Dai Chung la su suy ngam cua toi ve cuoc doi, xa hoi, nhan sinh
CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 271
Nhận đường liên kết
Facebook
X
Pinterest
Email
Ứng dụng khác
-
(ĐC sưu tầm trên NET)
Điều tiếc nuối của điệp viên Phạm Xuân Ẩn
Sau 6 năm, cuốn sách với những thông tin có giá trị lịch sử giờ đây lại
được ra mắt bạn đọc qua một bản dịch đầy đủ và cập nhật nhiều thông tin
chưa từng được công bố do chính Phạm Xuân Ẩn tiết lộ với tác giả Larry
Berman có ghi âm. Với lời hứa chỉ được công bố những thông tin này từng
giai đoạn sau khi Phạm Xuân Ẩn mất, Larry Berman đã mất 6 năm để cân
nhắc để từng bước công bố thông tin của người đã khuất.
Trong ấn bản lần này, ở đầu sách có lời cảm nhận của nguyên Phó Thủ
tướng Trương Vĩnh Trọng, với tựa đề “Nhớ mãi một con người”, trong đó có
đoạn: “Phạm Xuân Ẩn là nhà tình báo chiến lược cực kỳ quan trọng. Anh
đã sống một cuộc đời đầy nhiệt huyết giữa hai chiến tuyến, hai làn đạn.
Một nhà báo Reuters và Time được cả chính khách Mỹ nể trọng. Một tình
báo, một người yêu nước thật sự đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc với một nhân cách đặc biệt, một tấm lòng của một người
Việt Nam chân chính. Hiếm có một nhà tình báo nào trên thế giới để lại
những bí ẩn và tình cảm tốt đẹp cho mọi người từ cả hai phía như nhà
tình báo Phạm Xuân Ẩn”.
Trong bài Một phần của hình hài Tổ quốc viết cho ấn bản mới cuốn Điệp
viên hoàn hảo, ông Đào Văn Lừng, Vụ trưởng, Trưởng cơ quan Thường trực
Ban Tuyên giáo Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định: “Thiếu
tướng-Anh hùng LLVT - đó là sự vinh danh của Tổ quốc dành cho nhà tình
báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn. Nhưng tên tuổi của Ông còn đi xa hơn thế,
đặc biệt với những người bên kia chiến tuyến. Điều lạ lùng là ngay cả
khi nhiệm vụ thực sự của Ông được công bố, Phạm Xuân Ẩn vẫn giành được
sự kính trọng và ngưỡng mộ tuyệt đối từ những đối thủ của mình! Hàng
loạt các chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu… từ Mỹ nva2 trên
thế giới khi đến Việt Nam đều mong muốn được diện kiến ông là một minh
chứng! Đặc biệt giáo sư, nhà sử học Mỹ Larry Berman đã dành nhiều năm
với gần 30 lần bay từ Mỹ đến Việt Nam để gặp và phỏng vấn “đối thủ”lớn
của ngành tình báo Mỹ sừng sỏ cho thấy sự hấp dẫn của Phạm Xuân Ẩn – một
người do chính nước Mỹ góp phần “đào tạo” nên!”
Ấn bản mới này có bổ sung Lời giới thiệu của tác giả cho lần tái bản
2013 “Sáu năm sau: hồi tưởng về Điệp Viên Hoàn Hảo”. Larry Berman viết:
“…cuộc đời của Ẩn không chỉ là một câu chuyện chiến tranh mà còn là câu
chuyện về hàn gắn, về lòng trung thành với đất nước và bạn bè. Trong ấn
bản mới, tôi đã thêm vào những câu chuyện và tình tiết mới mà hồi năm
2007 chưa thể kể ra. Tôi cũng phản ánh lại việc một số độc giả dân sự và
quân sự Mỹ đã phản ứng về cuốn sách của tôi cũng như về nhân vật/con
người Phạm Xuân Ẩn như thế nào. Tuy nhiên, điều làm cho ấn bản mới này
trở nên rất quan trọng đó là bản dịch mới. Độc giả Việt Nam sẽ lần đầu
tiên được đọc câu chuyện về cuộc đời phi thường của Phạm Xuân Ẩn như
chính những gì mà ông đã kể với tôi, một người Mỹ viết hồi ký cho ông.
Điều này làm cho ấn bản của First News - Trí Việt vừa rất đặc biệt, vừa
là một cuốn sách mới chứa đựng rất nhiều thông tin lần đầu tiên công
bố…”.
Đặc biệt trong lần in mới này công bố bức thư xúc động của bà Thu Nhàn,
vợ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, gửi tác giả Larry Berman: “Do mắt kém, tôi
phải đọc cuốn sách của ông ba lần trong suốt ba ngày, dù tôi muốn đọc
xong ngay lập tức: ba ngày đầy cảm xúc, ba ngày đầy nước mắt nhớ thương,
đầy tình yêu và sự tiếc nuối… Và giờ đây, mỗi lần đọc lại là tôi không
cầm được nước mắt! Một ít người bạn của tôi cũng có cảm xúc như vậy…
Nhưng tôi muốn đọc lại nhiều lần để nhớ về chồng tôi.
Đôi lúc, tôi cảm thấy như anh Ẩn còn sống, nhưng thật đau đớn, tôi mãi
mãi không thể gặp anh ấy ở bất cứ nơi nào trong cuộc đời thực này nữa.
Một nửa thân thể tôi đã chết! Càng thêm tuổi, tôi càng thấy cô đơn khi
không còn anh ấy. Đó có phải là định mệnh khắc nghiệt mà tất cả chúng ta
đều phải chịu đựng trong cuộc đời này?!”.
Cộng
đồng tình báo Mỹ vừa có hành động bất ngờ, được mô tả như "dội gáo nước
lạnh" vào mặt Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo, liên quan đến các phát
biểu của ông về Iran.
Trong
một buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ hồi tháng
trước, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố, ông tin có một mối quan hệ giữa
Iran với Al-Qaeda, mạng lưới khủng bố đứng sau thảm kịch tấn công khủng
bố 11/9/2001 ở Mỹ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: WSJ
Tuy
nhiên, tờ Daily Beast trích dẫn ba nguồn tin giấu tên tiết lộ, cộng
đồng tình báo Mỹ không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào cho thấy Al-Qaeda
có hợp tác với chính phủ Iran trong việc leo thang căng thẳng gần đây ở
Vùng Vịnh. Một quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ đã công bố báo cáo
đánh giá này trong một phiên họp kín với các thành viên quốc hội hôm
21/5.
Một quan chức cấp cao Mỹ cũng tuyên bố trên tạp
chí Time rằng, cáo buộc của ông Pompeo nhằm vào Iran là sự phóng đại và
hiện không có bằng chứng về "bất kỳ liên minh chống Mỹ nào như vậy".
Tháng
trước, các nhà lập pháp Mỹ từng cảnh báo Ngoại trưởng Pompeo rằng,
chính quyền của Tổng thống Donald Trump không có sự cho phép của Quốc
hội để bắt đầu một cuộc chiến tranh với Iran. Họ cũng bày tỏ lo ngại,
việc ông Trump đưa tên Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC)
vào danh sách các nhóm khủng bố là cái cớ để Washington châm ngòi cuộc
chiến.
Theo Nghị quyết Quyền lực chiến tranh năm
1973, tổng thống Mỹ có thể bật đèn xanh cho hành động quân sự và chỉ cần
thông báo cho Quốc hội biết trước 48 tiếng nếu quân đội triển khai ở
nước ngoài không quá 60 ngày và tiếp đó là rút lui trong 30 ngày. Một
hành động quân sự kéo dài quá 60 ngày sẽ bị Quốc hội trừng phạt.
Chính
quyền Trump đã gia tăng áp lực với Tehran kể từ khi tuyên bố rút khỏi
thỏa thuận hạt nhân quốc tế JCPOA với Iran hồi tháng 5/2018. Ngoài việc
siết chặt các lệnh cấm vận chống Tehran, trong vài tuần trở lại đây,
Washington đã điều đồng các nhóm tàu sân bay tấn công cùng lực lượng máy
bay ném bom chiến lược tới Vùng Vịnh nhằm "gửi thông điệp rõ ràng và
không thể nhầm lẫn" tới chính phủ Iran.
Đáp lại, Tehran cũng khẳng định sẽ giáng đòn trả đũa mạnh mẽ nếu Washington động binh.
Trước
đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 8/5 đã tuyên bố sẽ dừng thực
hiện một số cam kết theo thỏa thuận JCPOA đã ký với các cường quốc năm
2015. Ông Rouhani cũng gia hạn 60 ngày cho những quốc gia vẫn còn tuân
thủ thỏa thuận là Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc thực hiện các cam
kết của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và dầu mỏ.
Tuấn Anh
Ly kỳ sứ mạng trục vớt tàu ngầm Liên Xô của C.I.A
Thanh Hải Thứ Sáu, ngày 24/05/2019 12:31 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Bảo
tàng điệp viên quốc tế (ISM) đã mô tả chi tiết về một kế hoạch táo bạo
có sự tham gia của một tỷ phú ẩn dật, một con tàu dài 188m và cùng với
nhiều khả năng tàng hình.
Con
tàu Glomar Explorer dùng cho sứ mạng trục vớt tàu ngầm của Dự án
Azorian. Tàu Glomar Explorer hoạt động dưới vỏ bọc tàu nghiên cứu biển
sâu. Ảnh nguồn: Bettman / Getty Images
DỰ ÁN TUYỆT MẬT AZORIAN Trong một góc phòng triển lãm ở Bảo tàng điệp viên thế giới (ISM) tọa
lạc ở thủ đô Washington, D.C, vừa khai trương, đang có trưng bày một
bảng điều khiển tàu ngầm, 1 bộ tóc giả, các bản in chi tiết cùng với 1
đoạn Măng-gan. Cùng với các hiện vật là di tích của một sứ mạng gián
điệp vô cùng táo bạo có từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh, viên quản lý bảo
tàng, ông Vince Houghton, đã so sánh các hiện vật với bộ phim 11 tên
cướp thế kỷ (Ocean’s 11). Sứ mạng tuyệt mật này được đặt mã danh là Dự
án Azorian bao gồm sự tham gia của C.I.A khi họ ủy lạo cho việc xây dựng
một con tàu dài 188m nhằm trục vớt một chiếc tàu ngầm Liên Xô bị chìm
dưới đáy biển, tất cả đều diễn ra hoàn toàn bí mật. Ông Houghton nhớ
lại: “Tôi khó mà tưởng tượng được lại có một quốc gia khác trên thế giới
sở hữu sức mạnh đó. Chúng tôi tìm thấy một chiếc tàu ngầm Liên Xô nằm
sâu hơn 3 dặm dưới biển. Hãy đến đó và đánh cắp nó!”. Bắt đầu từ năm 1968, nhiệm vụ đã kéo dài 6 năm khi tàu ngầm tên lửa
đạn đạo Liên Xô K-129 đột nhiên mất tích đâu đó tại vùng biển Thái Bình
Dương không một lời giải thích. Trong thời kỳ hậu khủng hoảng tên lửa
Cuba, cả tàu ngầm của Mỹ và Liên Xô đều rình mò tại các vùng biển mở với
nhiều loại vũ khí trên tàu nhằm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh tiềm
năng. Một số báo cáo chỉ ra rằng nguyên nhân chìm có lẽ là do lỗi cơ học
chẳng hạn như hệ thống động cơ tên lửa gặp sơ suất, trong khi đó có
thời gian Liên Xô cho rằng phía Mỹ chơi xấu. Sau 2 tháng, Liên Xô tuyên
bố hủy việc tìm kiếm K-129 và vũ khí hạt nhân do con tàu đem theo; nhưng
phía Mỹ gần đây đã sử dụng công nghệ của Không Lực nhằm xác định tọa độ
chính xác của 2 chiếc tàu ngầm chìm: chiếc K-129 nằm ở một nơi cách
quần đảo Hawaii khoảng 1500 hải lý về hướng Tây Bắc và chìm sâu 5029m
dưới đáy biển.
Bộ tóc giả
của ông Vernon Walters, phó giám đốc của C.I.A dùng để hóa trang khi
ông viếng thăm tàu Glomar Explorer. Ảnh nguồn: Bảo tàng gián điệp quốc
tế.
Theo lịch sử dự án Arozian được phân loại bởi C.I.A thì “Không có
quốc gia nào trên thế giới thành công khi trục vớt con tàu ngầm với kích
cỡ và trọng lượng lớn ở độ sâu như thế”. Xét về nội bộ, cộng đồng tình
báo thế giới hết sức cân nhắc về tỷ lệ chi phí siêu đắt đỏ khi tham gia
trục vớt so với phần thưởng của một công việc tốn kém và nhiều rủi ro.
Theo ông Vince Houghton, giá trị của tàu ngầm K-129không chỉ từ các sách
mã và các đầu đạn hạt nhân trên boong, mà còn là cơ hội để tìm hiểu sâu
hơn về quy trình sản xuất đằng sau những chiếc tàu ngầm của đế quốc
địch thủ (Liên Xô). Nếu Mỹ biết về quy trình hoạt động của hệ thống
sonar trên tàu K-129, hoặc các cơ chế được giữ im lặng của tàu ngầm, thì
họ có thể cải thiện khả năng để phát hiện chúng. Năm 1967, Liên Xô đã tích lũy một kho vũ khí hạt nhân đủ lớn để 2
cường quốc có được “sự kính trọng tương đương hạt nhân”, theo giải thích
của ông Houghton. Kết quả là, người Mỹ rất khao khát có được lợi thế
cạnh tranh, mà K-129 có lẽ là đích ngắm lý tưởng.C.I.A đã không ngừng
động não về một số phương pháp nghe có vẻ không tưởng nhằm phục hồi tàu
ngầm. Một trong số các đề xuất đó là sự tham gia của thổi một lượng khí
đủ lớn xuống đáy biển để nhấc chiếc tàu ngầm lên mặt nước. Hay, họ sẽ
chế tạo một cái móng vuốt khổng lồ để túm lấy thân tàu ngầm và lôi
chiếc K-129 vào trong “bể mặt trăng” là bụng của một con tàu khổng lồ.
Ban đầu, dự án Azorian tự tin rằng sẽ có ít nhất 10% cơ hội thành công.
(Tỷ lệ này đã tăng lên khi dự án Azorian sắp hoàn thành). Nói một cách
hợp pháp, người Mỹ cũng lo ngại chuyện dự án của họ có thể vi phạm bản
quyền nếu Liên Xô cũng có một kế hoạch cứu chiếc tàu chìm. CON TÀU CỦA TỶ PHÚ BÍ ẨN
77-4: Một phần của bảng điều khiển được trục vớt từ tàu ngầm K-129 trong Dự án Azorian. Ảnh nguồn: Bảo tàng gián điệp quốc tế.
Nhằm tránh những căng thẳng ngoại giao và giữ bí mật tuyệt đối về một
sứ mạng bí mật, C.I.A đã kỳ công dựng nên một câu chuyện ly kỳ với sự
giúp sức của tỷ phú bí ẩn Howard Hughes. Ông trùm hàng không này đã vịn
vào sự bất lực của mình để chế tạo ra một chiếc tàu dài 188m và đặt tên
cho nó là Hughes Glomar Explorer, rồi quảng cáo rùm beng rằng con tàu sẽ
được dùng làm tàu nghiên cứu khai thác biển sâu. Năm 1972, một buổi
tiệc rượu sâm-banh và báo chí được mời vào cuộc nhằm “kỷ niệm” con tàu.
Lúc con tàu nhổ neo, dong buồm đi từ Pennsylvania đến vùng biển gần
Bermuda để thử nghiệm vào năm 1973, tờ báo Los Angeles Times đã giật tít
về con tàu “bao phù một tấm màn bí mật” và “đang quan sát”, “phóng viên
không được cho phép dự buổi lễ xuất hành, cùng các chi tiết của điểm
đến và sứ mạng đích thực của con tàu”. Rõ ràng, công chúng và báo giới
đều đều bị choáng ngợp trước danh tiếng của tỷ phú Hughes. Kế đó, con tàu Glomar Explorer đã đến vùng biển Thái Bình Dương quanh
Nam Mỹ - bởi vì tuyến đường này quá rộng để vượt qua ngả kênh đào
Panama. Sau một vài sự cố nhỏ (Mỹ hậu thuẫn cho cuộc đảo chính Chile vào
năm 1973 xảy ra cùng ngày khi 7 kỹ thuật viên như một cách tình cờ đã
cố gắng lên boong tàu ngay tại thành phố cảng Valparaiso (Chile)),
tàu Glomar Explorer đã đến Long Beach (California), nơi nó bốc dỡ lên
tàu hơn 20 cái thùng chứa đầy thiết bị (phòng tối, máy xử lý giấy, xử lý
chất thải hạt nhân) nhằm phân tích các thành phần của tàu ngầm K-129.
Trong lúc đó, một nhóm chế tạo chiếc móng vuốt (biệt danh là
“Clementine” và được gọi chính thức là “Cỗ xe bắt giữ”) đặt trên một
chiếc sà lan nổi khổng lồ có tên là HMB-1 tại thành phố Redwood
(California). Mùa Xuân năm 1974, sà lanHMB-1 đã bắt kịp tàu Glomar
Explorer ở ngoài khơi đảo Catalina, miền Nam California. Sà lan HMB-1 mở
phần mái của nó, còn con tàuGlomar Explorer đã mở khoang bụng “bể mặt
trăng” nơi có đặt cái móng vuốt khổng lồ. Kế đó, sà lan HMB-1 được tách ra và quay trở lại thành phố Redwood,
hành động này đã không được chú ý. Mùa Hè năm 1974, được sự phê chuẩn
của Tổng thống Richard Nixon, tàu Glomar Explorer tiến đến tọa độ được
cho là có xác tàu ngầm chìm K-129. Tại thời điểm này, Chiến tranh lạnh
đã lên đến đỉnh điểm, khi đó có 2 tàu ngầm riêng rẽ của Liên Xô (cũng
chở theo các thiết bị tình báo) đã giám sát chặt chẽ “con tàu khai thác”
khi nó hoạt động nhằm trục vớt tàu ngầm. (Có một thời điểm, các thành
viên trên tàu Glomar đã chất đống những cái thùng lên boong tàu nhằm
ngăn chặn sự hạ cánh của một chiếc trực thăng). Nhiệm vụ vẫn tiếp tục
không bị phát hiện khi 274 mẫu ống thép nặng căng ra giữa cái vuốt và
con tàu đang dần được kéo trở lại tàu, chiếc tàu ngầm chìm đã nằm trong
cái vuốt Clementine, khi đó chiếc tàu Liên Xô đang di chuyển không xa
đó. Sau một tuần chậm chạp tiến hành, Dự án Azorian cơ bản đã hoàn tất
trong việc nâng tàu ngầm K-129 – nhưng chi là 1 phần của nó. Theo cuốn sách “Dự án Azorian: C.I.A và Sự trục vớt K-129” và đồng
tác giả là sử gia Norman Polmar và giám đốc tài liệu Michael White, thì
khoảng giữa thời gian trục vớt đã có vài cánh tay cùng tham gia vào việc
giữ lấy con tàu ngầm bị vỡ, và một phần lớn của K-129 đã rơi trở lại
xuống đáy biển. Trong khi báo giới và các sách lịch sử đang rất quan tâm
tới những thành phần đáng thèm muốn của tàu ngầm, như phòng mã – đã bị
chìm – thì ông Houghton lại có một cái nhìn hoài nghi đối với các chi
tiết xoay quanh dự án phô trương đã bị thất bại. Ông Houghton giải
thích: “Khôn ngoan quá hóa khôn lỏi. C.I.A nghĩ rằng mọi người đã hiểu,
chỉ mình họ cố tình không hiểu”. (Nhiều chi tiết trong câu chuyện đã lấy
nguồn từ các tài liệu được phân loại của C.I.A và gần đây đã công bố
các tài liệu lịch sử, nhưng vẫn còn có những phát hiện từ sứ mạng hiện
vẫn đang được phân loại, còn C.I.A có thể có lý do để cố tình xáo trộn
câu chuyện, cổ xúy cho sự hoài nghi tiếp diễn). NHỮNG BÍ ẨN DẦN LỘ DIỆN Tuy nhiên chúng ta biết rằng tàu Glomar Explorer đã trục vớt được một
vài xác thủy thủ tàu ngầm K-129, có lẽ họ được an táng ngoài biển theo
nghi thức quân sự, C.I.A đã quay phim và trao trả cho Liên Xô 20 năm sau
đó. Sự trùng hợp ở đây là, công tác trục vớt cũng mang về một số mẫu
măng-gan ngay dưới đáy biển, loại vật liệu mà tàu Glomar Explorer đang
muốn nghiên cứu. Mỹ dường như đã thoát khỏi nghi án một vụ cướp tàu ngầm
hết sức kỳ diệu. Thư ký quốc phòng của Tổng thống Gerald Ford, ông
James Schlesinger phát biểu trong một cuộc họp ở Nhà Trắng rằng: “Sứ
mạng trên cả kỳ diệu!”. Tuy nhiên vào đầu năm 1975, sau khi xảy ra một
vụ cướp ngẫu nhiên tại Tổng hành dinh nghiệp đoàn Summa của tỷ phú
Howard Hughes, vụ cướp được viết thành tiêu đề trên tờ Los Angeles
Times và đài truyền hình quốc gia. Sứ mạng tuyệt mật đã bị bể dưới tài
điều tra của Seymour Hersh, phóng viên kỳ cựu của tờ báo New York
Times khi ông theo dõi vụ việc từ đầu năm 1973, nhưng nhận lệnh ngầm của
giám đốc C.I.A là William Colby nhằm cố gắng tìm cách tránh đánh động
dư luận. (Mã danh nó được cho là “Jennifer” nhưng thật sự nó chỉ là một thủ
tục an ninh, và bài viết của tờ Los Angeles. Times nói về các nỗ lực
phục hồi ở vùng biển Đại Tây Dương). Vụ việc bại lộ cũng đủ sức cảnh báo
cho Liên Xô và “làm phiền nhiễu” Tổng thống Ford (theo cách nói của
ông). Dự án Matador – kế hoạch trục vớt phần còn lại của tàu
ngầm K-129 rõ ràng đã bị xáo trộn khi tin tức về nó đã bị rò rĩ khiến dự
án bị thất bại và những lời đồn đại nổi lên (ông Houghton nhấn mạnh về
số tiền 300 triệu USD dùng để chi cho sứ mạng trục vớt). C.I.A cũng đối
mặt với một tình huống ngoại giao khó xử vào mùa Xuân năm 1973. Bị thúc
ép bởi Đại sứ Liên Xô ở Mỹ và đạo luật tự do thông tin (FOIA) yêu cầu
các nhà báo – họ muốn tránh trực tiếp thừa nhận rằng chính phủ Mỹ đã
đánh cắp trái phép chiếc tàu ngầm từ sự giám sát của Liên Xô – phải có
trách nhiệm trả lời bằng cách nào đó. Ông Houghton phân trần: “Chính phủ
Mỹ không muốn làm Liên Xô lúng túng, chủ yếu là bởi vì muốn bình thường
hóa ngoại giao, và cũng bởi vì Liên Xô sẽ đáp trả thông qua “các lệnh
trừng phạt hay tấn công vào lãnh thổ”. Trong một nỗ lực nhằm thắt chặt nỗ lực ngoại giao và tuân thủ các yêu
cầu của FOIA, vụ việc Glomar đã được trả lời theo cách không phủ nhận
hay từ chối. Về vụ việc này, sử gia M. Todd Bennett nói rằng đó là “hoạt
động tăng cường căng thẳng theo cái cách của “Chiến tranh tình báo”,
một động thái ăn miếng trả miếng giữa các cơ quan tình báo Mỹ và Liên
Xô”. Tháng 5 năm 20173, Liên Xô đã tăng cường lượng bức xạ vi sóng tại
Đại sứ quán Mỹ ở Moscow. 45 năm sau ngày diễn ra hoạt động tàu Glomar
Explorer tham gia vào trục vớt tàu ngầm K-129 từ đáy biển, Dự án Azorian
vẫn giữ nguyên là một huyền thoại trong cộng đồng tình báo”, ông
Houghton nhận xét. Những chiếc tủ kính cho thấy loại phục trang mà các
thủy thủ đoàn của tàu ngầm K-129 đã từng mặc trên tàu, nó là một dạng
đai khóa an toàn được đánh giá cao, một phong vũ biểu từ con tàu và thậm
chí là cả một bộ tóc giả của phó giám đốc C.I.A, ông Vernon Walters đã
đội nó nhằm giả trang khi viếng thăm tàu Glomar Explorer, hay bản khắc
chi tiết từng được dùng để thiết kế nên con tàu mà ngày nay không hoạt
động nữa. Dự án Azorian rất nổi bật mà theo giải thích của ông Houghton thì nó
chứa đầy tham vọng và được đảm bảo không được để thất bại. Và mặc dù chỉ
có một phần của tàu ngầm được trục vớt nhưng con tàu vẫn được chế tạo,
đáng kể là nơi đặt chiếc vuốt khổng lồ trải ra đại dương. Dự án Azorian
được giữ bí mật suốt 7 năm. Bảo tàng gián điệp quốc tế đánh giá Dự án
Azorian là một sự đổi mới, một minh họa của việc làm thế nào mà “các
thách thức không thể giải quyết” trong thế giới tình báo, lại có thể
giải quyết bằng các tiến bộ công nghệ và sự sáng tạo.
Đội quân tình báo của Thủ tướng Churchill
Thanh Hải |
0
Seri
phát sóng đầu tiên của hãng tin BBC, trong đó các sinh viên thời nay sẽ
đóng giả những điệp viên SOE, họ học về dùng súng, vật liệu nổ và các kỹ
thuật ám sát.
Họ được biết đến bằng cái tên Đội chấp pháp chiến dịch đặc biệt
(SOE) và được giao trọng trách tìm cách đánh bại những thế lực sức mạnh
của Trục Phát xít thông qua các chiến thuật tình báo nằm vùng, hoạt động
tinh vi và kín kẽ ngay trong các quốc gia do đối phương kiểm soát ở
Châu Âu và khu vực Đông Nam Á.
Đội ám sát bí mật Sự dũng cảm phi thường của
những nam, nữ quân nhân từng hoạt động trong Đội điệp viên mật dưới thời
Thủ tướng Anh-Winston Churchill trong thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh
thế giới lần thứ II (ĐCTGII) giờ đây đã được lộ sáng qua một chương
trình mới của hãng tin BBC. Họ được biết đến bằng cái tên Đội chấp pháp chiến dịch đặc biệt (SOE) chủ yếu hoạt động ở Châu Âu và khu vực Đông Nam Á. Tổ
chức toàn người hùng này bao gồm một nữ Bá tước người gốc Ba Lan (người
phụ nữ có tài mê hoặc phái mạnh) và một cặp “sát thủ” – từng ra tay
“hành thích” Reinhard Heydrich, một quan chức cấp cao của Đức Quốc xã
(ĐQX) và cũng là “kiến trúc sư trưởng” gây ra sự kiện Thảm sát người Do
Thái tàn bạo.
Trong
chuỗi chương trình của hãng tin BBC mang tiêu đề “Tuyển lựa điệp viên”,
những tình nguyện viên của thế kỷ 21 sẽ đối mặt với những bài sát hạch
gay cấn và không kém phần căng thẳng mà các “thích khách” của SOE đã
trải qua dưới thời thập niên 1940. Trong tập đầu tiên, các sinh
viên sẽ tham gia vào phần ứng tuyển y hệt như cách mà SOE khi trước đã
làm, họ sẽ học về cách dùng súng, vật liệu nổ, và “các kỹ thuật giết
người thầm lặng”. Một trong những phát minh của tổ chức SOE là sự
ra đời cây bút thời gian. Nó thực ra là một đồng hồ hẹn giờ cho phép
quân đội Anh có thể làm kích nổ một quả bom vào cái ngày đã được lên kế
hoạch nhằm giúp cho họ dọn quang nơi sắp trở thành mục tiêu. SOE
cũng hay sử dụng vài loại “súng lục câm” như Welrod, chúng giúp cho các
điệp viên khi tiêu diệt kẻ thù mà không bị phát hiện.
Các
sinh viên đóng giả điệp viên SOE cũng sẽ trải qua những chương trình
huấn luyện cam go như các điệp viên thật từng làm vào thập niên 1940.
Ảnh: AP.
Để
phục vụ cho hoạt động của SOE, người Anh cũng chế tạo ra 2 loại tàu
ngầm lần lượt mang tên là Welman và Người đẹp ngủ trong rừng, nhằm mục
đích chống lại tàu U của ĐQX, nhưng cả hai tàu ngầm này đều không thành
công. Sau ĐCTGII, SOE chính thức bị giải thể vào ngày 15 tháng 1 năm
1946. Một tượng đài để tôn vinh cho các điệp viên của SOE đã được
dựng lên ở trên đê Albert thuộc cung điện Lambeth (London) vào tháng 10
năm 2009. Ngay cả tượng đài này cũng được giữ bí mật và nó còn được mang
một cái tên khác là Phố Baker Vô Hình, bởi vì địa điểm tọa lạc cái văn
phòng của SOE ở London, và cũng như “đội quân mật của Churchill”. Những điệp viên siêu sao của SOE Violette
Szabo tròn 22 tuổi khi bà nhảy dù xuống nước Pháp, với ý định là sẽ hỗ
trợ cho những chiến sĩ Kháng chiến Pháp nhằm cố gắng phá hoại càng nhiều
càng tốt các chiến dịch của ĐQX. Szabo bận nguyên cây đồ Pháp bao gồm
cả một bộ đồ lót và chiếc áo khoác với cổ ren sang trọng do các thợ may
Pháp danh tiếng di tản sang London, Anh tạo ra. Sau khi chồng bị
sát hại, Violette Szabo vốn là trợ lý một cửa hàng tạp phẩm, đã xung
phong ghi danh vào SOE. Nhờ vẻ đẹp quyến rũ và sự hoạt bát mà Szabo đã
lọt vào “mắt xanh” của một người hâm mộ không mong muốn là Đại tá
Niederholen. Hắn ta là một sĩ quan ĐQX và tình cờ gặp Szabo khi bà
đi lại ở Rouen. Hai người đã có những giao thiệp ngắn nhưng sau đó
Szabo bị lộ. Trong vòng nửa giờ kháng địch với chỉ 40 viên đạn, Szabo đã
“tiễn” 40 tên lính Đức, và bị bắt giữ sau đó. Những ngày cuối đời của
nữ điệp viên gan dạ đã trải qua ở trại tập trung Ravensbruck (Đức) trước
khi bị hành quyết. Noor Inayat Khan là một điệp viên đã nằm vùng
hoạt động ngay trong hàng ngũ Gestapo dưới cái mã danh “Madeleine”. Rồi
bà bị phản bội, bị bọn Đức bắt được và tra tấn dã man. Noor cắn răng
chịu đau không hé môi tiết lộ bất kỳ tin tức nào về tổ chức. Bà bị xử tử
tại trại tập trung Dachau.
Điệp viên công chúa Noor Inayat Khan của SOE.
Chào
đời ở Moscow trong một gia đình có cha là người gốc Ấn Độ, mẹ là người
Mỹ, Noor lớn lên ở London và Paris. Trước họng súng của đội hành quyết
Đức khi chĩa vào người mình vào ngày 13 tháng 9 năm 1944, Noor Inayat
Khan hô vang lời cuối “Tự Do”. Noor học rất giỏi đàn hạc, từng
ngợi ca là một đứa trẻ thần đồng và viết nhiều truyện thiếu nhi. Năm
2012, Noor được tạc một bức tượng vinh danh ở trung tâm London, đây là
tượng đài đứng đơn lẻ đầu tiên của một phụ nữ gốc Á ở Anh. Virginia
Hall là mục tiêu của những tấm áp phích truy nã do Hermann Goring đưa
ra, thường hứa cung cấp một số tiền thưởng cho ai bắt được bà, trong mắt
của Goring thì bà Virginia Hall được coi là “nữ điệp viên nguy hiểm
nhất trong thời kháng Pháp”. Năm 1940, khi ĐQX xâm lược nước Pháp,
Virginia đã từ Paris đào tẩu đến London và với tài năng ngoại ngữ của
mình nên chẳng mấy chốc bà được SOE tuyển mộ. Virginia Hall hoạt động
như con thoi giữa London và Pháp, tàn phá nặng nề nhiều phòng tuyến của
quân thù. Một phóng viên báo Mỹ ví von Virginia Hall như là “Quý
cô cà thọt” do bà sử dụng một chân gỗ. Khi nước Mỹ tham chiến, Virginia
bí mật ngụy trang hoạt động, và thường trốn thoát tài tình trong các
quán bar và nhà hàng dưới áp lực săn lùng của lính ĐQX.
Chân
dung Krystyna Skarbek, Bá tước Ba Lan, bà gia nhập SOE sau khi quê
hương rơi vào tay Đức quốc xã, và trở thành điệp viên yêu thích của
Churchill.Ảnh: AP.
Krystyna
Skarbek là một nữ Bá tước người Ba Lan, bà được xem là “điệp viên yêu
quý” của Winston Churchill. Vào năm 1939, bà tình nguyện gia nhập tổ
chức SOE sau khi quê hương bà rơi vào tay ĐQX. Krystyna còn nổi tiếng
với tên gọi Christine Granville và đã sớm chứng tỏ năng lực làm giao
liên tình báo của mình. Bà
thoắt ẩn thoắt hiện trong màn đêm tại các chốt tuần tra biên giới giữa
hai nước Ba Lan và Hungary trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời lạnh đến
30°C. Krystyna thường xuyên sử dụng một cây chủy thủ trong bao da đeo ở
đùi. Bà cũng là bậc thầy về ngón nghề sử dụng lựu đạn cầm tay, và cũng
sử dụng điêu luyện nhiều loại súng. Năm 1952, trong một sứ mạng
tình báo, Krystyna đã bị địch đâm chết. Người ta khẳng định rằng con
người thực của Krystyna Skarbek đã truyền nguồn cảm hứng cho nhân vật
Vesper Lynd trong cuốn tiểu thuyết Sòng bạc Hoàng gia của tác giả Ian
Flaming.
Triển lãm những trang thiết bị đã được sử dụng cho SOE tại Anh năm 2018.
Jozef
Gabcik và đồng “sát thủ” Jan Kubis là 2 điệp viên đã lên kế hoạch “hành
thích” tên đồ tể ĐQX - Reinhard Heydrich vào năm 1942, bằng cách phục
kích chiếc xe chở “con quái vật” trên các tuyến phố ở Prague. Sứ
mạng ám sát Heydrich được đặt mã danh là Chiến dịch Anthropoid, vốn được
tổ chức bởi Các lực lượng đặc biệt Anh và chính quyền lưu vong Tiệp
Khắc. Gabcik và Kubis đã phục kích chiếc xe chở Heydrich trên đường phố
Prague.
Mặc
dù súng của họ bị trục trặc, nhưng một trong số những quả lựu đạn gài
trước đã phát nổ gây thương tích nặng nề cho Heydrich – kiến trúc sư
trưởng của nạn diệt chủng người Do Thái – khiến tên đồ tể đã chết chỉ 1
tuần sau đó. Cả Gabcik lẫn Kubis đều chết khi họ tấn công quyết tử
với bọn SS khi chúng lần ra nơi ẩn náu của các điệp viên dũng cảm. Thi
thể của hai người anh hùng được cho là được an táng trong một ngôi mộ vô
danh thuộc nghĩa địa Dablice ở thủ đô nước Cộng hòa Séc. George
Reginald Starr là một thợ mỏ, ông đã trốn thoát ách tàn bạo của ĐQX khi
chúng kiểm soát Châu Âu, rồi đào thoát khỏi nơi đây trong cuộc di tản
Dunkirk, sau đó ông được SOE tuyển dụng và phái sang Pháp để hỗ trợ cho
cuộc kháng chiến. Với bí danh “Hilaire”, ông đã thành lập một mạng
lưới kháng chiến quanh các thành phố Toulouse, Bordeaux và Pyrenees ở
miền Nam nước Pháp. Hilaire đã góp công lớn trong việc phá hoại các
chiến dịch của ĐQX bằng cách làm hỏng đường dây điện và điện thoại.
Denis
Rake, một điệp viên cực kỳ dũng cảm của Churchill, ông được trao huân
chương Bội tinh chiến công vì thành tích của mình. Ảnh: AP.
Denis
Rake đóng vai trò là một nghệ sĩ rối người Bỉ để bí mật hoạt động tình
báo tại Paris và tiến hành các kế hoạch của Winston Churchill. Ông phụ
trách vai trò điều hành vô tuyến cho SOE, nói tiếng Pháp lưu loát và rất
thành thạo mã Morse. Theo nhà viết tiểu sử Geoffrey Elliott thì
Denis là “một trong những điệp viên nổi tiếng và đáng yêu nhất trong các
điệp viên ưu tú của SOE”, bản thân Denis được trao huân chương Bội tinh
chiến công vì sự dũng cảm phi thường của mình.
theo An Ninh Thế giới
Hé lộ danh tính thật nguyên mẫu điệp viên James Bond 007
Gia Minh |
38
James Bond
(trái) và tấm bia mộ đã được người cháu trai Phillips khắc thêm dòng chữ
S.O.E (007) tiết lộ thân phận điệp viên của ông.
James Charles Bond - nguyên mẫu và là nguồn cảm hứng cho
nhân vật điệp viên bí mật nổi tiếng trong bộ phim "007" - đã ra đi
thanh thản vào năm 1995. Tuy nhiên, vừa qua, cháu trai của ông đã đánh
dấu quá khứ đầy bí ẩn của ông nội bằng tấm bia mộ mới.
James Charles Bond, người đã qua đời vào năm 1995 ở tuổi 89, chỉ được tiết lộ là điệp viên
sau khi cháu trai của ông - Stephen Phillips (hiện 52 tuổi) - thu giữ
được các tài liệu từ Chiến tranh thế giới thứ 2 vào những năm sau khi
ông mất đi. Giờ đây, Stephen Phillips đã quyết định tiết lộ
thân phận thật của ông nội bằng cách khắc thêm dòng chữ "S.O.E - 007"
trên bia mộ ông ở Swansea, South Wales, Vương quốc Anh. James
Charles Bond không bao giờ nói với người thân về quá khứ bí mật của
mình, song Stephen Phillips đã làm việc rất cần mẫn để tìm ra sự thật.
Ông tìm kiếm các tài liệu của Thế chiến 2 được Đạo luật Bí mật Chính
thức bảo vệ. Các tài liệu này cho thấy, ông Bond là thành viên của
Cục Tác chiến đặc biệt Anh (SOE) ưu tú. Một phần công việc của ông là
làm việc dưới quyền của Ian Fleming - Tư lệnh Hải quân trước khi Fleming
trở thành nhà văn viết nên cuốn tiểu thuyết James Bond.
Ông
Phillips tin rằng mối quan hệ giữa họ chính là nguồn cảm hứng cho các
cuốn tiểu thuyết về gián điệp. "Có 100 triệu binh sĩ đến từ 30 quốc gia,
thì chỉ có 13.000 SOE. Và chỉ 1 SOE được gọi là James Bond", Stephen
Phillips nói. "Tôi tin rằng ông nội được chính Ian Fleming bảo vệ". Stephen
Phillips cho biết, người ông siêu anh hùng của mình đã được huấn luyện
về chất nổ và súng như là một phần trong những nhiệm vụ, hoạt động đặc
biệt của ông. Và Phillips vẫn tin rằng Ian Fleming đã chọn bí danh của
ông nội đặt tên cho nhân vật siêu anh hùng trong cuốn tiểu thuyết nổi
tiếng. "Trước đây, một ngày, ông nội cầm tay người em họ của tôi
tên Jenny, khi ấy còn là thiếu niên, và nói rằng: Hãy tin khi bác nói
với cháu rằng ta là một James Bond thực sự". Sau đó, không có gì được
tiết lộ thêm và cũng không có câu hỏi nào. "Nhưng chúng tôi phát
hiện ra ông nội là điệp viên hoạt động trong hàng ngũ kẻ thù và vào năm
1942, Ian Fleming đã đặt ra một nhiệm vụ cho một nhóm tác chiến đặc biệt
(SOE) ưu tú, song chi tiết cụ thể không được tiết lộ. Ông tôi là một
trong 6 người đó, khiến tôi vô cùng tự hào. Họ là những anh hùng",
Phillips nói. Các
bài báo ngày xưa cũng cho thấy, người công nhân cơ khí Bond là thành
viên của một nhóm SOE khi ông làm việc dưới quyền của Ian Fleming. Ông
Bond đã ở trong quân ngũ khoảng 11 năm. Song, James Charles Bond đã kết
thúc công việc là công nhân cơ khí trong một xưởng thép và khi về hưu,
ông làm công việc bán thời gian - làm kẹo mút ở Loughor, gần Swansea.
Ông từng chụp ảnh kỷ niệm ở đó vào năm 1974. Stephen
Phillips quyết định đánh dấu việc phát hiện ra quá khứ của ông nội bằng
cách khắc thêm dòng chữ “S.O.E – 007” lên ngôi mộ và thay thế tấm bia
để công nhận nhiệm vụ làm mật vụ cho Nữ hoàng của ông Bond. "Ông
đã mang quá khứ bí mật của mình xuống mồ, song giờ đây nó được phép coi
là thông tin công khai. Ông nội đã sống cuộc đời bị "xiềng xích" bởi Đạo
luật Bí mật Chính thức. Nay ông được "phóng thích" sau 24 năm kể từ ngày mất đi thông qua các nghiên cứu tìm tòi của chúng tôi", Phillips nói. "Một
trong những hồ sơ mà tôi phát hiện ra là Đạo luật Bí mật Chính thức
được chính ông nội tôi James Bond ký vào ngày 3-6-1944, chỉ 3 ngày trước
cuộc đổ bộ D-Day của quân đồng minh lên nước Pháp để bắt đầu cuộc tiến
quân về Berlin (Đức) đánh bại Đức Quốc xã. Tôi chỉ có thể nghĩ rằng ông
đứng trong hàng ngũ kẻ thù trong thời gian đó", ông Phillips cho hay. Ian
Fleming, người đã mất vào năm 1964, từng tuyên bố James Bond được đặt
theo tên của một nhà nghiên cứu người Mỹ vì muốn có một cái tên "đơn
giản" cho nhân vật siêu anh hùng của mình. Nhưng Stephen Phillips nghi
ngờ đó là một cách mà tiểu thuyết gia muốn bảo vệ danh tính thực sự cho
người ông của mình theo Đạo luật Bí mật Chính thức.
theo Công an Nhân dân
"Điệp viên tỉ đô" của CIA 7 năm qua mặt KGB
Hoàng Nam |
2
Adolf Tolkachev.
Gây tiếng vang với thành tích tuyển mộ được nhiều điệp
viên, thu thập được nhiều thông tin tình báo vô cùng quan trọng, nhưng
cơ quan tình báo Liên Xô KGB trong lịch sử hoạt động của mình cũng phải
nếm trải không ít thất bại. Trong đó, thất bại nặng nề nhất có thể nói
là vụ để “điệp viên tỉ đô” của cơ quan tình báo đối thủ của Mỹ CIA “qua
mặt” suốt bảy năm.
Năm lần tiếp cận Tháng 1/1977, khi đang chờ đổ xăng tại một cây xăng dành cho các nhà ngoại giao ở Moscow, người đứng đầu CIA
tại Liên Xô (trong vỏ bọc một nhà ngoại giao) ngạc nhiên khi thấy một
người đàn ông trung niên người Nga tiến lại gần và hỏi ông có phải là
người Mỹ không bằng tiếng Anh. Sau khi nhà ngoại giao Mỹ xác nhận,
người đàn ông liền bỏ vào ghế xe một mảnh giấy rồi rời đi. Trong mảnh
giấy, người đàn ông cho biết là một kỹ sư người Liên Xô, muốn gặp một
quan chức Mỹ để trao đổi thông tin. CIA không tỏ ra hào hứng với
lời đề nghị bất ngờ nói trên vì nó được đưa ra trong lúc KGB được cho là
đã thành lập lực lượng “mồi nhử” chuyên tìm cách khiến các điệp viên
của CIA đang hoạt động tại Liên Xô lộ diện rồi trục xuất về nước. Thêm
vào đó, tại thời điểm diễn ra cuộc gặp, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance
cũng đang có kế hoạch tới thăm Liên Xô để đặt nền tảng cho quan hệ song
phương. Do đó, phía Mỹ không muốn có bất cứ hành động mạo hiểm nào có
thể cản trở kế hoạch của chính quyền mới. CIA đã quyết định không hồi
đáp thông tin nhận được. Bẵng đi gần một tháng, người đàn ông lạ
mặt lại tiếp cận người đứng đầu CIA ở Moscow khi ông này đang đậu xe gần
tòa Đại sứ Mỹ. Người đàn ông tiếp tục để lại một mẩu giấy rồi bỏ đi,
trong đó nhắc lại đề nghị. Dựa trên quyết định được đưa ra trước đó, CIA
tiếp tục lặng im. Hai tuần sau, lại thêm một mẩu giấy nữa được gửi đi. Lần
này, để giải tỏa lo ngại của CIA, người viết thư nói hiểu được những lo
ngại của cơ quan tình báo Mỹ, đồng thời tiết lộ bản thân đang làm việc
tại một đơn vị bí mật của Liên Xô. Người viết thư cũng lặp lại yêu
cầu được tiếp xúc cũng như đưa ra cách thức liên lạc hai bên. Ấn tượng
trước sự kiên trì của người đàn ông người Nga, người đứng đầu CIA tại
Moscow đã xin ý kiến cấp trên được thăm dò người này. Tuy nhiên, trụ sở
chính của CIA tại Mỹ không đồng ý. Bẵng đi tới gần ba tháng, khi
phía Mỹ tưởng chừng như mọi việc đã khép lại thì tháng 5/1977, người đàn
ông tiếp tục tiếp cận người đứng đầu CIA tại Moscow nhưng vẫn không
được hồi đáp. Đó là lần thứ tư đề nghị của ông ta bị phớt lờ. Sau lần
này, phải hơn sáu tháng sau, người đàn ông người Nga mới lại tiếp cận
trở lại với phía Mỹ. Để tạo lòng tin, ông ta gửi kèm theo một tài
liệu dài hai trang, trong đó có các thông tin liên quan đến hệ thống
điện tử của một máy bay Liên Xô. Thời điểm tập tài liệu được gửi
đi vào lúc CIA tại Liên Xô đã có một người đứng đầu mới. Sau khi xem
xét, nhận thấy giá trị của thông tin do người đàn ông cung cấp, lãnh đạo
CIA tại Liên Xô quyết định gửi điện về trụ sở, đề nghị được tìm hiểu về
điệp viên tình nguyện người Nga. Lần này, giới chức tình báo Mỹ đồng ý. Tháng
3/1978, người đàn ông người Nga cung cấp thêm 11 trang tài liệu viết
tay, trong đó có thông tin về các nỗ lực nghiên cứu và chế tạo máy bay
quân sự của Nga. Lần này, ông ta thông báo sẽ bỏ cuộc nếu không nhận
được hồi âm từ phía Mỹ. Nhận được tuyên bố này, sau nhiều do dự, CIA đã
quyết định chính thức đồng ý cử người gặp người đàn ông người Nga. Điệp viên tỉ đô Người
đàn ông người Nga trên là Adolf Tolkachev, một kỹ sư chuyên về radar
trên không tại Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật điện (Phazotron) của
Liên Xô. Việc tuyển mộ được người này được đánh giá là sự kiện có
tính chất bước ngoặt trong triển khai các hoạt động tình báo của Mỹ ở
Liên Xô. Bởi trong những năm đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh, CIA dù đã
tuyển được một số nguồn tin nhưng chưa bao giờ có thể thực sự thiết lập
được mạng lưới gián điệp ngay trong lòng nước Nga. KGB lúc bấy giờ
thắt chặt việc theo dõi, khiến các công dân hay quan chức Liên Xô không
dám hoạt động gián điệp. Về phía Mỹ, việc phân tích các nguồn tin để
quyết định thu nhận ai hay bỏ qua cũng rất chật vật như đã nói ở trên,
khiến họ có thể đã để vuột mất nhiều nguồn tin quan trọng. Với sự
xuất hiện của Tolkachev, mọi việc đã thay đổi hoàn toàn. Tolkachev là
điệp viên thành công và có giá trị bậc nhất mà Mỹ có được tại Liên Xô
trong suốt hai thập kỷ. Trong hơn bảy năm làm việc cho CIA, ông ta đã 21
lần đánh lạc hướng những tai mắt của KGB của Liên Xô để chuyển tài liệu
cho các nhân viên CIA ngay trên đường phố ở thủ đô nước Nga. Những tài
liệu và bản vẽ của ông ta đã mở ra những bí mật về hệ thống radar cũng
như các nghiên cứu về vũ khí trong tương lai của Liên Xô. Đặc
biệt, hoạt động gián điệp của người này còn giúp nước Mỹ tìm ra rõ
những điểm yếu của hệ thống phòng thủ trên không của Liên Xô để từ đó
nghiên cứu được những tên lửa và máy bay ném bom có thể bay dưới tầm các
radar của Liên Xô. Theo một số báo cáo, không quân Mỹ ước tính
hoạt động gián điệp của Tolkachev đã giúp Washington tiết kiệm được 2 tỉ
USD cho các hoạt động nghiên cứu phát triển vũ khí. Điệp viên này vì
thế đã được đặt cho biệt danh “điệp viên tỉ USD”. Ngoài ra,
Tolkachev cũng trở thành một nhân vật “truyền thuyết”, một điển hình để
nghiên cứu về hoạt động gián điệp khi có thể gặp được CIA ngay trước mũi
KGB. Với công lao như vậy, Tolkachev đã được Mỹ tưởng thưởng khá
hậu hĩnh. Tuy nhiên, có một sự thật ít người biết là động cơ của
Tolkachev khi phản bội đất nước không phải vì tiền. Trên thực tế, ông
hợp tác với CIA để gây tổn hại cho Liên Xô nhằm trả thù việc mẹ vợ ông
ta đã bị xử tử, còn bố vợ ông ta thì bị đưa tới trại lao động vì tội
không tố giác vợ hồi những năm 1930. Vì thế số tiền mà Mỹ đưa cho
dù đều nhận nhưng Tolkachev không hề đếm xỉa mà xem đó là biểu hiện của
việc người Mỹ tôn trọng những việc mà ông ta đã làm. Cũng vì không cần
tiền nên Tolkachev đôi khi chỉ yêu cầu phía Mỹ “trả công” cho ông ta
bằng những các album nhạc của Beatles, Led Zeppelin… mà con trai của ông
ta thích. Cái kết Từ giữa năm 1982, CIA đột ngột mất
liên lạc với nguồn tin quý giá. Trong suốt năm cuộc gặp đã được lên kế
hoạch, người của Mỹ cứ đến điểm hẹn rồi lại phải về tay không vì
Tolkachev không xuất hiện. Cùng lúc, CIA cũng nhận thấy lực lượng do
thám của KGB bỗng nhiên trở nên dày đặc trên đường phố, cho thấy rất có
thể đã có chuyện xảy ra. Buổi tối ngày 7/12/1982, ngày diễn ra cuộc hẹn tiếp theo theo thỏa thuận, phía Mỹ giao sỹ quan Bill Plunkert gặp gỡ nguồn tin. Vào
khoảng giờ cơm tối, Plunkert và vợ cùng vợ chồng người đứng đầu tình
báo Mỹ tại Liên Xô tới Đại sứ quán Mỹ ở Liên Xô dưới vỏ bọc dự tiệc sinh
nhật một nhân viên của tòa đại sứ. Hai bà vợ đều mặc đồ đen và mang
theo một chiếc bánh sinh nhật lớn, thực chất là một thiết bị tạo hình
nộm. Biết rõ nguồn tin của KGB đang theo sát mình, chiếc xe vòng
vèo qua nhiều đoạn đường rồi đến một góc phố khuất, với sự hỗ trợ của
thiết bị tạo hình nộm và những người đi cùng, Plunkert đã nhảy xuống xe
và biến mất.
Trong
khi đó, trên xe, chiếc bánh sinh nhật được dỡ ra, tạo hình ảnh giống
đầu và thân viên sỹ quan vừa nhảy ra, khiến phía Nga không nghi ngờ gì.
Cắt đuôi tình báo Liên Xô thành công, Plunkert đến điểm hẹn, đứng chờ
khá lâu nhưng Tolkachev vẫn không xuất hiện. Mãi đến tháng
10/1983, Tolkachev mới gặp lại nhân viên của CIA. Lần này, ông ta đã
chuyển cho phía Liên Xô 16 trang tài liệu cùng một mảnh giấy ghi ra
những yêu cầu mới của ông ta cũng như các lưu ý về những cuộc gặp trong
tương lai. Trong giấy, Tolkachev cũng cho biết cơ quan của ông ta
đã tiến hành điều tra về việc rò rỉ thông tin và ông ta có thể sẽ bị bắt
bất cứ lúc nào nên ông ta đã hủy toàn bộ các tài liệu cũng như vật dụng
có liên quan đến việc trao đổi thông tin với CIA. Trong mẩu tin
nhắn, Tolkachev vẫn khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với CIA nhưng kể từ
lần gặp cuối cùng đó, ông ta đã không xuất hiện thêm bất cứ một lần nào
nữa. Các tài liệu về sau được công bố cho thấy hoạt động gián điệp
của Tolkachev bị phát giác vào khoảng cuối năm 1984, đầu năm 1985 do bị
một nhân viên của CIA phản bội tố cáo với KGB. Tolkachev bị bắt giữ năm
1985 và bị tử hình vào tháng 10/1986 vì tội phản quốc.
theo Pháp luật Việt Nam
Những câu chuyện li kỳ về "điệp viên thú vật"
Anh Minh |
0
Câu chuyện cá voi ở Na Uy mới đây lại khiến thiên hạ đồn
đại về những điệp viên động vật trong quân đội một số nước. Chúng được
cho là được huấn luyện để thu thập tin tức tình báo.
Một số ngư dân Na Uy đã rất ngạc nhiên khi bắt
gặp một chú cá voi beluga rất dạn người, đã thế trên mình cá còn mang
một dây đai có dòng chữ “thiết bị của St. Petersburg”. St. Petersburg là
tên một thành phố lớn của Nga. Con cá voi tự do bơi lội khắp các
vùng nước của Na Uy. Nó bơi vòng vòng quanh tàu bè và “giao tiếp” với
mọi con tàu nó gặp. Mặc dù rất yêu quý chú cá voi, các quan chức Na Uy
tin rằng con vật màu trắng san hô có thể dài tới hơn 4m, nặng 1300kg,
thực tế là một “điệp viên” của Nga. Các
bằng chứng có vẻ thuyết phục. Cá voi beluga thường không có hành vi như
chú cá này: chúng thường không thân thiện với người và chắc chắn là hầu
hết đều không mang theo camera hành động GoPro. Cho đến nay, các
nhà khoa học Nga vẫn bác bỏ khả năng đây là cá voi phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học, theo Popular Mechanics. Trong khi quân đội
Nga bác bỏ lời đồn đại rằng họ đang tiến hành các chương trình do thám
sử dụng động vật, họ vẫn đăng quảng cáo mua cá heo phục vụ các điệp vụ
bí mật. Xưa nay vẫn tồn tại những câu chuyện về việc sử dụng động vật
làm điệp viên, trong đó có cả những chuyện thêu dệt và những câu chuyện
có thật. Sử dụng bồ câu đưa thư đã có từ hàng ngàn năm qua. Theo
New York Times “Noah là vị thánh của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham
(Tây Á), cũng là người đầu tiên sử dụng chim bồ câu thu thập tin tức”.
Kinh thánh viết rằng, sau trận lụt đại hồng thủy kinh hoàng, nước rút
dần khỏi mặt đất. Ông Noah thả một con chim bồ câu bay ra khỏi tàu xem
tình hình bên ngoài. Lần thứ nhất, con chim bồ câu không tìm được
chỗ đậu chân vì nước chưa rút, nên nó bay về lại tàu. Bảy ngày sau, con
bồ câu được thả ra lần nữa, và lần này nó bay trở về, trên mỏ ngậm cành
lá ô liu tươi. Ông Noah biết là nước đã giảm xuống, mặt đất đã hòa
bình vì Đức Chúa Trời đã thôi cơn thịnh nộ. Ngày nay, hình ảnh chim bồ
câu ngậm cành lá là biểu tượng của hòa bình.
Người
La Mã, Thành Cát Tư Hãn và Napoleon Bonaparte đều sử dụng chim bồ cầu
vào mục đích quân sự. Cher Ami là một chú chim bồ câu đưa thư của Pháp
trong thế chiến 1. Nó đã thành công khi mang được thư tới nơi chủ nhân
muốn. Thường
thì người ta bọc thư vào chân chim. Năm 1907, Julius Neubronner là
người đầu tiên gắn máy ảnh nhỏ xíu lên chim bồ câu và sau này quân đội
nhiều nước đã áp dụng, đáng kể nhất là quân Đức. Trong thế chiến 2, quân
đội Anh gắn đã thử chất gây cháy vào chim bồ câu, nhưng rồi cũng không
áp dụng vào thực tế.
Trong những năm 1960, tình báo Mỹ đã tìm cách biến những chú mèo nhà thành “thiết bị nghe trộm” từ đầu đến chân. Câu
chuyện sẽ diễn ra như sau: bác sĩ thú y sẽ gây mê chú mèo nhỏ, cài
micro siêu nhỏ vào tai của chúng, một máy phát vô tuyến vào đầu và chạy
một sợi dây bám sát bộ lông của con mèo tới đuôi của nó. Đuôi mèo chính
là ăng ten tự nhiên. CIA hy vọng sẽ “triển khai” mèo tới điện
Kremlin để nghe trộm, thu thập thông tin tình báo từ lãnh đạo Liên Xô.
Nhưng cuối cùng chương trình bị hủy bỏ khi chú mèo đầu tiên vừa được
triển khai đã bị ô tô cán. Trong quân đội Mỹ và Liên Xô đều có các
bộ phận huấn luyện cá voi, cá heo phục vụ quân sự. Người Nga được nói
là đã huấn luyện cá heo nhận diện thủy lôi, thậm chí là gắn mìn lên tàu
đối phương. Người Mỹ không chỉ dùng cá heo, mà còn có các loài thú khác
như sư tử biển. Cho đến năm 2015, hải quân Mỹ có 85 chiến binh cá heo,
50 sư tử biển chỉ riêng tại căn cứ Sandiego. Năm 2017, truyền hình
Nga nói hải cẩu, cá heo mũi chai và cá voi beluga đang được thử nghiệm.
Tuy nhiên, theo National Interest, cá voi beluga bị loại vì “chúng bị
ốm sau khi bơi quá lâu trong nước lạnh ở vùng cực”.
theo Tiền Phong
Những nguồn tin tình báo “mập mờ” về Iran khiến Mỹ điều quân tới Trung Đông?
Huyền Chi |
2
Mỹ đã điều nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm cùng nhiều máy bay ném bom B-52 tới Trung Đông (Ảnh: Washington Post)
Giới chức Lầu Năm Góc cho hay họ sẽ thông báo vắn cho các thành
viên thuộc đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald
Trump về kế hoạch triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ tới khu vực Trung
Đông trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Iran – theo một số quan chức
thạo tin
Các quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng
vẫn chưa có quyết định chính thức về việc triển khai thêm quân, thêm
rằng lượng binh sỹ này có thể không cần thiết ngay ở thời điểm hiện tại.
Một số có thể được triển khai ngay, trong khi số khác chỉ được triển
khai nếu như tình trạng căng thẳng gia tăng đến một mức độ mà Mỹ tin
rằng sẽ có đòn tấn công nhằm vào họ.
Đề
xuất tăng hiện diện quân sự ở Trung Đông được đưa ra bởi Bộ Tư lệnh
Trung tâm Mỹ - CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao cho hay.
Hiện
vẫn chưa rõ ai là người đã kêu gọi tổ chức cuộc họp cũng như liệu ông
Trump có tham dự hay không. Bất cứ kế hoạch triển khai quân nào như trên
cũng cần có sự phê chuẩn của ông Trump.
Trên
thực tế, những ngày vừa qua đã xuất hiện tình trạng hỗn loạn trong nội
bộ chính quyền Mỹ liên quan tới vấn đề căng thẳng với Iran.
Bởi vậy mà thông tin về kế hoạch triển khai quân mới có thể làm tăng
nhiệt cuộc tranh luận liên quan tới mục đích của chính quyền Trump trong
các động thái mới đây.
Trước đó chỉ 3
ngày, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan tuyên bố trước Quốc
hội rằng Mỹ không muốn tình trạng căng thẳng gia tăng với Iran và cũng
không muốn lao vào một cuộc chiến.
Ông
Shanahan nói rằng nhiều nhà lập pháp tỏ ra tức giận vì không hiểu rõ
được nội tình đằng sau việc chính quyền Trump cử nhiều chiến hạm tới
Trung Đông để đối phó Iran – sau khi có thông tin tình báo cho rằng quân
đội Iran bắt đầu có nhiều động thái mới, cấu thành mối đe dọa với Mỹ.
Giới
chức quốc phòng Mỹ hiện còn đang thảo luận về khả năng triển khai thêm
các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình Tomahawk trên
tàu ngầm và các chiến hạm có khả năng tấn công tầm xa trên đất liền.
Tất cả các hệ thống vũ khí và đơn vị cụ thể không được tiết lộ.
CNN
trước đó đưa tin cho rằng, giới chức Mỹ tính toán họ cần triển khai
trên 100.000 binh sỹ để thực hiện đòn tấn công toàn diện nhằm vào Iran.
Theo
viễn cảnh này, Mỹ sẽ tập trung phá hủy các hệ thống phòng không, chiến
hạm và tên lửa của Iran trước khi nhằm vào các mục tiêu hạt nhân của
nước Cộng hòa Hồi giáo.Thông tin tình báo mập mờ
Nguy cơ tính toán sai lầm
Tuy
nhiên, các quyết định điều quân mà chính quyền Trump đưa ra trong thời
gian qua lại gây tranh cãi, chia rẽ do chỉ dựa vào thông tin tình báo mà
chính quyền Trump rằng họ có được từ đầu tháng 5, trong đó nêu rõ Iran
đang lên kế hoạch tấn công nhằm vào lực lượng và các lợi ích của Mỹ
trong khu vực Trung Đông.
Cái gọi là
"thông tin tình báo" này tuyệt nhiên không được chính quyền Trump công
khai, khiến cho đảng Dân chủ cực lực chỉ trích.
Để
bảo vệ quyết định điều nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm và các máy bay
ném bom B-52 tới Trung Đông của chính quyền Trump, Cố vấn An ninh Quốc
gia John Bolton cũng chỉ ra…các nguồn tin tình báo.
Những
"nguồn tin tình báo" này mập mờ đến nỗi, ngay cả Tổng thống Trump cũng
từng phản bác lại luận điểm ông Bolton. Hồi đầu tuần này, ông Trump nói
về các mối đe dọa từ Iran như sau: "Chúng ta không bắt được tín hiệu nào
cho thấy có điều gì đó xảy ra hoặc sắp xảy ra. Nhưng nếu nó xảy ra, nó
sẽ bị chặn bởi sức mạnh vĩ đại".
Sự bất đồng quan điểm trong chính nội bộ chính quyền Trump càng khiến cho nhiều người bối rối về nguồn tin tình báo.
"Rõ
ràng là có nhiều mối đe dọa nhằm vào các lợi ích của Mỹ trong khu vực,
nhưng các mối đe dọa đó có thể dự đoán được" – Nghị sỹ Chris Murphy,
thanh viên Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, thuộc đảng Dân chủ, nhận định –
"Nhiều đời chính quyền, cả Cộng hòa lẫn Dân chủ, từng từ chối hành động
như chính quyền Trump hiện nay, bởi họ hiểu rằng nó sẽ khiến cho người
Iran coi các cơ sở của Mỹ trong khu vực như các mục tiêu".
Một
quan chức giấu tên của Mỹ còn cho rằng, các động thái quân sự của Iran
đang được theo dõi sát sao cả trên đất liền và trên biển, tuy nhiên thêm
rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Iran có thể thực hiện một đòn tấn
công phủ đầu, mà chỉ ra sức củng cố phòng thủ.
Tính
đến thời điểm này, chính quyền Trump vẫn nhất quyết không công khai
nguồn tin tình báo của họ, nhưng sau khi ông Shanahan có buổi thông báo
vắn trước các nhà lập pháp hôm thứ Ba tuần qua, đảng Cộng hòa tuyên bố
rằng chính quyền Mỹ đang hành động để ngăn chặn Tehran, cùng lúc gửi đi
một thông điệp mạnh mẽ.
"Chúng tôi
không muốn tình hình căng thẳng thêm" – ông Shanahan nói – "Đây là hành
động ngăn chặn trước, không phải gây chiến, chúng ta sẽ không lao vào
một cuộc chiến".
Phe Dân chủ cho rằng
phản ứng của phía Iran trước sự hiện diện của các chiến hạm Mỹ trong
khu vực là có thể dự đoán được, đặc biệt sau một năm Mỹ liên tiếp gây
sức ép kinh tế với nước này.
Họ cho
rằng mối đe dọa từ Iran không có gì là bất thường nếu xét về bối cảnh
trong một khu vực vốn đã đầy rẫy xung đột, và rằng họ quan ngại nhiều
hơn về khả năng tính toán sai lầm trong ngắn hạn và sự thiếu chiến lược
của chính quyền Trump xét về dài hạn.
Tuy
nhiên, một quan chức Mỹ giấu tên cho hay gần đây họ mới thu thập được
thêm thông tin tình báo, trong đó bao gồm các đoạn hội thoại của giới
lãnh đạo Iran và hoạt động triển khai các loại vũ khí của nước này.
Chính nguồn tin tình báo này đã khiến Mỹ tin rằng mối đe dọa với họ đang
ở mức cao, đặc biệt ở khu vực dọc bờ biển của Iran.
"Lực
lượng Iran dọc bờ biển đã ở mức sẵn sàng cao độ" – vị quan chức trên
cho hay, tuy nhiên từ chối đưa ra chi tiết, cả về nguồn tin tình báo –
"Dù cho họ đang sở hữu thứ gì, những thứ đó cũng đã sẵn sàng".
Vị
quan chức nhấn mạnh rằng, quân đội Mỹ nhận định rằng quân đội Iran sẽ
không thể duy trì mức độ hoạt động của họ trong khoảng thời gian dài mà
không có hoạt động tiếp nhiên liệu và cung ứng cho lực lượng. Nhưng dù
Iran tăng cường hoạt động ở nhiều khu vực, họ cũng giải trừ vũ khí ở một
khu vực chủ chốt nhằm tránh khả năng bị Mỹ tấn công.
Hình
ảnh một số tên lửa hành trình mà Mỹ chụp được gần đây trên một số con
thuyền thương mại cỡ nhỏ - còn gọi là Dhow – phần lớn đã được cập bến.
Tuy
nhiên, bức ảnh này khiến Mỹ hết sức quan ngại: Bằng việc lắp đặt tên
lửa trên các con thuyền thương mại, Iran có thể thực hiện các đòn tấn
công "phủ đầu, bí mật và không thể ngăn chặn".
Trong
một số trường hợp, các con tàu vũ trang cũng đi cùng với một con tàu
Dhow. Mỹ cho rằng, trong trường hợp bị Mỹ không kích, các đoàn tàu của
Iran có thể tuyên bố rằng đây là nhóm tàu dân sự.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét