đoàn thanh tra Bộ Xây dựng là ai? - 2
UBND huyện Vĩnh Tường.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 13/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định đã chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ thêm thông tin về vụ việc.
Ông Hà nhấn mạnh, sau khi có kết luận của cơ quan chức năng, thái độ của Bộ Xây dựng là chỉ đạo kiên quyết xử lý và không bao che dung túng cho bất kỳ một cá nhân nào vi phạm quy định của pháp luật.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc và sẽ thông tin tình hình, kết quả xử lý với các cơ quan thông tấn báo chí (…). Bộ Xây dựng, như tôi nói, luôn luôn chỉ đạo, quan tâm việc làm trong sạch bộ máy. Những cán bộ vi phạm là cá nhân vi phạm cụ thể và Bộ sẽ kiên quyết xử lý theo quy định” - Bộ trưởng Xây dựng chốt lại.

Thế Kha

Ai bao bọc cho đại gia Trịnh Sướng?

13-06-2019 - 08:39 AM | Thời sự
Ai bao bọc cho đại gia Trịnh Sướng?

Hàng năm trời, tung ra thị trường hàng triệu lít xăng giả, sở hữu khối bất động sản “khủng” ở những vị trí đắc địa…, hành vi vi phạm pháp luật không những không bị phát hiện, doanh nghiệp của đại gia Trịnh Sướng còn được cho là “làm tốt công tác an sinh xã hội”, “hoàn thành tốt nghĩa vụ tài chính”, thậm chí được tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen…



Nếu biết thì đã không đi...
Trả lời báo chí về việc có nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đi du lịch Nhật Bản do đại gia Trịnh Sướng tổ chức và “bao trọn gói”, ông Lê Văn Hiểu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết khi đó thấy doanh nghiệp (DN) của ông Sướng làm tốt công tác an sinh xã hội, tặng nhiều xe cứu thương cho các bệnh viện của tỉnh, việc tổ chức đi nước ngoài nhằm cho cán bộ hưu trí đi “tham quan học tập” (?). Theo ông Hiểu, nhận thấy lý do hợp lý nên tỉnh đồng ý, thành lập đoàn và phân công Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đi “học tập” nước ngoài. Thời điểm đó do Tỉnh ủy chưa phát hiện DN của ông Sướng vi phạm pháp luật, nếu biết thì đã không đi…
Tuy nhiên, một số lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng đã phủ nhận phát biểu trên của ông Phó Chủ tịch tỉnh. Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 12/6, ông Triệu Công Tính - Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết thông tin trên là không chính xác. Ông Huỳnh Văn Sum - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đi nước ngoài là tự túc kinh phí, đồng thời cung cấp phiếu thu của công ty lữ hành về số tiền của ông Sum đóng là 37,9 triệu đồng. Theo ông Tính, ông Sum được đi du lịch theo dạng một chuyến nghỉ phép và thủ tục quy trình đúng theo quy định. Ông Sum có gửi đơn đến Chi bộ Phòng Tài chính - Quản trị và Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy cho phép đi tham quan du lịch tại Nhật Bản từ ngày 29/3/2019 đến ngày 3/4/2019, toàn bộ kinh phí chuyến đi tự túc.
Lý giải về việc lãnh đạo chụp ảnh chung với ông Trịnh Sướng tại Nhật Bản, ông Tính cho biết đó là một sự “trùng hợp ngẫu nhiên”, gặp nhau nên chụp ảnh lưu niệm chung chứ không phải ông Sum dẫn đoàn trong chuyến đi đó. Còn ông Huỳnh Văn Sum - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng xác nhận thông tin ông đi nước ngoài do Trịnh Sướng tài trợ là không chính xác. Ông đi nước ngoài bằng tiền tự túc, có giấy xác nhận của Cty lữ hành.
Cùng đi trong chuyến này còn có ông Trương Hoài Phong - Giám đốc Sở Y tế Sóc Trăng. Theo ông Phong, trước đó ông có quen biết với ông Sướng do ông này từng hỗ trợ cho ngành y tế tỉnh 4 chiếc xe cứu thương. “Tuy nhiên, việc đi nước ngoài do tiền tôi tự bỏ ra và cũng xin phép lãnh đạo đúng quy trình” - ông Phong nói.
Một cán bộ hưu trí cho rằng: “Nếu quả thực chuyến đi do Trịnh Sướng tài trợ thì đoàn cán bộ của tỉnh Sóc Trăng đã vi phạm Chỉ thị của Ban Bí thư  “Lãnh đạo chủ chốt của bộ, ngành, địa phương không được tham gia đoàn của các doanh nghiệp đi nước ngoài hoặc do các DN nước ngoài mời đích danh”.
Liên quan đến việc Cty của ông Trịnh Sướng nhiều lần được UBND tỉnh Sóc Trăng tặng bằng khen, ông Hiểu cho biết thời điểm đó vì thấy DN này làm ăn đàng hoàng, nghĩa vụ tài chính tốt, không phát hiện vi phạm gì nên UBND tỉnh có xét tặng bằng khen. Sắp tới tỉnh sẽ xem xét và có hướng xử lý vấn đề này.
Cho cán bộ mượn tiền làm ăn?
Theo ông Võ Văn Chiêu - Giám đốc Sở Công Thương Sóc Trăng, Phó Giám đốc sở này là ông Nguyễn Việt Trung từng bị kiểm điểm rút kinh nghiệm vì gia đình mượn tiền của đại gia Trịnh Sướng. Thời điểm đó (năm 2017), ông Trung là Phó Giám đốc Sở Công Thương kiêm Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Sóc Trăng.

Ai bao bọc cho đại gia Trịnh Sướng? - Ảnh 1.
Kho nhiên liệu Phú Mỹ Hưng của đại gia xăng dầu miền Tây
Trả lời câu hỏi xoay quanh việc ông Nguyễn Việt Trung mượn trên nửa tỷ đồng của ông Trịnh Sướng có liên quan gì đến việc kiểm tra, thanh tra chất lượng xăng dầu của Mỹ Hưng hay không, ông Võ Văn Chiêu cho biết: “Vụ ông Trung mượn tiền Trịnh Sướng là có, Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy đã làm việc và kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Trung. Việc mượn tiền là quan hệ gia đình. Bên vợ ông Trung là bà con với bên vợ ông Sướng”.
Một cán bộ Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng xin giấu tên cho Tiền Phong biết: “Ông Nguyễn Việt Trung 2 lần “mượn” tiền của ông Sướng tổng cộng 600 triệu đồng, được thực hiện vào tháng 3 và tháng 5/2015.
Trong khi đó đối chiếu với báo cáo của Sở KH&CN, từ năm 2017 đến tháng 6/2019, Thanh tra Sở này phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Phòng Cảnh sát kinh tế tiến hành thanh tra 103 cơ sở kinh doanh xăng dầu, phát hiện 27 cơ sở vi phạm.Trong số 27 cơ sở này, có 1 cơ sở của Công ty TNHH Gia Thành có liên quan đến ông Trịnh Sướng vi phạm về đo lường. Thậm chí, cuối năm 2018, kiểm tra kho xăng dầu Phú Mỹ Hưng của đại gia Trịnh Sướng cũng không phát hiện vi phạm, mặc dù các vi phạm của Phú Mỹ Hưng đã nằm trong tầm ngắm của Công an Đắk Nông và Bộ Công an. Hơn nữa, ông Nguyễn Việt Trung là người phụ trách về đo lường chất lượng hàng hóa”.

Chiều tối ngày 12/6, Văn phòng UBND tỉnh Sóc Trăng phát đi thông cáo báo chí về việc thông tin một số lãnh đạo tỉnh được đại gia Trịnh Sướng mời đi tham quan du lịch nước ngoài là chưa chính xác.
Văn phòng UBND tỉnh thông tin chính thức như sau:
Qua rà soát, tỉnh Sóc Trăng tuân thủ thực hiện Kế hoạch Đoàn ra, Đoàn vào năm 2019 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng không tổ chức đoàn cũng như phân công lãnh đạo tỉnh làm trưởng đoàn tham gia bất kỳ đoàn đi nước ngoài theo lời mời của các doanh nghiệp.
Việc ông Huỳnh Văn Sum – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đi nước ngoài ngày 29/3/2019 đến ngày 3/4/2019 là có đơn xin nghỉ phép đi tham quan du lịch tại Nhật Bản. Kinh phí chuyến đi do cá nhân ông Sum tự chi trả. Hồ sơ, thủ tục xin đi Nhật Bản được thực hiện đúng theo quy định hiện hành.
NHẬT HUY

Theo C. KỲ - N.HUY - X.Lương
Tiền Phong

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa

13/06/2019 22:39 GMT+7

TTO - Tối 13-6, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an phối hợp Công an tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành khám xét, bắt tạm giam ông Nguyễn Quốc Trâm - phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa, nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh.

Khởi tố, bắt tạm giam nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa - Ảnh 1.
Ông Nguyễn Quốc Trâm - nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa - Ảnh: Website Sở Ngoại vụ Khánh Hòa
Theo nguồn tin cấp sở của Khánh Hòa cho biết ông Nguyễn Quốc Trâm bị khởi tố bị can về hành vi liên quan "giả mạo trong quá trình công tác" trong thời gian ông còn làm việc tại Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa. 
Trước đó, cũng theo nguồn tin đã nêu, theo nghị quyết của Tỉnh ủy Khánh Hòa, năm 2017 ông Nguyễn Quốc Trâm đã bị điều chuyển công tác, thôi làm giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh. Nguyên nhân, Sở Ngoại vụ khi đó ba năm liền bị xếp hạng trung bình về cải cách hành chính. 
Sau đó, ông Nguyễn Quốc Trâm được điều chuyển công tác đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa.  
Vào chiều tối 13-6, cơ quan điều tra đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Trâm tại nhà riêng và sau đó đưa đến khám xét nơi làm việc của ông tại cơ quan Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa.
Theo quyết định đã công bố, bị can Nguyễn Quốc Trâm bị bắt tạm giam 120 ngày để điều tra các hành vi vi phạm đã bị khởi tố.
Khởi tố thêm ba cán bộ liên quan đến dự án Ethanol Phú Thọ Khởi tố thêm ba cán bộ liên quan đến dự án Ethanol Phú Thọ
TTO - Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố thêm ba cán bộ của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí VN - PVC vì có liên quan đến sai phạm tại dự án Ethanol Phú Thọ.

P.S.NGÂN

Mập mờ đấu thầu khu đất, thanh tra Bộ vạch tội 'vòi tiền' ở Vĩnh Phúc

 Dự án khu đấu giá quyền sử dụng đất Đầm Thùng, xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc được cho là sai phạm trong đấu thầu mà đoàn thanh tra Bộ Xây dựng phát hiện, từ đó "vòi tiền".

XEM CLIP KHU ĐẤT Ở ĐẦM THÙNG:
browser not support iframe.
Ông Nguyễn Ngọc Vụ, Phó chủ tịch UBND xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường cho biết, ngày 21/5, đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng về UBND xã công bố quyết định thanh tra và yêu cầu cung cấp tài liệu 5 công trình.
5 công trình gồm: Nhà văn hóa trọng điểm thôn Bàn Mạch; sân vận động trung tâm xã; lò đốt rác tập trung; đường giao thông nông thôn và khu đất đấu giá quyền sử dụng đất Đầm Thùng.
Đoàn thanh tra Bộ đến làm việc duy nhất 1 lần khi công bố quyết định thanh tra, đồng thời thu thập hồ sơ của các dự án mang về nghiên cứu. Từ đó đến nay, đoàn chưa thông báo kết luận đến xã.
Mập mờ đấu thầu khu đất, thanh tra Bộ vạch tội 'vòi tiền' ở Vĩnh Phúc
Công trình khu đất đấu giá quyền sử dụng đất Đầm Thùng trong diện bị thanh tra 
Mập mờ đấu thầu khu đất, thanh tra Bộ vạch tội 'vòi tiền' ở Vĩnh Phúc
Khu nhà văn hóa trọng điểm thôn Bàn Mạch, 1 trong 5 dự án bị thanh tra 

Dự án thiếu khách quan trong quá trình đấu thầu? 

Dự án khu đấu giá quyền sử dụng đất Đầm Thùng do công ty TNHH MTV Việt Hưng trúng thầu được cho là thiếu khách quan, không minh bạch và đoàn thanh tra đã có hành vi “chung chi” sau khi phát hiện những sai phạm.
Chủ tịch xã Lý Nhân Trần Hùng Mạnh thông tin, dự án này có tổng mức đầu tư khoảng 33,8 tỷ đồng, dự kiến xây dựng, san lấp với quy mô khoảng 2,743ha, bao gồm các hạng mục chính: san nền trên diện tích đất 19,119m2, xây dựng 2 tuyến đường bê tông xi măng, hệ thống thoát nước, cống ngang đường, thoát nước thải, tường chắn…
Mập mờ đấu thầu khu đất, thanh tra Bộ vạch tội 'vòi tiền' ở Vĩnh Phúc
Dự án khu đấu giá quyền sử dụng đất tại Đầm Thùng trong diện bị thanh tra
Số hộ dân trong diện thu hồi đất canh tác phục vụ dự án ban đầu là 105 hộ với diện tích 2,743ha đất nông nghiệp, sau đó, chỉ có 80 hộ đồng ý bàn giao nên chỉ còn 2,24ha. Hiện UBND xã đã hoàn thành xong khâu tiền đền bù, giải phóng mặt bằng.
Vẫn theo ông Mạnh, số tiền này dù UBND xã là chủ đầu tư nhưng vẫn đang đi vay của Sở Tài chính. Sau khi dự án hoàn thành sẽ đấu giá để lấy tiền trả và nếu còn dư sẽ xây dựng các công trình hạ tầng.
Theo tìm hiểu, trong quá trình phát hành hồ sơ mời thầu, chỉ có 3 nhà thầu đến mua gồm: Công ty TNHH Hải Thành (ở thôn Cam Giá, xã An Tường), công ty TNHH gốm xây dựng Hoàng Đan VP (khu Cầu Hương, thị trấn Thổ Tang), công ty TNHH MTV Việt Hưng (ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, cùng huyện Vĩnh Tường).
Tại báo cáo đánh giá hồ sơ 2 đơn vị trượt thầu: “Không có tài liệu chứng minh về nguồn lực tài chính cung cấp cho gói thầu”.
Tuy nhiên, chiều 14/6, Chủ tịch xã Lý Nhân cho biết, việc mời thầu và đánh giá, lựa chọn nhà thầu được thực hiện đúng quy trình.
“Xã không có năng lực đánh giá nhà thầu do đó đã thuê một công ty khác làm việc này. Sau khi xem xét, đánh giá, công ty này đã thông báo với xã đơn vị trúng thầu là công ty Việt Hưng. Năm 2012 - 2013, công ty này cũng từng trúng gói thầu thi công đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã”, ông Mạnh nói và khẳng định đây là công ty uy tín.
Cũng theo vị lãnh đạo xã này, việc công ty Việt Hưng có vốn điều lệ 3 tỷ đồng không ảnh hưởng đến đánh giá năng lực trong việc tham gia các gói thầu. Để đánh giá cần căn cứ vào nhiều khía cạnh như doanh thu; cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc thi công; bảo lãnh ngân hàng...
Ông Bùi Thanh Bình, Giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình huyện Vĩnh Tường cho biết, đoàn thanh tra Bộ Xây dựng đã thanh tra hơn 100 dự án, trong đó có 4 dự án thuộc Ban quản lý dự án huyện Vĩnh Tường.
Cũng theo nguồn tin này, sau khi khám xét phòng làm việc của các cán bộ đoàn thanh tra tại trụ sở UBND huyện Vĩnh Tường và tạm giữ để điều tra, ngày 13/6, Công an tỉnh đã làm việc với UBND huyện và thu giữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến công tác thanh tra của đoàn để điều tra, làm rõ hành vi nhận hối lộ.
Nhị Tiến

Tiết lộ 'mức giá' đoàn thanh tra Bộ Xây dựng vòi tại Vĩnh Phúc

 Một lãnh đạo xã thuộc huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc - nơi đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng đến làm việc tiết lộ “mức giá” đối với các công trình.

Chủ tịch UBND xã Lý Nhân (huyện Vĩnh Tường) Trần Hùng Mạnh cho biết, đoàn thanh tra của Bộ Xây dựng về địa phương thanh tra. Thanh tra chưa có kết luận, mới chỉ có thông báo thời gian thanh tra và thu thập hồ sơ.
Họ làm việc về 5 dự án: sân vận động, trung tâm thể thao, khu vực đất đấu giá...
Tại xã có dự án xây lắp khu đấu giá quyền sử dụng đất khu Đầm Thùng do UBND xã làm chủ đầu tư, công ty V.H trúng thầu thi công. Công ty này có vốn điều lệ 3 tỷ đồng, trúng thầu với tổng giá trị hơn 33 tỷ đồng.
Tiết lộ 'mức giá' đoàn thanh tra Bộ Xây dựng vòi tại Vĩnh Phúc
Xã Lý Nhân, một trong những xã ở huyện Vĩnh Tường, nơi đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng về làm việc 
“Chủ tịch xã có làm việc hôm công bố quyết định thanh tra và ngày hôm sau. Còn lại giao cho kế toán làm việc với đoàn. Kế toán của xã trao đổi lại là đoàn vẫn đang kiểm tra hồ sơ chứ chưa làm việc cụ thể từng dự án”, vị này cho biết.
Một lãnh đạo xã khác cũng ở huyện Vĩnh Tường tiết lộ, đoàn Thanh tra Bộ Xây dựng về địa phương và thanh tra 2 công trình gồm đường giao thông do huyện làm chủ đầu tư và trường mầm non.
Trong đó, công trình xây dựng đường giao thông đoàn thanh tra phát hiện đơn vị giám sát và tư vấn không đủ năng lực nên đoàn đã đề nghị thu hồi lại giám sát với tư vấn. Còn trường mầm non thì xử lý vấn đề vi phạm xây dựng. 
Đoàn có gửi dự thảo cho phía UBND xã, sau khi nhận được dự thảo, UBND xã đã đi thu thập, kiểm tra.
Một số công trình phải đề nghị thu hồi. Sau đó đoàn thanh tra hẹn sáng thứ 4 (12/6) lên làm việc. Tuy nhiên cán bộ phụ trách của xã bận nên đã gọi điện xin hoãn và hẹn làm việc vào buổi hôm sau.
Theo vị lãnh đạo xã này, do tư vấn giám sát thiếu năng lực nên hầu như công trình nào cũng có sai sót. “Đoàn thanh tra nói rằng đối với phần xây dựng phải nộp 1,5%, tư vấn giám sát 5% số tiền bị thu hồi. Có nghĩa, nếu phần giám sát có giá trị 5 tỷ, thì phải mất 250 triệu đồng ”, vị này chia sẻ thêm.
Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường Trần Việt Cường cho biết, mọi hoạt động của địa phương vẫn diễn ra bình thường.
Công an tỉnh Vĩnh Phúc xuống làm việc với đoàn tranh tra. Huyện cũng không tiếp cận được biên bản hay bất cứ tài liệu gì.
Đoàn thanh tra làm việc hơn 1 tháng tại huyện Vĩnh Tường và có 5 cán bộ. “Buổi sáng thứ 4 chúng tôi vẫn tiến hành giao ban và làm việc bình thường, đến chiều thì có nghe thông tin công an tỉnh làm việc với đoàn thanh tra”, ông Cường chia sẻ thêm.
Công an Vĩnh Phúc tạm giữ ít nhất 5 người trong đoàn thanh tra Bộ Xây dựng

Công an Vĩnh Phúc tạm giữ ít nhất 5 người trong đoàn thanh tra Bộ Xây dựng

 Công an tỉnh Vĩnh Phúc đang tạm giữ ít nhất 5 người trong đoàn thanh tra Bộ Xây dựng liên quan đến ....
Nhị Tiến

Bắt tạm giam nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa

0 Thanh Niên Online

Ông Nguyễn Quốc Trâm, nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa, bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi 'giả mạo trong công tác'. 
Ông Nguyễn Quốc Trâm thời còn công tác tại Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa
Ảnh: Website Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa
Sáng 14.6, nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Quốc Trâm (51 tuổi), Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa, nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh.
Theo đó, ông Nguyễn Quốc Trâm bị khởi tố về hành vi "giả mạo trong công tác” trong thời gian ông còn làm việc tại Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa.
Các quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Quốc Trâm được Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Khánh Hoà thực hiện vào chiều tối 13.6.
Cùng ngày, công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Trâm tại nhà riêng và khám xét nơi làm việc của ông tại cơ quan Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Khánh Hòa.
Theo quyết định, ông Nguyễn Quốc Trâm bị bắt tạm giam 120 ngày để điều tra.Trước đó, ngày 17.8.2017, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định điều động ông Nguyễn Quốc Trâm , Giám đốc Sở Ngoại vụ, đến nhận công tác tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh.

Đình chỉ ông Lê Tấn Hùng chỉ là 'một bước trong quy trình xử lý'

1 Thanh Niên
Lãnh đạo Sở Nội vụ TP.HCM khẳng định động thái đình chỉ công tác đối với ông Lê Tấn Hùng “không phải là hình thức xử lý cuối cùng, mà chỉ là một bước trong quy trình xử lý”.
Trụ sở SAGRI, nơi xảy ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng
ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Như Thanh Niên đã đưa tin, UBND TP.HCM quyết định đình chỉ chức vụ thành viên không chuyên trách HĐTV, Tổng giám đốc Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) đối với ông Lê Tấn Hùng. Lý do ông Hùng bị đình chỉ công tác vì “đã thể hiện vi phạm pháp luật kéo dài, thiếu trách nhiệm khắc phục hậu quả, không đủ phẩm chất để tiếp tục lãnh đạo, điều hành tổng công ty”.

Cần phải có cơ quan công an vào cuộc

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 13.6, ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, thông tin UBND TP có động thái đình chỉ công tác đối với ông Lê Tấn Hùng “không phải là hình thức xử lý cuối cùng, mà chỉ là một bước trong quy trình xử lý”. Theo ông Lắm, hiện hình thức kỷ luật ông Lê Tấn Hùng vẫn phải chờ họp hội đồng kỷ luật, chứ bản thân ông không thể trả lời được.


Đình chỉ ông Lê Tấn Hùng chỉ là 'một bước trong quy trình xử lý' - ảnh 1
Nếu có sai phạm, thất thoát cần phải có cơ quan công an vào cuộc, khởi tố vụ án
Đình chỉ ông Lê Tấn Hùng chỉ là 'một bước trong quy trình xử lý' - ảnh 2

Ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Trước đó, Sở Nội vụ có báo cáo UBND TP kết quả kiểm điểm tập thể, cá nhân có thiếu sót, sai phạm liên quan theo kết luận của Thanh tra TP.HCM tại SAGRI. Theo báo cáo, tổng cộng có 18 cá nhân tại SAGRI tham gia kiểm điểm 23 nội dung thiếu sót, sai phạm liên quan đến nhiều người, nhiều thời kỳ. Tuy nhiên, trong số này chỉ có 3 cá nhân còn thời hiệu xử lý kỷ luật, gồm: ông Vân Trọng Dũng, Chủ tịch HĐTV; ông Lê Tấn Hùng và bà Nguyễn Thị Thanh An, kiểm soát viên chuyên trách. Hình thức kỷ luật tổng hợp mà Sở Nội vụ đề xuất là ông Dũng và ông Hùng “hạ bậc lương”; đối với bà An là “khiển trách”.



Về động thái đình chỉ công tác đối với ông Lê Tấn Hùng, đại biểu Quốc hội Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội, cho rằng việc xử lý sai phạm, đình chỉ chức tổng giám đốc của ông Hùng tại SAGRI khiến dư luận lên tiếng cũng là điều dễ hiểu vì những sai phạm, thất thoát tại công ty này đã được kết luận trong một thời gian dài. “Tôi nghĩ các cơ quan chức năng cần phải làm sáng tỏ, quy trách nhiệm cho từng cá nhân cho chính xác. Nếu có sai phạm, thất thoát cần phải có cơ quan công an vào cuộc, khởi tố vụ án. Tinh thần phòng chống tham nhũng đã và đang được lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước khẳng định, hiện lan tỏa rất mạnh mẽ từ T.Ư xuống địa phương”, ông Phùng Văn Hùng nói.
Tương tự, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng SAGRI hay bất cứ công ty, lãnh đạo, cá nhân nào sai phạm đều phải bị xử lý nghiêm theo pháp luật. “Thực tế chúng ta chứng kiến những nhà lãnh đạo cao nhất, văn kiện quan trọng của Đảng, Nhà nước cũng đã khẳng định tinh thần không có vùng cấm. Do đó trong vụ việc này, tôi mong TP.HCM, cũng như các cơ quan chức năng, cần đi đến cùng, làm sáng tỏ sai phạm, trách nhiệm của từng người. Có sai phạm, thất thoát thì phải khởi tố. Không ai có thể có vùng cấm, lãnh đạo cao nhất của Đảng đã khẳng định. Vấn đề chúng ta có đủ dũng khí, kỹ năng, nghiệp vụ để làm tới cùng hay không”, ông Dương Trung Quốc nói.

SAGRI đã gây thất thoát bao nhiêu?

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, qua thanh tra đã xác định các sai phạm nghiêm trọng tại SAGRI bắt đầu từ 2004, kéo dài đến 2017, tập trung vào việc khoảng 1.900 ha đất cho thuê, hợp tác, chuyển nhượng... không đúng quy định pháp luật, có nguy cơ gây thất thoát; quản lý tài chính (vay vốn ngân hàng nhưng lại mang nguồn tiền vay đó gửi lại ngân hàng dẫn đến phải bù lãi suất)... Các sai phạm đó “dính” tới 18 lãnh đạo chủ chốt trong HĐTV, Ban tổng giám đốc, kiểm soát viên, kế toán trưởng của SAGRI các thời kỳ liên quan. Đáng chú ý, riêng cá nhân ông Lê Tấn Hùng bị xác định có trách nhiệm trong các sai phạm về quản lý đất đai, tài chính và nghiêm trọng nhất là việc ông Hùng ký khống hợp đồng "du lịch nước ngoài" trị giá hơn 13 tỉ đồng (đã thanh lý và chi trả tiền, khi thanh tra mới phát hiện).
Hàng loạt dự án khác do SAGRI thực hiện có sai sót, đặc biệt là các dự án: khu sản xuất nông nghiệp Phạm Văn Cội; dự án trồng chuối xuất khẩu tại xã Phạm Văn Cội; khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại xã Phú Mỹ Hưng (đều tại H.Củ Chi, TP.HCM)... SAGRI còn “qua mặt” UBND TP.HCM để gây ra các sai phạm nghiêm trọng khác tại hàng loạt dự án đầu tư sử dụng đất công sản, điển hình là tại dự án cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò ở xã Lê Minh Xuân (H.Bình Chánh) diện tích hơn 89 ha, tổng mức đầu tư 693 tỉ đồng...

Truy tố cựu Phó chánh án TAND TP Sóc Trăng



Truy tố cựu Phó chánh án TAND TP Sóc Trăng
(PLO)- CQĐT nhận định bị can Bình đã không xác minh mà vẫn thụ lý vụ kiện của bà Lẫm, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái luật.
VKSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố ông Nguyễn Văn Thanh Bình (SN 1982), cựu Phó chánh án TAND TP Sóc Trăng về tội ra quyết định trái pháp luật. Bị can Bình bị truy tố theo khoản 3, điều 296 BLHS có mức án cao nhất lên đến 10 năm tù.
Theo hồ sơ năm 2012, TAND tỉnh Sóc Trăng xét xử vụ án ly hôn giữa ông Đặng Văn Muôn và bà Trần Thị Lẫm. Phân chia tài sản chung, ông Muôn được sở hữu căn nhà ở địa chỉ 2/4 Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng. Đồng thời, ông Muôn phải trả lại cho bà Lẫm số tiền chênh lệch là 1,7 tỉ đồng.
Ngay sau đó, bà Lẫm có đơn đề nghị kê biên căn nhà trên để thi hành án nhưng lại tự nguyện rút đơn, cam đoan không khiếu nại và chi cục THA TP Sóc Trăng đã ban hành quyết đình chỉ thi hành án.

Truy tố cựu Phó chánh án TAND TP Sóc Trăng  - ảnh 1
Bị can Bình (giữa). 
Đến ngày 18-2-2013, bà Lẫm đã nộp đơn khởi kiện tại TAND TP Sóc Trăng yêu cầu tuyên bố vô hiệu và hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất. Đồng thời, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố, tặng cho đối với căn nhà vì biết ông Muôn bán căn nhà trên cho bà Nguyễn Thị Ngọc.
Ngày 22-2-2013, bị can Bình đã ban hành áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm ông Muôn và bà Ngọc thực hiện việc mua bán nhà đối với căn nhà. Sau khi nhận được quyết định này bà Ngọc đã nộp đơn khiếu nại kèm theo chín tài liệu chứng minh bà Lẫm không còn tư cách tố tụng, vì đã tự nguyện rút đơn thi hành án.
Trong đơn, bà Ngọc cho rằng bị can Bình đã ra quyết định trái pháp luật khi áp dụng biện pháp ngăn chặn khi chi cục thi hành án đã ban hành quyết định đình chỉ việc thi hành án. Ông Bình đã chấp nhận tài liệu, chứng cứ mà bà Lẫm cung cấp chỉ là bản photo, không phải bản gốc…
Về thiệt hại, từ hành vi của bị can Bình mà bà Ngọc phải chịu tiền phạt cọc 1,9 tỉ đồng. Vì sau khi mua căn nhà này từ ông Muôn, bà Ngọc lại bán cho một người khác. Bà Ngọc đã nhận tiền đặt cọc là 2 tỉ đồng nhưng vì quyết định cấm mua bán nhà của ông Bình mà không thể thực hiện được việc mua bán và bị phạt số tiền cọc là 1,9 tỉ đồng. Tổng cộng bà Ngọc phải trả lại 3,9 tỉ đồng.
Vào cuộc, cơ quan điều tra nhận định bị can Bình đã không xác minh mà vẫn thụ lý vụ kiện của bà Lẫm, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái luật. Hành vi này được cơ quan tố tụng xác định là đã vi phạm quy định dẫn đến hậu quả bà Ngọc phải chịu thiệt hại.
MINH VƯƠNG 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét