Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

ĂN TÀN PHÁ HẠI ĐẤT NƯỚC 5

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Lạ thay tấm gương “sinh viên nghèo vượt khó” lại là con bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Gian lận thi cử ở Hà Giang: Truy tố 2 cựu phó giám đốc sở GD&ĐT

Dân trí Viện KSND tỉnh Hà Giang vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 5 bị can trong vụ gian lận điểm thi tại tỉnh này. Trong đó, có 2 bị can là cựu Phó GĐ Sở GD&ĐT là Phạm Văn Khuông và Triệu Thị Chính.
>>Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La khai nhờ cấp dưới "xem trước kết quả thi"




Gian lận thi cử ở Hà Giang: Truy tố 2 cựu phó giám đốc sở GDĐT - 1
2 cựu phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang bị truy tố.
Ngày 28/5/2019, VKSND tỉnh Hà Giang đã ban hành cáo trạng số 09/KSĐT truy tố đối với các bị can: Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Triệu Thị Chính về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Phạm Văn Khuông và Lê Thị Dung về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Trong đó, bị can Nguyễn Thanh Hoài nguyên là Trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục (KT&QLCLGD) - Sở Giáo dục và Đào Tạo tỉnh Hà Giang; Ủy viên ban chỉ đạo thi THPT Quốc gia cấp tỉnh 2018; Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội Đồng thi; Trưởng Ban thư ký Hội đồng thi; Phó trưởng Ban thường trực Ban chấm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang;
Bị can Vũ Trọng Lương nguyên là Phó Trưởng Phòng KT&QLCLGD - Sở GD & ĐT tỉnh Hà Giang; Phó ban thư ký Hội đồng thi; Kỹ thuật viên xử lý bài thi trắc nghiệm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang;
Bị can Triệu Thị Chính nguyên là Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang; Phó Chủ tịch Hội đồng thi; Trưởng Ban chấm thi;
Bị can Phạm Văn Khuông nguyên là Phó giám đốc sở giáo dục & đào tạo tỉnh Hà Giang, phụ trách phòng Khảo thí và quản lý chất lượng trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 không tham gia trong hội đồng thi;
Bị can Lê Thị Dung (Phó đội trưởng Đội Giáo dục Đào tạo, Y tế, Lao động xã hội thuộc Phòng An ninh chính trị nội bộ  - Công an tỉnh Hà Giang).
Cùng ngày hồ sơ vụ án đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Giang chuyển sang Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang để xét xử theo thẩm quyền.
Kết luận điều tra xác định, trước khi chấm thi, Hoài đã bàn bạc và đưa danh sách các thí sinh cần được nâng điểm cho Lương. Một mình Lương trực tiếp thao tác trên máy tính để sửa kết quả, nâng điểm cho 309 bài thi các môn của 107 thí sinh.
Không được phân công nhiệm vụ liên quan đến kỳ thi THPT quốc gia 2018 nhưng Dung đã nhờ Hoài nâng điểm cho 20 thí sinh là con, cháu của người quen. Bị can Khuông nhờ Hoài nâng điểm cho con trai.
Cơ quan điều tra xác định Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Triệu Thị Chính đã nhờ bị can Hoài nâng điểm bài thi môn ngữ văn cho 13 thí sinh.
Từ dấu hiệu điểm thi THPT quốc gia 2018 cao bất thường ở Hà Giang, Bộ Công an cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc xác minh. Sau chấm thẩm định, 3 em trượt tốt nghiệp; 39 em dùng điểm chấm thẩm định để xét tuyển đại học, và hiện học tại 23 đại học, cao đẳng. Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định sau khi kết thúc quá trình điều tra của công an, nếu xác định thí sinh nào trong số này có gian lận thì sẽ bị buộc thôi học.
Trần Thanh

Cựu chánh án TAND tỉnh Phú Yên cùng ba thuộc cấp bị truy tố tội tham ô

RFA
2019-06-04
Ông Lê Văn Phước khi còn làm Chánh án TAND tỉnh Phú Yên
Ông Lê Văn Phước khi còn làm Chánh án TAND tỉnh Phú Yên
Courtesy of Tienphong.vn
Ông Lê Văn Phước, Cựu chánh án TAND tỉnh Phú Yên cùng ba thuộc cấp là ông Trương Công Lộc – cựu kế toán tòa án tỉnh, bà Ngô Thị Phương Thảo – cựu kế toán tòa án tỉnh, và bà Huỳnh Thị Nhã Nhàn – cựu thủ quỹ bị Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên hôm 4/6 truy tố cùng tội tham ô tài sản.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày trích cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Phú Yên xác định: từ năm 2010 đến tháng 8/2017, Cựu chánh án TAND tỉnh Phú Yên và ba thuộc cấp đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thông đồng lập khống chứng từ, sổ sách, chiếm đoạt hơn 2,8 tỷ đồng ngân sách Nhà nước.
Ông Lê Văn Phước và ông Trương Công Lộc bị cáo buộc cùng chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng chi thanh toán qua lương từ tháng 7/2013 đến tháng 8/2017.
Riêng bị cáo Trương Công Lộc bị cáo buộc lập khống chứng từ, chiếm đoạt cá nhân hàng chục triệu đồng chi thanh toán qua lương, tiền may trang phục.
Ba bị cáo Phước, Lộc, Nhàn bị truy tố tội tham ô theo khoản 4 Điều 353 Bộ Luật Hình Sự 2015 với khung hình phạt cao nhất từ 20 năm tù đến chung thân hoặc tử hình. Bị cáo Thảo bị truy tố theo khoản 3 với khung hình phạt từ 15 đến 20 năm tù.


Khởi tố vụ sai phạm đất đai, xây dựng ở Bình Chánh



Khởi tố vụ sai phạm đất đai, xây dựng ở Bình Chánh
(PL)- Công an huyện Bình Chánh đã khởi tố vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đang tiếp tục điều tra để khởi tố bị can.
Liên quan đến loạt bài Bất ổn về đất đai, xây dựng ở Bình Chánh” (đăng trên Pháp Luật TP.HCM từ ngày 16 đến 19-4), đến lúc này, Công an huyện Bình Chánh đã khởi tố vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hiện công an đang tiếp tục củng cố hồ sơ chứng cứ để sớm khởi tố bị can liên quan.
Phát hiện cán bộ móc nối, tiếp tay với đầu nậu
Ngày 5-6, trong văn bản trả lời Pháp Luật TP.HCM, Chủ tịch huyện Bình Chánh Trần Phú Lữ đã thông tin về kết quả xử lý trách nhiệm để xảy ra sai phạm cũng như những giải pháp để chấn chỉnh.
Về trách nhiệm của huyện Bình Chánh cùng các xã có liên quan và việc có hay không tình trạng buông lỏng quản lý, tiếp tay của chính quyền dẫn tới tình trạng phân lô đất trái phép tràn lan, Chủ tịch huyện Bình Chánh thừa nhận “có phần trách nhiệm của huyện và các xã, thị trấn”. Nhưng vị lãnh đạo huyện Bình Chánh vẫn khẳng định: “Không có chuyện huyện buông lỏng quản lý, không có tình trạng chính quyền tiếp tay, bao che cho hành vi vi phạm về đất đai, xây dựng”.
Tuy nhiên, ông Lữ thông tin: Qua công tác kiểm tra, giám sát và điều tra ban đầu, “huyện đã phát hiện một số cán bộ, công chức cấp xã có dấu hiệu móc nối, bao che, tiếp tay, thông đồng với các đầu nậu, có hành vi thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ để làm lơ cho các công trình vi phạm xây dựng”. Các cán bộ, công chức này đã không kịp thời phát hiện, xử lý, để công trình tồn tại kéo dài, gây bức xúc và khiếu nại trong dân.
Người đứng đầu UBND huyện Bình Chánh cho hay số công trình vi phạm trong ba năm 2016-2018 có giảm nhưng tình trạng vi phạm về đất đai, xây dựng còn diễn ra, chưa chấm dứt với số lượng còn nhiều. Tình trạng phân lô, bán nền và xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp còn diễn biến phức tạp.
Theo ông Lữ, nguyên nhân là do trách nhiệm của chính quyền xã, thị trấn có lúc, có nơi còn buông lỏng quản lý địa bàn, chưa theo sát diễn biến tình hình vi phạm, chưa quyết liệt trong xử lý vi phạm. “Cũng có các trường hợp cán bộ, công chức tiêu cực, có hành vi tiếp tay cho đầu nậu, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm, đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến vi phạm không được xử lý kịp thời, dứt điểm” - ông Lữ cho hay.
Khởi tố vụ sai phạm đất đai, xây dựng ở Bình Chánh - ảnh 1
Tình trạng phân lô, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn đang là vấn nạn ở huyện Bình Chánh. Ảnh: VIỆT HOA
Sẽ khởi tố bị can, điều tra mở rộng
Trả lời câu hỏi của Pháp Luật TP.HCM về kết quả điều tra theo phản ánh của báo ra sao, ông Lữ cho hay hiện nay ngành công an đang tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ để làm rõ việc cán bộ, công chức móc nối, bao che, tiếp tay, thông đồng với đầu nậu xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp. Qua đó làm rõ hành vi các đối tượng đầu nậu mua bán, sang nhượng đất đai không đúng quy định pháp luật. “Qua báo cáo của công an huyện, hiện nay đã khởi tố vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đang mở rộng điều tra để khởi tố bị can, điều tra mở rộng các hành vi vi phạm khác theo đúng quy định pháp luật” - ông Lữ thông tin.
Liên quan đến những phản ánh của Pháp Luật TP.HCM, ông Lữ cho biết huyện Bình Chánh đã tập trung xử lý dứt điểm công trình vi phạm. Cùng với đó là kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và thực hiện kỷ luật đối với cán bộ, công chức từ ấp đến xã. Cụ thể, từ đầu năm 2019 đến nay, tại xã Vĩnh Lộc A tiến hành phê bình một, sa thải một cán bộ, công chức. Đối với trưởng ấp, có hai người bị phê bình và một bị bãi nhiệm. Tại xã Vĩnh Lộc B, phê bình một cán bộ, công chức và hai trưởng ấp.
Riêng với cấp huyện đã xem xét, kỷ luật bảy cán bộ, công chức có sai phạm liên quan đến đất đai, xây dựng. Trong đó khiển trách sáu người và buộc thôi việc một người.
Ông Lữ khẳng định với những cán bộ, công chức bị phát hiện có tiêu cực, huyện Bình Chánh sẽ xử lý nghiêm, kể cả buộc thôi việc và chuyển cơ quan công an điều tra, xử lý hình sự nếu đủ căn cứ.
Theo Chủ tịch huyện Bình Chánh, hiện nay Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cũng đang tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm tại các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác quản lý đất đai, xây dựng trên địa bàn huyện.
Ông Lữ cho biết sau khi có kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, huyện sẽ tiếp tục kiểm điểm, xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, đảng viên có vi phạm.
Thành ủy, UBND TP chỉ đạo xử lý
Sau khi Pháp Luật TP.HCM đăng tải loạt bài, ngày 22-4, Văn phòng Thành ủy đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của phó bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Ban cán sự đảng UBND TP giao Công an TP cùng các đơn vị có liên quan điều tra làm rõ các sai phạm tại huyện Bình Chánh. Đồng thời báo cáo đề xuất Thường trực Thành ủy và Thường trực UBND TP hướng xử lý triệt để nhằm tránh để sai phạm kéo dài, ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển chung của TP.
Ngày 2-5, Phó Chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến đã có văn bản giao Công an TP chủ trì, phối hợp với Thanh tra TP, các sở Xây dựng, TN&MT, QH-KT, NN&PTNT, UBND huyện Bình Chánh, Công an huyện Bình Chánh và các đơn vị có liên quan điều tra làm rõ các sai phạm tại huyện Bình Chánh mà Pháp Luật TP.HCM phản ánh.
VIỆT HOA

Bắt giam một giám đốc Công ty bất động sản ở Bạc Liêu



Bắt giam một giám đốc Công ty bất động sản ở Bạc Liêu
(PLO)- Vị này thực hiện dự án tại khu đất vàng với nhiều vi phạm như nợ tiền sử dụng đất, bóp nhỏ nền để nhiều nền hơn, một nền bán cho nhiều người... 
Ngày 6-6, Công an tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành khám xét, bắt giam ông Nguyễn Việt Trung, 35 tuổi, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu. Ông này là Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phúc, đơn vị thực hiện dự án đầu tư khu dân cư Nọc Nạng ở thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Bắt giam một giám đốc Công ty bất động sản ở Bạc Liêu - ảnh 1
Khu đất của Chi cục thống kê thị xã Giá Rai từng bị ông Trung mang cầm cố
Việc đọc lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc được Công an tỉnh Bạc Liêu thực hiện xong trong ngày. 
Thông tin ban đầu tư Cơ quan điều tra, năm 2011, ông Trung được tỉnh chấp nhận cho đầu tư dự án khu dân sư Nọc Nạng, quy mô khoảng 11 ha đất vàng ngay trung tâm đô thị lớn nhất của huyện Giá Rai lúc bấy giờ (nay là thị xã Giá Rai). 
Năm 2012, ông triển khai thực hiện dự án với nhiều tai tiếng như không đủ năng lực, nợ tiền sử dụng đất, bóp nhỏ nền để nhiều nền hơn, hạ tầng ì ạch. Các năm sau đó, ông bị dư luận chỉ trích, người dân tố cáo việc "biến hóa" đất, một nền bán cho nhiều người và bán rồi không giao được nền, sổ đỏ cho dân... Ngoài ra, đến khu đất của Chi cục thống kê thị xã Giá Rai cũng từng bị ông Trung mang cầm cố.
Tháng 11-2018, Công an tỉnh Bạc Liêu khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án dân cư Nọc Nạng.
Trần Vũ

Đồng Nai: Trưởng Công an TP Long Khánh bị kỷ luật



Đồng Nai: Trưởng Công an TP Long Khánh bị kỷ luật
(PLO)- Mới đây, UBKT Tỉnh ủy Đồng Nai (khóa X) đã họp kỳ thứ 40 xem xét, kết luận đề nghị xử lý cán bộ, đảng viên. 
Cụ thể, UBKT Tỉnh ủy Đồng Nai thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Ngô Quang Tuấn, Trưởng Công an TP Long Khánh (nguyên Trưởng Công an huyện Trảng Bom), do thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ký kết luận điều tra vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi chưa kết luận rõ một số nội dung vi phạm của xe, người điều khiển xe… gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân đồng chí.
Theo kết luận, vi phạm này khi ông Tuấn đang giữ chức vụ Trưởng công an huyện, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Trảng Bom
Ngoài ông Ngô Quang Tuấn, UBKT Tỉnh ủy Đồng Nai đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy thi hành kỷ luật theo thẩm quyền 2 trường hợp vi phạm nghiêm trọng và gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân:
Đó là ông Đoàn Văn Nhuần, Huyện ủy viên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom, đã dùng bằng tốt nghiệp Trung học Phổ thông không hợp pháp để nộp hồ sơ tuyển sinh vào Trung học chuyên nghiệp và khai trong hồ sơ cán bộ, công chức, sau đó tiếp tục dùng bằng tốt nghiệp Trung học chuyên nghiệp để học nghiệp vụ chuyên môn cao hơn, hành vi trên làm phát sinh đơn thư, vi phạm quy định của Đảng.
Và ông Trần Duy Hiếu, Huyện ủy viên, chuyên viên Phòng Nội vụ huyện Tân Phú (nguyên Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tân Phú) đã thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, buông lỏng công tác quản lý tài chính để cấp dưới vi phạm ứng số tiền 1,3 tỉ đồng từ năm 2013 đến 2016 sai quy định (trong đó thủ quỹ, kế toán chiếm đoạt sử dụng mục đích cá nhân hơn 886 triệu đồng; cá nhân đồng chí Hiếu sử dụng mục đích cá nhân hơn 20 triệu đồng).
UBKT Tỉnh ủy đã phê bình nghiêm khắc và yêu cầu đảng viên có khuyết điểm nghiêm túc rút kinh nghiệm.
VŨ HỘI

Vũ 'Nhôm' tiếp tục bị điều tra vì liên quan 13 triệu USD của DAB

Tòa bác kháng cáo kêu oan của Vũ, giữ nguyên án 17 năm tù, kiến nghị làm rõ liên quan đến lượng tiền bị thất thoát ở DAB. 
14h ngày 7/6, Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "Nhôm", Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79), ông Trần Phương Bình (59 tuổi, nguyên Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đông Á - DAB) và các đồng phạm được đưa đến TAND Cấp cao tại TP HCM.
Sau gần hai tuần xét xử và nghị án, tòa phúc thẩm sẽ đưa ra phán quyết về đơn kêu oan của Vũ "Nhôm", kháng cáo xin xem xét lại bồi thường của ông Bình và xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo khác.
Vũ chào người thân tham dự phiên tòa chiều nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Vũ chào người thân tham dự phiên tòa chiều nay. Ảnh: Thành Nguyễn.
Vẻ mặt đăm chiêu khi được đưa vào phòng xử, Vũ chắp hai tay quay xuống dưới cúi chào người thân, sau đó nói chuyện với luật sư của mình. Một số luật sư khác cũng tranh thủ trao đổi nhanh với thân chủ.
Trong một tiếng đầu phiên làm việc, chủ tọa Nguyễn Hữu Ba tóm tắt lại nội dung vụ án, quan điểm bên buộc tội và gỡ tội.
Theo HĐXX, năm 2014, cần tiền để thanh khoản, ông Bình chủ trương tăng vốn điều lệ từ 5.000 lên 6.000 tỷ đồng. Bình bàn với Vũ bán cho Công ty Bắc Nam 60 triệu cổ phần DAB với giá 600 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn nắm quyền chi phối DAB. Vũ thế chấp cho ngân hàng 220 lô đất tại Đà Nẵng nhưng chỉ được phê duyệt 400 tỷ đồng, còn thiếu 200 tỷ nên ông Bình chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục thu khống của Vũ.
DAB sau đó tăng vốn điều lệ không thành nên ngày 8/4/2014 ông Bình chỉ đạo chuyển trả Công ty Bắc Nam 79 số tiền gốc 600 tỷ đồng (bao gồm cả 200 tỷ trước đó thu khống của Vũ) và hơn 9,5 tỷ tiền lãi. Quá trình xét xử Vũ nói mình không phạm tội, 200 tỷ đồng là vay cá nhân ông Bình chứ không biết đó là tiền của ngân hàng.
Bị cáo Bình thừa nhận đã chủ động chỉ đạo Nguyễn Đức Vinh treo quỹ DAB 200 tỷ đồng để chuyển cho Vũ và không cho Vũ biết. Tuy nhiên, quá trình điều tra xét xử, ông Bình xác nhận có bàn bạc với Vũ về việc mua cổ phần DAB và chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục thu khống tiền. Thực tế, Vũ không có tiền mặt và đã ký vào hai giấy nộp tiền khống.
"Hành vi ký khống của Vũ dù không bàn bạc cụ thể nhưng giúp sức cho Bình rút tiền của DAB, gây thiệt hại cho ngân hàng, nên có căn cứ xác định bị cáo đồng phạm với Bình về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản. Cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 17 năm tù là không oan, không có cơ sở giảm nhẹ hình phạt", bản án phúc thẩm nêu lý do bác đơn kêu oan của Vũ "Nhôm".
HĐXX giữ nguyên án sơ thẩm, tuyên phạt Vũ 17 năm tù về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp với bản án 8 năm tù TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên trước đó (đã có hiệu lực), bị cáo phải nhận 25 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến được đưa ra ngoài chăm sóc y tế. Ảnh: Thành Nguyễn.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến mệt trong lúc tòa tuyên án, được đưa ra ngoài chăm sóc y tế. Ảnh: Thành Nguyễn.
Đối với Trần Phương Bình, HĐXX cho rằng bị cáo là người chủ mưu đề ra chủ trương, chỉ đạo Nguyễn Thị Kim Xuyến (nguyên Phó giám đốc DAB) và các thuộc cấp thực hiện nhiều hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho DAB gần 3.600 tỷ đồng. Trong đó, Bình chiếm đoạt sử dụng cá nhân hơn 2.000 tỷ đồng, chỉ đạo cấp dưới chi sai nguyên tắc 1.560 tỷ đồng.
Ông Bình kháng cáo xin chịu toàn bộ trách nhiệm dân sự thay các bị cáo thuộc cấp. Tuy nhiên, các bị cáo này gây thiệt hại cho DAB nên phải chịu trách nhiệm khắc phục, trong đó bị cáo Bình chịu trách nhiệm chính. Hành vi của các bị cáo gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên cần có mức án nghiêm khắc. Tuy nhiên, tòa cũng xem xét vai trò, hoàn cảnh và các tình tiết giảm nhẹ của từng bị cáo.
Từ đó, tòa giữ nguyên án chung thân đối với Trần Phương Bình về 2 tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nguyên là cấp phó của ông Bình, bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến có vai trò giúp sức tích cực dẫn đến thiệt hại 1.574 tỷ đồng và chiếm đoạt 40 tỷ đồng của ADB. Hành vi phạm tội là đặc biệt nghiêm trọng nên không được giảm án, giữ nguyên hình phạt 30 năm tù cho cả hai tội danh.
Đối với bị cáo Nguyễn Thị Ái Lan, Trang Tài Tâm, Nguyễn Hồ Bảo Quốc, Nguyễn Thị Thanh Hoa (nguyên là nhân viên của DAB), HĐXX xác định họ làm công ăn lương, cố ý về hành vi nhưng vô ý về hậu quả. Các bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo nên tòa giảm án cho Lan từ 9 năm xuống 7 năm tù; Quốc, Hoa, Tâm chuyển từ tù giam sang 2 năm 6 tháng tù treo. Các bị cáo còn lại HĐXX giữ nguyên án sơ thẩm.
HĐXX cũng kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ dấu hiệu tội phạm trong việc Vũ "Nhôm" nhận từ ông Bình 13,4 triệu USD; các vấn đề liên quan Võ Thị Kim Anh (Kế toán trưởng Hội sở DAB); Trần Huy Nam (nguyên Giám đốc DAB Chi nhánh Gia Định)...; làm rõ trách nhiệm của những cá nhân thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thanh tra giám sát NHNN Chi nhánh TP HCM, Công ty Kiểm toán TNHH Ernst and Young VN trong việc kiểm toán, kiểm quỹ nhưng không phát hiện ông Bình sai phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
Phiên tòa kết thúc, Vũ "Nhôm" quay xuống tranh thủ dặn dò người thân trước lúc lên xe về trại giam.
Ông Trần Phương Bình. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ông Trần Phương Bình. Ảnh: Thành Nguyễn.
Theo bản án sơ thẩm, trong 10 năm điều hành hoạt động của DAB, ông Bình và đồng phạm đã thực hiện hàng loạt sai phạm gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng. Cựu Tổng giám đốc bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 2.000 tỷ, trong đó đã chuyển cho Vũ hơn 200 tỷ qua việc ký khống hồ sơ mua bán cổ phần; mua giúp 13,4 triệu USD nhưng Vũ chưa trả lại cho DAB. Quá trình điều tra và xét xử sơ thẩm, Phan Văn Anh Vũ đã "khắc phục" 203 tỷ đồng.
Hơn 1.500 tỷ đồng thiệt hại còn lại là do ông Bình chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ sai nguyên tắc. Cụ thể: 470 tỷ chi lãi ngoài để huy động vốn, 385 tỷ đồng kinh doanh ngoại hối, hơn 610 lượng vàng tài khoản, 53 tỷ trong việc tất toán khống khoản vay 1.900 lượng vàng cho bị cáo Nguyễn Hồng Ánh (nguyên cán bộ Công an TP HCM).
Thẩm phán Nguyễn Hữu Ba đoạc bản án. Ảnh: Thành Nguyễn.
Thẩm phán Nguyễn Hữu Ba đọc bản án. Ảnh: Thành Nguyễn.
Ngày 20/12/2018, TAND TP HCM tuyên phạt các bị cáo mức án như trên. Vũ kêu oan, cho rằng không biết số tiền đó của DAB mà là vay cá nhân ông Bình, nên không phạm tội.
Tại phiên xử phúc thẩm lần này, cựu Chủ tịch Công ty Bắc Nam giữ nguyên quan điểm, xin HĐXX thận trọng khi đưa ra phán quyết, xem xét các chứng cứ có thật và xét xử mình theo đúng pháp luật.
Ông Bình kháng cáo xin nhận toàn bộ trách nhiệm bồi thường cho cấp dưới vì họ không được hưởng lợi. Ông cũng xin tòa phúc thẩm xem xét lại số tiền bồi thường và lãi suất. Các bị cáo còn lại xin xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Hải Duyên

Vũ “nhôm” kêu oan bất thành

Dân trí Trong suốt phiên tòa, Vũ “nhôm” liên tục kêu oan. Tuy nhiên, HĐXX cho là có đủ căn cứ xác định bị cáo Vũ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Từ đó, HĐXX bác kháng cáo, tuyên y án 17 năm tù, tổng hợp 8 năm tù từ bản án trước là 25 năm tù.

Chiều 7/6, TAND cấp cao tại TPHCM tuyên án vụ án lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại ngân hàng Đông Á (DongABank).

Vũ “nhôm” kêu oan bất thành - 1
Vũ "nhôm" trao đổi với luật sư đầu phiên tòa.
Đúng 14h, các bị cáo được dẫn vào phòng xử, với vẻ mặt đăm chiêu, Vũ chắp hai tay quay xuống dưới cúi đầu chào người thân, sau đó nói chuyện với luật sư của mình. Một số luật sư khác cũng tranh thủ trao đổi nhanh với thân chủ.
Căn cứ vào hồ sơ vụ án, diễn biến tại phiên tòa, HĐXX có đủ căn cứ xác định, trong thời gian điều hành DongABank, Trần Phương Bình đã đưa ra những quyết sách không đúng đắn dẫn đến ngân hàng liên tục thua lỗ. Trần Phương Bình đã tổ chức, chỉ đạo các hoạt động ngân quỹ và đầu tư tại DongABank, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho ngân hàng này hơn 3.608 tỉ đồng.

Vũ “nhôm” kêu oan bất thành - 2
Trần Phương Bình là chủ mưu vụ án.
Hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của ông Bình là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng DongABank tại thời điểm 31/12/2015 lỗ lũy kế 31.076 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu âm 25.451 tỉ đồng và tổng tài sản thực chỉ còn 47.011 tỉ đồng.
Mặc dù Ngân hàng Nhà nước không cho phép nhưng Trần Phương Bình vẫn chỉ đạo cấp dưới thực hiện các giao dịch kinh doanh vàng tài khoản và kinh doanh ngoại hối với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Từ đó, không có căn cứ chấp nhận phần bào chữa của luật sư bào chữa cho Trần Phương Bình.

Vũ “nhôm” kêu oan bất thành - 3
Bác kháng cáo của Trần Phương Bình.
Bị cáo Bình kháng cáo xin chịu toàn bộ trách nhiệm dân sự thay các bị cáo thuộc cấp. Tuy nhiên, các bị cáo này gây thiệt hại cho DongABank, cấp sơ thẩm xác định các bị cáo phải chịu trách nhiệm, trong đó bị cáo Bình chịu trách nhiệm chính, các bị cáo khác phải liên đới bồi thường là đúng. Từ đó, không có căn cứ chấp chận kháng cáo của bị cáo Bình, tuyên phạt bị cáo Bình 25 năm tù.
Trong suốt quá trình xét xử, bị cáo Phan Văn Anh Vũ liên tục kêu oan và cho rằng không chiếm đoạt 200 tỉ đồng. HĐXX nhận định bị cáo phải biết rõ tài sản cá nhân và tài sản của ngân hàng. Bị cáo Phan Văn Anh Vũ đã ký khống các chứng từ chiếm đoạt 200 tỉ đồng. Số tiền DongABank đã hiện hữu trên tài khoản của công ty Bắc Nam 79 do bị cáo Phan Văn Anh Vũ đại diện pháp luật. Hành vi của Vũ “nhôm” đã cấu thành tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Từ đó, HĐXX bác bào chữa của bị cáo Phan Văn Anh cũng như luật sư bào chữa cho bị cáo. Cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Vũ 17 năm tù là đúng người, đúng tội, không oan sai. Từ đó, HĐXX bác kháng cáo kêu oan, tuyên phạt bị cáo Vũ 17 năm tù.

Vũ “nhôm” kêu oan bất thành - 4
Vũ nhôm lãnh 25 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến kêu oan cho rằng mình không chiếm đoạt số tiền 40 tỉ đồng của DongABank bởi số tiền này đã được trả lại cho Trần Phương Bình bằng cổ phiếu. HĐXX nhận định, với chức năng nhiệm vụ của mình, Xuyến biết rõ hành vi sai phạm của Bình nhưng vẫn tích cực giúp đỡ Bình phạm tội, ngoài ra Xuyến còn lợi dụng hành vi phạm tội để chiếm đoạt tài sản của DongABank.


Bà trùm ngân hàng Đông Á ngất xỉu khi tòa tuyên án
Tại phiên tòa, bị cáo Bình xác nhận Xuyến chưa trả lại số tiền 40 tỉ đồng cho Bình. Cấp sơ thẩm tuyên buộc bị cáo Xuyến là đúng người, đúng tội. Từ đó, HĐXX xác định cấp sơ thẩm quy buộc bị cáo Xuyến là không oan sai. Ngoài ra, bị cáo Xuyến là người giúp sức tích cực cho bị cáo Trần Phương Bình trong hành vi cố ý làm trái. Từ đó, HĐXX bác kháng cáo, tuyên y án 30 năm tù đối với bị cáo Xuyến.

Vũ “nhôm” kêu oan bất thành - 5
5 Bị cáo được giảm án.
Đối các bị cáo Nguyễn Thị Ái Lan, Trang Tài Tâm, Nguyễn Hồ Bảo Quốc, Nguyễn Thị Thanh Hoa là nhân viên của DongABank, là những người làm công ăn lương, cố ý về hành vi nhưng vô ý về hậu quả, các bị cáo có nhân thân tốt, thành khẩn khai báo. Vì vậy, HĐXX cân nhắc giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Chấp nhận kháng cáo, giảm nhẹ hình phạt của Nguyễn Thị Ái Lan từ 9 năm tù xuống 7 năm tù. Chấp nhận kháng cáo của Nguyễn Hồ Bảo Quốc, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Trang Tài Tâm từ mức án tù giam sang tù treo.

Tuyên án vụ Vũ "nhôm"
Đối với kháng cáo của DongABank và những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, theo HĐXX bản án sơ thẩm đã xem xét đầy đủ nên không có căn cứ xem xét.
Đối với hàng loạt kiến nghị điều tra đối với những người liên quan, HĐXX nhận định kiến nghị của cấp sơ thẩm là có căn cứ nên cần tiếp tục kiến nghị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Viện KSND Tối cao điều tra làm rõ, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật.
Xuân Duy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét