Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2019

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 272

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
NSA choáng váng về hoạt động tình báo của Việt Nam

Cựu giám đốc Interpol nhận tội ăn hối lộ 2 triệu USD

Dân trí Cựu giám đốc tổ chức Cảnh sát Quốc tế Interpol Mạnh Hoành Vĩ đã thừa nhận các tội danh tại một tòa án ở phía Bắc Trung Quốc hôm nay, trong đó có nhận hối lộ 2 triệu USD, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.





Cựu giám đốc Interpol nhận tội ăn hối lộ 2 triệu USD - 1
Ông Mạnh ra tòa tại thành phố Thiên Tân (Ảnh: Weibo)
Nhân dân Nhật báo hôm nay đưa tin, ông Mạnh Hoành Vĩ đã xuất hiện tại một phiên tòa ở thành phố Thiên Tân, trong đó ông thừa nhận lợi dụng các vị trí khác nhau mà ông từng nắm giữ trong thời gian từ 2005-2017 để giúp đỡ các công ty và các cá nhân thu lợi bất hợp pháp.
Tòa án đã tạm hoãn và cho biết ông Mạnh sẽ bị kết án vào một ngày khác.
Phiên tòa trên diễn ra 8 tháng sau khi Ủy ban điều tra kỷ luật trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc, chính thức thông báo ông Mạnh bị điều tra. Thông báo của CCDI cũng xác nhận nơi ở của ông Mạnh, người đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 25/9/2018 sau khi rời nhà tại thành phố Lyon, Pháp.
Ông Mạnh đã gửi tin nhắn cho vợ, bà Grace Meng, trên mạng xã hội, nói rằng bà hãy “đợi cuộc gọi của anh”, cùng với một biểu tượng con dao, ám chỉ ông đang gặp nguy hiểm. Bà Meng đã thông báo việc chồng mất tích với giới chức Pháp vào ngày 4/10 và sau đó được cảnh sát bảo vệ sau khi nhận được những lời đe dọa qua điện thoại và trên mạng. Hồi đầu năm nay, bà đã xin tị nạn tại Pháp.
Ông Mạnh từng giữ nhiều chức vụ nhau tại Trung Quốc trước khi được bổ nhiệm vào vị trí giám đốc Interpol tháng 11/2016.
Nhưng đến ngày 27/3 năm nay, giới chức Trung Quốc thông báo ông Mạnh đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc và bị tước tất cả các chức vụ trong đảng do “các vi phạm pháp luật và kỷ luật nghiêm trọng”.
Các công tố viên Trung Quốc hôm 24/4 đã thông báo ông Mạnh bị bắt giữ tại Trung Quốc vì bị nghi ngờ nhận hối lộ.
Đến ngày 10/5, ông Mạnh chính thức bị truy tố và bị đưa ra tòa tại thành phố Thiên Tân. Ông này bị cáo buộc lợi dụng chức vụ và quyền lực để tư lợi cá nhân, phung phí quỹ nhà nước để phục vụ lối sống xa hoa của gia đình và coi thường các nguyên tắc là một đảng viên.
Ủy ban điều tra kỷ luật trung ương cũng cáo buộc ông Mạnh khuyến khích vợ lợi dụng địa vị để tiếp tục tư lợi cá nhân.

An Bình

Vợ cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ xin tị nạn sau biến cố của chồng

Dân trí Bà Grace Mạnh, vợ cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ, đã xin tị nạn ở Pháp cho mình và các con sau khi chồng bà bị giới chức Trung Quốc bắt giữ hồi tháng 9 năm ngoái với cáo buộc nhận hối lộ.





manh hoanh vi.jpg
Bà Grace Mạnh, vợ cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ, giấu mặt khi trả lời phỏng vấn truyền thông. (Ảnh: AFP)

Hãng tin Channel News Asia ngày 19/1 dẫn lời luật sư riêng của bà Grace Mạnh cho biết, bà đã gửi đơn xin tị nạn cho mình và 2 người con sinh đôi 7 tuổi ở Pháp do lo ngại bị bắt cóc sau khi chồng là cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ bị bắt ở Trung Quốc.
Đài France Inter của Pháp dẫn lời bà Mạnh cho biết, những tuần gần đây ở Lyon, bà dường như bị người lạ theo dõi, biển xe của bà cũng bị những người bí ẩn chụp lại và bà cũng nhận được những cuộc gọi nặc danh.
"Tôi cần chính phủ Pháp bảo vệ, hỗ trợ, giúp tôi và các con. Tôi sợ có thể bị bắt cóc", bà Mạnh nói với France Info.
Giới chức Pháp hiện từ chối bình luận về đề nghị xin tị nạn của bà Mạnh.
Bà Mạnh và hai con định cư ở thành phố Lyon Pháp. Tháng 10 năm ngoái, bà Mạnh bất ngờ cung cấp thông tin cho giới chức Pháp và giới truyền thông về việc chồng bà bất ngờ mất tích sau khi trở về Trung Quốc hồi cuối tháng 9. Theo lời bà Mạnh, vào ngày mất tích, ông Mạnh Hoành Vĩ đã gửi cho bà một tin nhắn trên mạng xã hội rằng "Chờ cuộc gọi của anh" sau đó là tin nhắn với hình ảnh một con dao dường như để ám chỉ ông đang gặp nguy hiểm.
Bà Mạnh sau đó đã đồng ý trả lời phỏng vấn truyền thông về vụ việc của chồng bà, song từ chối để lộ mặt vì lo ngại nguy hiểm đến tính mạng.
Ông Mạnh Hoành Vĩ, 64 tuổi, từng là một chính trị gia Trung Quốc, từng đảm nhận chức Thứ trưởng Bộ Công an nước này vào năm 2004. Năm 2016, ông được bầu làm Chủ tịch Interpol, trở thành nhà lãnh đạo người Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử gần 100 năm của tổ chức này. Nhiệm kỳ của ông tại Interpol dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2020. Tuy nhiên, ông đã bị giới chức Trung Quốc bắt giữ hồi cuối tháng 9 khi ông trở về quê nhà. Giới chức Trung Quốc sau đó xác nhận đã bắt giữ ông Mạnh với lý do phục vụ điều tra nghi vấn ông Mạnh Hoành Vĩ nhận hối lộ.
Interpol thông báo đã nhận được đơn từ chức Chủ tịch của ông Mạnh Hoành vĩ hồi đầu tháng 10, khoảng 1 tuần sau khi ông mất tích bí ẩn khi trở về Trung Quốc.

Minh Phương
Theo BBC, CNA

Tình tiết mới vụ cựu chủ tịch Interpol bị “sa lưới” tại Trung Quốc

Dân trí Trung Quốc đã đề nghị chuyển một bức thư do cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ viết cho vợ khi ông đang bị điều tra, song không được đáp ứng.



Vai trò tại Interpol của cựu Thứ trưởng Công an Trung Quốc vừa “sa lưới”
Cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Ảnh: SCMP)
Cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ (Ảnh: SCMP)
Grace Mạnh, vợ cựu Chủ tịch Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) Mạnh Hoành Vĩ, cho biết các nhà ngoại giao Trung Quốc đã liên lạc với bà và nói rằng họ đang có trong tay một bức thư do ông Mạnh gửi cho bà. Ông Mạnh Hoành Vĩ đang bị tạm giữ tại Trung Quốc để điều tra vì cáo buộc nhận hối lộ.
Phản hồi liên lạc từ phía Trung Quốc, bà Grace Mạnh cho biết bà sẽ chỉ đồng ý gặp giới chức Trung Quốc nếu có một luật sư và các phóng viên đi cùng. Tuy nhiên hiện giới chức Trung Quốc vẫn chưa hồi đáp sau khi bà Grace đưa ra điều kiện cho họ. Bà Grace cũng nói rằng vụ việc của chồng bà là bằng chứng cho thấy “bất kỳ ai tại Trung Quốc cũng đối mặt với nguy cơ rủi ro”.
Theo bà Grace, bà đã đề nghị phía Trung Quốc chuyển bức thư của chồng bà cho cảnh sát Pháp, sau đó cảnh sát Pháp sẽ chuyển cho bà. Bà Grace và các con đã được cảnh sát Pháp bảo vệ tại thành phố Lyon, nơi đặt trụ sở của Interpol, kể từ khi bà báo tin ông Mạnh bị mất tích sau chuyến đi về quê nhà Trung Quốc hồi cuối tháng 9.
“Họ nói chồng tôi đã viết cho tôi một bức thư. Họ nói họ chỉ có thể đưa nó cho tôi một mình”, bà Grace tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với AP hôm 19/10 tại Lyon.
Grace Mạnh cho biết bà đã quyết định lên tiếng về vụ việc của chồng bà, thậm chí chấp nhận những nguy hiểm có thể nhằm vào bà, không chỉ để bảo vệ ông Mạnh mà còn để cảnh báo về số phận của những người có thể đột ngột mất tích theo hệ thống hành pháp của Trung Quốc.
“Tất cả mọi người nên quan ngại rằng những chuyện tương tự như thế này cũng có thể xảy ra với họ”, bà Grace nói.
Trước đó, bà Grace từng nói bà “không chắc” liệu chồng bà hiện còn sống hay không. “Vụ việc này cho thấy họ có thể làm bất kỳ điều gì. Tôi không thể tưởng tượng nổi. Không có giới hạn”, vợ cựu Chủ tịch Interpol lo lắng.




Vợ ông Mạnh Hoành Vĩ họp báo hôm 7/10 để cung cấp thông tin vụ việc chồng mất tích cho truyền thông. (Ảnh: EPA)
Vợ ông Mạnh Hoành Vĩ họp báo hôm 7/10 để cung cấp thông tin vụ việc chồng mất tích cho truyền thông. (Ảnh: EPA)
Cuộc phỏng vấn với AP hôm qua là lần hiếm hoi bà Grace đồng ý để truyền thông quay phim. Những lần trước đó bà thường không quay mặt về phía ống kính để tránh bị nhận diện. Bà đã khóc khi nhớ lại giấc mơ về chồng vào tối hôm trước.
“Tôi buồn, tôi cảm thấy vô vọng, giận dữ, thậm chí thù ghét. Bạn có thể tưởng tượng khi các con bạn hỏi rằng: Bố đâu? Tôi có thể trả lời chúng như thế nào? Có ai muốn con mình lớn lên mà không có bố”, bà Grace chia sẻ.
Bà Grace nhiều lần từ chối cung cấp tên thật của mình vì lo ngại cho sự an toàn của người thân ở Trung Quốc. Grace chỉ là tên tiếng Anh do bà hay dùng. Bà Grace cũng không tin chồng bà đã nhận hối lộ như cáo buộc của chính quyền Trung Quốc.
Sau khi lên tiếng trình báo với cảnh sát về sự mất tích bí ẩn của chồng, bà Grace đã nhận được những tin nhắn và cuộc điện thoại đe dọa. Tin nhắn cuối cùng bà Grace nhận được từ chồng là “Hãy chờ cuộc gọi của anh” cùng với hình ảnh một con dao. Bà Grace cho rằng đây chính là ám hiệu của chồng bà, ngụ ý ông đang gặp nguy hiểm.
Năm 2016, ông Mạnh Hoành Vĩ là người Trung Quốc đầu tiên được bầu làm chủ tịch Interpol và nhiệm kỳ của ông dự kiến kéo dài tới năm 2020. Trước đó ông từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền Trung Quốc, bao gồm chức Thứ trưởng Bộ Công an.
Interpol đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ vụ bắt giữ và điều tra chủ tịch của tổ chức này. Ông Mạnh Hoành Vĩ được cho là quan chức cấp cao mới nhất “sa lưới” trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động từ khi lên nắm quyền cách đây 5 năm.

Thành Đạt

Theo SCMP

Mối quan hệ giữa cựu Chủ tịch Interpol và “hổ lớn sa lưới” Chu Vĩnh Khang

Dân trí Việc cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ bị điều tra và chính quyền Trung Quốc đề cập tới “tàn dư” của Chu Vĩnh Khang, trùm an ninh bị sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng, đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về mối quan hệ giữa hai quan chức cấp cao này.






Mối quan hệ giữa cựu Chủ tịch Interpol và “hổ lớn sa lưới” Chu Vĩnh Khang - Ảnh 1.
Cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang (trái) và cựu Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ. (Ảnh: SCMP)
Bộ Công an Trung Quốc ngày 8/10 cáo buộc Chủ tịch Interpol Mạnh Hoành Vĩ nhận hối lộ và một số tội danh khác. Vụ việc của ông Mạnh do Ủy ban Giám sát Quốc gia, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc, chịu trách nhiệm điều tra.
Trong thông báo phát đi vào nửa đêm, lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc tuyên bố sẽ xóa bỏ hoàn toàn “tàn dư độc hại” của Chu Vĩnh Khang - cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc. Mặc dù đã về hưu nhưng vào năm 2015, ông Chu vẫn bị đưa ra tòa và chịu án chung thân vì tội lạm quyền, nhận hối lộ và làm lộ bí mật quốc gia.
Ông Mạnh Hoành Vĩ từng được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc vào năm 2004 khi ông Chu Vĩnh Khang đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an. Việc ông Mạnh bị bắt gần đây đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về mối liên hệ giữa cựu Chủ tịch Interpol và trùm an ninh “ngã ngựa” trong cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn một nguồn tin thân cận với gia đình ông Chu Vĩnh Khang cho biết ông Mạnh Hoành Vĩ chỉ có mối quan hệ công việc với ông Chu Vĩnh Khang và chưa bao giờ là thân tín của cựu Bộ trưởng Bộ Công an như đồn đoán.
“Ông Mạnh từng làm việc tại Bộ Công an rất lâu trước khi ông Chu lên nắm quyền lãnh đạo tại cơ quan quyền lực này vào đầu năm 2003. Ông Mạnh từng làm trợ lý bộ trưởng trong một số thời điểm trước khi ông Chu được bổ nhiệm. Ông Chu không hề có ý định cất nhắc ông Mạnh”, nguồn tin cho biết.
Cũng theo nguồn tin trên, mặc dù một số quan chức an ninh cấp cao sẵn sàng “chiều lòng” ông Chu Vĩnh Khang cũng như các thành viên trong gia đình ông này trong thời gian ông còn giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an, nhưng “ông Mạnh rất ít khi liên lạc với ông Chu ngoài các vấn đề liên quan tới công việc trong khoảng thời gian này”.
Bà Grace Mạnh, vợ ông Mạnh Hoành Vĩ, gần đây cũng chia sẻ rằng chồng bà và ông Chu Vĩnh Khang không có quan hệ gần gũi, thậm chí bà còn nói ông Chu từng có ý định đánh bật ông Mạnh ra khỏi Bộ Công an Trung Quốc. Ngoài cựu bộ trưởng, Trung Quốc cũng tiến hành điều tra hàng trăm nhân vật gần gũi với ông Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu khí Trung Quốc - nơi ông từng công tác, và cả trong Bộ Công an Trung Quốc.
Nhận định của chuyên gia




Mối quan hệ giữa cựu Chủ tịch Interpol và “hổ lớn sa lưới” Chu Vĩnh Khang - Ảnh 2.
Ông Mạnh Hoành Vĩ (trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình tại phiên họp toàn thể của Interpol ở Bắc Kinh năm 2017 (Ảnh: Kyodo)
Vào thời điểm năm 2015 khi ông Chu bị kết tội, ông Mạnh vẫn “bình an vô sự” dù là cấp dưới trực tiếp của ông Chu. Cuối năm 2016, một năm sau khi ông Chu chịu án tù chung thân, các trợ lý thân cận của ông Chu trong Bộ Công an Trung Quốc đều bị bắt giữ hoặc mất uy tín, ông Mạnh vẫn được bầu làm Chủ tịch Interpol và là người Trung Quốc đầu tiên đảm nhận chức vụ này.
Theo nhà bình luận chính trị Zhang Lifan tại Bắc Kinh, việc ông Mạnh bị “ngã ngựa” không liên quan tới ông Chu Vĩnh Khang.
“Nếu ông Mạnh thực sự là một thành viên trong phe phái của Chu Vĩnh Khang, Trung Quốc sẽ không bao giờ đề xuất ông ấy làm lãnh đạo Interpol. Tôi nghĩ ông Mạnh đã mắc sai phạm khác, chứ không phải bị bắt vì có liên quan tới bất kỳ mưu đồ nào của Chu Vĩnh Khang, hay do là đồng minh chính trị của ông Chu”, chuyên gia Zhang nhận định.
“Thông báo được công bố sau khi các lãnh đạo Bộ Công an Trung Quốc nhóm họp cũng không chỉ ra bất kỳ mối liên hệ trực tiếp nào giữa ông Chu Vĩnh Khang và ông Mạnh Hoành Vĩ, ngoài việc họ từng là đồng nghiệp trong lực lượng công an”, chuyên gia Zhang nói thêm.

Cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang là quan chức cấp cao nhất bị kết tội tham nhũng tại Trung Quốc kể từ năm 1949. Đây là kết quả của chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” do Chủ tịch Tập Cận Bình phát dộng kể từ khi ông lên nắm quyền hồi năm 2012. Vào thời kỳ đỉnh cao quyền lực, ông Chu là người giám sát toàn bộ bộ máy an ninh trong nước, tòa án và cơ quan công tố của Trung Quốc.
Các nhà phân tích của tạp chí Economist cũng đồng tình với quan điểm trên. “Nếu ông Chu và ông Mạnh có mối quan hệ cá nhân gần gũi, ông Mạnh không thể được Trung Quốc cất nhắc vào vị trí cấp cao tại Interpol sau khi ông Chu bị bỏ tù”, Economist nhận định.
Kể từ khi Ủy ban Giám sát Quốc gia Trung Quốc được thành lập từ tháng 3 năm nay, 16 quan chức nước này đã bị phế truất khỏi vị trí công tác, trong đó chủ yếu với lý do “vi phạm nghiêm trọng pháp luật và điều lệ đảng”. So với các quan chức Trung Quốc khác đang bị điều tra, ông Mạnh Hoành Vĩ chỉ bị điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Giáo sư Su Wei tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, hành vi phạm pháp của ông Mạnh có thể không chỉ liên quan tới tham nhũng, mà còn có thể “gây tổn hại cho an ninh quốc gia”. Zhu Lijia, chuyên gia về hành chính công tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc, nhận định thông báo của Bộ Công an Trung Quốc cho thấy ông Mạnh Hoành Vĩ có thể đã “không chấp hành nghiêm chỉnh các điều lệ đảng.
Ông Mạnh Hoành Vĩ là Thứ trưởng thứ hai của Bộ Công an Trung Quốc bị điều tra sau đại hội đảng lần thứ 18 của Trung Quốc. Cựu Thứ trưởng Li Dongsheng từng bị kết án 15 năm tù vì nhận hối lộ hồi tháng 1/2016.

Thành Đạt

Theo SCMP

Diễn biến vụ Trung Quốc bí mật “tung lưới” bắt chủ tịch Interpol

Dân trí Không chỉ Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế mà cả gia đình ông Mạnh Hoành Vĩ cũng bất ngờ trước sự biến mất bí ẩn của chủ tịch Interpol trước khi Trung Quốc xác nhận ông bị điều tra vì cáo buộc nhận hối lộ.



Ông Mạnh Hoành Vĩ tức giữ chức thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc (Ảnh: China Daily)
Ông Mạnh Hoành Vĩ tức giữ chức thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc (Ảnh: China Daily)
Tháng 4/2004: Thăng tiến tại Bộ Công an Trung Quốc
Nhận bằng cử nhân luật tại Đại học Bắc Kinh, một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu của Trung Quốc, Mạnh Hoành Vĩ được bổ nhiệm làm thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc từ năm 2004. Khi đó ông Mạnh làm việc dưới quyền cựu Bộ trưởng Công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang.
Cũng trong năm 2004, ông Mạnh Hoành Vĩ được giữ chức lãnh đạo tổ chức Interpol tại Trung Quốc. Ông từng nắm giữ nhiều vị trí cấp cao như lãnh đạo Cơ quan Chống khủng bố Quốc gia Trung Quốc và lãnh đạo Cục Cảnh sát Biển Trung Quốc vào năm 2013.
Tháng 11/2012: Bình an vô sự trước “sóng gió”
Sau đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2012, ông Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư. Cùng thời điểm đó, ông Chu Vĩnh Khang nghỉ hưu.
Không lâu sau khi nghỉ hưu, ông Chu Vĩnh Khang “mất tích” trước công chúng. Năm 2014, các nhà chức trách Trung Quốc xác nhận ông đang bị điều tra vì cáo buộc tham nhũng. Cuộc điều tra đã nhằm vào hàng trăm nhân vật gần gũi với ông Chu Vĩnh Khang trong ngành dầu khí Trung Quốc - nơi ông từng công tác, và cả trong Bộ Công an Trung Quốc.
Ông Chu Vĩnh Khang bị kết án tù chung thân vào năm 2015 với một loạt tội danh gồm nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật quốc gia.
Từng là cấp dưới của Chu Vĩnh Khang, ông Mạnh Hoành Vĩ khi đó vẫn “bình an vô sự”. Vợ ông Mạnh gần đây chia sẻ rằng chồng bà và ông Chu Vĩnh Khang không có quan hệ gần gũi, thậm chí bà còn nói ông Chu từng có ý định đánh bật ông Mạnh ra khỏi Bộ Công an.
Tháng 11/2016: Biểu tượng quốc tế của Trung Quốc




Ông Mạnh Hoành Vĩ phát biểu khi còn là chủ tịch Interpol (Ảnh: Getty)
Ông Mạnh Hoành Vĩ phát biểu khi còn là chủ tịch Interpol (Ảnh: Getty)
Tháng 11/2016, ông Mạnh Hoành Vĩ được bổ nhiệm làm chủ tịch Interpol nhiệm kỳ 4 năm tại Indonesia. Mặc dù chức danh chủ tịch chủ yếu mang tính biểu tượng, song ông Mạnh vẫn được xem là nhân vật có tầm ảnh hưởng và giúp Trung Quốc mở rộng vị thế của nước này trên trường quốc tế.
Với 192 quốc gia thành viên, Interpol có quyền phát “thông cáo đỏ” - một công cụ tương đương với lệnh bắt giữ toàn cầu. Vào thời điểm ông Mạnh nhậm chức chủ tịch Interpol, Trung Quốc đang phát lệnh truy nã với 100 quan chức và nghi phạm tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài với mục tiêu đưa toàn bộ các đối tượng này về nước để xét xử.
Trong khoảng thời gian ông Mạnh Hoành Vĩ công tác tại Interpol, Trung Quốc đã đệ trình danh sách truy nã các nghi phạm khẩn cấp nhất tới Interpol và 15 người trong danh sách này đã bị đưa về Trung Quốc kể từ năm 2017.
Từ tháng 12/2017 - tháng 4/2018: Dấu hiệu gặp rắc rối
Mặc dù việc bắt giữ ông Mạnh Hoành Vĩ là hành động bất ngờ, song vẫn có một số dấu hiệu cho thấy chủ tịch Interpol có thể đã lọt vào tầm ngắm của chính quyền Trung Quốc từ trước đó.
Chính quyền trung ương Trung Quốc đã rút ông Mạnh rời khỏi vị trí Cục trưởng Cục Cảnh sát Biển và Cục phó Cục Hải dương Quốc gia vào tháng 12/2017, song không cung cấp thông tin chi tiết.
Tới tháng 4/2018, Bộ Công an Trung Quốc thông báo ông Mạnh Hoành Vĩ không còn là thành viên của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc - đơn vị giám sát Bộ Công an Trung Quốc. Động thái này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tương lai chính trị của ông Mạnh Hoành Vĩ.
Tháng 9/2018: Tin nhắn hình con dao




Tin nhắn hình con dao do ông Mạnh Hoành Vĩ gửi cho vợ trước khi mất liên lạc (Ảnh: Quartz)
Tin nhắn hình con dao do ông Mạnh Hoành Vĩ gửi cho vợ trước khi mất liên lạc (Ảnh: Quartz)
Lần cuối cùng ông Mạnh Hoành Vĩ xuất hiện trước công chúng là vào ngày 23/8 tại Singapore.
Bà Grace Mạnh, vợ ông Mạnh Hoành Vĩ, cho biết chồng bà đã gửi cho bà tin nhắn với nội dung “hãy chờ cuộc gọi của anh” vào ngày 25/9 trước khi gửi tiếp hình ảnh một con dao. Sau đó, bà Grace mất liên lạc với chồng.
Bà Grace báo tin về sự mất tích bí ẩn của chồng cho cảnh sát thành phố Lyon, Pháp - nơi đặt trụ sở Interpol vào ngày 4/10. Bà Grace nói rằng ông Mạnh đã mất tích 10 ngày kể từ khi trở về quê nhà Trung Quốc.
Tháng 10/2018: Các thông tin được công bố
Sau khi nhận được tin báo về sự biến mất đột ngột của ông Mạnh Hoành Vĩ, Interpol ngày 6/10 phát thông báo, yêu cầu chính quyền Trung Quốc cung cấp thông tin ông Mạnh đang ở đâu.
Ngày 7/10, cơ quan điều tra tham nhũng của Trung Quốc đưa ra thông báo với một câu duy nhất cho biết chủ tịch Interpol đang bị điều tra. Không lâu sau đó, Interpol cho biết ông Mạnh đã từ chức.
Tại Pháp, vợ ông Mạnh Hoành Vĩ đã chia sẻ câu chuyện của chồng trước báo chí, song giấu mặt vì không muốn ảnh hưởng tới sự an toàn của bản thân và các con.


Vợ cựu Chủ tịch Interpol bị mất tích họp báo tại Pháp
Ngày 8/10, trong thông báo khá dài được đăng trên truyền thông Trung Quốc, Bộ Công an Trung Quốc đã nói rõ hơn về lý do bắt giữ ông Mạnh Hoành Vĩ. Theo đó, Bắc Kinh xác nhận chủ tịch Interpol bị điều tra vì nhận hối lộ và vi phạm pháp luật.
“Điều đó cho thấy không có bất kỳ sự ưu ái nào cũng như không có ngoại lệ trước pháp luật. Bất kỳ ai phạm pháp đều bị trừng phạt nghiêm khắc”, Bộ Công an Trung Quốc nhấn mạnh.
Hiện chưa rõ cuộc điều tra đối với ông Mạnh Hoành Vĩ sẽ kéo dài bao lâu và quy trình xét xử ông sẽ diễn ra như thế nào.

Thành Đạt

Theo Quartz

Interpol tìm được lãnh đạo mới sau bê bối của cựu Chủ tịch Mạnh Hoành Vĩ

Dân trí Interpol đã chính thức chọn ông Kim Jong-yang, người Hàn Quốc, làm tân chủ tịch để thay thế người tiền nhiệm Mạnh Hoành Vĩ, người đang bị bắt giữ ở Trung Quốc với cáo buộc nhận hối lộ.







Ông Kim Jong-yang (Ảnh: SCMP)
Ông Kim Jong-yang (Ảnh: SCMP)
Reuters dẫn thông cáo trên Twitter của Interpol cho biết, đại diện 194 quốc gia thành viên Interpol hôm nay 21/11 đã bỏ phiếu chọn ông Kim Jong-yang làm tân chủ tịch với nhiệm kỳ 2 năm.
Như vậy, vượt qua ứng viên người Nga Alexander Prokopchuk, ông Kim Jong-yang sẽ trở thành người kế nhiệm của ông Mạnh Hoành Vĩ - cựu chủ tịch Interpol người Trung Quốc đang bị Bắc Kinh tạm giữ để điều tra cáo buộc nhận hối lộ.
Ông Kim đã nhận được sự ủng hộ của Mỹ và các nước châu Âu. Phát biểu với phóng viên hôm qua, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết: "Chúng tôi (Mỹ) ủng hộ mạnh mẽ ông Kim Jong-yang. Chúng tôi khuyến khích tất cả các quốc gia và tổ chức là thành viên của Interpol và tôn trọng quy định về việc lựa chọn lãnh đạo. Chúng tôi tin tưởng ở ông Kim".
Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây trước đó bày tỏ quan điểm phản đối Phó Chủ tịch Interpol Alexander Prokopchuk - một ứng viên người Nga - tiếp quản vị trí này.
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã viết đơn gửi Tổng thống Donald Trump kêu gọi phản đối ông Prokopchuk trở thành chủ tịch Interpol. Nga đã chỉ trích động thái của các nghị sĩ Mỹ là can thiệp vào quá trình bỏ phiếu của Interpol.
Interpol thông báo đã nhận được đơn từ chức Chủ tịch của ông Mạnh Hoành vĩ hồi đầu tháng trước, khoảng 1 tuần sau khi ông mất tích bí ẩn khi trở về Trung Quốc.
Ông Mạnh Hoành Vĩ, 64 tuổi, từng là một chính trị gia Trung Quốc, từng đảm nhận chức Thứ trưởng Bộ Công an nước này vào năm 2004. Năm 2016, ông được bầu làm Chủ tịch Interpol, trở thành nhà lãnh đạo người Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử gần 100 năm của tổ chức này. Nhiệm kỳ của ông tại Interpol dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2020. Tuy nhiên, ông đã bị giới chức Trung Quốc bắt giữ hồi cuối tháng 9 khi ông trở về quê nhà. Giới chức Trung Quốc sau đó xác nhận đã bắt giữ ông Mạnh với lý do phục vụ điều tra nghi vấn ông Mạnh Hoành Vĩ nhận hối lộ.

Minh Phương

Theo SCMP

Nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn săn nguồn tin độc bằng cách nào?

Các cuốn sách tiểu sử về thiếu tướng, anh hùng tình báo Phạm Xuân Ẩn đều khẳng định, ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một nhà báo.

Trong cuốn sách tiểu sử đầu tiên về vị tướng tình báo mang tên Tên người như cuộc đời (NXB Công an nhân dân, 2005), nhà báo, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hải, cho biết Phạm Xuân Ẩn (thiếu tướng tình báo Trần Văn Trung) không chỉ là nhà báo giỏi săn tin, có những tin độc, mà còn luôn tuân thủ các nguyên tắc báo chí mà ông học được ở Mỹ.
Là nhà báo nổi tiếng cho các cơ quan thông tấn phương Tây như hãng tin Reuters, tạp chí Time, không chỉ có nguồn tin phong phú, ông Ẩn còn có khả năng suy luận xuất sắc để có những thông tin độc quyền mà không ai có được.
Tháng 10/1963, khi miền Nam đang nóng bỏng với các cuộc biểu tình của giới Phật giáo chống lại chế độ Ngô Đình Diệm hà khắc, tất cả các giới chính trị và báo chí quốc tế đều trông ngóng tin khi nào Mỹ thay đại sứ ở miền Nam như tin tức đồn đại. Bởi vì nếu Cabot Lodge sang thay Nolting, tức là Mỹ muốn thay đổi đường lối, là ngày tàn của chế độ độc tài cá nhân gia đình trị họ Ngô.
Trước tất cả các báo, Phạm Xuân Ẩn viết một tin độc đáo: “Một tuần nữa Nolting về nước”. Ông Ẩn đã “mạo hiểm” đưa tin này dựa vào những thẩm định chính xác, tinh nhanh của óc quan sát cá nhân, kết hợp nguồn tin dựa vào những chi tiết nhiều người bỏ qua.
Nha tinh bao Pham Xuan An san nguon tin doc bang cach nao? hinh anh 1
Phạm Xuân Ẩn với thẻ báo chí do Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ (MACV) cấp.
Sách Tên người như cuộc đời giải thích, ông Ẩn viết tin này khi quan sát viên bí thư của Nolting, ông này mới ngoài 20 tuổi, rất đẹp trai. Mọi khi ông này mặc đồ đàng hoàng lắm, hôm đó lại diện áo “chim cò”, dẫn theo một cô gái Việt Nam xinh đẹp tới nhảy đầm. “Ê, bữa nay sao mặc lôi thôi, lại có cả đào”, một nhân viên an ninh Mỹ làm Tòa Đại sứ ngồi trên ghế cao của quầy rượu (bar) hỏi. Viên bí thư trả đũa: “Tuần tới tao về nước rồi. Cho tao xả hơi chứ”.
Chỉ có chi tiết đó đã “bỏ phiếu” chắc chắn cho dự đoán của Ẩn về một cái tin ông theo hoài mà nắm chưa chặt. Ông Ẩn chạy về đánh ngay cái tin độc đáo “Một tuần nữa thay đại sứ - Nolting về nước”. Có cả một chút mạo hiểm, tin ở sự suy diễn của mình.
Tin đó “trúng phóc”, nhưng đã làm cho Đại sứ Mỹ điên đầu. Nhân viên an ninh của tòa đại sứ gặng hỏi đủ kiểu, ông Ẩn không để lộ cách ông lấy tin này từ đâu ra. Thậm chí tòa đại sứ còn vận động để hãng Reuters phải cho ông Ẩn thôi việc, hoặc chí ít chuyển ông qua Singapore. Cũng may là đến ngày 1/11 thì cuộc đảo chính diễn ra, người bạn Mỹ trêu chọc ông Ẩn: “Đảo chính này cứu mày đấy”.
Cẩn trọng với tin tức cũng là một nguyên tắc của Phạm Xuân Ẩn. Như khi đưa tin việc đại sứ Mỹ Nolting khánh thành đường băng sân bay Tân Sơn Nhất, dù có trong tay bản photo bài diễn văn, ông Ẩn vẫn phải cho một phóng viên trẻ lên canh trên sân bay, khi nào ông Nolting đọc xong, điện về cho ông biết, lúc đó ông mới chạy bài đó lên máy telex sang Singapore rồi chuyển đi khắp thế giới.
Ông rút kinh nghiệm từ sự kiện Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Dag H.A.C. Hammarskjold người Thụy Điển, năm 1961 bị rớt máy bay chết ở châu Âu. Giới phóng viên không biết vụ tai nạn, đã đưa tin ngày giờ ông ta đến sân bay, tiếp đón linh đình. “Trật tuốt luốt. Lý do vì ký giả ngồi ở nhà viết tin dựa trên bản chương trình di chuyển của ông Hammarskjold phát trước”, ông Ẩn giải thích với tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hải.
Tuy nhiên vụ đưa tin đại sứ Nolting đọc diễn văn này cũng khiến ông Ẩn gặp “tai nạn nghề nghiệp”. Đó là khi đọc diễn văn, viên đại sứ tự bỏ lướt qua một số câu chữ mà ông ta cho là không chỉnh, vậy mà khi bản tin của ông Ẩn phát lên lại vẫn còn y nguyên. Vụ đó cũng khiến ông Ẩn gặp nhiều phiền toái với an ninh chính quyền Sài Gòn, họ gặng hỏi ông Ẩn lấy bài diễn văn từ đâu, tuy nhiên ông Ẩn viện dẫn nguyên tắc nghề nghiệp báo chí là phải giữ bí mật nguồn tin, nên không thể tiết lộ.
Nhờ Ẩn cương quyết vậy nên các "nguồn tin” được bảo vệ, họ càng tin cậy một nhà báo trung thực.
Trong cuốn Điệp viên hoàn hảo của GS Larry Berman (NXB Hồng Đức, 2013), Phạm Xuân Ẩn cho biết “quy luật bàn chân” mà ông học được từ cuốn sách Nghề phóng viên do các nhà báo Mỹ viết, xuất bản từ năm 1953. Theo đó, một phóng viên giỏi phải rời bàn làm việc của mình để ra ngoài và gặp gỡ ít nhất bốn quan chức mỗi ngày.
Trong khi đó, nhà báo Bob Shaplen từng viết về cách tác nghiệp của ông Ẩn trên New Yorker rằng: “Ẩn đặt chỉ tiêu mỗi sáng phải tới ít nhất năm điểm (nơi có nhiều tin đồn), trước khi trực chỉ tiệm Givral…”.
Theo GS Berrman, tới hơi thở cuối cùng, ông Ẩn vẫn khẳng định chắc chắn rằng công việc tình báo đã không bao giờ ảnh hưởng tới công việc nhà báo của ông.
“Để làm việc cho Time, anh phải khách quan. Học được điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong việc thực hiện nghĩa vụ cho đất nước. Báo chí Mỹ khác với tất cả các nền báo chí mà tôi biết. Một phóng viên giỏi sẽ đưa tin chính xác theo những gì anh ta thấy và phải hiểu điều đó là đúng. Nhà báo không được tự biện”, ông Ẩn giải thích.
Trong cuốn sách này, nhà báo Frank McCulloch, trưởng văn phòng Time tại Sài Gòn, đã đánh giá: “Ẩn rất am tường về sự xoay chuyển tình hình. Sau khi đã nhìn nhận mọi chuyện, tôi có thể nói rằng vai trò điệp viên đã không hề làm cong vênh nghề báo của ông ấy”.
Còn trong cuốn Điệp viên Z.21: Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ của Thomas A. Bass (NXB Hồng Đức, 2014), cũng chính McCulloch kể về khả năng của Phạm Xuân Ẩn. “Phạm Xuân Ẩn đóng vai trò nguồn tin cho các phóng viên khác hơn là vai trò chính mình là một phóng viên”, nhà báo này nói. “Một giá trị khác mà Phạm Xuân Ẩn có trên cương vị phóng viên là sự am hiểu sâu sắc về chính quyền Nam Việt Nam, đặc biệt là tình trạng tham nhũng trong đó. Anh ấy biết những viên tướng nào thích kiểu gì…”.
McCulloch cho rằng, do Phạm Xuân Ẩn quá am hiểu những quy tắc của nghề báo chí Mỹ, cách đặt bản thân mình ra ngoài câu chuyện và viết văn kiểu trung dung vốn được cho là khách quan. “Điều đó khiến anh ấy trở thành một nhân viên cực kỳ có giá trị. Người ta phải biết rằng anh ấy là một nhà báo hoàn toàn trung thực”, ông kết luận.

Iran xử tử cựu nhân viên quốc phòng bị cáo buộc làm gián điệp cho Mỹ

Jalal Hajizavar rời Bộ Quốc phòng Iran từ 9 năm trước và bị bắt với cáo buộc làm gián điệp cho CIA và chính phủ Mỹ.



Một vụ hành quyết ở Iran. Ảnh: ISNA.
Một cuộc xử tử phạm nhân ở Iran. Ảnh: ISNA.
Jalal Hajizavar, cựu nhân viên hợp đồng cho tổ chức nghiên cứu hàng không vũ trụ thuộc Bộ quốc phòng Iran, đã bị xử tử tại nhà tù Rajai Shahr ở thành phố Karaj, phía tây nước này, với cáo buộc làm gián điệp cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và chính phủ Mỹ, hãng thông tấn Iran ISNA hôm nay đưa tin song không cung cấp thời gian vụ hành quyết diễn ra.
Hajizavar rời vị trí tại Bộ Quốc phòng Iran từ cách đây 9 năm và bị một tòa án quân sự kết tội. Nhà chức trách lúc bấy giờ phát hiện nhiều tài liệu và thiết bị gián điệp tại nhà riêng của ông ta. Vợ cũ của Hajizavar cũng bị kết tội "tham gia hoạt động gián điệp" và đang thụ án 15 năm tù.
Vài ngày trước, Iran thông báo đã phá vỡ một mạng lưới gián điệp mới có liên quan đến CIA.
Thông tin trên xuất hiện trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Iran đang leo thang sau vụ Iran bắn hạ máy bay trinh sát không người lái (UAV) của hải quân Mỹ hôm 20/6. Tehran nói UAV Mỹ đi vào không phận Iran nhưng Washington khẳng định máy bay lúc đó vẫn hoạt động trong không phận quốc tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/6 cho biết ông đã rút lại quyết định không kích ba mục tiêu của Iran nhằm đáp trả vụ Tehran bắn hạ UAV khi được các tướng thông báo rằng 150 người Iran có thể bị giết. Ông cảm thấy "không đáng" nếu phải khiến nhiều người chết như vậy vì một sự cố không có thiệt hại về người.
Iran trong khi đó tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt mọi động thái khiêu khích và đe dọa từ phía Mỹ. Phát ngôn viên quân đội Iran hôm nay cảnh báo "một viên đạn bắn vào Iran sẽ châm lửa thiêu rụi lợi ích của Mỹ và đồng minh trong khu vực".
Vũ Hoàng (Theo AFP, Reuters)

Tình báo Hàn Quốc nói em gái ông Kim Jong-un thăng cấp

Dân trí Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho rằng em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như đã được thăng chức lên vị trí lãnh đạo.

Tình báo Hàn Quốc nói em gái ông Kim Jong-un thăng cấp - 1
Bà Kim Yo-jong và anh trai Kim Jong-un (Ảnh: KCNA)
“Bà ấy dường như được thăng chức lên cấp lãnh đạo. Cấp bậc của bà ấy dường như được tăng lên sau sự điều chỉnh về vai trò lãnh đạo”, Cơ quan Tình báo Hàn Quốc (NIS) dẫn lời nghị sĩ Lee Hye-hoon cho biết.
Bà Kim Yo-jong, người giữ vị trí số 2 tại cơ quan tuyên truyền đảng Lao động Triều Tiên, được nhìn thấy ngồi cạnh ông Kim Yong-chol khi theo dõi chương trình biểu diễn tuyên truyền của Triều Tiên tuần trước. Đây là sự kiện được tổ chức chào mừng chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Triều Tiên.
Trong cuộc họp kín với các nghị sĩ Hàn Quốc, NIS thông báo vị thế của ông Kim Yong-chol, nhà đàm phán hàng đầu trong các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, dường như đã sụt giảm sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai không đạt được thỏa thuận.
Bà Kim Yo-jong từng vướng tin đồn bị kỷ luật sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai hồi tháng 2 khi bà vắng mặt trước công chúng trong hơn 2 tháng.
Tin đồn về sự “thất sủng” của bà Kim Yo-jong càng lan rộng hơn sau khi bà không xuất hiện trong phái đoàn đi cùng nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới thành phố Vladivostok, Nga hồi tháng 4 để gặp Tổng thống Vladimir Putin. Trước đó, bà Kim Yo-jong luôn đi cùng ông Kim Jong-un trong các chuyến công du nước ngoài.
Tuy nhiên, những tin đồn này đã bị xóa bỏ khi bà Kim dự chương trình nghệ thuật biểu diễn hồi đầu tháng 6. NIS cho rằng em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã được thăng cấp lên ngang hàng Choe Ryong-hae - nhân vật quan trọng số 2 tại Triều Tiên, và Ri Su-yong - phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên.
“Ông Choe chắc chắn đóng vai trò số 2”, NIS cho biết.
Nghị sĩ Lee cho biết bà Hyon Song-wol, nữ ca sĩ quyền lực nhất Triều Tiên và là trưởng dàn nhạc Samjiyon, đang thay bà Kim Yo-jong thực hiện các công việc lễ tân của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Bà Kim Yo-jong được cho là giữ chức phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Triều Tiên từ năm 2014. Năm 2017, bà được bầu làm ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên. Bà cũng là một trong 687 đại biểu vừa được bầu vào Quốc hội khóa 14 của Triều Tiên sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 10/3. 
Thành Đạt
Theo Yonhap

Cựu lính thủy Mỹ bị Nga cáo buộc là gián điệp cầu cứu Tổng thống Trump

20/06/2019 22:48 GMT+7

TTO - Cựu lính thủy Mỹ Paul Whelan, người bị Nga cáo buộc là gián điệp, ngày 20-6 kêu gọi sự giúp đỡ của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong phiên kháng cáo tại Matxcơva.

Cựu lính thủy Mỹ bị Nga cáo buộc là gián điệp cầu cứu Tổng thống Trump - Ảnh 1.
Ông Paul Wheland trong phiên kháng cáo ngày 20-6 tại Matxcơva - Ảnh: Reuters
"Tổng thống Trump, chúng ta không thể làm nước Mỹ vĩ đại hơn trừ khi chúng ta tích cực bảo vệ công dân Mỹ, dù họ ở đâu trên thế giới", ông Whelan đưa ra lời kêu gọi đối với ông Trump tại phiên tòa ngày 20-6.
Theo Reuters, ngoài lời kêu gọi sự giúp đỡ từ Tổng thống Trump, ông Whelan còn tìm tới sự giúp đỡ của nhà chức trách Anh, Canada và Ireland. Ngoài Mỹ, đây là 3 quốc gia khác mà ông mang quốc tịch.
Ông Whelan, 48 tuổi, từng phục vụ trong lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ. Sau đó, ông trở thành giám đốc an ninh toàn cầu của hãng cung cấp linh kiện xe hơi BorgWarner.
Người cựu lính thủy này cho biết tháng trước ông bị một nhà điều tra Nga đe dọa giam lỏng và quấy rối, đồng thời buộc tội ông khiến quan hệ Nga - Mỹ căng thẳng hơn.
Trước đó, hãng tin AFP dẫn thông báo của Cơ quan An ninh nội địa Nga (FSB) cho biết cựu binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ này bị bắt quả tang khi đang hoạt động gián điệp. Theo FBS, ông Whelan bị bắt khi đang nhận một USB chứa danh sách tất cả nhân viên của một cơ quan bí mật của Nga trong khách sạn.
Gia đình Whelan phản đối cáo buộc này và cho biết ông chỉ đến Matxcơva để dự đám cưới một người bạn. Washington đã yêu cầu Matxcơva giải thích về vụ bắt Whelan, cũng như kêu gọi thả công dân này ngay lập tức nếu xác định được vụ bắt người là "không phù hợp".
Nếu bị kết án, ông Paul Whelan có thể đối mặt với 20 năm tù giam. 


LINH TÔ 

Cựu điệp viên CIA lãnh 20 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc

18/05/2019 06:00 GMT+7

TTO - Một cựu điệp viên của Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) vừa bị tuyên án 20 năm tù vì tội cấu kết chuyển giao bí mật quân sự của Mỹ cho Trung Quốc.

Cựu điệp viên CIA lãnh 20 năm tù vì làm gián điệp cho Trung Quốc - Ảnh 1.
Ông Kevin Mallory trong bức ảnh từ tài khoản mạng xã hội LinkedIn. Bức bên phải là thời điểm các đặc vụ FBI ập vào khám xét nhà của ông này ở gần Washington - Ảnh: FOXNEWS
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ Bộ Tư pháp Mỹ cho biết từ tháng 6-2018, ông Kevin Patrick Mallory, sống tại Leesburg, bang Virginia, đã bị một bồi thẩm đoàn liên bang buộc tội với nhiều tội danh liên quan như cấu kết để cung cấp bí mật quốc phòng nhằm giúp đỡ một chính phủ nước ngoài và gian dối trong các lời khai.
"Vụ việc này là một trong xu hướng đáng lo ngại cho thấy Trung Quốc đang nhắm vào các cựu nhân viên tình báo của Mỹ, những người phản bội tổ quốc và đồng nghiệp của họ", thông cáo của ông John Demers, trợ lý Bộ trưởng tư pháp, nêu ngày 17-5 về bản án vừa tuyên với ông Mallory.
Theo Bộ Tư pháp, ông Mallory, 62 tuổi, từng nắm giữ nhiều vị trí công việc nhạy cảm trong các cơ quan chính phủ và các nhà thầu quốc phòng. Ông này từng làm điệp viên vỏ bọc chuyên trách điều hành, tuyển dụng đặc vụ cho một mạng lưới tình báo của CIA, cũng từng là nhân viên tình báo của Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ (DIA).
Trong số các chứng cứ được đưa ra tại phiên tòa xử ông Mallory có cả đoạn video ghi lại từ một cửa hàng của Hãng FedEx tại Leesburg cho thấy ông Mallory scan các tài liệu có đề phân loại "mật" và "tuyệt mật" và lưu lại trên một thẻ nhớ mà sau này các nhà điều tra FBI đã tìm thấy khi khám xét nhà ông Mallory.
Đầu tháng này, một cựu nhân viên CIA khác là ông Jerry Chun Shing Lee cũng đã nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc. Trước đó, trong tháng 3, một cựu nhân viên khác của DIA, ông Ron Rockwell Hansen, đã nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc và nhận hàng trăm ngàn USD trong thời gian làm điệp viên cho Bắc Kinh.
Cựu điệp viên CIA nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc Cựu điệp viên CIA nhận tội làm gián điệp cho Trung Quốc
TTO - Cựu sĩ quan tình báo Mỹ từng giữ vai trò điều hành một mạng lưới gián điệp, đã nhận tội làm gián điệp cho Bắc Kinh, dẫn tới việc tiêu diệt một mạng lưới gián điệp của Mỹ tại Trung Quốc.

D. KIM THOA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét